Mười hai

Dấu hiệu đầu tiên của xã hội con người chúng tôi bắt gặp dẫu rằng chỉ là một bãi phân trâu khôn cũng đủ làm cho thằng hộ pháp mừng quớ lên, làm tôi bồi hồi, còn thằng học giả buông một câu triết lý: Không có cái gì dính dáng đến con người mà lại không làm tôi chú ý rồi cứ đứng đực ra trầm ngâm mãi khiến tôi phải quát lên:
Phát đi chứ, mày định nghiên cứu cứt trâu khô đấy hả?
Sao không? Nếu nó có thể nói lên một điều gì đó v về con người. Mày xem đây có phải nó gồm nhiều loại xơ của nhiều loại cỏ và cây khác nhau không? Điều đó chứng tỏ trâu được chăn thả tự do chứ chưa có chuồng trại tập thể.
Vậy đã sao?
Không sao, nó chỉ chứng tỏ trình độ tổ chức sản xuất ở đây chưa cao.
Thôi bố....
Tôi lại đành phải quát lên cho nó buông cái mớ chữ nghĩa của nó ra để cầm lấy con dao cùng với tôi phát cái đám tre gai bùng nhùng này đi. Trong cái nghề của bọn tôi mồm miệng không thể đỡ tay chân được, cứ phải xấn tới phát thật lực nếu không muốn đứng ỳ ra giữa rừng cây.
Bởi vậy ông toán trưởng đã rất khôn ngoan khi xếp thằng học giả luôn luôn đi đầu để phía sau tôi và thằng hộ pháp thúc vào lưng nếu không nó sẽ tụt lại phía sau lảm nhảm làm sốt ruột đến eả ông toán trưởng vốn kiên nhẫn nhất. Thằng hộ pháp ngược hẳn lại, một khi đã cầm con dao vào tay đố có cạy răng lấy nửa lời, nó cứ phát hùng hục cho tới khi ông toán trưởng thổi còi mới dọn sơ một vạt bằng, quăng dao nằm ngửa ra thở. Có lần như thế, tôi chỉ lên trời hỏi nó:
Tao đố mày đám mây đang trôi qua kia giống hình cái gì?
Hình cái con cặc... Mệt bỏ bố, nằm mà nghỉ còn hỏi rắc rối.
Dĩ nhiên tôi không giận nó, tôi cứ nhìn theo đám mây có lúc giống như một con ngựa đang hí rung cả bờm nhưn g cái miệng lại mím thật chặt, có lúc lại thấy như có cả đoàn người đang dắt díu nhau lên trời. Tuy nhiên, cũng có lần tôi đang sướng run lên sắp tìm được một hình ảnh lý thú, tiếng còi ông toán trưởng lại toét lên, xua cả đám mây Iẫn sự tưởng tượng về nó bay di mất. Đương nhiên trong việc này không ai có lỗi cả. Ông toán trưởng có nhiệm vụ thổi còi, còn tôi chỉ ngắm trời vào ngoài giờ sản xuất. người có lỗi chỉ là thằng học giả, vừa phát cây nó vừa lẩm bẩm:
o khó là cái cửa sổ... o khó là cái cửa sổ...
Tôi biết thừa nó đang học tiếng Nga, nó bảo một ngày phải học mười từ trong lúc đi làm, tôi mặc kệ nó, chỉ có ông toán trưởng đôi lúc cằn nhằn: Cậu phải làm việc với cả hai bàn tay và khối óc chứ. Như vậy sao gọi là toàn tâm toàn ý phục vụ sản xuất được.
Những lúc đó, nó tím mặt lại, nín lặng, chẳng biết nó nghĩ gì Thằng hộ pháp xui nó: Mày cứ nhẩm trong bụng thôi, ha hồ muốn học gì học, thánh cũng chả biết. Rồi nó tắc lưỡi: Mày học làm gì, càng học càng thành dở người như mày thì học làm gì, cứ ngu như tao lại khỏe. Tôi phải công nhận rằng lâu lâu thằng hộ pháp cũng nói được một câu chí lý. Tôi cũng rất ghét học hành, sách vở lắm khi chỉ làm méo nó đầu óc, cái gương thằng học giả càng làm tôi ghê sợ chữ nghĩa. Những kiến thức người ta nhồi nhét cho tôi suốt trong những năm buồn tẻ và dài dằng dặc ở trại mồ côi, tôi đã trả lại hết cho thày ngay từ khi ra trường. Cũng bởi vậy ông toán trưởng có thể phát động đủ các phong trào, trừ ra mỗi việc bắt bọn tôi đóng vở học văn hóa để thằng học giả dạy.
