Mười một

Khuya lắm hai thằng mới nghễu nghện xách súng về. Không bắn được con thú nào, nhưng thằng hộ pháp ôm về một cái gói gì đó. May quá còn có được cái bỏ nồi. Hạt gắm đấy, đổ nước đi mà rang, ngon không kém hạt dẻ.
Thằng hộ pháp ghé tai tôi hỏi nhỏ:
Nãy mày có nghe tiếng súng không?
Có chứ, tao tưởng chúng mày khiêng về con hươu....
Hươu nai đâu ra. Đừng lộ cho ông toán trưởng nhé. Thằng cấp dưỡng bắn tao đấy.
Tòi giật nảy người nhìn thằng hộ pháp nghiêng đầu để tôi thấy một bên vành tai máu còn động thành vệt. Trời đất chỉ một đốt ngón tay nữa thôi đầu nó toác làm đôi. Tôi sẵng giọng:
Chúng mày đùa kiểu gì vậy?..
Thằng cấp dưỡng cúi mặt xuống nồi hạt gắm:
Tao không có đùa.
Tôi ngẩn ra, không thể hiểu sao cái thằng lù khù nhất bọn lại to gan đến thế. Mà nó bắn ai cơ chứ?. Bắn ngay đồng đội của nó. Thằng hộ pháp nhìn quanh quẩn:
Thằng học giả đâu? Gọi dậy ăn hạt gắm chứ..
Thôi để phần cho nó.
Tôi gạt đi và chờ thằng cấp dưỡng ăn xong, leo lên võng, tôi mới hỏi thằng hộ hộ pháp:
Tại sao nó bắn mày?
Nó cười hềnh hệch:
Cái thằng khùng,.. tao chỉ bảo nó mày là đồ ăn hại. nằm suốt ngày: súng trong tay mà không kiếm ra được con thú nào. Nó chỉ nín lặng không nói gì. Đi một đoạn nữa. tao lại bảo cái thứ mày chỉ đáng cầm súng gỗ, mà có biết cò súng nó nằm chỗcnào đâu mà cũng đòi vác súng đi săn. Lúc đó nó mới mở miệng: mày có câm miệng lại không tao bắn nát đầu... ối mẹ ơi, tao vừa cất tiếng: tao đố mày đấy đã nghe cái đùng, lửa tóe lên, vọt ngang đầu, sờ lên thấy dính nham nháp mới biết viên đạn vừa sạt qua tai. Tao sợ đắng cả miệng, cứ im thin thít không dám chửi, nó điên lên đòm phát nữa thì chỉ có đi ngủ với giun. Mẹ kiếp, cái thằng tẩm ngẩm thế mà gớm.
Tôi không nhịn được cười:
Ai bảo mày thách nó. Từ nay đừng cậy khỏe, lấy thịt đè người có ngày chết oan.
Tôi chợt nhớ tới sứ mệnh ông toán trưởng mới giao phó mà thấy ngán, chỉ huy được ba thằng khỉ đột này thật chẳng dễ dàng chút nào, có vậy mới thấy ông toán trưởng thật giỏi, ấy là chưa nói tới ông còn có cái máy VTĐ, mai mốt ông ngã xuống, cái máy liên lạc với Ban chỉ huy ấy cũng chết luôn, tôi lấy gì để dọa bọn nó? Tôi chợt thấy buồn cười cho mình, ông toán trưởng chỉ mới gửi gấm đôi lời vậymà đã lo xa quá, thế mới biết cái máu quyền lực ghê gớm thật, dính vào ai là người đó cứ bốc lên như nhập đồng. Thôi thôi, tránh cho xa, cứ làm thằng phó thường dân ăn ngủ thoải mái lại khỏe. Lập tức tôi chìm vào giấc ngủ trong chiếc võng lúc này giá rét của đêm rừng đã biến nó thành cái tủ lạnh. Tôi nằm mơ thấy mình trượt chân trên vách đá và rơi mãi, rơi mãi xuống vực sâu. Thằng học giả lảm nhảm: Nó đang rơi trong hố thẳm ở chính trong nó. Thằng hộ pháp cười ngóac mồm: Ối giời ơi, khỉ nó hiếp đít tôi. Thằng cấp dưỡng không nói gì hết, nó giương súng ngắm vào đầu ông toán trưởng trong lúc ông đang ăn một cái bánh chưng khổng lồ.
