Hai mươi mốt

Trước lúc xảy ra những bất ngờ như vậy, tôi đã có một khoảnh khắc yên tĩnh nằm dài trên chiếc chiếu trải dưới sàn, đầu kê lên chiếc gối bông và eao trên kia là một mái nhà hẳn hoi chứ không phải bầu trời như mọi lần tôi ngủ ngoài rừng. Chuyện đó chả là gì đôi với ngời đời, nhưng với tôi quả cái vi khí hậu của mái ấm gia đình đó đã gợi ra biết bao cảm nghĩ nhất là khi ngước nhìn lên vách, tôi thấy treo một bức ảnh cắt từ họa báo chụp một bà mẹ đang bế trên tay một đứa bé trai. Giá như lúc này thằng liên lạc đừng chạy đi làm thịt chồn với anh chủ nhà, thằng hộ pháp đừng có trốn biến đâu mất, giá tôi không chỉ có một mình, chẳng biết làm cái gì, giá như vậy, hình ảnh hai mẹ con kia hẳn đã thoảng đi. Vậy nhưng tôi đã nằm ruổi dài, ngắm mãi nó mà ngẫm nghĩ về cái người đời vẫn gọi là tình mẫu tử mà trong ký ức tôi chẳng lưu giữ một chút gì về nó. Nếu như tôi có một ngời mẹ như cái đứa bé trong ảnh kia rất có thể tôi đã sống khác bây giờ. Người ta thường nói đến những đứa trẻ mồ côi khi lớn lên tính nết thường khô khan, thính cô độc, và thích sống lang thang hơn là bó mình trong quy củ gia đình. -Không hiểu điều đó nghiệm vào tôi có đúng không nhưng tôi luôn cảm thấy thiếu hụt một cái gì đó rất căn bản so với người đời và bởi thế đôi khi tôi thường bị chìm đắm trong một nỗi buồn nặng nề mà chẳng do một nguyên cớ nào. Chẳng hạn lúc này đây, lẽ ra tôi có thể sung sướng trong tiện nghi dù là tối thiểu, vậy mà kỳ chung tôi vẫn thấy lòng nặng chịu, toàn thân bải hoải, chân tay như dính chặt xuống chiếu không nhấc nổi lên nữa. Bỗng dưng tôi thèm được gọi tên một người nào đó, nhưng là ai bây giờ chằng có ai cả và cái điều đó đâm nhói trong ngực tôi, rồi thật ngớ ngẩn, những giọt nước nóng ấm không hiểu sao cứ ứa ra hai hàng mi. Có tiếng chân bước cót két dẫm lên thang tre làm tôi vội vàng chùi mắt và ngồi nhỏm dậy.
Người đàn bà trẻ tuổi vừa đi đâu đó, mặt đỏ bừng và nhìn tôi miệng cười tươi:
Sao mình buồn thế?.
Không mình có buồn đâu. Khói thui con chồn làm chảy nước mắt đấy.
Không phải đâu, mình nói dối, mình nhớ vợ ở nhà phải
không? ôi, các mình khổ quá mình ơi.
Tôi ngạc nhiên về cái nhạy cảm của cô ta:
Tại sao biết mình khổ?
Người đàn bà trẻ tuổi lại nhoẻn một nụ cười làm sáng khuôn mặt:
Anh kia nói mà, anh kia nói là các mình không có nhà ở không có cơm ăn, không có vợ ôm, khổ quá mà.