Bắt cóc bỏ ớ a còn dễ hơn bắt chúng mày ngồi làm toán, nó than vậy rồi xin với ông toán trưởng dẹp bỏ cái trò học hành ấyr đi. Thằng hộ pháp thì nói toạc móng heo: học thế này chẳng qua lấy thành tích cho mày và ông toán trưởng thôi, bọn tao được cái gì? Từ đó không ai nhắc tới chuyện đó nữa. Xế chiều, khi mặt trời đang chới với khuất sau những đỉnh núi xam xám, thằng hộ pháp đi trước bỗng nhảy cẫng lên:
Tới dường mòn rồi, tới đường mòn rồi chúng mày ơi...
Tôi vội vàng bỏ cả bụi mây gai đang phát dở, luồn người lên trước. Quả thực cắt ngang tuyến chúng tôi đang đi là một con đường nhỏ xếp đá, cây hai bên phát quang, ven đường xếp những khúc gỗ bào nhẵn chắc làm ghế ngồi nghỉ cho người bộ hành. Tất cả những thứ đó hẳn đều do bàn tay con người làm ra và điều đó bỗng làm tôi mừng rỡ như người xa quê đột ngột được trở về nhìn lại ngôi nhà thân thuộc. Tôi quăng dao nằm ngửa ra, dang tay dang chân trên con đường lổn nhổn đá, ngửa mặt lên nhìn bầu trời xám ngắt, một con chim lẻ loi bay ngang và cảm thấy rất rõ những nhọc mệt đang tan nhanh trong mạch máu. Thằng hộ pháp sục sạo trên đường, lát sau nó xách về một cái rỏ tre cũ nát:
Đúng con đường này dẫn tới bản Mù U rồi các bố ạ. Cái rọ này dùng để đựng măng tre chặt trên rừng gánh về nhà đây mà. Không biết sao lại vứt đây?
Thật buồn cười, cái máu điều tra của thằng học giả không khéo đã nhiễm sang cả thằng hộ pháp, nó tần ngần đứng giữa đường, quay ngược quay xuôi:
Đằng này về đâu? Đằng kia về đâu?:
Một đằng lên núi, một đằng xuống biển.
Không, tao muốn hỏi nó đi về cái xã, cái huyện nào kia?
Xã Lông Bông, huyện Lang Bang, nước U tỳ...
Quê quán mày đó phải không thằng mồ côi kia?
Tôi biết nó sắp nổỉ cáu vì làm nó cụt hứng muốn dẫn câu chuyện về cái xã có cô vợ ông xã đội của nó. May thay, ông toán trưởng đã đi tới:
Theo đúng bản đồ, ta chỉ còn cách bản Mù U ba cây số nữa thôi.
Thằng hộ pháp nhảy lên:
Đề nghị thủ trưởng cho em tới đó trước.
Không được, cấm không ai được đi lẻ. Phải quay về chỗ trú quân, hội ý chuẩn bị trước khi vào bản.
Buổi tối, ông họp bọn tôi, sau khi thuyết rất dài về yêu cầu Đi dân nhớ, ở dân thương, ông nêu ra tám điều kỷ luật, thí dụ như không được lấy của ai từ cái kim sợi chỉ, không được trêu chọc phụ nữ, không được đi giày vào nhà theo đúng tập quán địa phương... Quả thực những điều ông đề ra thừa đủ cho cả một đạo quân tiến vào giải phóng một thành phố lớn. Thằng hộ pháp từ chiều đã kiếm đâu ra hai mảm bát vỡ và với cái dụng cụ thô sơ đó, nó đã cạo được gần sạch bộ râu mọc nham nhở khắp trên mặt. Nó cứ ngồi xoa mãi cái cằm nhẵn, giờ mới giơ tay:
Tôi xin hỏi nhỡ có cô nào tặng mình cái gì đó thì có được nhận không?
Thằng học giả nói chõ:
Tặng thì nhận chớ sao không?
Ông toán trưởng lắc đầu quầy quậy:
Không được, không được, thế có loạn, nhỡ ra nó tặng luôn cái thân nó anh cũng đòi nhận sao. Nhất thiết mọi thứ đều phải thông qua tôi.
Thằng hộ pháp ngồi ngẩn ra, rồi cười hềnh hệch:
Vậy nếu có đứa thế thật, tôi cũng phải mang cái thân nó đưa thủ trưởng thông qua trước...?