Chiều ngày hôm sau, khi thằng hộ pháp trèo lên ngọn cây cao, phóng tầm mắt về phía xa, thằng học giả lại ngước lên hỏi to: Thấy gì chưa? Mày đã nhìn thấy gì chưa? Bỗng nhiên thằng hộ pháp hét lên đến lạc giọng:
Thấy rồi chúng mày ơi... thấy rồi, ối giời ơi, nhiều nhà lắm, nhiều lắm... Nó cuống quít tụt xuống, huơ chân múa tay mô tả cái bản Mù U ở phía xa mà nó là người đầu tiên nhìn thấy.
Ông toán trưởng cũng đi tới, hỏi vội vã:
Còn bao nhiêu kilômét nữa? Còn bao nhiêu kilômét nứa?
Thằng học gia cứ trố mắt lên: Thế... thế kia à? rồi nó lẩm bẩm: Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Thằng hộ pháp nhe răng ra cười:
Thôi bố. sắp được đớp thoải mái rồi, còn e ngại cái nỗi gì?
Riêng tôi chưa tin, cái thằng voi đực này dám lừa anh em để cười một trận cho quên đói lắm. Tôi để mặc ông toán trưởng đang vẫy tôi lại xem bản đồ, tôi leo tót lên cây đúng vào chỗ lúc nãy thằng hộ pháp đã trèo. Quả thực, qua vòm lá ken đầy, tít mãi phía xa kia, vượt qua dãy núi xanh xẩm, tôi nhìn thấy những nếp nhà nhỏ xíu ẩn chênh vênh bênsườn quả đồi thấp nom như những tổ chim xinh xinh. Mù U... ôi đúng thực là bản Mù U, niềm hy vọng của chúng tôi kia rồi. Từ đây sang đó, với cái kiểu đi như khỉ trèo rừng của cả toán, giỏi lắm chỉ già một ngày nữa là tới nơi. Thằng học giả đứng dưới, ngứa ngáy chân tay cũng theo tôi trèo lên, hỏi rôl rít: Đâu? đâu? Mù U đâu?, và rồi khi nhìn thấy, mặt nó sững ra, trầm ngâm như những lúc nó cắm cúi đọc sách bên đống lửa, tôi phải nhắc nó cẩn thận, sung sướng quá buông tay ra, ngã chết tươi. Tuy nhiên nó vẫn đờ đẫn, mắt nhìn không chớp về dãy nhà phía trước.
Thôi, tụt xuống đi, mai mốt tới nơi tha hồ mà ngắm.
Dường như không nghe thấy tôi nói, nó vẫn đắm chìm vào những ý nghĩ riêng, rồi bất chợt nó nhìn tôi:
Mày bảo liệu ở đó có hòm thư bưu điện không?
Tôi phì cười:
Sao mày không hỏi ở đó có cửa hàng gạo không?
Nếu không có hòm thư nhất định phải có người đi về xã về huyện phải không?.
Mày hỏi chuyện của nợ ấy làm gì?.
Tao... tao gửi thư...
A... hiểu rồi, gửi cho nàng búp bê?
Nó trịnh trọng gật đầu, vẻ mặt rất nghiêm trang làm cho tôi không dám buông lời chớt nhả. Hóa ra những xấp giấy nó vẫn cặm cụi viết vào những buổi tối là gửi cho cô láng giềng. Đấy, cứ tưởng nó dở người, hóa ra cũng yêu đương lãng mạn. Tội nghiệp, đã khổ về chữ nghĩa còn đèo bòng thêm cái khổ vì tình nữa, hèn gì lúc nào nó cũng ngơ ngơ ngác ngác. Tôi cất tiếng hỏi để nó tỉnh trí trở lại kẻo ngã gãy cổ:
Mày vẫn còn yêu nàng lắm phải không?
Lẽ sống của tao đấy. Không có nàng làm sao tao sống nổi cái kiếp người đầy khổ ải này. Nàng là người duy nhất hiểu được tao, cảm thông tao.
Câu chuyện của nó xem ra đã nhuốm vẻ bùi ngùi, cái đó thật chả hợp với tôi chút nào, bởi vậy tôi vội vã tụt xuống bỏ mặc nó với cô nàng búp bê trên ngọn cây. Vừa giáp mặt tôi thằng hộ pháp đã hỏi ngay:
The nào, mày tin chưa.
Tôi cười nhoẻn, quay sang ông toán trưởng:
Đúng chỉ non chục cây số nữa là tới Mù U thôi.
