Tập II
Chương 5
Từ đại hội nhà văn lần thứ 4 đến vụ án cửa việt

Trong quá trình đổi mới hoạt động văn hóa văn nghệ đã xuất hiện nhiều sự việc, nhiều hiện tượng còn rất trái ngược nhau. Xem xét phân loại các hiện tượng ấy, thấy chúng xuất hiện trong sự vận hành hai chủ trương lớn của Nghị quyết 05: tự do sáng tác và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý. Thuộc về tự do sáng tác nổi cộm lên là các vấn đề buông lỏng hay nắm chặt trong lãnh đạo văn nghệ, định hướng rộng, lựa chọn món ăn tinh thần, có hay không sự áp đặt nhân sự đối với các hội sáng tác... Dưới đây xin phân tích từng điểm một.
A- Nhóm vấn đề "tự do sáng tác ".
1- Mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ:
Có ý kiến cho rằng vấn đề này đã xưa cũ rồi, xới xáo lên chỉ là do muốn tách rời giữa chính trị và văn nghệ. Đúng là vấn đề đặt ra đã từ lâu, nhưng giải quyết về mặt lý luận thì chưa lúc nào dứt điểm. Vả chăng mối quan hệ này nó cũng có sự vận động và phát triển qua các giai đoạn của thực tiễn cách mạng. Hơn nữa, một sanh chị em văn nghệ thường có mặc cảm là ít được tin cậy về chính trị, cho nên làm rõ mối quan hệ chính trị - văn nghệ không phải là thiết thực.
Mọi người đều thừa nhận đường lối chính trị quyết định sự thành bại của cách mạng, mất còn của đất nước, nó chi phối các hoạt động khác vận hành theo một hướng chung. Văn nghệ cũng như các lĩnh vực khác phải hoạt động ăn khớp với đường lối chính trị của Đảng, như một bộ phận trong toàn bộ guồng máy cách mạng. Cuộc thảo luận vừa qua đã làm rõ thêm chính trị và văn nghệ là hai hình thái ý thức thống nhất nhưng không đồng nhất, quan hệ giữa chúng là chính trị có vai trò chỉ huy, chi phối và điều hòa mọi dạng hoạt động trong đó có văn nghệ. Nhưng, văn nghệ vẫn có đời sống riêng, có tính độc lập tương đối của nó với chính trị. Trước đây chúng ta quen nói "văn nghệ phục vụ chính trị", nay nhận thấy nói như vậy dễ gây hiểu lầm, cho nên có ý kiến đề nghị nói: "Văn nghệ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng " có lẽ đầy đủ và đúng đắn hơn.
Trong thời đại ngày nay, lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là một tất yếu khách quan, văn hóa văn nghệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là nằm trong quy luật ấy. Có điều hoạt động sáng tác văn nghệ là dạng hoạt động mang tính chất đặc thù, thì Đảng cần có phương thức lãnh đạo phù hợp nhằm kích thích trúng tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ. ở đây yêu cầu của đổi mới là nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý nhằm bảo đảm thực hiện "tự do sáng tác", "tự do phê bình" làm cho văn hóa văn nghệ phát triển tự nhiên, lành mạnh phong phú và đa dạng.
Tôi cho rằng trong cuộc thảo luận này vấn đề được nhận thức sâu hơn. Không ai có ý định phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, muốn tránh khỏi sự lãnh đạo của Đảng. ý kiến chung là mong mỏi có được sự lãnh đạo tốt hơn.
2- Vấn đề phủ nhận "văn nghệ cách mạng "
Trước mắt phải nói ngay là đọc những bài viết trong vài năm qua tôi không hề có ấn tượng về sự phủ nhận thành tựu văn nghệ hai cuộc kháng chiến. Thành tích văn nghệ hơn 40 năm qua đã được Đảng đánh giá cao, những giá trị của nó mãi mãi góp phần làm giầu kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc. Tuy rằng ta phải thấy có một sự thật là văn nghệ của ta thời gian qua cũng bộc lộ những điểm yếu kém. Việc soát xét lại những nhược điểm, tự phê bình về những thiếu sót là cần thiết cho sự đổi mới văn nghệ. Tuy nhiên, cũng có một số người nhìn nhận sự tự phê bình ấy như những lệch lạc đáng lo ngại cho văn hóa văn nghệ, rồi phát ra tín hiệu báo động rằng có sự phủ nhận sạch trơn thành tựu văn nghệ cách mạng.
Nhìn nhận tình hình văn nghệ hiện nay, có một ý kiến rất đáng suy nghĩ đại ý là: văn nghệ hiện nay "có lệch mà không có lạc" "thơ không vần", "cửa mở" là những ví dụ về hiện tượng "lệch mà không lạc" trong văn học. Không thừa nhận các hiện tượng "lệch mà không lạc" thì không thể có phát triển, tiến bộ. Sở dĩ có trì trệ là do quá sợ lệch, không dám đi tìm lối thoát ở những sự "lệch" (mà không lạc) Người viết không được lạc nhưng có quyền lệch. Không có quyền này, không còn sáng tác (Hoàng Ngọc Hiến).
Đổi mới phải có phủ định, không phủ định cái cũ, cái lỗi thời thì làm sao mờ đường cho cái mới phát triển? ở đây là sự phủ định biện chứng, trong đó có kế thừa những giá trị hợp lý để tự nó tiến lên, chứ không phải phủ định trơn tuột đối với cái cũ. Và cũng không phải là tuyệt nhiên không được đụng đến những cái đã có, đã cũ. Theo nghĩa này, trong phong trào đổi mới văn nghệ vừa qua có một số sự phủ định. Hai nhà văn có biểu hiện phủ định "mạnh mẽ nhất" là các anh Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. Các anh ấy tự xem lại giá trị những đứa con tinh thần của mình là một nỗi đau, nhưng các anh vẫn dũng cảm vượt qua để tự đổi mới mình, đổi mới sự sáng tạo. Riêng trường hợp Nguyễn Minh Châu, anh có thể hơi quá lời trong bài "Hãy đọc lời ai điếu... " nhưng thái độ của anh đầy trách nhiệm, chứ không phải thái độ dửng dưng của người đứng ngoài cuộc. Không phải thái độ hư vô. Nói tóm lại, không thể có sự phủ nhận sạch trơn những thành tựu văn nghệ cách mạng, và thực ra cũng không ai định phủ nhận những thành tựu của quá khứ trong đó có sự đóng góp của bản!!!281_35.htm!!! Đã xem 689182 lần.


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003


© 2006 - 2024 eTruyen.com