Chương VII ( 6)
E. NHÀ MINH SỤP ĐỔ.

1. Mãn Châu đánh ở biên giới nổi ở trong.
Mãn Châu ngày nay là một miền đất rộng ỏ phía đông Bắc Trường Thành, từ Triều Tiên tới phía Bắc Hắc Long Giang. Thời Minh người Mãn Châu chỉ chiếm phía Bắc Mãn Châu ngày nay thôi, còn phía Nam về Trung Hoa ( coi bản đồ trang.41)
Người Mãn vốn là rợ Kim làm chủ một phần Hoa Bắc đòi Tống ( thế kỷ XII, XIII). Khi Mông Cổ chiếm trọn Trung Hoa, rợ Kim bị dồn về phía Hắc Long Giang, tới khi nhà Minh lên, họ lần lần lan xuống phương Nam, phía Đông và Tây. Nhờ sống chung với người Trung Hoa trên một thế kỷ, họ đã Hoa hóa ít nhiều có một triều đình như triều đình Trung Hoa, năm 616, họ lấy quốc hiệu là Thanh, vua của họ xưng đế, đóng đô ở Phụng Thiên.
Dân số của họ chỉ trên 1 triệu, mà nhà Minh thời đó ít nhất cũng có 100 triệu, nhưng họ liên kết với Mông Cổ, lại được một số Hán gianlàm cố vấn, nên năm 11619 thừa lúc nhà Minh suy, giặc cướp nổi lên khắp nơi, họ dám tấn công Trung Hoa, thắng 10 vạn quân Minh, lần lần họ chiếm được hết miền Liêu Đông. Quân Minh nhờ súng đại bác của Bò Đào Nha chặn họ lại được ở dưới đó, họ quay sang phía tây, miền Nhiệt Hà, Minh Hạ ngày nay.
Năm 1635, miền Tây Bắc Trung Hoa đói kém kinh khủng. Dân chúng phải ăn rể và vỏ cây. Khi hết cây cỏ họ phải ăn đất, vậy mà vua Minh ( Tư Tồn) vẫn bắt họ è cổ ra đóng thuế để có tiền nuôi binh đánh Mãn Thanh. Thuế tăng lên gấp 16 lần, 60 lần thời bình thường. Bị dồn vào thế cùng, dân phải họp nhau làm giặc. Ngàn đồng 1 lít gạo, họ chịu sao nổi. Trong khi đó thì bọn quý tộc vẫn phè phởn, có kẻ làm chủ 1 triệu mẫu ( 50.000 hécta, bắt nông dân nộp thuế đều đều).
Loạn nổi lên từ miền Tây, tiếp theo là miền Đông ở Sơn Đông, hội kín Bạch Liên giáo gần hằng vạn tín đồ kéo nhau đi cướp bóc, chem giết các quan lại. Phía Đông Nam, một tên cướp cũng chiếm đảo Đài Loan. Tóm lại, là từ 1610 đến 1640 không nơi nào yên.Đã tới thời nhà Minh phải xụp đổ.
Hai viên đầu đảng được nông dân ùn ùn theo Trương Hiến Trung và Lý Tự Thành
Năm 1642 Lý Tự Thành bao vây khai phong trong 4 tháng, đánh tan quân triều đình tới để giải vây, danh vang dậy, dân chúng càng theo nhiều, uy tín hơn hẳn Trương Hiến Trung. Lý cũng chỉ là một nông dân vô học, một tướng cướp tàn bạo, nhưng can đảm, có tài cầm quân, thông minh, có óc làm chính trị. Khi chiếm được Khai Phong rồi, thị trấn đó ở giữa đường từ Bắc Kinh tới Nam Kinh, một viên tường của ông đề nghị nên chiếm ngay Bắc Kinh, một viên khác khuyên nên chiếm Nam Kinh, một người thứ ba bảo nên chiếm Thiểm Tây trước đã, tổ chức lại quân đội, nắm chắc tỉnh đó, rồi sẽ chiếm Sơn Tây, sau cùng tiến về Bắc Kinh không phải để cướp bóc như trước mà để chiếm ngôi báu. Ông nghe lời người thứ ba, đổi hẳn chính sách, muốn lật đổ triều đình nhà Minh. Ông đem quân qua chiếm Thiểm Tây, vô Tây An, thủ phủ của tỉnh, cho quân cướp bóc trong ba ngày rồi lập lại trật tự, tháng 2 năm 1644 lên ngôi vua, phong tước công hầu cho thuộc hạ, lập một triều đình có đủ lụp bộ. Quân đội của ông lúc đó được 1 trệu gồm 6000.000 kỵ binh và 400.000 bộ binh. Tháng 3 ông vuợt Hoàng Hà, chiếm Sơn Tây, như vào chỗ không người.
