Hai mươi bảy

Đồng chí toán trưởng bị rắn cắn. Vẫn giữ quyết tâm tới đỉnh Hua Ca trước mùa mưa như Ban chỉ huy đã giao nhiệm vụ.
Ký tên: Hiếu
Bước ra khỏii phòng bưu điện, tôi chưa hết ngỡ ngàng về bức điện tôi vừa đánh đi theo đúng từng chữ như thằng học giả đã ghi ra giấy. Cô gái ngồi trong quầy lo lắng:
ông ấy có sao không?
Tôi... không biết, gần đây có ai bán thuốc trị rắn cắn không?
Cô gái lắc đầu, chuyển bức điện ra phía sau, rồi cũng như tôi, cô cũng có vẻ băn khoăn về việc bệnh tình nạn nhân không được báo đi, mãi khi tôi sắp bước khỏi phòng, cô mới gọi với:
Trạm xá ở đây không có thuốc đó đâu, anh phải vào bản hỏi các cụ già.
Tôi gật đầu cảm ơn, nghĩ mãi không hiểu thằng học giảà thảo bức điện ấy với dụng ý gì khi ông toán trương đã nằm xuống mà nó vẫn dám cam đoan thực hiện đúng kế hoạch.
Chắc chắn tao sẽ quất chúng mày tới bằng được đỉnh Hua Ca trước mùa mưa, tôi thoáng nhớ tới lời nó và chợt hiểu nó không nói chơi. Thôi kệ mọi mưu đồ của nó, trước mắt tôi phải tìm bằng được thuốc cho ông toán trưởng.
Tôi mừng rớ nhận ra rằng bây giờ tôi đã có cái cớ thật hết sức chính đáng để gặp cô nàng bán cơm nhỏ nhắn.
Đúng thế, nếu không có cô dẫn đi và nói giúp bằng tiếng dân tộc, làm sao tự tôi tìm được vào bản kiếm thuốc cho ông toán trưởng? Tôi rẽ qua chợ mua tặng cô một món quà nho nhỏ trong khi cái tặng thật phẩm cao quý định dâng cô tôi vẫn chưa nghĩ ra. Quả thực sau lúc bối rối rút phắt chiếc khăn lụa đỏ thêu chỉ vàng cô tặng tôi để buộc cho ông toán trưởng chỗ rắn cắn, tôi cứ áy náy như có điều gì không phải với cô. Tất nhiên rồi tôi sẽ giặt sạch, lại cất nó lên túi ngực nhưng như thế nó đã bị chen vào cái gì đó chẳng thuộc riêng tôi và cô nữa. Tôi thở thẩn đi dọc theo các hàng tạp hóa bày đủ các mặt hàng sặc sỡ chọn mãi mới mua được chiếc gương nhỏ để mỗi lần mang ra soi rất có thể cô lại nhớ tới tôi chăng? Quán cơm bữa trước đóng cửa im ỉm làm tôi thất vọng. Có chuyện gì đó đã xảy ra với cô chăng? Bao nhiêu hồi hộp, bồn chồn, bao nhiêu lời lẽ sắp sẵn bỗng dưng tiêu tan cả, tôi cứ đứng như bụt mọc trên nền đất khô cứng lổn nhổn những cục phân dê. Một bà cụ lưng còng, chống gậy, từ nhà bên lập cập bước tới:
Cháu hỏi cô Sao phải không? CÔ không bán hàng ở đây nữa đâu, hàng cơm chuyển sang sản xuất rồi. Nhà cô ở phía kia, gần cây đào to cuối bản đấy.
Tôi đặt vào bàn tay khô quắt của cụ gói bánh ngọt, cụ cảm ơn và buông một tiếng thở dài:
ôi dà, người già khổ lắm cháu ơi...