Tầm bậy, hết sức tầng bậy...
Ông toán trưởng đỏ mặt tía tai, lấp liếm cái thẹn bằng một bài giảng dài dòng về quan hệ trai gái. Ông nói rất hùng hồn đanh thép cứ như từ trước nay ông chỉ biết duy nhất có mỗi bà vợ ở quê xa. Thằng cấp dưỡng ngồi cười khảy, mặt cứ khinh khỉnh làm tôi hiểu rằng nó đang nhớ tới chuyến đi công tác năm ngoái với ông toán trưởng. Hồi đó tao phải đi điếu đóm cho ông ấy mãi xẩm tối mới tới một xóm lại chỉ có mỗi một cái nhà sàn, trong nhà lại có mỗi một con mẹ đàn bà. Cơm nước xong, bà chủ trải chiếu ra ngay gần bếp cho thầy trò nằm, còn bà ta thì nằm phía trong, cách có mỗi cái màn bằng vải thô. Mới chập tối ông đã giục: Cậu đi ngủ trước, đảm bảo sức khỏe, tớ còn phải hỏi chuyện bà chủ nhà nắm tình hình.. Ừ thì ngủ trước có sao, càng khỏe xác. Thế là tao lăn ra ngủ một mạch chẳng còn biết trời đất. Mãi tới nửa đêm, bếp lửa đã tắt, lạnh quá tao mới thức giấc. Xung quanh đèn đóm tắt hết, trời tối như mực, tao bỗng hết hồn vì có cái con gì sang sáng to đằng con gián cứ bò dần bò dần vào phía gian trong. Mẹ ơi, phải con ma không? Tao nhớ mẹ tao vẫn thường bảo không có ma, đi qua nghĩa địa mà thấy ma trơi thật ra là lân tinh trong mả bốc lên nên sáng vậy thôi. Thế là tao đoán ngay ra cái con gián đang bò chính là cái mặt đồng hồ dạ quang của ông toán trưởng. Lát sau tao thấy nó biến mất, rồi lại nghe có tiếng hổn hển bên trong màn, tao mới vỡ nhẽ. Sáng hôm sau ông ấy hỏi tao:
Đêm qua ngủ ngon không?
Dạ ngon lắm, ngủ như chết chẳng biết gì..
ấy thế mà có lúc cậu nói mê ghê quá.
Dạ cháu nằm mơ đấy ạ, cháu nằm mơ thấy con ma trơi nó cứ bò bò trên sàn nhà.
Ông ta tím mặt lảng phắt sang chuyện khác cứ như đêm qua không hề có chuyện gì xảy ra. Thằng cấp dưỡng đã kể tôi nghe chuyện này với giọng giận dữ và cay đắng như thể chính nó là đức ông chồng bị cắm sừng của bà chủ nhà vậy.
Tan họp, thằng hộ pháp nhăn nhó:
Thắt buộc như thế, thà tao mắc võng nằm ngoài rừng còn hơn.
Thằng học giả khoái chí:
Tao rất tán thành 8 điều quy định của ông toán trưởng, muốn cấm gì thì cấm, không cấm cái chuyện gửi thư là được rồi. Mà nói thật không thắt buộc vậy, mày động đực lên, có mà loạn cả bản.
Thằng hộ pháp bĩu môi:
Cái nọai trí thức dở hơi như mày mới ham ngủ với nhau trên giấy. Tao hỏi mày thư từ thì béo bổ cái nỗi gì.
Tôi phải can hai đứa không lại thành cãi nhau. Thằng cấp dưỡng dừng dậy, đập tay lên vai thằng hộ pháp:
Mày ngu lắm, việc gì phải thắc mắc, cứ ăn vụng rồi chùi sạch mép thì đã sao. Đời này thiếu gì thằng chỉ giỏi nói miệng thôi, bụng thì thối như cứt ấy.
Thằng hộ pháp ngẩn mặt, mắt sáng lên ra vẻ đắc ý lắm. Nó leo lên võng nằm một chặp rồi còn giở mình kêu to:
ối giời ơi, tao nhớ con vợ thằng xã đội quá..