Tôi hiểu ngay anh kia là ai, nhưng lúc đó tôi chẳng có ý nghi ngờ nào hết, tôi chỉ thấy buồn cười cái nhìn nguyên sơ của cô gái miền cao. Rồi lúc còn lại một mình, tôi lại nghĩ có khi cô ta nói đúng, tôi đã quen quá rồi không còn biết thế nào là khổ và điều đó chỉ người ngoài cuộc mới nhận ra: Vậy thì tại sao tôi không thử sống khác đi? Bằng cách nào? Lăm le đào nhiệm như thằng hộ pháp? Hay xây dựng sự nghiệp theo kiểu thằng học giả? Không được tôi không liều lĩnh và cũng không kiên tâm như hai thằng đó cái phẩm chất đáng kể nhất tôi có thể có là cam chịu dạt trôi khắp nơi theo sự đời đa đẩy. Rồi, một lúc nào đó nó đẩy tôi khỏi cái kiếp sống lấy sương làm màn, lấy làm chiếu để tới một mái nhà cố định nào chứ? Chắc còn lâu lắm, khi tôi đã lưng còng, đầu bạc hơn cả ông toán trưởng bây giờ. Mặc dù hai mẹ con trong ảnh trên vách nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, ân cần, nhưng họ vẫn thuộc một thế giới xa xôi nào đó mà tôi không thể với tới? Đến bao giờ số phận đưa đến cho tôi một người con gái gắn bó để có được những đứa con xinh xắn như thế kia? Quả thực điều đó còn xa xôi quá khi những người con gái tôi đã gặp chẳng lưu lại ký ức hình ảnh nào. Kể ra cô cấp dữơng trường thanh niên vừa học vừa làm cũng có để ý đến tôi đấy, nhng hồi đó tôi quá trẻ để có thể đáp lại những biểu hiện tinh tế eô giành eho tôi ngoài cái việc lắp bắp cảm ơn mỗi khi trong cạp lồng cơm của tôi được cô chia thêm cho một miếng cháy đen xạm. Ngày tôi rời trường cô bắt tôi hứa viết thư một khi tôi đã sống ổn định ở một nơi nào đó. Hỡi ôi, cho tới nay, mấy năm trôi qua, lá thư đó vẫn chưa được viết vì tôi vẫn chưa có được một địa chỉ cố định như lời cô dặn. Bây giờ chắc cô đã quên tôi, riêng tôi đôi kh. i còn nhớ, nhất vào những lúc thằng cấp dưỡng cho tôi cạo cháy trong nồi cơm của nó.
Vẻ mới mẻ của ngời đàn bà trẻ vừa bước ra từ bên trong cánh màn làm tôi ngạc nhiên. Cô ta đã thay váy mới, thêm một cái khăn xanh quàng quanh bụng và cái áo chẽn trắng bó sát người khắc hẳn người đàn bà lấm láp vác bó củi dựng cột nhà lúc tôi mới tới. Hóa ra ở nơi u tỳ này thật hiếm cơ hội cho cô trang điểm, làm đẹp. Bởi vậy tôi tự thấy có nghĩa vụ phải ngắm nhìn đôi chút nếu không cô sẽ buồn biết bao.
Đẹp lắm, cô mặc the này đẹp lắm....
Lời khen làm cô sung sướng đỏ ngời gương mặt. Tuy nhiên tôi ehỉ nói được có thế thôi. Cô ngập ngừng chờ đợi rồi uyển chuyển bước ra ngoài. Nếu như tôi biết trước được phép lạ sẽ xảy ra trong đêm ấy, có lẽ tôi cũng chẳng làm gì được hơn. Cái giới hạn ấy tôi không thể vượt qua đù cho có được khuyến khích đi chăng nữa.
Mãi về sau, mỗi lần nhớ tới đêm hôm đó, tôi thường suy nghĩ về thế giới bên trong người đàn bà, bà Trởng phòng dạo trước của ông toán trởng, cô nàng búp bê của thằng học giả, cô vợ ông xã đội của thằng hộ pháp, và nhãn tiền là người đàn bà ngoại tình chớp mắt trong đêm, không, tôi không trách cứ và cũng chẳng nghĩ xấu về họ, bên trong những hành động người đời thường coi là nông nổi và nhẹ dạ, còn chứa một cái gì đó khó cắt nghĩa, khó tách bạch rạch ròi như ta thường thấy trong các cuộc họp kiểm điểm, cái đó như một thôi thúc vô hình chi phôi họ và ta không thể nào không mỉm một nụ cười cảm thông của người đàn ông. Ôi cái trách nhiệm sinh nở đè nặng trong trái tim người đàn bà mới thiêng liêng, cao quý làm sao, dẫu có thế nào, họ cũng mang tới cho nhân loại cái sản phẩm vẫn được coi là vốn quý nhất: con người. Với ý nghĩ đó, tôi cứ nằm ngắm nhìn bức ảnh hai mẹ con treo trên vách cho tới khi thằng liên lạc nhà từ dưới sân lên, hốt hoảng:
Chết roi, mày nằm đây lâu chưaa? Cái sắc cốt của tao...