Triều Đình hoảng hốt, bàn tán xôn xao, mỗi người một ý. Nguy nhất là quốc khố rỗng không, tiền đâu mà phát cho quân lình. sau cùng, chỉ còn một giải pháp là triệu tướng Ngô Tam Quế đương chống với Mãn Thanh ở biên giới về cứu nguy.
Trể qua rồi, Ngô Tam Quế lúc đó ở cách Bắc Kinh 400 cây số, mà quân của Lý ở Sơn tây, gần hơn, tới Bắc kinh trước. Tư^Đôn sai hoạn quan Đỗ Huân đem hết quân ở kinh đô ra ngăn giặc, nhưng Đỗ Huân làm phản, đầu hàng Lý. Ngày 19 tháng 4. Lý tới đốt phá khu lăng tẩm của nhà Minh rồi thẳng tiến tới Bắc Kinh. Ngày 24,, họp triều đình tất cả các đại thần chỉ khóc ròng, không thốt được một lời.
2. Tư Tôn tuẫn quốc. Lý Tự Thành lên ngôi
Hôm sau, Tư Tôn sai vài hoạn quan thân tín cải trang cho thái tử và các hoàng tử, đưa ra ngoài thành trốn đi.D Sau đó, ông cùng với Hoàng Hậu và một quý phi rầu rĩ uống vài chung rượu. Khi cạn chén, quý phi đứng dậy rút lui trước, ông rút gươm chém nàng một nhát, nàng ngã gục dưới chân ông. Hoàng Hậu vội vàng về cung, tự ải bằng chiếc dây lưng. Nhà vua chém xong hai công chúa rồi vô phòng hoàng hậu, thấy thây vợ lủng lẳng, ông lẩm bẩm: " tốt, tốt ".
Sáng sớm ngày 26, chuông vẫn đổ bào giờ họp triều nhưng không ai tới cả. Tư Tôn cùng với viên Thái Giam trung tín cuối cùng. Vương Thừa Ân, leo lên Môi Sơn ( một núi giá sau cung điện) đứng nhìn kinh thành và đồng ruộng một hồi lâu, có lẽ để xem đạo quân Ngô Tam Quế có sắp tới không.
Rồi ông sai viết lên mặt trong vạt áo: " Trẫm bạc đức, đáng khinh bỉ, đã bị thượng đế trừng phạt. Các đại thần của Trẫm đã lừa Trẫm. Trẫm xấu hổ gặp các Tiên Vương ở Suối vàng. Cho nên Trẫm tự lột mũ miện, xõa tóc, che mặt, đợi cho quân địch xé thây. Đừng đụng đến một thần dân nào của Trẫm ( Will Durant- Sách đã dẫn).
Viết xong, ông tự treo cổ trên một nhánh cây. Vương Thừa Ân cũng tuẫn quốc theo chủ, với trên 40 người nữa.
Vài giờ sau, Lý Tự Thành vô cung điện cùng với bộ hạ, và leo lên ngai vàng.
Ngô Tam quế được lịnh về cứu kinh đô từ mười ngày trước, vẫn chùng chình, tiến binh rất chậm, có lẽ vì còn tính xem có nên nhận đề nghị chia chác sauđó của Lý Tự Thành không. Khi Tư Tôn tuẫn quốc, thì Quế mới tiến được có nữa đường tới Bắc kinh. Hay tin, hắn quay trở về liền để chờ xem tình thế ra sao.
Lý Tự Thành đã thành công một cách dể dàng. gần hết triều đình Minh qui phục ông. Thái tử Minh bị ông bắt được. Nam Kinh chưa nhúc nhích, tạm khỏi lo. Duy có Ngô Tam Quế là có thể gây rối cho ông. Ông nhờ cha của Quế - lúc đó đã theo ông - làm trung gian để điều đình với Quế. Nhưng Quế vẫn không quyết định gì cả, có lẽ muốn đợi Lý Tự Thành trả cho mình một ái thiếp bị một tướng của Tự Thành bắt, Đồng thời Quế cũng thương thuyết với quân Thanh, nhờ quân Thanh giúp khi cần. Tự Thành hay tin đó tặng Quế 40.000 lạng bạc, Quế vẫn làm thinh. Bực mình, Tự Thành phái hai tướng đem 20.000
quân đánh Quế ở gần Sơn Hải Quan, khi vây Quế ba mặt rồi, quân Quế sắp bị tiêu diệt thì quân Thanh tới cứu Quế. Tự Thành thua, rút lui, đề nghị chia d giang sơn b với Quế; Quế khôngchịu, Tự Thành giết cha Quế rồi vội vàng về Bắc Kinh( vì quân địch theo bén gót) vơ vét vàng bạc, châu báu chất lên xe, đdưa về phía T-ay, dốt cung điện rồi cùng với quân đội rút lui
3. Ngô Tam quế phản quốc, Thanh diệt Minh
Quế hy vọng đuổi đưọc Tự Thành rồi, nhường cho nhà Thanh một số quyền lợi nào đó thì họ sẽ lui về Mãn Châu. Không dè viên phụ chính, chú vua Thanh bảo chưa lập được trật tự nên không về, lại sai Quế đem quân Thanh đuổi theo Lý Tự Thành tới Thiểm Tây. Trong khi đó, vua Thanh mới 7 tuổi được chụ tức viên phụ chính) đưa vào Bắc Kinh, đặt lên ngai vàng.