Lâu lắm tôi mới thấy nụ cười trên miệng ông:
Vậy thì bản đồ đâu có sai. Dãy vách đá không thể hiện được chẳng qua do rừng rậm rạp quá máy bay không nhìn thấy.
Thằng hộ pháp bĩu môi:
Quan niêu, ngồi trên máy bay mà dám vạch đường ở dưới đất, rõ thật quan niêu..
Chiều hôm đó trở về chỗ trú quân, ông toán trưởng đồng ý cho bọn tôi dốc gần hết bao gạo nấu một nồi cơm thật to ăn một bữa thật no. Thằng cấp dưỡng bày ra trên tấm vải nhựa trải dưới đất một đĩa muối rang và một nồi rau rừng:
Chịu khó ăn nốt bữa nay, mai tới bản tao mua gà.
Thằng hộ pháp ngoạm một miếng vẹt cả bát cơm, trợn mắt:.
Mày phải nuộc riêng cho mỗi thằng một con. Rồi thì cứ để nguyên chẳng cần chặt chiếc gì hết, cứ cầm tay mà gặm.
Được rồi, tao sẽ cho mỗi thằng một con trâu luộc cả con.
Mới chập tối học giả đã đốt lửa hí hoáy viết. Dưới ánh lửa, mặt nó sáng hẳn, mắt ngời ngời. Nó lại viết thư cho cô nàng búp bê, hy vọng mai gửi qua bưu điện cùng với cả tập dày đã viết kia. Chữ nghĩa đâu ra lắm thế? Vả lại nơi xó rừng này còn chuyện gì mà viết? Tôi nhớ ra từ bé, tôi chẳng viết thư cho ai và cũng chẳng nhận được thư ai. Thằng hộ pháp và thằng cấp dưỡng đôi khi còn được một lá khi có thằng liên lạc từ Ban chỉ huy tìm tới nơi chúng tôi đóng quân.
Người nhiều thư nhất vẫn là thằng học gỉa cứ mỗi lần ông toán trưởng nhận điện báo tin có liên lạc sắp lên, nó lại bồn chồn suốt ngày, cứ ra đầu núi ngong ngóng. Có lần thằng liên lạc định trêu thằng họe giả, vừa lóp ngóp bò lên chỗ lán bọn tôi nó đã kêu to: Thư báo đây, thằng nào có ra mà nhận. Tất nhiên thằng học giả nhảy ra trước tiên, nhưng thằng liên lạc quay lưng đi. Thằng cấp dưỡng được một thư, thằng hộ pháp hai thư, còn tôi một xấp báo. Thế còn tao? - thằng học giả tái nhợt như người trúng gió. Mày không có Giọng thằng liên lạc tỉnh bơ. Sao lại không có? không có là không có chứ sao? Vô lý, ba tháng nay mày mới lên, ít nhất tao cũng phải có ba thư. Nhỡ ra người yêu mày đi lấy chồng rồi, thôi không viết nữa, mày bắt bò tao sao?. Thằng học giả như bị một quả đấm vào tim, mặt đờ ra ngây dại rồi lẳng lặng lên giường đắp chăn, bỏ cả bữa ăn tươi buổi chiều. Tôi kéo thằng liên lạc ra hỏi:
Có thật thằng học giả không có thư không?.
Nó nhe răng mà cười:
Tao đùa vậy thôi, con kia viết cho nó cả đống.
Tôi giật cái xắc cốt đeo trên vai nó:
Thằng của nợ, mày đùa ác thế bằng giết nó.
Rồi tôi nhảy vào lán, lật chăn, lôi bật thằng học giả khỏi giường:
Dậy, dậy, thư của mày đây.
Chao ôi, đứng nhìn nó ôm trong lòng tập thư cô nàng búp bê thì mới hiểu được rằng với nó trên đời nàykhông có một thứ vitamin nào bổ hơn những lá thư của người yêu.
Ông toán trưởng cho gọi riêng tôi tới chỗ ông nằm. Thôi chết, ông lại sắp bồi dưỡng tôi làm lớp kế cận ông đây. Tôi ngán cái chuyện đó quá nhưng vẫn phải tới.
Đêm qua ai bắn súng?
Tôi nhớ lời quy định của ông, chỉ thằng cấp dưỡng mới được sờ tới cây súng và cũng chính nó bắn chứ ai. Tôi trả lời:
Thằng cấp dưỡng bắn
Nó bắn cái gì vậy?
Nó bắn... con nai, nhưng trượt..
Ông cau mày nhìn tôi chòng chọc:
Đỉnh núi đá lấy đâu ra nai? Cậu bao che cho nó phải khôn g?
