Mười bảy

Lâu ìắm rồi, những tia mặt trời mới chọc thủng được tầng sương dày quanh năm bao phủ để soi xuống cái hẻm núi nơi bọn tôi đang mang hết quần áo ra phơi trên những sợi dây chăng dọc ngang. Nắng lên xua tan vẻ ngoài ảm đạm của cảnh vật, xua tan cả những ý nghĩ nặng nề trong đêm, bọn tôi trở lại công việc muôn thủa hàng ngày là đi tuyến, phát cây, nhích dần lên đỉnh Hua Ca. Tiến bộ kế hoạch như một mũi tên lạnh lùng và khắc nghiệt, tồn tại bên ngoài mọi biến cố, muốn ra sao thì ra, nó luôn luôn phải được tiến tới và tiến tới. Bởi vậy ngay sau khi thằng học giả qua được cơn kiết lỵ, nó đã phải thay thằng cấp dưỡng ở nhà nấu cơm đề thằng kia cùng đi làm với bọn tôi.
Bây giờ, ông toán trưởng thôi không còn xét nét nh ư trước nữa, ông mặc kệ bọn tôi muốn làm gì thì làm, trò chuyện tán phét khuya mấy cũng mặc, ông chỉ tập trung vào mỗi cái mục tiêu mỗi ngày phải đi cho đợc hai ngàn mét, để tới đỉnh Hua Ca trước mùa mưa. Ngày nào cũng như ngày nào, ông chỉ nhắc chuyện đó và dường như ông quên hẳn cái việc trọng dại nhất đối với bọn tôi lúc này là thằng liên lạc mang gạo, đường, thịt hộp liệu có leo lên được đây không? Kẻ bồn chồn, nóng ruột nhất vẫn là thằng học giả, hầu như lúc nào nó cũng chỉ nghe bọn tôi có một tai, còn tai kia nó để ngoài rừng hóng thằng liên lạc. Càng ngày mặt nó càng bần thần và những lúc rảnh, tôi thấy nó chỉ quanh quẩn ở đầu núi nhìn sang con đường mòn phía bên kia. Rồi sự chờ đợi dường như làm nó không chịu nổi, nó kêu lên với tôi:
Hay thằng đó đi lạc mất rồi.
Lạc sao đợc, tới bản Mù U, cứ thẳng đường tuyến đã phát là tới đây, nhắm mắt vẫn đi được.
Thằng học giả nhỏ giọng:
Tao nghi lắm mày ạ, có khi ông toán trưởng dựng chuyện động viên bọn mình cũng nên. Biết đâu lúc này thằng liên lạc vẫn nằm khểnh ở Ban chỉ huy?
Nếu đúng thế thì mày tính sao?
Thằng học giả tái mặt, đôi môi mỏng của nó mím chặt, không thốt ra một tiếng. Tôi chợt thấy sợ cái lầm lì, khó hiểu của nó. Nó có thể làm gì? Đào ngũ chăng? Không, không bao giờ nó dám trở về với cô hàng xóm trong cái nỗi nhục nhã đó. Nổi điên, gào thét, chửi mắng ông toán trưởng? Không, tưởng tượng của tôi đã đi quá xa. Tuy nhiên, tôi cứ phân vân, nếu đúng thế thật, thằng học giả sẽ giở cái trò gì? Chịu, không đoán đợc, tôi đành an ủi nó sơm muộn thằng liên lạc cũng phải tới, thư của mày chưa đọc vẫn còn đó, chẳng mất đi chữ nào, đừng quá nghĩ ngợi sinh bực bội, vừa ốm người vừa mất lòng ông toán trưởng, ảnh hưởng tới chuyến đi phép cuối năm. Nó nghe tôi, mắt rưng rưng:
Mày không phải là cái đứa đang yêu mày hiểu sao được tao. Mấy đêm nay, không đêm nào tao chợp mắt, một linh cảm lạ lắm cứ thúc nhoi nhói trong ngực tao. Bố tao chết rồi, mẹ tao bỏ vào chùa đi tu, nhất định không thèm nhìn mặt tao, bây giờ tao chỉ còn có nàng mà thôi. Nàng vừa yêu thương tao, vừa cảm thông, hiểu rõ được mọi ngóc ngách trong tâm tao, nàng vừa là điểm tựa, vừa là nguồn sống của tao trong cuộc đời này. Mày vẫn bảo tao sợ cái hố thẳm trong lòng nàng. Tao không sợ, tao chỉ hồ nghi không hiểu nó có hay không? Chính cái đó mới kinh khủng. Nó như cái lưỡi câu móc vào đầu tao nhức nhối. Nhiều lúc tao muốn phát điên muốn chuồn thẳng về nhà nhìn thẳng vào sự thật, phá tan cái mối ngờ vực này đi. Nhưng... tao sợ...