Có lẽ đến tuổi đó tôi cũng kêu lên như cụ, nhưng lúc này, tôi vội bước theo con đường hai bên lấm tấm hoa mò o đỏ tươi, những nhà sàn cao ráo sạch sẽ, bên dưới chứa đầy củi, những con lợn xinh xinh đuổi nhau trên nền đất nghiêng, rải rác những đống ngô mới bẻ bốc lên mùa chua chua dưới ánh nắng gay gắt. Khi nhìn thấy cây đào to lớn, vượt lên trên những bụi ớt thấp lè tè, trống ngực tôi đập thình thịch, nhà cô kia rồi, cô có ở đấy không, liệu cô còn giữ nỗi giận trong đêm trăng xòe bữa trước không? Mặc cho cái đầu cứ nghĩ lung tung, đôi chân cứ đưa tôi đi và bên tai tôi bỗng vang lên từ phía trong hàng giậu giọng cô dường như đang trò chuyện với ai đó.
Mày ăn đi chứ? Sao mày cứ nhìn tao? ăn đi cho cái chân còn đứng dậy được, cái đuôi còn ve vẩy được. Tao lại dẫn mày ra suối kỳ cọ cho hết con ve con vắt...
Tôi ghé mắt qua kẽ lá, trời ơi, cô nàng nhỏ nhắn của tôi đang ngồi vắt vẻo trên khúc gỗ trước con trâu đang nằm ủ rũ, chắc nó ốm, bỏ ăn nên nàng phải dỗ dành thế.
Ăn đi, cỏ này tao mới cắt ngoài đồng, phải lội qua ba con suối, trèo qua ba quả đồi, tìm từ lúc còn sương cho đến khi nắng gắt mới được vạt cỏ thế này. Ăn đi cho cái vai còn kéo được cày, còn kéo được mía, kẻo không cứ nằm mãi thế này, người ta sẽ giết mày, xẻ thịt mang bán ngoài chợ. Phà ơi °... cái miệng tao không nói được tiếng mày, nhưng cái bụng tao thương mày lắm trâu ơi...
Ôi giọng của nàng mới trong trẻo và ngọt ngào làm sao tôi cứ đứng nín thở cho từng lời từng lời lọt vào tai mãi tới khi nàng nhận ra tôi, kêu lên một tiếng, chạy tọt vào nhà.
Tôi bước lại khúc gỗ nàng vừa ngồi. Con trâu ngước đôi mắt lờ đờ lên nhìn như thể chờ tôi nói với nó nhưng lời như nàng vừa nói. Nhưng còn nói gì được nữa, vì nó già yếu đã mất đi sức mạnh vốn là cái người ta cần và do vậy nó được quyền tồn tại, giờ đây, giá trị của nó chỉ còn được tính bằng số cân móc hàm mà nay mai chắc chắn người ta sẽ làm việc đó dù cô nàng nhỏ nhắn của tôi có ép được nó ăn hết bằng kia cỏ mật. Tôi xoa xoa tay lên đầu nó và đứng dậy để đón nụ cười đầu tiên nàng ban cho tôi với cái vẻ thân thiết tôi cảm thấy rất rõ qua gương mặt đỏ bừng.
Em tưởng anh không quay lại nữa.