Nó vội vàng lật chiếu lên, nhăn răng ra cười:
May quá, tao nhãng đi, cứ để đây suốt từ trưa. Cả một đống tiền của đơn vị chứ ít đâu?
Nó nhìn ngược nhìn xuôi rồi ghé tai tôi nói nhỏ:
Mày phải canh chừng thằng hộ pháp, tao thấy nó cứ xoắn lấy con vợ thằng chủ nhà!
Tôi bảo nó đừng quá lo, sáng mai đi rồi, có tài thánh cũng chẳng tán nhanh được thế, trừ ra thằng đó có phép la. Nó bảo tôi không được chủ quan, cứ đề phòng là hơn cả, lòng dạ đàn bà biết đâu lường, lại cả con bé kia nữa, mắt cứ long sòng sọc, thằng chồng thì lại đần quá. Thằng liên lạc cứ lải nhải dặn dò làm tôi phát bực:
Kệ xác nó, nó tán được thì nó hưởng, con kia có của phải giữ, của mày đâu mà lo.
Không được, nếu xảy ra chuyện gì chết luôn cả tao lẫn mày. Ông toán trưởng nhà mày kể cũng lạ, cái thằng đứng đắn tử tế xung phong thì không cho di, cử ngay cái thằng động đực này cho rách việc ra.
Thằng liên lạc khoác sắc cốt đi rồi, tôi cứ cười thầm mãi cái tính lo xa của nó. Ây thế rồi, thật khó mà tin được, phép lạ đã xảy ra trong đêm. Sáng hôm sau, tôi còn đang ngủ rất say, thằng liên lạc lay tôi rôl rít:
Dậy, dậy, thằng hộ pháp bỏ trốn rồi.
Trốn đâu, chắc nó ra ngoài rừng đấy thôi.
Mắt vẫn ríu lại vì ngủ chưa đẫy giấc, tôi quắp người ngủ tiếp Thằng liên lạc lôi bật tôi dậy:
Nó trốn thật rồi. Nó lấy cả tiền của tao đây này.
Quả thực, cái sắc cốt thằng liên lạc gí vào mắt tôi không còn căng phồng như chiều qua nữa, tôi choàng dậy:
Nó trốn hồi nào?
Làm sao tao biết đợc, tối qua nó chuốc rượu cho tao ngủ say như chết. Thức dậy nó đã đi từ tám đời.
Nó chửi rất tục, lồng lộn đi lại trong căn nhà sàn và giục tôi sửa soạn gấp, đuổi theo thằng hộ pháp. A, chuyện này không được rồi, Nếu mày không giúp gì được thì mày cũng đừng làm cái gì hại tao, thằng hộ pháp đã nói thế, làm sao tôi đuổi theo nó được, đành tìm ke hoãn binh thôi.
Tôi xuống thang, đủng đỉnh đi ra suối rửa mặt. Hai vợ chồng chủ nhà đã kéo nhau đi làm nương từ sáng sớm, chắc anh chồng chẳng hề biết chuyện gì đã xảy ra với vợ mình đêm qua, nếu không hẳn ầm ĩ lên rồi. Nước lạnh làm tôi tỉnh táo và bỗng thấy nhớ thằng hộ pháp, chiều qua nó còn vùng vẫy với tôi ở đoạn suối này, còn cười nói và liếc tình cô chủ nhà, bây giờ nó ở đâu, liệu tôi có gặp lại nó không?
Ngày thường có lúc nào tôi và nó rời nhau, việc nó bỏ trốn bỗng tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong tôi. Tôi giận mình có ít tiền không đưa cho nó ngay chiều qua để nó phải xoáy của thằng liên lạc làm thằng này chạy cả ra suối tìm tôi.
Bo n mình đi ngay sao được, tôi bảo nó, phải chờ vợ chồng chủ nhà về để chào, cảm ơn đã chứ.
Ôi dào, vẽ chuyện, mình cứ đi, miễn không xoáy cái gì là được rồi.. Tôi không chịu, tôi bảo nó dù sao cũng phải làm tốt công tác dân vận, nhất thiết phải chờ chủ nhà về, truớc mắt cứ đặt nồi cơm lên ăn cho no bụng đã. Nghe tôi nói, nó nổi cáu:
Vậy đến tối họ mới về mày cũng bắt tao chờ hả?.
