Hai mươi lăm

Những giọt mưa đầu tiên đã rơi xuống nỗi lo lắng của bọn tôi khi đỉnh Hùa Ca vẫn mù mịt đâu đó mà năng xuất hàng ngày lại quá ì ạch. 1500 mét... 1200 mét... 800 mét... Con số ông toán trưởng đưa ra sau mỗi lần cộng sổ buổi chiều làm thằng học giả càng thúc chúng tôi phát cây nhanh hơn nữa, ngủ trưa ít đi và buổi chiều về muộn hơn.
Tuy nhiên cái mớ bùng nhùng dây leo cứng như chiếc đũa, ken đặc như mắt lưới ngay trên sườn núi đá dốc chẳng để chúng tôi tiến nhanh hơn được nữa mặc dầu suốt ngày thằng nào thằng nấy luôn chân luôn tay vùng vẫy như con ruồi mắc mạng nhện. chịu thôi, tao chịu thôi, hết tỉ rồi..., thằng cấp dưỡng đã phải la lên khi thằng học giả toét còi thúc đi làm sau một lần nghỉ trưa ngắn ngủi. Nó vứt dao, vứt thước nằm lăn trên đám rễ cây bùng nhùng, mắt nhắm nghiền, miệng thở hồng hộc. Thằng học giả cắm cúi phát cây phía trước, được một quãng, nhận ra chỉ có mình nó đang dấn tới, nó đành quay lại chỗ thằng cấp đường đang nằm.
Dậy làm tiếp đi chứ, mày không nghe thấy tao thổi còi à?
Tao mệt...
Ai mà không mệt, tao còn mệt hơn mày nhưng phải cố gắng, biết chưa? Thôi, dậy đi...
Thằng cấp dưỡng bật dậy:
Cố gắng cái con c..., mày là cái đéo gì màthúc tao?
Định làm toán trưởng hả?
Thằng học giả không nổi cáu như tôi tưởng, ngược lại, nó cười nhạt:
Mày không bệnh tật ốm đau, không què chân sứt tay, giữa lúc, công việc đang căng, mày định lãn công phải không.?
May quá, tôi không nhanh tay giữ lại chắc thằng cấp dưỡng đã ném cả con dao vào mặt thằng học giả. Tuy nhiên hai đứa vẫn lăn xả vào nhau đấm đá, vật lộn ngay trên sườn núi dốc làm ông toán trưởng phải quăng cả bản đồ lẫn địa bàn chạy tới quát tháo lôi hai đứa ra. Tối hôm đó, ông tức tốc họp kiểm điểm. Thằng học giả gào lên:
Phá hoại sản xuất tôi đề nghị kỷ luật đồng chí cấp dưỡng về tội phá hoại sản xuất...
Ông toán trưởng xem ra muốn dàn hòa, đang lúc thiếu người, ông không thể bắt thằng cấp dưỡng ngồi nhà viết kiểm điểm, bởi vậy ông chỉ phân tích qua loa về tính nóng của cả hai đứa, nhắc nhở nhiệm vụ kế hoạch đang khẩn trương phải tập trung tất cả cho sản xuất rồi ông cho giải tán. Tôi phải kéo thằng cấp dưỡng cách xa thằng học giả không hai đứa lại cãi nhau nữa.
Mẹ kiếp, biết thế này thằng hộ pháp cứ để nó chết mất xác hồi ngã vách đá lại bớt được một thằng giả dối.
Lời phàn nàn của thằng cấp dưỡng làm tôi bật cười, quả thật cái mặt nạ của thằng học giả trương ra với anh em lộ liễu quá! àm tôi nhân một lúc vui chuyện không thể nào không hỏi nó:
Sao hồi này mày phấn đấu hăng thế? Có thực bụng không đ ấy?
Nó cười nhạt:.
Thực hay không mày hỏi làm gì? Có điều chắc nhăn tao sẽ quất chúng mày phải tới được đỉnh Hùa Ca trước mùa mưa.
Để làm gì thế?