Tôi cảm thấy ông đã biết rõ mọi chuyện, quái thật,. lúc đó ông ngủ, làm sao biết được, chẳng lẽ ông có ma xó. Đấy, làm toán trưởng khó vậy đó, phải nắm vững mọi chuyện xảy ra ngay cả lúc mình ngủ.
Tại sao nó bắn thằng hộ pháp?
Tôi giật nảy người một cách rất thành thực:
Không có đâu, đời nào có chuyện đó.
Cậu không thấy tai thằng hộ pháp bị toác ra đấy ư?
Tôi cãi bay cãi biến rằng đó là tại nó ngã dập tai vào đá, rằng hai đứa thân nhau lắm, đêm qua về khuya chúng nó còn bá vai nhau tỉ tê thân mật, rằng không thể có cái chuyện bắn nhau tày trời kia được... Ông toán trưởng thừa biết tôi nói nhăng nói cuội, nhưng trái với tôi tưởng, ông không giận dữ như mọi khi, ngược lại, ông ngạc nhiên: Ngày xưa, nếu như tôi được một cơ hội như cậu, tôi phải chớp ngay lập tức.
Tôi tỏ vẻ không hiểu ông định nói gì, ông liền cười nhạt:
Này, tôi hỏi thật cậu, cậu định cứ làm thằng thợ phát rừng cả đời như thế này sao?
Bấc đến đâu dầu đến đấy...
Tôi vọt miệng ra cái câu nói cửa miệng của thằng học giả vẫn nhồi nhét vào tai tôi mỗi lúc nó lên cơn lảm nhảm.
Ông toán trưởng tròn xoe mắt:
Bấc với dầu gì?
Tôi vội lấp liếm là không có gì, tôi chỉ muốn nói là tôi tuyệt đôi tin tưởng ông, giao nhiệm vụ gì tôi cũng làm, khó khăn mấy tôi cũng vượt qua, riêng có cái việc nắm tình hình tư tưởng anh em, tôi thấy khó quá. Nghe xong, ông tươi mặt, cười xòa:
Tôi hiểu cậu rồi, tinh thần chấp hành như thế là rất tốt còn cái việc kia, tôi cũng hiểu cậu rồi, cậu lo không đủ trình độ lý luận chứ gì? Cậu khỏi lo, lý luận tốt nhất là được đúc rút ra từ thực tiễn, vừa làm vừa học, rồi tôi sẽ hướng dẫn cho cậu. Ấy đấy, ngày xưa còn tuổi thanh niên, tôi cũng tự ti như cậu đấy. Thế rồi may mắn cho tôi, tôi cũng gặp được một ông Đội trưởng quý mến tôi, quyết đào tạo bồi dưỡng như tôi đối với cậu bây giờ.
Tôi nóng bừng cả mặt, cảm động rưng rưng, cứ ngồi im nghe ông nói.
Con người ta hơn con thú ở chỗ có hoài bão, suốt đời kiên trì theo đuổi cái hoài bão đó, thắng không kiêu, bại không nản...
Rồi ông kể tôi nghe ngày xưa ông đã phấn đấu gian khổ thế nào, từng bước từng bước ông đã tiến bộ ra sao, ông kể hết, riêng cái chuyện ông kèm cặp bà Trưởng phòng để đến nỗi ông văng mất cả chức thì ông dấu biến. Khổ một nỗi, ông nói gì ông cứ nói, đầu óc tôi cứ quanh quẩn mỗi cái chuyện ông không nói ra đó. Tôi mường tượng ra thằng bé người ta móc ra từ thùng giấy loại trong hố xí ấy, nó có cái mũi khoằm khoằm, cái miệng mong mỏng giống ông không? Trong cái đêm đông lạnh này, nó có ngồi bên mẹ nó canh hai chảo nước lớn bên bếp lửa bập bùng thường thấy trong những công trường làm đường nơi miền núi heo hút? Lạy trời đừng ai kể cho nó biết nó đã ra đời như thế nào, mang nặng ám ảnh kinh hoàng vậy, nó sẽ yêu thương hay thù oán mẹ nó? ôi người đàn bà khốn khổ, chị đã nhỏ bao nhiêu giọt nước mắt cắn dứt vì sự dại dột của mình trước những miệng lười cay độc của người đời.
Thua keo này ta bày keo khác cậu ạ...