Đành vậy chứ còn biết làm sao?
Nếu vậy thằng hộ pháp đã bay tận đâu ròi. Thôi được, mày cứ nấu cơm đi, tao chạy ra nương báo chủ nhà mình phải đi đột xuất vậy.
Thằng liên lạc xăm xăm bỏ đi, tôi leo lên nhà đánh ngay giấc nữa. Liên tiếp hai việc tày đình thằng hộ pháp gây ra làm tôi choáng váng đầu óc, người mỏi nhừ, không còn muốn động chân động tay làm gì nữa. Thằng liên lạc quay lại thấy tôi đang ngủ ngon lành, nó tru tréo ầm ĩ. Tôi biết nó sốt ruột đuổi theo thằng hộ pháp chẳng qua vì món tiền kia thôi.
Mày mất bao nhiêu? Ngần này đủ không?, tôi rút phăng ngay cả số tiền giành giụm được trong mấy năm, ấn vào tay nó. Nó đếm kỹ lưỡng từng tờ rồi trả lại tôi chỗ lẻ.
Cũng may tao cất làm ba nơi không thì bán cả mày đi cũng không đền nổi. Giờ tính sao đây? Tao đã chào chủ nhà rồi, hắn cố giữ ở chơi thêm ngày nữa, nhưng tao từ chối, riêng con vợ hắn rất lạ, cứ hỏi cuống lên: Đi à, các mình đi thật à? Sao anh kia bảo vài ngày nữa mới đi?.
Tôi thở ra nhẹ nhõm, thế là đã rõ, câu chuyện đêm qua chỉ có tôi là người thứ ba biết được, thôi cứ coi nó là một giấc mộng. Tôi bảo thằng liên lạc:
Mày đã eầm tiền rồi, tiền này không dính dáng gì đến mày nữa. Tao cấm mày về tâu với Ban chỉ huy.
Nó sợ tôi đòi lại tiền nên bằng lòng ngay, vui vẻ đi nấu cơm để tôi ngủ thêm lát nữa. Tôi cố chợp mắt mãi chẳng được đành nằm nhớ lại mọi biểu hiện eủa thằng hộ pháp mấy hôm nay, hóa ra nó đã có ý bỏ trốn từ lâu nên mới nói chuyện sinh sống, làm ăn ở bản Mù U say sưa vậy. Cái thằng liều thật, tôi sẽ ăn nói làm sao với ông toán trưởng để ông đừng có điện về Ban chỉ huy gửi giấy về địa phương truy nã? Nếu không ngăn được chuyện đó, thằng hộ pháp chỉ đặt chân về nhà chắc bị tóm ngay, nói gì đến việc rủ rê vợ thằng xã đội đi trốn? Càng nghĩ tôi càng giận nó đã giấu cả tôi và rồi không khéo thằng học giả nói đúng: Manh động chỉ có chết. Vậy nhưng nếu không thế thì sao? Nếu nó tin cậy bàn bạc với tôi liệu giúp gì được? Chịu, tôi không tìm ra câu trả lời, thôi cứ kệ, bấc đến đâu dầu đến đấy.
Cơm nước xong, sợ cô vợ chàng chủ nhà về không thấy thằng hộ pháp lại hỏi han lôi thôi, rắc rối, tôi bèn giục thằng liên lạc đi ngay. Trước khi ra hỏi nhà, tôi ngoái nhìn lần nữa bức ảnh hai mẹ con, thầm chúc cho vợ chồng nhà này nay mai sẽ có đứa con xinh đẹp như thế.
Thằng liên lạc khoác xắc cốt, chống gậy đi truớct tôi khoác ba lô rỗng theo sau. Con đư ờng nhỏ leo qua những tảng đá rêu phong, len lỏi dọc theo những khe cạn tối om rồi đổ ra một khu rừng toàn lau lách. Mặt trời trên đỉnh đầu dội xuống cái nắng như có cả ngàn con kiến châm vào da thịt, thằng liên lạc hăng hái là thế cũng phải vuốt mồ hôi mặt nằm lăn ra trên đám cỏ tranh thở hồng hộc.
chịu thôi, tao mệt quá rồi, nằm lại đây thôi.