A, thằng này quên cả nhiệm vụ chính trị Ban chỉ huy đã giao rồi hả?
Không, tao không quên, tao không quên cả cái hố thảm trong lòng mày.
Hai mắt nó tròn xoe, ngây ngô, trong một thoáng tôi thấy lại cái vẻ lờ đờ ngày trước rồi rất nhanh, nó cười khảy:
Thôi nói làm gì thời lãng mạn đó. Tao khuyên mày phải có đầu óc thực tế rồi cũng phải tính chuyện xin đi đại học chứ, không lẽ cầm dao cả đời sao?
Tôi không biết trả lời nó thế nào, đành chỉ thở dài:
Con búp bê làm mày thay đổi quá. Đời thiếu gì con gái, cần quái gì con đó mà phải phẫn chí sống giả dối đi thế?
Mày nói đúng, tao cần quái gì con đó, vài năm nữa tao sẽ trở về trên một địa vị làm nó phải tiếc chảy máu mắt vì đã bỏ tao. Còn sống giả dối hay thành thực cũng thế cả thôi. Cái chính là mục tiêu, phải, mục tiêu mới là cái cao hơn hết.
Đôi mắt nó rực lên một về làm tôi hiểu rằng chính nó đang rất thành thực với những lời nó nói. Không hiểu sao tôi lại nhớ tới một câu trước đây nó vẫn lảm nhảm: thời xưa trên mặt đất vốn chẳng có đường nào cả, sau đó nhiều người đi qua lại nên mới thành đường mà thôi. Tôi buồn nhói nghĩ rằng không biết bao nhiêu người đã đi vào con đường như thằng học giả? Không hiểu trong các cuốn sách người ta đã nói tới chưa? Nhân lúc nó đang thành thực, tôi hỏi điều đó, nó đập đập vào vai tôi cười cợt:
Trên đời này chuyện gì sách vở chẳng nói đến. Cái mày vừa hỏi đó, người ta gọi là... chủ nghĩa cơ hội.
Liệu rồi có ngăn chặn được nó không?
Ha ha, tao chỉ hỏi mày liệu có dám tố cáo tao giả dối không? Và cái chính mày có mổ được bụng tao ra chứng minh được chuyện đó không?
Tôi phải thành thực nhận rằng cả hai việc đó tôi đều không làm được, nhưng tôi không phải là tất cả, nhất địnhsẽ có người làm được. Thằng học giả lại cười dài và chính cái điều đó làm tôi bỗng nổi xung, xô tới thộp lấy ngực áo nó đẩy dần ra mép một vực sâu hun hút. Sự giận dữ làmtôi hoa mắt, tay chân khỏe lên gấp bội làm thằng học giả hoảng hốt, hét vào tai tôi:
Mày điên rồi, dừng lại không chết cả đôi giờ.
Đôi mắt nó vừa van xin vừa kinh hoàng giống hệt đôi mắt con chó hoang người ta trói gô vứt trong nhà ăn ngày trước làm tôi dừng sững. Lát sau, khi tôi buông ra, nó sửa lại quần áo và giọng khàn hẳn đi, nó nói:.
Mày giết tao ăn thua gì, có hàng ngàn hàng vạn đứa như tao mày giết sao nổi.
Có lẽ đó là lần thành thực cuối cùng của nó giành cho tôi. Từ đó về sau, càng ngày nó càng rúc sâu vào trong vỏ ốc kín bưng đến nỗi nhiều lúc tôi cũng đâm ngờ có lẽ mình lầm lẫn chăng, nó sống đúng như nó nói năng hằng ngày chứ chẳng đeo một cái mặt nạ nào đâu, nhất là từ sau cái tai nạn xảy đến với ông toán trưởng. Hôm đó vào buổi chiều ông đã cộng xong sổ đo dài, tính toán trên bản đồ rồi vui vẻ báo tin đỉnh Hùa Ca không còn cách xa nữa, cứ với tốc độ đang đi, trong vòng một tuần lễ nữa sẽ tới nơi, ông nói xong, với tay lên cao để gạt một cành cây chắn lối trước mặt. Đúng lúc ấy ông kêu lên thất thanh, nhoáng cái như một tia chớp xanh tôi nhìn thấy một con rằn nhỏ loằn ngoằn mất hút sau tầng lá dầy. Tôi nhảy vội tới đỡ lấy ông đang khuỵu người, mặt tái nhợt, toát mồ hôi đầy trán và ở cổ tay có một vềt đỏ tía chỉ nhỏ bằng cái đầu đũa. Tôi vội hét lên:
Thôi chết, ông toán trưởng bị rắn xanh cắn rồi...