Vẻ hồn nhiên tươi mát của nàng trong bộ váy và áo chẽn ngắn mới thay làm nàng còn đẹp hơn cái hình ảnh tôi vẫn tưởng tượng trong những lúc nghĩ về nàng. Tôi ấp úng nói câu gì đó làm nàng lại cười và cúi xuống xách chiếc ba lô, dẫn tôi leo cầu thang lên nhà sàn. Hình như nàng đã có lời trước, nên cha nàng, một ông già quắc thước đang ngồi vót nan bên bếp lửa giữa nhà niềm nở đưa tôi chiếc ghế gỗ và với cái ấm tích đằng sau cột rót nước mời. Tôi ngồi trò chuyện với ông, mắt luôn nhìn vào chén trà nhưng tôi vẫn như thấy được nàng nhảy nhót như con chim nhỏ hết trên nhà lại xuống sân, bận rộn trong niềm vui không dấu được đang rạng rỡ trên mặt nàng. Bữa cơm chiều đơn sơ có món măng luộc chấm muôi, đĩa thịt rừng khô và chén rượu trắng nấu bằng sắn bên bếp lửa hồng luôn rọi thành hai đốm sáng trên mặt nàng có lẽ là bữa cơm đầm ấm nhất chưa từng có kể từ khi tôi rời trại cô nhi bước chân vào đời sống xã hội. Một tình cảm ấm áp không biết nên gọi nó là gì cứ dâng lên trong tôi, mới mẻ và đầy lạ lẫm. Chưa bao giờ tôi nhận ra một cách thấm thía rằng con người ta sinh ra là để sống trong hòa hợp, vị tha chứ không phải rút ẩn vào trong ốc đảo cô độc của từng người. Dưới mái nhà sàn và ngọn lửa đang reo vui kia, tôi như được sống trong một nhân loại khác, ở đó, mỗi tiếng cười của ông già, mỗi lời nói của cô gái đều ngân vang trong lòng ta một âm điệu mới khiến ta cảm giác như được nghỉ ngơi trong yên ổn thinh không và chỉ còn lâng lâng một khao khát làm đẹp tâm hồn con người.
Buổi tối ông già đốt bó đuốc đi đâu đó tìm các vị thuốc trị rắn cắn, tôi và nàng ngồi hai bên bậu cửa sổ ở giữa trải dài trên sàn nhà một khung ánh trăng mờ ảo, tôi nói với nàng về những đêm nằm võng ngửa mặt lên trời ngắm nghía không chán mắt những vật thể li ti cùng tên với nàng - những ngôi sao, tôi kể nàng nghe về con chó không chịu rời mộ chủ nhà khi cả làng đã bỏ đi, về đỉnh núi Hua Ca mà chúng tôi đang cố sức đi tới cho kịp trước mùa mưa...
Phà ơi, nàng kêu lên, anh lên đỉnh núi Hua Ca? cao lắm, sát tầng mây kia đấy. Hua Ca có nghĩa là đầu quạ, nghe nói ở cái mỏ của nó phun ra một dòng nước, nếu hai người cùng uống nước đó trong một cái chén thì không bao giờ quên được nhau...
Thật không? Em nói thật không?
Thật chứ, ông nội em kể lại cho bố, bố lại kể cho em.
Nhưng phải thực bụng với nhau mới uống được, người nào không thực uống vào chết ngay.
Tôi nói với nàng nếu vậy nhất quyết tôi sẽ tìm bằng được lên đỉnh Hua Ca lấy một chai nước về tặng nàng để mai kia uống chung với ai đó. Phà ơi, nàng kêu lên và lắc đầu rối rít, nhỡ người ta chẳng thực bụng với mình, bắt người ta uống, chết thì phà bắt tội. Cái vẻ chất phác, chân thành trong nỗi lo của nàng làm tôi can đảm hẳn lên tôi với lấy bàn tay nàng hỏi lạc giọng:
Anh cùng uống với em có được không?.
Bàn tay nhỏ nhắn của nàng ngoan ngoãn nằm trong bàn tay thô kệch của tôi, nàng nhìn tôi nghiêm trang:
Anh có thực bụng muốn nên nhau với em không?
Anh muốn, anh muốn lắm, nếu nói sai anh ăn nhằm phải lá ngón mà chết.
Đừng anh đừng thề, em tin anh, anh cứ lấy chai nước trên đỉnh Hua Ca mang về đi. -
Đôi bàn tay của tôi và của nàng nắm chặt lấy nhau trong cái khung ánh trăng vàng óng và huyền ảo. Trước mặt tôi vẫn là cây đào nhễ nhại sáng trên nền trời đen sẫm của rặng núi đá hùng vĩ nhưng kể từ giờ phút này, vẫn cây ấy vẫn núi ấy, nhưng trong mắt tôi chẳng còn là cây ấy và núi áy nữa, dường như cái dáng vẻ mới mẻ, khác lạ sẵn có của nó, tôi chỉ vừa mới nhận ra kể từ lúc bàn tay nhỏ nhắn của nàng run rẩy trong tay tôi. Tôi đã biến thành người khác, hẳn là như vậy nên lúc cha nàng trở về, trong tay cầm gói thuốc trịrắn cắn, tôi tới ôm chầm lấy ông mừng rỡ.