Tôi rút dao, chui vào bụi cây dọn dẹp một chỗ đủ nằm rồi cũng lăn kềnh ra, dốc bi đông nước tu ừng ực. Ngước nhìn bầu trời chói sáng qua kẽ lá tôi chợt nhận ra suốt từ đêm qua, đầu óc tôi không lúc nào dứt nổi hình ảnh thằng hộ pháp. Lúc nào rảnh rỗi tao phải nhờ mày viết hộ tao một bức thư cho con vợ thằng xã đội, nó đã nói với tôi vậy. Tao đang quặn ruột quặn gan nhớ nó đây, nhưng diễn tả ra như hằng học giả thì tao chịu, mẹ kiếp, cái bọn trí thức nó hơn mình chỗ đó. Nhưng tao không cần mày thêm muối mắm gì hết, có thế nào cứ viết ra thế ấy. Chẳng hạn như lúc này, tao với mày vừa phá xong bụi tre gai phải không, cái gốc tre vừa rồi mày chặt ẩu, bật lên suýt nữa tao không nhanh thì nó đâm chột con mắt rồi, mày cứ viết mẹ nó ra như thế, rồi thì bên cạnh mình toàn bụi gai cả thôi, chả có chỗ nào ngả cái lưng, mày phải ngồi xổm trên hòn đá nhọn, còn tao thì đu đưa trên cái rễ cây như khỉ leo giây, suốt từ sáng hai thằng làm như trâu ấy, có bi đông nước dốc hết vào miệng rồi, ba bát cơm nhét bụng cũng ra bã hết rồi, bồ hôi mẹ, bồ hôi con bò ra khắp người, ấy thế mà lúc này tao lại nghĩ thương. Hôm tao đi, nó trốn mãi mới thoát đợc thằng xã đội để chạy ra bến xe đưaa cho tao ba cái bánh chưng và hai cái bánh giò. Nó còn dặn tao bánh chưng để lâu được, anh ăn bánh giò trước. Rồi khi xe chuyển bánh, mắt đỏ đòng đọc, nó chạy theo dặn với: Nhớ biên thư cho em gửi về đằng nhà mẹ. Tao quát: chạy xa ra không xe đè chết. Giời ơi, tao nghĩ tao cứ hối mãi, sao mình quát nó, sao không nói được câu nào ngọt ngào, tử tế, đêm nào không ngủ được, nhớ tới chuyện đó tao cứ sôi gan sốt tiết lên. Tao định bụng phải biên thư, ấy thế rồi nấn ná mãi đến giờ vẫn chưa được hột chữ nào. Mày viết hộ tao nhé, mày cứ viết y như tao nói vừa nãy ấy, chả cần gì màu mỡ riêu cua, văn chương chữ nghĩa làm đếch gì, cứ người thật việc thật mày viết cho tao thôi. Than ôi, cho tới lúc này thằng hộ pháp đã trôi dạt tới tận chân trời nào, tôi vẫn chưa viết hộ nó được một chữ. Tôi đành an ủi rằng thư từ, chữ nghĩa chả được cái tích sự gì, viết cả ki lô như thằng học giả rốt cuộc vẫn bị con búp bê kia nó đá lăn quay, tình yêu hóa thành tình hận, người tử tế biến ra kẻ bất lương, hoa thơm trái ngọt trở nên mật đắng, rượu chua.
Tôi đang loay hoay với mớ triết lý vụn, thằng giao liên đã bò tới bên thì thào:
Ở đằng kia có xác con gì chết, quạ kéo tới đông quá mày ạ.
Tôi giật thót, nghĩ tới đêm qua thằng hộ pháp mò mẫm đi đêm không tiểu có xảy ra chuyện gì không? Tôi chui vội ra khỏi bụi cây và nhìn theo tay thằng liên lạc, quả nhiên phía trước tôi thấy một đàn quạ nhớn nhác bay lên bay xuống, rối rít gọi nhau. Thằng liên lạc lò dò theo tôi tới gần cái hố, ở bên dưới lấp ló cái gì đó màu đen đen, mùi thịt khắm bốc lên cùng với đàn ruồi nhặng bay tứ tung. Đàn quạ thấy người đã bay hết lên cây ngó xuống la hét ầm ĩ.
Tôi bước lại gần kêu to:
Con gấu, con gấu chết...
Sao nó chết ở đây?