Tôi nhìn ông trừng trừng và không tin ở tai mình nữa? Ông định bầy cái keo nào đây? Ngoài cái chức đã mất, trong cái keo mới này, liệu có chỗ nào giành cho người đàn bà và đứa bé mà ông làm khổ?
Thưa bác, bà trưởng phòng dạo trước ấy giờ đâu rồi?
Lời nói của tôi như con ong đốt cổ ông, nọc nó chạy khắp người làm ông run bần bật:
Làm sao, làm sao anh biết chuyện đó?
Thằng bé vẫn còn sống chứ?
Đi đi anh đi đi, đó là chuyện nội bộ, không dính dáng gì tới anh...
Than ôi, ông lại hiểu nhầm tôi nữa rồi, tôi không hề muốn moi móc, tôi chỉ muốn biết số phận của người đàn bà và cháu bé. Tuy nhiên cơn nổi nóng của ông không cho tôi được giải thích với ông chuyện đó. Đầu óc ông méo mó qua. Than ôi, ông lại hiểu nhầm tôi nữa rồi, tôi không hề muốn moi móc, tôi chỉ muốn biết số phận của người đàn bà và cháu bé. Tuy nhiên cơn nổi nóng của ông không cho tôi được giải thích với ông chuyện đó. Đầu óc ông méo mó quárồi, người ta chìa ra cho ông một bàn tay thông cảm, ông lại nhìn thấy nó nắm một con dao. Tôi không giận ông, chỉ áy náy đã phụ lòng ông khi ông muốn làm tốt cho tôi.
Mày ăn cắp mì chính, bị thủ trưởng bắt gặp hay sao mà ông ấy hét toáng ìên thế?
Thằng học giả đón tôi với nụ cười mỉa. Cả mấy thằng vẫn còn ngồi quanh đống lửa bàn tán ầm ĩ về cái bản Mù U ngày mai chúng tôi sẽ đặt chân tới. Cái đói toàn diện đã biến cái bản nhỏ u tỳ thành một thành phố hoa lệ như Paris của nước Pháp.
Rượu thì nhất định là có rồi. Chúng mày phải biết cái loài nếp lạnh, ngâm gạo sống với men của người Mán nom cứ như sữa vậy, uống vào là say tít cung thang...
Thằng học giả chờ cho mấy đứa uống xong cái món rượu nếp lạnh rồi mới đưa ra món khác:
Còn cái kiểu tắm của tụi nó thì vua chúa cũng phải chịu, bồn tắm đục bằng gỗ nguyên cây, một thằng hộ pháp với một con vợ thằng xã đội nhảy vào vùng vẫy còn rộng chán, thế rồi ống bương dẫn nước từ ngọn suối chảy xuống chảy qua một cái thùng khuy đun sôi sùng sục, nước trong bồn lúc nào cũng nóng vừa đủ tha hồ anh chị kỳ cọ cho nhau...
Thằng hộ pháp từ nãy bó gối ngồi nghe, giờ mới bật cười:
Mẹ cái thằng ma xó này, đi guốc trong bụng tao, đúng tao đang nghĩ tới con mẹ ấy đây. Lạ thật, tao ngủ với bao nhiêu đứa mà chỉ nhớ một mình nó. Đêm nào tao cũng nghe tiếng nó gừ gừ bên tai: Ối anh ơi, anh đang nàm gì em đây? Nó bắt tao trả lời bằng được, rồi lại hỏi nữa, mỗi câu ấy thôi, mà mỗi lần phải trả lời mỗi cách. Giờ ước gì nó bỏ được thằng xã đội tao cũng bỏ ngay lão toán trưởng chuồn về cưới nó làm vợ.
Thằng học giả khích nó:
Trai tráng như mày, dời núi lấp biển thì mới khó chứ, mơ ước có một con đàn bà thì quá dễ.
Dời núi lấp biển ăn thua gì, cho tao con vợ thằng xã đội tao lên rừng bắt voi tay không cũng được. Nhưng mà khó lắm chúng mày ơi, thằng xã đội nó có súng, tao thò mặt về xóm nó bắn chết tươi.
Rồi nó thở dài đánh sượt, tôi nghe cũng phải nẫu ruột:
Thằng chồng nó là thằng chó đẻ, nó hè anh em nhà nó trói con kia vào chân giường, lột quần áo rồi cứ đùi non con kia nó vừa cặp kìm vừa tra khảo:
Sướng chưa? mày sướng chưa? Mày ngủ với thằng đó bao nhiêu lần? Ơ những đâu? Khai mau không chết... Mẹ kiếp, tao mà chứng kiến cảnh đó, tao nhai sống thằng xã đội...
