Hai mươi ba

Thực khó biết được sức mạnh nào khiến tôi làm được việc phi thường đến thế? Hoặc hoảng sợ eái cuộc sống chen chúc nơi phố chợ hoặc ăn năn đã làm buồn lòng cô nàng nhỏ nhắn, không rõ ra căn nguyên nào, chỉ biết ngay từ mờ đất, tôi đã trở dậy mặc thằng liên lạc vẫn ngủ mê mệt, khoác lên người năm mươi cân gạo, hai chục cân gà và thực phẩm, chẳng nhìn ngang ngó ngược, cứ con đường bữa trước phăm phăm bước trở về. Qua nơi con gấu sập bẫy, qua ngôi nhà sàn đôi vợ chồng trẻ, qua bản Mù U hoang vắng, mặc kệ, tôi cứ bỏ qua tất chẳng còn biết đói khát, mệt nhọc là gì, tôi cắm đầu cắm cổ, nhoay nhoáy đôi chân như ma đuổi. Trời tối mịt, không còn nhìn thấy đường mà bước được nữa: tôi mới tới nơi mấy bữa trước cả bọn đã ăn thịt chó hoang. Hỡi ôi, gọi khản cả cổ chẳng có ai lên tiếng, cả toán hẳn đã chuyển theo tuyến lên phía trước rồi. Quẳng ba lô, nằm vật dưới gốc cây, lúc này tôi mới rời rã chân tay, bao nhiêu nước trong người dường như đã túa ra hết làm ướt đẫm-bộ quần áo. Miệng khát khô mà không sao nhấc lên nổi chiếc bi đông đã gần cạn. Tôi kiệt sức quá rồi, hơi lạnh của đất ngấm dần vào da thịt mỗi lúc làm tôi thêm cảm thấy mình đang bị chôn sống trong lòng đất hoang vu. Hệt một con ruồi dãy dụa trong mạng nhện, tôi cũng nằm chờ cái chết dưới hình dạng một con quái vật khổng lồ có những cái vòi hút máu và những đôi chân nguều ngoào. Nỗi sợ đè lên ngực mỗi lúc một nặng làm tôi cố vùng ra nhưng chân tay đã cứng lại như hoá đá, tôi chết rồi, ý nghĩ lóe lên rồi tắt ngấm như một tia tri giác cuối cùng. Sau này, tôi cứ tự hỏi không hiểu cái sống cái chết liệu có do cái số của người ta đã được an bài trong tử vi hay không? Quả thực nếu cái lần đó khi chuyển quân thằng cấp dữong không bỏ quên con dao phay, nếu nó không tiếc đứt ruột quay lại tìm, nếu nó không mò tới được chỗ tôi đang nằm chết giấc, nếu vậy hẳn tôi đã trở thành đồng xương khô làm mồi cho giun và kiến. May mắn thay, phát hiện ra tôi nằm còng queo dưới gốc cây chò chỉ, thằng cấp dưỡng la hoảng, lập tức nó đốt ngay đang lửa, hà hơi vào miệng tôi lay gọi rôl rít. Tôi hé mắt nhìn và chưa kịp hiểu chuyện gì đang diễn ra đã nghe nó hét váng: Sống rồi, sống rồi, mày có nhận ra tao không? Tôi gật gật và chẳng hiểu sao nước mắt cứ ứa ra giàn giụa. Lập tức nó móc ra lọ dầu con hổ, chà sát khắp người tôi, miệng quát tháo:
Mày có là trâu không mà thồ nặng thế kia? Thằng hộ pháp đâu, sao không chia ra mỗi thằng vác một nửa? Mẹ ơi tao mà không quay lại tìm con dao thì mày ăn đất rồi. Quái thật, không hiểu sao đêm qua ruột gan tao cứ nóng như lửa đốt. Mất con dao thì là cái gì, ấy thế mà tao cứ bồn chồn chỉ mong trời chóng sáng quay lại đây mới lạ chứ? Vậy là cái số mày chưa chết nên nó mới ám vào giun giủi tao như thế?
Tôi cứ muốn được nghe nó nói mãi, nói mãi, cái giọng quen thuộc của nó tạo cho tôi cảm giác trở về nhà, về với cuộc sống thường ngày của tôi. Thật lạ, mới xa bọn nó vài ngày mà tưởng như lâu lắm.