Phà ơi, cháu may lắm đấy, đi hết năm nhà không ai có rễ cây này, lại đi hết mười nhà cũng chẳng có, đã tưởng phải về không, mai lên núi tìm, may quá, gặp ngay ông cụ
Páo bên bản Ban sang chơi, mới sai thằng cháu cưỡi ngựa về lấy.
Ông lôi từ trên gác bếp xuống vài thứ cành và lá khô kỳ cạch rang, giã mãi đến khuya mới được thứ bột đen mà ông dặn tôi phải cho ông toán trưởng trong uống ngoài xoa tới khi nào vềt cắn không còn tím tái nữa mới thôi. Sáng hôm sau từ lúc còn tối đất, nàng đã đưa chân tôi tới tận cửa rừng, tôi phải giục nàng quay về nàng mới chịu dừng lại đứng nhìn theo tôi khoác chiếc ba lô nặng chịch đi khuất sau rừng cây rậm rạp. Thôi em về, nhất định anh sẽ trở lại, tôi đã nói với nàng như thế, nàng không nói gì cả, chỉ nhìn tôi đăm đăm với ánh mắt mà suốt dọc con đường đã quen thuộc với tôi, hầu như không lúc nào tôi không nhìn thấy nó, cái ánh mắt dịu buồn và đày lo lắng cho tôi ấy. Tôi đã biến thành người khác, chắc thế, nên tôi đã làm lại cái việc phi thường ngày trước một cách chẳng khó khăn gì, với cái ba lô hơn nửa tạ trên vai, tôi mải miết leo trèo, vạch rừng mà bướt nên trời chưa tối hẳn, tôi đã về tới nơi trú quân. Nỗi lo tính mạng ông toán trưởng làm tôi cuống lên khi gặp thằng cấp dưỡng đang lúi húi chặt củi ngoài đầu dốc:
Sao? ông toán trưởng sao rồi?
Chết rồi, chết ngay từ hôm mày đi rồi.
Cái giọng tỉnh khô của nó làm tôi ngờ ngợ, nếu ông toán trưởng chết thực chắc cái mặt nó không tươi tỉnh như thế kia, tôi vội túm lấy ngực nó:
Mày nói thực đi, tao cho mày gói cơm nếp ăn với thịt gà luộc..
Thằng cấp dưỡng toét miệng cười:
Đưa gói cơm đây, chờ tao ăn xong rồi về, chẳng đi đâu mà vội. Ông ấy không chết đâu, tỉnh rồi, ăn được bát cháo thịt hộp rồi.
Rồi nó vừa nhai nhồm nhoàm vừa kể lể:
Mày đi sáng sơm thì đến trưa ông ấy ngồi dạy được.
Hai hôm nay thằng học giả phục dịch ông ấy còn hơn bố nó ở nhà. Nào mút máu độc ở tay ông ấy ra, nào cõng đi ỉa đái lấy cả xà phòng thông đít cho ông ấy khỏi táo bón. Đánh được máy VTĐ về Ban chỉ huy rồi, chẳng hiểu thằng kia xui ngon xui ngọt thế nào ông ấy vẫn khăng khăng bảo nhất định cánh mình sẽ tới được đỉnh Hua Ca trước mùa mưa...
Tôi cắt ngang lời nó:.
Về chuyện này tao lại thống nhất với thằng học giả.
Miếng thịt gà đang được nhai trong miệng thằng cấp dưỡng chợt sững lại:
Hả, mày nói gì thế? Mày định chạy đua với nó hả? Lại thêm một thằng điên nữa rồi.