Không đứa nào để ý tới nó, trong đêm trước ngày gặp lại xã hội con người, hình như mỗi đứa đều chìm đắm trong những riêng tư, thằng học giả hẳn nghĩ tới cô nàng búp bê, thằng cấp dưỡng nhớ mẹ, ông toán trưởng không hiểu có nhớ bà vợ quê xa hay là bà Trưởng phòng dạo trước không? Thế còn tôi, cố nhắm mắt nhớ về cái gì đó mà chẳng được. Những căn phòng ố vàng kê hàng loạt dãy giường giữa bốn bức tường cao vợi trại cô nhi, căn nhà lợp lá gồi bốn bề gió thổi trong trường thành niên vừa học vừa làm? Không, những hình ảnh hãi đó đã vùi sâu trong ký ưc. Và nghĩ cho cùng, cũng chẳng có ai để mà nhớ. Bà phước già nua và nghiêm nghị, ông thầy phụ trách lớp vừa học vừa làm... những con người đó làm nhiệm vụ của họ và tôi làm nhiệm vụ của tôi, ngoài ra chẳng có gì mà bồi hồi, luyến nhớ. Vậy nhưng cũng giống mấy thằng kia: tôi cũng thao thức chẳng ngủ được, cứ nằm ngửa trên võng mở mắt nhìn bầu trời chi chít sao qua kẽ lá rừng. Câu chuyện về cái lỗ đen trong vũ trụ của thằng học giả đêm nào lại nhắc tôi tới cái vực sâu trong con người mà tôi đã cảm nhận được một cách rất cụ thể hôm nó trượt ngã ở vách đá. Tôi cố nhớ lại cảm giác đó bằng cách tưởng tượng mình đang cheo leo trên vách đá nhìn xuống dòng sông sâu hút bên dưới. Tuy nhiên, ngoài hình ảnh cụ thể đó, tôi không nhìn thấy vực sâu nào hết ở trong tôi mà lần trước tôi đã thấy. Nó đã biến mất dường như chưa hề có nó. Tại sao như thế nhỉ? Tôi vùng dậy khỏi võng và bước tới hỏi thằng học giả đang lúi húi viết. Nó ngước lên nhìn tôi như thể tôi đang lên cơn thần kinh.
Mày chỉ cảm thấy cái hố thẳm ấy chừng nào mày hết sức thành thực với chính mày.
Cái đó tao có thừa.
Thằng học giả gật đầu:
Vậy cũng chưa đủ, phải thêm một diều kiện nữa: mày phải sống giả dối với mọi người.
Mày lại lên cơn dở hơi rồi.
Thằng học giả bật cười:
Cái óc bã đậu của mày hiểu sao được nhưng nghịch lý. Thôi cứ sống cỏ cây như thằng hộ pháp kia cho khỏe xác, khỏi thắc mắc làm gì những chuyện siêu hình của con người.
Tôi không giận nó mà còn ngồi xích lại gần:
Mày viết thư cho con búp bê phải không? Tao cứ thắc mắc sống thế này có chuyện quái gì, sao mà mày viết cho nó lắm thế? Mày bịa chuyện ra phải không?
Nó nói mộtt cách rất nghiêm trang:
Đối với thượng đế của chính tao thì không bao giờ tao nói dối...
Nó cúi xuống tờ giấy đang viết với cái vẻ dù có cạy răng nó cũng chẳng thèm nói câu nào. Tôi quay lại võng ôm nỗi thắc mắc thằng học giả vừa quẳng vào tôi nặng chịeh trong lòng, khiến mắt cứ giương lên. Nói láo, nó nói láo. Không ai có thể giả dối với mọi người mà lại thành thực với chính mình đươc, nghịch lý là cái thứ nó bịa ra thôi, muốn thấy lại vực sâu ấy trong con người mình, tôi chỉ có cách lại treo người trên vách đá nhìn xuống rồi nhắm mắt lại như lần truớc. Tôi yên tâm. không nghĩ ngợi nửa và rồi khi sắp chợp đi, bên tai tôi thoảng tới một thứ âm thanh nào đó rất mơ hồ. Tôi chợt tỉnh và nhận ra trong luồng gió đang ào tới văng văng có tiếng chó sủa. Tôi nhỏm dạy hỏi thằng học giả vẫn đang còn lúi húi viết:
Mày nghe thấy gì không?
Có tiếng chó sủa từ nãy, bản ở gần đây lắm rồi. Trưa mai tao gửi thư được thôi.
Tao nghe tiếng chó lạ lắm. Cứ như là nó đang tru lên ấy. Nghe sởn cả gai ốc.
Thằng học giả cười nhếch mép:.
Ma hú đấy, trên miền núi này hay có ma cà rồng lắm. Mày sợ không?
Tôi không sợ, nhưng một ám ảnh bất an nào đó cứ đeo lấy tôi khi tôi chúi đầu vào sâu trong chăn. bên tai vẫn văng vẳng có tiếng chó tru lên ai oán...