Nó nghiến răng ken két rồi lại cười hềnh hệch:
Đánh thế chứ đánh nữa cũng chẳng nhằm nhò gì, cứ mỗi lần tao về, nó lại tìm đủ cách đến với tao. Kỳ phép vừa rồi, tao vừa đặt chân xuống bến Ô tô phố huyện thì bỗng đổ mưa như trút, xung quanh trốn sạch cả, tao còn đang khoác nylông đứng giữa trời, giữa bến xe ngơ ngơ ngác ngác như quạ vào chuồng lợn thì bỗng từ quán ăn đằng xa có một em ướt như chuột lột, chạy tới, chui tọt vào nylông của tao. Trời ơi, tưởng ai hóa ra con vợ thằng xã đội, nó cứ run cầm cập, ôm lấy tao khóc rưng rức: ối anh ơi, anh bỏ em đi đâu cho em khổ thế này?. Tao càng dỗ, nó càng khóc to, hai quả dừa của nó cứ đè chặt lấy ngực mình, nóng ran khắp người. Mưa lại ào ào mỗi lúc mỗi to. Biết làm sao giờ, tao đành buông cái ba lô trên vai xuống, rồi cứ đứng thế ma cuốn chặt lấy nhau như bện thừng, may có miếng nylông trùm kín hết chẳng sợ ai nhìn thấy. Chưa giập bã trầu, nó đã dãy lên đành đạch, miệng gừ gừ: ối anh ơi, anh nàm gì em thế này...
Tôi cười phát sặc:
Rồi mày trả lời nó làm sao?
Thằng học giả chen ngang:
Nhốt con quỷ sứ vào cái địa ngục, nhốt con quỷ sứ vào cái địa ngục...
Ha ha... ha ha... ha ha....
Chờ cho tan cơn cười, tôi mới hỏi nó:
Như hai con ngựa vía thế thì sung sướng cái nỗi gì?
Thằng hộ pháp trợn ngược mắt:
ấy thế mà tan cơn mưa rồi tao vẫn chưa rời được nó ra. Trò đời là thế, ăn khó mới ngon. Đêm hôm đó, tao nhớ nó quá, tao đánh liều mò đến đứng ngay hàng rào dưới cửa sổ nhà nó, đánh lưỡi: Tắc tè... tắc tè. Tao đoán chắc mật hiệu của tao thế nào cũng lọt vào tai nó nhưng đêm hôm, khó mà lừa được thằng xã đội để ra với tao. Tao cứ nằm phục trong đám cây dâm bụt chờ mãi, chờ mãi. Quả nhiên một chặp sau trong buồng có tiếng đánh diêm, tiếng thằng chồng gắt: nửa đêm rồi còn đi đâu, tiếng nó rấm rẳn:
đau bụng phải đi chứ, hỏi vớ vẩn.
. The rồi dưới ánh trăng suông, tao nhìn thấy nó mặc mỗi cái quần đùi với cái áo lót, người cứ trắng lôm lốp đi về phía nhà cầu. Ngay đêm đó nó rủ tao: Trốn đi anh ơi, anh mang em trốn đi, đi đâu cũng được cực khổ mấy cũng chịu, còn hơn sống thế này.
Nhưng biết trốn đi đâu bây giờ? Trốn ở đâu thì rồi cũng phải có hộ khẩu, có đăng ký kết hôn, nếu không chỉ ba ngày sau là thằng xã đội nó móc ra ngay. Tao nghĩ nát cả óc không ra, hết phép thôi đành dứt áo, khoác ba lô ra đi, chỉ còn biết thường nó đứt ruột đứt gan...
Nó buông một tiếng thở dài kết thúc câu chuyện tình khổ đau. Tôi phải quay đi không dám nhìn cái dáng ngồi thiểu não của nó, tôi vốn quen thấy nó trong cái lốt con voi đực xông xáo, chân tay chẳng lúc nào chịu yên, miệng luôn luôn cười hềnh hệch, ấy thế mà lúc này nó rũ xuống như một cái bánh da nhúng nước. Ôi cái làng Mù U, nơi phồn hoa đô hội của chúng tôi kia mới chỉ hiện ra lờ mờ trong làn sương chiều, vậy mà đã làm thổn thức tới cả một con voi dực như thằng hộ pháp. Cuộc sống sẽ hồn nhiên, vô tư biết bao một khi chỉ có năm người chúng tôi mãi mãi sống nơi hoang dã này...