Mày sợ ông toán trưởng kỷ luật?
Thằng học giả cười nhạt:
Không, tao sợ sự thật. Thà chịu đựng sự ngờ vực còn hơn phía trước chẳng có gì mà chờ đợi nữa.
Nếu thế mày chẳng nên sốt ruột vì thằng giao liên chậm tới làm gì.
Không, tao vẫn nóng lòng mong nó tới. Nhất định nó sẽ mang đến cho tao tin vui.
Mẹ kiếp, cái thằng trí thức rởm này rõ rắc rối, mong mà lại sợ, sợ mà vẫn mong, đúng là thân làm tội đời. Tuy nhiên, chuyện trò một lúc, thằng học giả có vẻ nhẹ nhõm, tươi tỉnh hơn, cứ như đã trút bớt được sang tôi đôi chút buồn đời. Tôi cũng vái trời cho thằng liên lạc mau mau mang những bức thư thắm tình thương nhớ của cô nàng búp bê cho thằng học giả khỏi ốm đau sầu não, khỏe khoắn lên mà đi phát cây, chứ để thằng cấp dưỡng thay nó, lóng ngóng và chậm chạp lắm biết đến thủa nào chúng tôi mới tới được đỉnh Hua Ca. Việc đi đến đó, ông toán trưởng còn sốt ruột hơn tôi nhiều, cứ cuối ngày cộng sổ đo tuyến thường thường chỉ được trên một kilômét, ông lại thở dài sưòn sượt. Cái năng xuất hai ngàn mét một ngày đã lùi xa vào dĩ vãng, phần vì ăn sắn mãi bọn tôi quá mệt nhọc, phần vì càng đi tới, rừng càng ken đặc với những tùm búi song mây, tre gai, dao bổ vào cứ bật văng ra sái cả tay. Cứ như thế chúng tôi nhích tới với tốc độ chậm kinh ngời. Mặc dầu vậy, ông toán trởng cũng không dám hối thúc, cũng không bắt chúng tôi viết khẩu hiệu dán mũ nữa. Tối nào ông cũng lại lôi ra tờ bản đồ, giở kính lúp soi, đánh dấu đoạn đường đã đi và phỏng đoán địa hình sắp tới. Ông thôi không còn ý định giao phó tôi thay ông khi có sự cố nữa, tôi chắc ông đã thất vọng về tôi và đã nhằm tới đứa khác.
Theo tôi, tốt nhất là ông nên đào tạo thằng cấp dưõng, nó vừa là cháu họ ông, vừa là cái thằng tuy chậm mà chắc, tính nết cẩn thận, đắn đo mà lại không vướng cái đường tình làm phân tán tư tưởng như hai thằng kia. Một buổi tối, tôi thấy nó lúi húi giở ra lại buộc vào gói tiền, tôi mới bảo nó:
ông toán trởng đang cần một thằng để đào tạo mai kia thay thế ông. Sao mày không hăng hái lên, nhảy vào cái chân đó lại chẳng hơn là tối nào cũng ngồi đếm tiền? Có ngần ấy thôi, đếm đi đếm lại có đẻ thêm được đồng nào đâu? Sau này mày thành lãnh đạo ấy à, khối tiền, nhiều gấp mấy lần chỗ đó. Tội gì eứ làm mãi thằng công nhân quèn, lương ít bổng chả có.