Giờ mày cứ nằm yên nghỉ ngơi. Tao sẽ... thịt con gà. kiếm cái ống bương bỏ vào đó với bát gạo. Mẹ ơi, mày chỉ cần húp bát cháo gà là tỉnh như sáo sậu ngay, chẳng cần thuốc men gì sất. Tại mày kiệt sức lại đói với cả cảm lạnh nữa nên mới chết giấc vậy thôi. Cứ nằm yên đó, tao làm loáng cái xong ngay...
Tôi lại chìm vào giấc ngủ mê mệt, mệt cho tới lúc thằng cấp dưỡng xốc dậy. Quả thực bát cháo gà tôi húp đến đâu khỏe đến đấy, máu lại chảy giần giật khắp người, mồ hôi vã ra, tôi nhoẻn một nụ cười:
Thuốc tiên thật mày ạ, tao tỉnh cả ngời...
ấy đấy tao đã bảo mà, cứ ăn thật lực vào là sống con người, này thêm cái buồng gan này nữa này...!
Hết cái buồng gan rồi đến cái đùi, cái lườn, chẳng mấy chốc hai thằng đã nuốt hết cả con gà lẫn ống bương cháo. Lúc dó thằng cấp dưỡng mới nhấc thử cái ba lô gạo, thực phẩm và lè lưỡi:
Dễ phải non một tạ. Nặng thế này mà mày cõng được: lại đi một mạch có một ngày lên đến đây thì đến thằng hộ pháp cũng thua
Nó kể mấy hôm rồi ba người vẫn đi làm thằng học giả bỗng đốc chứng làm như điên vừa phát cây, vừa kéo thước đo, có ngày đạt năng xuất hai ngàn mét rồi ông toán trưởng có ý cho nghỉ sớm mà nó không chịu, cứ đòi làm nữa để vượt năng xuất lấy thành tích chào mừng đại hội công đoàn.
Thất tình làm cho nó dở hơi phải không?
Chẳng dở hơi tý nào. Nó tỉnh ra là khác..
Không ngờ câu trả lời của tôi còn thấp hơn sự thực, thằng học giả không những tỉnh ra mà còn khôn ranh, nhạy cảm không ngờ. Nó không tin chuyện tôi bịa đặt về thằng hộ pháp bị sốt rét phải nằm lại Mù càng điều trị, có lẽ khi không còn quan tâm tới những bức thư gửi qua bưu điện, nó dồn hết chú ý vào người xung quanh, nó kéo tay tôi ra chỗ vắng, hất hàm:
Mày nói láo phải không? Thằng ấy khỏe nh voi, ốm sao được, nó đào ngũ rồi chứ gì?
Tôi hất tay nó ra:
Chuyện đó không việc gì đến mày. Tao bảo nó ốm là nó ốm. Có vậy thôi.
Riêng với ông toán trưởng, tôi cứ bàn khoăn không biết có nên nói thực không, báo cáo sai đã là một tội, che giấu cho thằng hộ pháp lại thêm một tội nữa, nhưng thà chịu hai lần tội còn hơn để ông điện về Ban chỉ huy làm hỏng việc nó. Tuy nhiên, ông toán trưởng không để cho tôi phải phân vân, buổi tối sau ngày tôi trở về, ông cho gọi riêng tôi:
Tôi đã điện về Ban chỉ huy biểu dương thành tích chuyển gạo và thực phẩm của cậu.
Tôi hiểu đó chỉ là khúc dạo đầu, quả nhiên, sau vài lời hỏi han sức khỏe chiếu lệ, ông hỏi độp luôn:
Thằng hộ pháp đào ngũ rồi phải không?
Thưa không, nó bị sốt rét, tôi đã báo cáo rồi.
Cậu nói dôi, chính trước khi đi nó đã bàn chuyện với cậu trốn về cướp vợ người ta...
Tôi lạnh toát người, nhớ ngay đến buổi tối thằng học giả ngộ độc thức ăn và nằm nghe hết mọi chuyện thằng hộ pháp tỉ tê với tôi.
Mày đừng có xui thằng hộ pháp làm bậy. Manh động chỉ có chết...