Sập bẫy chứ sao.
Tôi phải lấy khăn tay bịt mũi, cầm dao phát quang miệng hố mới thấy rõ con gấu bị mũi dáo xuyên lưng chắc chết từ lâu lắm Người đặt bẫy hẳn đã chuyển bản, hoặc đã bỏ quên nó. Thằng liên lạc run bần bật:
May là con gấu chứ không phải tao hoặc mày.
Tôi nghĩ tới thằng hộ pháp lò dò đi đêm qua chẳng may rơi xuống một cái bẫy bị bỏ quên thế này có thánh cũng chẳng tìm ra, lúc đó hẳn chỉ còn cách quy cho nó cái tội vượt biên. Thằng liên lạc dục tôi:
Xả nó lấy mật đi, tao với mày chia nhau...
Hì hục cả tiếng đồng hồ tôi mới moi được túi mật nhỏ bằng hai đốt ngón tay đưa cho thằng liên lạc. Nó mừng rỡ:
Rõ thật của trời cho, mang về xuôi bán được khối tiền, chỉ tiếc thịt thối cả rồi, nếu không tao với mày được bữa no.
Tôi rùng mình nhớ tới cái lần ăn thịt bò chết năm ngoái.
Bữa đó bọn tôi ngủ lại một cái lán ven đường, cạnh một trại bò. Nửa đêm thằng hộ pháp dựng tôi dậy thì thào:
Mày có biết lúc tối bọn trong trại chôn con bò đằng sau lán mình không?.
Bị phá giấc ngủ tôi nổi cáu:
Mày định thắp hương cúng nó hả?
Không, mình ra đào lên-xả thịt đánh chén.
Bò chết bệnh đấy bố ạ, có thế bọn nó mới đem chôn ch ứ.
Ôi dào, bệnh với bò chứ đâu với người.
Tôi nghe bùi tai, theo nó đi đào mả bò, ruột gan phèo phổi vứt đi hết chỉ lấy mỗi hai cái đùi sau lúi húi xào nấu suốt đêm. Sáng ra chỉ có thằng học giả sợ hết hồn không dám động đũa, cả ông toán trưởng cũng lắc đầu, chỉ có tôi, thằng hộ pháp, thằng cấp dưỡng ăn ào ào. Lúc đi làm, thỉnh thoảng tôi lại hỏi nó:
Sao? Mày có thấy làm sao không?
Nó vỗ bụng cười hềnh hệch:
Chả sao cả, mày cứ lo hão, hổ với sói còn ăn thịt thối bằng mười mình cũng có sao? Còn một cẳng bò nữa, chiều về tụi mình tế nốt.
Quả nhiên sau cái trận ấy tôi và thằng hộ pháp chẳng làm sao cả, lại có vẻ khoẻ ra, chỉ có thằng cấp dưỡng ốm một trận, trọc cả đầu, nhưng chắc không phải do ăn thịt bò chết. Tuy nhiên cái con gấu này chết lâu quá rồi, giờ có thằng hộ pháp ở đây cũng chịu không dám nghĩ tới chuyện ăn thịt, thôi trả lại nó cho bày quạ. Tôi kéo thằng liên lạc đi tiếp con đuờng qua đồi lau lúc này đã nhạt nắng. Nó chưa hết hí hửng với cái mật gấu buộc trên đầu gậy vừa đi vừa giơ lên phơi khô. Mãi gần chiều, hai đưá mới qua hết dãy đồi bát úp đi tới chân dãy núi con đường sắp sửa leo ngược lên. Bụng đói, đôi chân rời rã, tôi kéo thằng liên lạc ngồi lại bên một gốc cây lớn, giở cơm nắm ra ăn.
Leo qua dãy núi này là nhìn thấy Mù Cang...
Chân tôi vừa đá phải vật gì sang sáng nên không để ý tới thằng liên lạc nói gì. Tôi cui xuống nhặt lên một con dao bằng nhôm, trời, con dao của thằng hộ pháp, hình đôi chim câu châu mỏ vào nhau làm tôi nhớ tới ý định cắt dái thằng xã đội của nó. Hoá ra nó đã đi qua đây, đã ngồi nghỉ lại. Tôi bỗng thấy nhói buồn, con dao của nó nằm đây, còn chính nó bây giờ ở đâu?