Tôi không thể giải thích cho nó tôi cần lên đỉnh Hua Ca để lấy chai nước phun từ mỏ con quạ làm quà tặng cho nàng. Nghe chuyện đó chắc nó cho tôi điên nặng hơn thằng học giả. Ôi, cho dù cái công việc phát cây hàng ngày của bọn tôi quả thật là đơn điệu nhưng nó lại làm rối tung cuộc sống của mỗi thằng khiến chẳng ai còn chia xẻ được với ai như nhưng ngày xưa kia nữa.
Ông toán trưởng mừng rỡ khi tôi khoác ba lô bước vào lán trong lúc thằng học giả đang kê bát nước lên miệng ông. Mặc dù ông đã vượt qua được cơn hiểm nghèo, nhưng tôi vẫn vội rút trong túi ra gói thuốc đưa ông. Thằng học giả nhanh tay đỡ lấy, mở ra xem xét rồi lắc đầu:
Thuốc men gì toàn bồ hóng cả thế này. Không biết rõ công thức pha chế, uống vào có khi oan gia. Thủ trưởng chẳng cần uống, ít bữa nữa sẽ khỏi.
Tôi hiểu ngay nó không muốn tôi chia sẻ với nó cái công cứu sông ông toán trưởng. Tôi không giận, chỉ thấy buồn cười và bảo ông rằng thuốc này do một ông già miền núi làm ra theo kinh nghiệm dân gian đã cứu thoát được nhiều người bị rắn độc cán. Thật lạ, không hiểu bằng cách nào thằng học giả đã lấy được lòng tin của ông nhanh chóng đến thế? ông đưa gói thuốc cho nó cất đi để dành... lần sau lỡ chẳng may trong toán có ai bị rắn cắn. Tôi nói theo kiểu tường trình rằng tôi đã điện về Ban chỉ huy đúng như thằng học giả đã ghi, tôi đã mua về được hơn nửa tạ gạo, vài cân thịt lợn cùng một số thực phẩm khác. Thằng cấp dưỡng bước vào khoe vừa kiếm được mớ lá lốt, nó sẽ giã thịt làm món chả rán và canh xương ăn tươi một bữa như lần trước.
Nỗi hứng chí của nó bị thằng học giả dội ngay cho gáo nước lạnh:
ấy chớ, thịt phải kho mặn hết để ăn dần lấy sức đi tuyến.
Ông toán trưởng gật gù:
Phải đấv, mình không có người tiếp phẩm, chịu khóhó ăn dè vậy.
Tôi bấm vào vai thằng cấp dưỡng, lôi thốc ra ngoài kẻo nó chửi toáng lên. Thôi đừng nổi nóng, tôi bảo nó, mày sắp được về phép xây nhà rồi, gây sự với thằng đó làm gì rách việc ra, nó bắng nhắng vậy thôi nhưng bên trong nó vẫn là thằng tốt. Thằng cấp dưỡng bĩu môi:
Mày tưởng nó tử tếlắm hả? Ngay với ông toán trưỏng nó vờ vịt ngoài mặt đấy thôi, sau lưng ông nó vẫn riễu: Tao hút hết máu độc cho ông lão ấy bỏ cái thói hám quyền hành. Tao mới bảo nó: Vậy mày thì không hà?. Mày biết nó trả lời thế nào không, nó bảo: A........ loại bớt được thằng nào hay thằng đó.
Nó nói đùa thôi, chấp làm gì..
Mày cứ chờ đấy. Rồi nó sẽ trèo cả lên đầu mày mà leo cho coi..
Tôi không quá lo xa như thằng cấp dưỡng, nhưng ám ảnh về một nguy cơ nảy nở hàng ngàn hàng vạn những thằng học giả chui luồn vào mọi ngóc ngách xã hội giống như đàn mối đục ruỗng thân cây làm tôi trằn trọc mãi dưới bầu trời đêm chi chít sao.