Nó đã dọa tôi như thế và thật không ngờ, nó đã báo hết với ông toán trưởng. Mẹ kiếp, phải cho nó một bài học chừa cái tính bép xép. Tôi nghiến răng, trừng mắt như thể chính nó đang ngồi trước mắt làm ông toán trưởng phát hoảng:
Thôi được, nếu cậu không báo cáo láo thì thôi, chẳng việc gì phải cáu giận, trợn trừng như thế.
Tôi trở về võng nằm, giận cả thằng học giả lẫn thằng hộ pháp, vắt óc ra nghĩ cách sao cho êm chuyện. Rõ rắc rối, tự dưng tôi bị đẩy vào một tình thế thật khó xử; nói thật ra thì phản bạn, che giấu cho nó, sau này vỡ chuyện ra, tôi sẽ lĩnh đủ trách nhiệm. Thôi đành, nghĩ mãi cũng thế, tôi lại giở cái phương châm quen thuộc bấc đến đâu dầu đến đấy để cố dỗ giấc ngủ, thế rồi thằng cấp dưỡng không chịu để tôi nằm yên, nó dựrng tôi dậy để bắt tôi nghe câu chuyện về ngôi nhà tương lai của nó. Tao nghĩ kỹ rồi mày ạ, đất tao là vùng chiêm trũng cho nên cái nên nhà dứt khoát là phải tôn cao ít nhất một mét, sao cho trận lụt năm ất Dậu mẹ tao vẫn kể có xảy ra nữa thì nớc cũng chỉ mấp mé bực cửa... Tôi ngồi bếp lửa vừa ngáp vừa cố giỏng tai nghe, mẹ kiếp, thằng này cũng thuộc một dạng điên, xây được ngôi nhà đúng như nó tưởng tượng dễ phải có bạc triệu, ấy thế mà một tháng lương nó không quá vượt con số ngàn. Tôi bảo nó cái lâu đài của mày nguy nga thật đấy nhưng không khéo nó đang được xây trên cát bởi vì có đến ngày về hưu nó cũng chẳng góp nổi số tiền lớn như thế.
Nghe tôi nói, thằng cấp dữơng vỗ bồm bộp vào bụng, cười khảy:
Mày đừng có coi thường tao, một nửa ngôi nhà đã nằm gọn ớ đây rồi.
Nó ghé tai tôi khoe thầm ngoài tiền ra nó còn có cả vàng nữa mấy cái nhẫn đây bằng cả mấy lần số tiền nó có.
Tôi lo sợ:
Mày phải giữ cẩn thận, tao không ngờ mày lại giàu đến thế...
Thằng cấp dưỡng trợn mắt:
Tao nói riêng mày thôi đấy, cấm không đư ợc lộ chuyện, nói thực với mày tao đéo tin được thằng nào, nhất cái thằng học giả sao hồi này mắt nó láo liên như mắt rắn ráo.
Tốt nhất mày tìm cách gửi về cho mẹ
ấy đấy tao cũng định đánh bài chuồn ít ngày không ngờ thằng hộ pháp lại chặn trước, tao mà biến nữa thì hết người làm. Thôi đừng có cãi, tao biết thừa mày chống chế cho nó rồi, nó mà ốm thật, mày đã chẳng cuống lên đòi ông toán trưởng cử ngời xuống với nó, đằng này cứ bằng chân như vại thế, rõ thật dấu đầu hở đuôi.
Tôi cười gượng lảng chuyện hỏi han mấy hôm tôi đi vắng, ông toán trưởng có nhận thêm bức điện nào không?
Nó sờ vào bụng như để yên tâm gia tài của nó vẫn nằm yên chỗ đó rồi mới thủng thẳng:
Có đấy hôm trước ông vừa họp phổ biến lệnh của Ban chỉ huy hạ quyết tâm tới được đỉnh Hua Ca trước mùa mưa.
Mẹ kiếp, có mọc cánh cũng chả được, con người ta có phải cái máy đáu, cứ mang tinh thần chọi thế chó nào được với rừng rậm núi cao. Thằng hộ pháp lại chuồn rồi, mày với thằng học giả liệu có gánh được phần của nó không?
Tôi nhìn thẳng vào mặt thằng cấp dưỡng, cười khảy:
Khi cần thì mày cũng phải đi phát cây với bọn tao.