Chao ôi, cái trường hợp xấu nhất vẫn ám ảnh ông hóa ra đã xảy tới bởi con vật nhỏ bé nấp trên cành cây sẵn sàng bổ vào những ai chạm tới nó. Số phận con người thật kỳ lạ tại sao tai nạn lại không rơi vào bọn tôi, những thằng luôn đi trước, húc đầu vào đủ mọi thứ bụi cây, đương đầu trước hết với mọi thứ rắn rết, mà lại rơi vào ông toán trưởng, người đi sau cùng khi vềt đường đã được phát quang, chịu ít hiểm nguy nhất? Có tiếng động trong bụi rậm, một con chim đen tuyền bay vút lên, cất giọng lảnh lót: Có số đaấ... Có số đấấ... ấấy.... Nó biến mất sau khi chỉ còn là một chấm đen trên bầu trời xám vợi huyền bí.
Ngay chiều hôm đó, bọn tôi phát quang một vạt đất bằng, chặt cây dựng chiếc lán tạm, đặt ông toán trương nằm trên chõng tre lót đủ thứ chăn và đốt lửa xung quanh xua đi vắt, muỗi. Thằng học giả nói rằng lúc đó nêu tôi không nhanh tay buộc chặn ngay vết cắn để nọc độc chạy đi khắp người hẳn là ông đã chết tức khắc. Phương thuốc duy nhất bọn tôi có thể chữa trị cho ông là thay nhau ghé miệng mút ra cho ông máu độc đang mỗi lúc làm bàn tay ông đỏ tím lại. Lúc này mọi bất đồng giữa ba đứa tôi dường như tiêu tan trong không khí im lìm, trang nghiêm trước cái huyền bí của con người đang chậm rãi tiến tới: cái chết.
Ông nằm đó, mắt nhắm nghiền, miệng nhăn nhúm như đang trải qua những cơn ác mộng, chìm đắm trong nỗi đau riêng của ông, dửng dưng với cả ba khuôn mặt đang cúi xuống nhìn ông với ánh mắt lo âu. Thằng học giả luôn tay bắt mạch, thỉnh thoảng lại đặt chiếc khăn mặt lên miệng ông và thổi vào đó hơi thở của nó. Phải nói rằng chỉ trong lúc nguy cấp này, nó mới phô được bản lĩnh của nó. Nó cắt đặt công việc, sai phái tôi và thằng cấp dưỡng, đứa nào đứa này răm rắp tuân theo cứ y như nó là ông toán trưởng vậy.
Lúc này bọn tôi chẳng bụng dạ đâu mà nhớ tới cái đỉnh Hùa Ca xa mù kia nữa, tất cả đều tụ tập quanh ông, cố gắng mút máu độc, thổi hơi cho ông. Sức lực cường tráng của ba thằng con trai lộc ngộc hợp lại liệu có đẩy lui được cái chết đang ngấm dần vào cơ thể già nua của ông không? Chịu không thể nào biết được khi suốt ngày suốt đêm ông im lìm, bất động, chẳng có biểu hiện nào của sự sống ngoài cái mạch đập rất nhỏ nhoi của trái tim già nua đang thoi thóp. Bởi ông cứ nằm như thế nên cái máy vô tuyến điện của ông cũng chết rũ trong góc lán. Tôi chỉ tay vào đó bảo thằng học giả:
Mày đánh điện cho Ban chỉ huy biết đi..
Chịu, cái đó chỉ mình ông toán trưởng biết sử dụng.