Nó nhét kỹ gói tiền xuống đáy ba lô mới thủng thẳng bảo tôi:
Mày có biết các cụ ta ngày xa nói câu gì không, có an cư rồi mới lạc nghiệp, nói thực với mày, tao có mỗi mục tiêu là cái nhà thôi. Năm ngoái tao về phép đúng mùa mưa, chao ôi, trong nhà chẳng khác gì ngoài sân, nước cứ qua các lỗ hồng trên mái tranh tuôn vào, ban đêm chỉ còn cách là khoác nylông ngồi chờ sáng. Tường vách cũng mục hết rồi, chỗ này che tấm tôn, chỗ kia chắnmảnh gỗ, thật chả khác gì cái áo thằng ăn mày, rách bươm mà cứ vá mãi, vá mãi. Trớc khi vác ba lô lên đơn vị, tao bảo mẹ tao:
Nhà mình phải xây lại mẹ ạ. Chừng nào gom đủ tiền eon sẽ mua gạch ngói. Mẹ yên tâm, mình sẽ có một ngôi nhà to đẹp bằng mấy thế này.
Từ đó tao không còn nghĩ gì khác ngoài cái nhà, bóp mồm bóp miệng vì nó, đêm không ngủ được vì nó. Tao cứ hình dung nó phải chắc chắn, chống được mưa bão, rồi lại phải rộng mát và đẹp nữa. Tao chẳng eần thuê đứa nào vẽ kiểu sất, tự tao nghĩ ra thôi. Này nhé, nhà phải có hai buồng ngủ, một cho mẹ tao, một cho tao, rồi buồng ăn riêng, buồng tiếp khách riêng, hiên phải thật rộng có hàng lan can. Riêng có cái mái tao còn đang nghĩ, mày bảo nên làm mái nghiêng lợp ngói hay là đổ bằng eả...
Tôi cứ ngồi trố mắt ra trước cái nhà tưởng tượng của nó. Nếu nó xây được đúng như thế, nhà nó đẹp không kém gì nhà ông chủ tịch xã. Mà cứ cái vẻ tầm ngầm thế kia, tôi tin rằng nó làm đưọc, thằng này gớm chứ chẳng phải lờ đờ như cái vẻ bề ngoài của nó. Hóa ra trong bọn tôi, vô tích sự nhất lại là thằng tôi. Hay là tôi cũng dành dụm như thằng cấp dưỡng lấy một cái vốn làm nhà và cưới vợ? Tôi bật cười ý nghĩ của mình, chao ôi, bóp miệng lại như thằng cấp dưỡng? thà chết còn hơn, chăm chăm vào có cái mục tiêu như thằng học giả? chịu thôi, không khéo lại thành thằng dở người, cũng đành, xin lại cứ bấc đến đâu dầu đến đấy vậy. Hóa ra đến giờ tôi mới hiểu tại sao mấy thằng đó chỉ có dốc bầu tâm sự ra với tôi thôi, còn giữa chúng nó với nhau, chẳng thằng nào chịu làm cái thùng để cho thằng kia giải tỏa tâm tình cả. Riêng có ông toán trưởng vẫn kín bưng, suốt từ hôm tôi hỏi thăm bà trưởng phòng dạo trước ấy, ông có vẻ ngại chuyện riêng với tôi, chắc ông sợ tôi lại thọc mạch vào những điều ông muốn giấu. Cho tới tối nay, sự chờ đợi thằng liên lạc đã làm mấy thằng kia sắp phát rồ cả rồi, tôi mới đành gặp riêng ông để hỏi cho ra nhẽ. Ngược với tôi tưởng, khi tôi bước tới chỗ ông mắc võng ông rời tờ bản đồ, vồn vã mời tôi ngồi ghé bên, nhờ tôi cộng sổ đo tuyến rồi với giọng ngậm ngùi ông bảo:
Ăn sắn mãi, đi làm mệt lắm phải không? Tôi rất thông cảm với các cậu, khó khăn khắc phục vậy, mai mốt có liên lạc lên, tha hồ ăn bồi dưỡng..