Vậy rồi ai sẽ nấu cơm?
cần gì, đi làm về cả toán xúm vào cùng nấu..
Thằng cấp dưỡng sờ tay vào bụng, lo lắng ra mặt. Tôi hiểu nó không ngại đi làm, nó chỉ ngại không biết sẽ giấu cái gói của kia vào đâu khi nó cũng phải đi tuyến leo trèo, phát cây vất vả như bọn tôi. Tôi đành giở giọng an ủi:
Tao nói đùa vậy thôi, thế nào mày cũng phải ở nhà nấu cơm chứ, đi ra tuyến hết nhỡ thằng nào nó mò đến bưng hết đồ đi thì sao?
Tôi nói đùa vậy mà thành thật, chỉ hai hôm sau. trong cuộc họp tôi, thằng học giả đã phát biểu rất hùng hồn về quyết tâm tới được đỉnh Hua Ca trước mùa mưa, về các khó khăn thuận lợi và sau cùng trong tình hình thiếu nguời hiện nay, nó đề nghị đưa cả cấp dưỡng ra tuyến làm, buổi sáng nó xung phong dậy sớm nấu cơm, còn buổi ehìêu, đi làm về cả toán cùng nấu. Nó nói xong, cả toán im phăng phắc, nghe rõ cả tiếng cộc, cộc con gõ kiến, tiếng lửa lép bép và từ xa lắm tiếng con nai tác trong đêm. Thằng cấp dưỡng cúi gằm mặt, tay cầm cành cây chọc cho ngọn lửa bùng lên, ông toán trưởng giở ra giở vào cuốn sổ vẫn để trên đùi, vẻ lúng túng hiện rõ trong các ngón tay run run, tôi đoán chắc ý kiến thằng học giả cũng làm ông chới với, thực bụng ông không muốn vậy, nhưng phản đối một đề nghị tích cực của một quần chúng tích cực hẳn là ông không dám. Vậy thì ngoài tôi ra, ai là người ra mặt phản bác, tôi đành phải nói:.
Tôi không tán thành để đồng chí cấp dưỡng ra tuyến làm việc, đảm bảo đời sống anh em cũng quan trọng không kém gì sản xuất...
Tôi định nói thật dài, đưa ra những lý lẽ thật sắc nhưng chẳng hiểu sao, chắc do cái lưỡi cứng quá làm tôi ấp úng đuợc có thế, bị thằng học giả đốp lại ngay một bài giảng về tinh thần làm chủ của một người công nhân, về nhiệm vụ chính trị cao nhất của tất cả những người ngồi đây là phải đi tới cho bằng được đỉnh Hua Ca trước mùa mưa...
Lý lẽ của nó vừa chặt chẽ, vừa sắc bén lại ngầm có ý muốn răn đe ông toán trưởng làm ông chẳng còn cựa được đành phải biểu dơng tinh thần của nó, và quyết định ngày mai thằng cấp dữơng cũng phải đi tuyến phát thay cho thằng hộ pháp hiện đang ốm sốt rét dưới bản Mù Cang. Tuy ấm ức vì ông không dám bác bỏ ý kiến của thằng học giả, nhưng trong bụng tôi vẫn cảm. ơn ông vì đã không moi móc và điện về Ban chỉ huy vụ thằng hộ pháp bỏ trốn. Họp xong, thằng cấp dưỡng đi lại chỗ tôi, mặt hầm hầm:
Cứ cái đà này mai kia nó bắt mình đốt đuốc làm cả đêm cũng nên. Ông toán trưởng bị nó xỏ mũi rồi, còn mày thì ấp a ấp úng như cái thằng bị ong đốt lưỡi. Rõ chán.
Chịu thôi, về cái khoản lý sự thì tao thua nó rồi.
Thằng cấp dưỡng thở dài:
Cứ khinh nó là thằng trí thức rởm nữa đi. Bụng nó chứa cả đống sách thế thì đến ông toán trưởng cũng chịu chẳng cãi nổi ba cái mớ lý luận của nó. Cứ cái đà này không khéo mai kia nó vượt cả ông toán trưởng là cái chắc.