Mấy hôm nay không phát tín hiệu chắc Ban chỉ huy đang lo cuống, sợ cả toán đã ngã hết xuống trực.
Các ông ấy chẳng nghĩ thế đâu, chắc chỉ đoán do hỏng máy thôi. Chờ ông toán trưởng tỉnh lại, đánh đi mấy tín hiệu cấp cứu là xong.
Nhỡ ông ấy cứ mãi thế này thì sao?
Thằng học giả nhìn tôi rồi hạ một câu chắc nịch:
Thì mày phải đi Mù Cang đánh điện, mua thêm gạo và thực phẩm.
Không được, lúc này tao không thể rời ông ấy được:.
Nó sa sầm mặt, giọng lạnh băng:
Đây là nhiệm vụ, nhiệm vụ bao giờ cũng cao hơn tình cảm. Sáng mai mày phải đi.
Nó bỏ đi chỗ khác không để tôi nói thêm một lời. Đêm hôm đó tới phiên tôi thức đêm canh chừng ông toán trưởng.
Tình trạng ông vẫn vậy, không xấu đi cũng không khá hơn, ông cứ nằm đó không hề biết tôi ngồi bên, thỉnh thoảng nắm cổ tay bắt mạch, sửa lại đầu ông ngay ngắn trên gối và đuổi những con muỗi lăm le sà xuống khuôn mặt tái xám của ông. Trong cái đêm rất có thể là đêm cuối cùng tôi còn ở gần, ông cũng chẳng đặn dò, trối trăn được nửa lờl. Chiếc khăn tay cô nàng nhỏ nhắn tặng tôi đang buộc nơi cổ tay ông kia, rất có thể chẳng cứu được ông mặc dù nó được rút ra từ ngực áo tôi ngay sau lúc ông bị rắn cắn. Tôi có thể làm gì hơn cho ông được nữa? Một ý nghĩ vụt lóe làm tôi đập thằng học giả dậy. Nó mở mắt hốt hoảng:
Chuyện gì thế? ông ấy đi rồi à?
Không, tao vừa nảy ra một ý nghĩ, sớm mai tao sẽ đi Mù Cang.
Thằng học hơi càu nhàu:
Nhất định mày phải đi rồi.
Không tao nghĩ ra rồi ở Mù Cang tuy không có bác sĩ nhưng may ra tìm được thuốc chữa rắn cắn trong dân gi an.
Thằng học giả có vẻ đã hiểu được ý tôi, nó hết cả buồn ngủ, nhảy trên võng xuống đất:
ý kiến mày hay đấy. Giá nghĩ sớm được thì tốt. Thôi ngủ đi lấy sức mà đi, tao thức canh cho.
Tuy nhiên cái viễn ảnh tìm được phương thuốc thần kỳ và nỗi hồi hộp được gặp lại cô nàng nhỏ nhắn làm tôi không sao chợp mắt, đành trở dậy cùng thức với thằng học giả. Tôi hỏi khẽ:
Mày đoán thử liệu ông ấy qua khỏi được không?
Tao sợ rằng... lúc mày quay về ông ấy đã đi rồi.
Nếu vậy kinh khủng quá, hai năm nay ông ấy không gặp mặt vợ con.
Thằng học giả quay đi, lén gạt giọt nước mắt rồi cúi xuống cầm tay ông toán trưởng lên bắt mạch.. Cái hình ảnh đó quả thực làm bao nhiêu ý tưởng lo âu về nó bấy nay vẫn ám ảnh tôi tự dưng tiêu tan đi hết cả. Nó không hoàn toàn giả dối như tôi vẫn tưởng, ít ra là trong giọt nước mắt nó vừa nhỏ xuống người ông toán trưởng. Chính vì thế tôi răm rắp nghe mọi dặn dò, cầm tiền của nó và ngay từ lúc trời còn tối, tôi đã nắm nhẹ vào tay ông toán trưởng tạm biệt, đốt một bó đuốc thật lớn mò mẫm bước đi trong vệt mòn giữa đêm rừng...