Tôi hỏi ông chuyện đó có thực hay ông dựng lên để trấn an tinh thần anh em? ông trừng mắt nhìn tôi, giọng buòn buồn:
Tôi không ngờ các cậu nghĩ về tôi tệ đến thế. Nhưng tôi biết thắc mắc này không phải của cậu, cậu chỉ là cái loa phát ngôn cho kẻ khác thôi, kẻ đó là ai thì tôi thừa biết
Tôi thò tay vặn to ngọn đèn bão, ánh sáng làm gương mặt ông bớt ảm đạm, tôi chợt nhói lên thương cái dáng ngồi còm cõi của ông. Lúc này tôi mới nhận thấy trong cả toán, ông là ngời gầy sút đi nhiều nhất, bởi những vất vả, thiếu đói, lo toan đủ mọi bề. Suy cho cùng, ông có hưởng thụ hơn bọn tôi là mấy mà phải chịu gánh nặng gãy lưng như vậy. Ơ tuổi ông, nhiều ngời đã có cháu nội, vợ con quây quần, cơm bưng nước rót yên tâm sửa soạn bước vào tuổi già chứ chẳng phải xông pha, vất vả, đơn côi, lạnh lẽo như ông. Nhưng tôi giúp gì ông được, phận số đã qui định vậy rồi, ông đã nhận con đường ông đã đi, chẳng thể nào thay đổi được nữa.
Thôi được, nếu hai ngày nữa không có liên lạc tới, tôi sẽ để các cậu đi theo đường mòn xuống bản Mù Cang mua gạo và thức ăn.
Tôi ngẩn người trước giọng nói quả quyết của ông. Ông giở tấm bản đồ ra, chỉ cho tôi một chấm nhỏ xíu, nơi đó, vừa đi vừa về nhanh nhất cũng mất vài ngày trong khi để chạy đua với mùa mưa, ông phải tính đếm từng giờ để tiến tới đỉnh Hùa Ca. Tôi ái ngại nhìn ông:
Thế còn công việc thăm dò?
Đành phải tạm đình lại. Kéo dài tình trạng thiếu đói mãi thế này, các cậu lăn ra ốm hết thì càng chết.
Vậy bác đã điện báo cáo Ban chỉ huy chưa?
Ông nín lặng, do vậy tôi hiểu rằng ông chưa xin ý kiến cấp trên, có lẽ đây là lần đầu tiên ông dám thế, một việc trước đây ông tối kỵ, nhất nhất cái gì ông cũng phải chờ ý kiến Ban Chỉ huy. Chính thế tôi lại áy náy, tôi lo cho ông sau này, tôi khuyên ông cứ đánh điện hỏi, việc đình sản xuất đâu phải chuyện chơi. Ông lặng lẽ moi trong túi ra một điếu thuốc nhầu nát, trời, ông vẫn giữ được thứ cuả quý này? ông là người nghiện nặng, ngày ít cũng phải một gói, vậy nhưng từ hơn một tháng nay tôi không thấy ông hút nữa, tôi chắc ông đã hết thuốc và đành ngấm ngầm chịu cho cơn nghiện hành hạ. Thật ứa nước mắt nhìn ông kính cẩn vuốt điếu thuốc cho thẳng, bật lửa rít một hơi thật dài, bao nhiêu khói dường như đã chui hết vào phổi, ông nhắm nghiền mắt, những nếp nhăn trên gương mặt giãn ra, run bần bật, ông rít một hơi nữa rồi dụi điếu thuốc, cẩn thận lấy tờ giấy gói lại, nhét túi áo.
Cảm ơn cậu đã lo cho tôi, tôi đã đánh điện về hỏi rồi, Ban chỉ huy không cho phép đình chỉ sản xuất, thôi đành, hai ngày nữa nếu không có liên lạc tới, các cậu sẽ nghỉ đi tuyến, xuống bản mua gạo.
Ông vịn vào người tôi trèo lên võng, co ro trong tấm mền bông mỏng chùm kín mặt. Tôi quay trở lại đống lửa, cả ba thằng vẫn đang ngồi đợi. Thằng học giả nhổm người lên, rối rít:
Sao? Thế nào? Đúng thế không? Đúng lão ấy dựng chuyện để trấn an tinh thần anh em phải không?
Tôi không trả lời, chỉ đư a mắt nhìn quanh một lượt rồi sẵng giọng:
Bọn mày đúng là một lũ khốn nạn...