Sáng hôm sau, trời còn tối, bên tai tôi bỗng choáng lên vì tiếng còi từ lâu rồi ông toán trưởng chẳng buồn thổi và tiếng thằng học giả choe choé giục mọi người dậy tập thể dục. Tôi đành nhảy khỏi võng, giơ chân giơ tay theo nó và bỗng nghĩ tới lời nó nói ngày trứớc về mỗi sáng dậy tập thể dục nhìn dãy núi xung quanh nom giống như bức tường trại giam. Bây giờ, nó còn cảm giác đó không, nếu có, chắc hẳn nó phải dấu biến và tìm mọi cách vượt ra ngoài bằng mọi thủ đoạn. Cái nguy cơ xuất hiện một thằng đê tiện, liệu ông toán trưởng có nhận ra không mà vẫn trao cái còi cho nó? Chúng tôi lặng lẽ ăn bữa cơm do thằng học giả chẳng hiểu đã dậy từ lúc nào, nấu nớng quấy quá cốt xong việc.
Hôm nay tất cả sẽ đi làm hết nên ông toán trưởng phải cất thật kỹ cái máy VTĐ vào tận trong góc hang, thế còn thằng cấp dưỡng, nó đã tìm ra chỗ giấu cái gia tài của nó chưa?
Lại một tiếng còi nữa từ miệng thằng học giả báo hiệu giờ đi làm. Nó mặc quần áo phòng hộ, đầu đội mũ cối, chân đi giày ghệt, ngang lưng thắt bao dao, vai khoác thước đo đường hùng dũng đi đầu nom thật khác hẳn cái vẻ gà rù thất thểu ngày trước. Bỗng nhiên tôi nảy ra ý nghĩ bữa đó thà nó tự bắn một phát vào đầu còn hơn là nhắm vào con gõ kiến đang bổ cồng cộc những tiếng gõ cửa của định mệnh. Đúng đấy, nó đã bắn vào định mệnh, cưỡng lại cái ông toán trưởng vẫn gọi là quy luật chi phối con người, tự biến thành một thằng lố lăng, nhắng nhít đến như thế kia, thà chết đi còn hơn. Bây giờ, suốt ngày nó hùng hục leo trèo, đo thước, phát cây cắm vè, cậy mồm cũng chẳng ra một câu lảm nhảm như trước, ngược lại, lúc nghỉ trưa, nó thường xán lại ông toán trưởng xem bản đồ, cộng giúp ông sổ đo tuyến, phàn nàn tôi và thằng cấp dưỡng phát cây không sạch, làm cầm chừng giữ sức làm nó phải để mắt. thúc giục không thì chẳng biết tới cái thủa nào cả toán mới tới được đỉnh Hua Ca như Ban chỉ huy đã hạ quyết tâm.
Những lúc đó, tôi bỏ ngoài tai những lời ỏn thót của nó, cư nằm ngửa ra ngắm nhìn những đỉnh núi xạ xa chìm khuất trong làn mây trắng. Chúng tôi sẽ phải lần mò đi tới đó, tới một đỉnh núi nào đó trong những đỉnh núi kia mà nguời ta gọi là Hua Ca. Tôi không nghĩ mình đang hoài phí sức lực cho một công trình hão huyền, tôi cũng chẳng tin lời ông toán trưởng rằng chúng tôi đang góp phần khai sinh một con đường huyết mạch, sự phán xét sau cùng còn lâu mới tới, tôi chỉ làm công việc hàng ngày là leo trèo, phát cây giống như người thợ vào nhà máy, ngời nông dân đi ra ruộng.