Quế hay tin như người mất hồn, suốt ngày đóng cửa không tiếp ai, rất rầu rĩ. Hắn tiếc vì mất ái thiếp, lại mất ngôi vua hay chức tể tướng.
Hắn ân hận vỉ để cho cha bị giết và mang tội phản quốc. Vua Thanh phong cho hắn chức vương, cai trị miền Thiển Tây.
Lý Tự Thành thua hoài, tướng tá sinh lòng phản trắc, quân đội bỏ rơi, cuối cùng bị dân một làng nọ giết chết, tưởng ông chỉ là tướng cướp, tới khi lột binh phục ông rồi mới thấy chiếc long bào. Trương hiến trung thì bị quân Thanh bắt chém.
Ở Nam Kinh, khi hay tin Tư Tôn tuẫn quốc, người ta đưa Phúc Vương một cháu nội của Thần Tôn lên ngôi. Tư cách Phúc Vương rất tầm thường. Triều thần muốn tổ chức lại quân đội, xây cất thành lũy, cố giữ lấy phương Nam, nhưng quốc khố trống rỗng. Lý Tự Thành đã chở đi hết rồi. Hơn nữa, hai viên đại thần có quyền nhất lại chống đối nhau.
Quân Thanh chiếm đưọc Bắc Kinh đã là ngoài sự mong ước của họ. Trong các bài hịch của vua Thanh khi mới vào cửa quan đều tỏ rõ ý ấy. Nhưng thấy triều đình miền Nam suy nhược, chia rẽ, họ mới đem quân xuống đánh Dương Châu.
Sử Khả Pháp, Binh bộ thượng thơ của Nam Kinh, có dùng khí quyết tâm đánh Thanh, đem hết cả các quan văn võ Dương Châu ra giữ thành; quân Thanh dùng đại bác phá được thành. Sử Khả Pháp tự sát được cứu sống, trốn ra khỏi thành thì bị quân Thanh bắt, ông không chịu hàng Thanh, bị chúng giết. Vào được thành rồi, quân Thanh chém giết luôn 10 ngày, trên 800.000 người. Phụ nữ tử tiết không biết bao nhiêu mà kể. Thảm kịch đó, sử gọi là “ 1O ngày Dương Châu“.
Hai tuần sau, quân Thanh tới Dương tử Giang, vượt qua một cách yên ổn vì chiến thuyền của Nam Kinh bỏ trốn xuống Phúc Kiến rồi. Tháng 6 năm 1645, họ tới Nam Kinh, Phúc Vương vội vàng trốn với vài kị binh. Bị quân Thanh đuổi sát, ông nhảy xuống sông Dương Tử. Đó là theo Henrri Maspéro trong cuốn Études Historiques ( PUF. 1967) các sách Hán đều nói ông bị bắt, đưa về Bắc, giết.
Nhà minh tới đây chấm dứt. Sau còn vài thân vương rán kháng Thanh ở Phúc Kiến, Quảng Châu, nhưng đều thất bại.
Vậy là tự chủ đưọc khoảng hai trăm rưỡi năm dân tộc Trung Hoa lại phải chui đầu vào cái ách của rợ Mản Châu trên hai trăm rưỡi năm ( 1645 - 1911) lâu gần gấp ba lần dưới ách Mông Cổ.
Lần trước nhục ít mà không ức lắm, vì Mông Cổ mạnh hơn họ, cả chục dân tộc cũng bị rợ đó cướp nước như họ và họ cũng đã tận lực kháng địch; lần này rất nhục mà lại ức; rợ Mãn Châu yếu hơn họ, chỉ vì một tên Hán gian mà vô được Bắc Kinh, rồi vì sự bất lực, sự chia rẻ của kè cầm quyền mà Mãn chiếm được trọn giang san của họ.
Trong số các triều đại của người Trung Hoa, triều Minh đáng chê nhất.