Rồi tôi cũng phải làm một cái gì cho riêng tôi chứ? Tôi bỗng nhớ đến cô nàng nhỏ nhắn mà nếu như không có cái khăn tay cô-tặng tôi vẫn để túi ngực thì hẳn tôi sẽ tưởng eô chỉ là một gi ấc mơ. Quả thực nhiều đêm tôi nằm mơ thấy nàng đang nhịp nhàng uốn lượn tấm thân thanh mảnh theo tiếng chiêng xoè làm tôi như được nâng lên từ một vùng đất cằn, đầy cỏ lac. Tôi ứa nước mắt, kính cẩn nhìn cô, tôi muốn sống khác như tôi đang sống, tôi muốn làm một cái gì đó để dâng tặng nàng, không phải cái sự nghiệp theo kiểu thằng học giả tặng eô búp bê, cũng không phải con dao có hình đôi chim thằng hộ pháp tặng ngừi yêu của nó, không, tôi muốn dâng tặng nàng một cái gì đó, hoàn toàn khác mà tôi không sao nghĩ ra, chỉ thấy rạo rực trong lòng và khi thức dậy tôi chỉ muốn nhảy lên đỉnh núi, hét lên thật to cho vang vọng khắp đất trời. Thế rồi từ đó ý nghĩ dâng tặng nàng một cái gì đó cứ bám chặt lấy tôi, nhất vào lúc mệt nhọc đợc nghỉ ngơi như lúc này, nó càng trở nên rõ rệt ở trong đầu. Giá như có thằng hộ pháp ở đây, nhất định tôi sẽ hỏi nó và dẫu chưa chắc nó cho tôi đợc câu trả lời nghiêm chỉnh nhưng ít nhất nó làm vợi bớt được nỗi day dứt bồn chồn. Không hiểu lúc này nó đang ở đâu, đã gặp được nguời nó khao khát chưa hay vẫn lẩn lút quanh vùng đó?
Cái việc nó đánh rơi con đao dọc đường làm tôi nhẹ nhõm cả người, xóa đi được ám ảnh về khả năng rất xấu có thể tới với nó. Nhưng tôi vẫn không hình dung nổi bằng cách nào nó rủ rê được người đàn bà có chồng bỏ trốn lên miên hoang dã kia và rồi ở nơi con người đã bỏ đi đó liệu nó có thể xây dựng đợc thiên đàng cho hai người như nó tươeng tuợng? Có lẽ ngoài tôi ra, ở đây chẳng còn ai nhớ tới nó, thằng cấp dưỡng lo cất dấu túi tiền, thằng học giả dốc sức phấn đấu lọt được vào mắt xanh ông toán trưởng, còn chính ông toán trưởng ngày càng chìm sâu vào những ý nghĩ của riêng ông. Nhưng vào một tối đã khuya, khi mọi người ngủ cả, tôi đang ngồi bên đống lửa, ông nhẹ nhàng đi tới ngồi bên tôi và cứ ngập ngừng như định nói điều gì làm tôi tưởng ông lại nhắc tới cái việc ông muốn cất nhắc tôi kế cận, thay thế ông lúc cần thiết. Nhng không, sau khi vứt mẩu thuốc ngắn ngủn vào đống lửa, bỗng dưng ông nói bâng quơ:
Nghe như từ bản Mù Cang có xe ngựa chạy mất một ngày về tới thị trấn.
Vâng.
Rồi từ thị trấn lại có Ô tô về xuôi.
Vâng
Vậy từ đây xuống đó dễ cũng mất cả tuần.
Tôi chẳng hiểu ông định dẫn câu chuyện đi đâu, nên cứ vâng tràn. Hay ông tính đường về với bà vợ quê xa, chẳng có lẽ, trời sụp ông cũng chẳng dám bỏ nhiệm vụ. ông đốt điếu thuốc nữa rồi ngập ngừng:
Thuận xe thuận tàu, bây giờ thằng hộ pháp đã ở nhà.
Tôi im thít không dám lên tiếng, sợ ông lân la để tôi thò ra cái chuyện che dấu cho nó. Nhưng hình như ông không có ý đó ông chỉ than phiền vắng nó hóa ra eả toán im ắng hẳn đi, mọi tối mọi người còn cười nói quây quầnbên đống lửa, bây giờ đi làm về, anh nào cũng thui thủi nhăm nhăm leo lên võng ngủ. Sau cùng, ông buông một tiếng thở dài:
Cái thằng lạ thế, làm gì cũng cứ tâm ngẩm, chẳng hé răng ra với ai. Không biết liệu rồi nó có quay về đây nữa không?
Có chứ, nhất định nó sẽ phải quay về chứ
Tôi thốt lên một câu chắc nịch, cốt an ủi ông đang rầu rĩ trong một nỗi buồn từ trước tới nay tôi chưa hề nhận thấy ở ông, nỗi buồn của người cha thương đứa con lận đận nơi chân trời xa...