Tập I
Chương 12
Con ngựa chiến của tôi

Khi từ chiến khu 2 lên Việt Bắc, một người bạn tặng tôi một con ngựa, lông màu hồng ánh vàng, mượt mà lắm. Vóc nó vừa phải, lưng vừa tầm vai tôi. Ngực nó nở tròn, bụng thon, chân mảnh. Trông nó đến là đẹp nhưng biết nó thuộc nòi ngựa đua nên tôi chưa dám cưỡi. Việc đi ngựa tôi vốn chưa thành thục. Trước đây được ông Vương Thừa Vũ huấn luyện một lần tôi đà dùng ngựa đi họp mà tới nơi chỉ cờn nằm không thể nào ngồi dậy được. Toàn thân đau ê ẩm. Không dám cưỡi, cũng không dám dắt, tôi phải nhờ người đưa nó lên Việt Bắc. Tôi giao nó cho cậu bé cần vụ người Tày: Mày luyện nó giúp tao! Nó giữ lắm, hết sức hăng máu. Tao vừa cầm lấy cương là nó cất tung bốn vó. Cứ lên lưng là nó phi hoặc dừng lại chứ không đi nước kiệu. Mày luyện cẩn thận vào nhé!. Cậu bé rất chịu khó và thạo việc, mấy tháng sau mới báo cáo đã luyện được rồi.
Lúc đó tôi chưa nhận công tác chính thức. Gia đình tôi ở chợ Chu cách mười cây số, đi về, tôi vẫn thường dùng xe đạp hoặc đi bộ. Hôm ấy tôi tính đi ngựa cho nhanh. Cậu cần vụ giữ cẩn thận để tôi lên ngựa rồi mới trao cương. Mđi cầm lấy đây cương, thế là nó bốc, nó đạp. Tôi lúng túng tuột tay. Cậu cần vụ đưa lại dây cương, bảo: Anh cứ kiên nhẫn vuốt ve nó, tay cương nhẹ nhẹ mà lên lưng đừng để dây cương động vào mõm nó. Cậu cần vụ lại cẩn thận giữ con ngựa để tôi trèo lên. Cậu ta vừa bỗ tay ra thì con ngựa phóng lên phi vọt. Bị xô trật khỏi yên, tôi rơi uỵch xuống, con ngựa này đặc biệt thú vì là cứ người cưỡi ngã là nó đứng lại ngay lập tức. Không phải ngựa nào cũng có nết đó. Chính ông Phạm Ngọc Mậu đã bị ngựa kéo lê đến hàng cây số, suýt mất mạng. Ông anh kết nghĩa của tôi cũng từng bị ngựa kéo lê mấy chục mét, ê ẩm cả người, về nhà phải phục thuốc mất mấy ngày. Lần thứ hai, chuẩn bị chu đáo lôi lại leo lên. Con ngựa lại lao vút, luồn qua mấy cây tre ngả ngang đường. May mà tôi nhanh mắt cúi đầu bám chặt lưng nó nên không bi thương. Cuối cùng tôi đành đánh bộ đi công tác. Trên đường về tôi bước ung dung, thảnh thơi ngắm cảnh. Ngoảnh lại thấy phía xa có đốm đen di động. Chốc lát hiện rõ một kỵ sĩ hiên ngang phi ngựa tới. Anh ta nằm dán mình vào lưng ngựa đang phi như mũi tên lao. Tôi đứng ngây ra vì nước phi khá đẹp. Đúng là con ngựa của tôi còn kỵ sĩ là Phan Văn Khoa! Không rõ thời đó ông ta làm gì nhưng chắc chắn là chưa làm phim. Trông thấy tôi, Khoa hét tướng lên: Ngựa hay quá. Lần thứ hai, anh chưa dứt lời thì cả người và ngựa vút qua tôi. Bị hơi gió thốc rơi mũ, ông ấy ngoái lại nhờ: Nhặt hộ tao cái mũ. Bụng đầy buồn tủi, tôi cúi nhặt mũ mang về cho ông ta. Bóng dáng con ngựa phi và kỵ sĩ khảm khắc tận óc cứ như diễu cợt đùa dai cái vụng về của tôi. Ông Khoa phi thử, phi chơi chừng mười cây số rồi quay trở lại. Đưa ngựa trả cho tôi, ông ấy bảo:
- Ngựa của anh thật tuyệt vời, anh kiếm được ở đâu thế!
- Kiếm đâu! Anh em ở dưới khu IIl cho tớ làm kỷ niệm, đưa lên để đi đường rừng cho tiện.
- Bán lại cho tớ, tớ xin trả năm ngàn.
- Đã bảo là ngựa kỷ niệm, sao lại bán? Năm ngàn chứ mười ngàn tôi cũng không bán. Không bao giờ bán! Tôi để tôi đi. Nay chưa đi được nhưng rồi sẽ được!
Suốt thời gian tới ở báo Vệ quốc quân, con ngựa này luôn gắn bó với tôi trong các chuyến công tác. Nó phi bay mà lại dai sức lắm. Từ Đại Từ về đến khu vực chợ Chu có đến hơn hai mươi cây số. Mặc dù anh em khác đi xe đạp thường khởi hành sớm, mãi lâu sau tôi mới lên đường nhưng con ngựa đưa tôi vượt xa mọi người. Đạp xe hai mươi cây số đường núi, cua dốc hiểm trở quả cũng vất vả khó nhọc. Đi ngựa giúp tôi thảnh thơi, đàng hoàng hơn. Tôi cũng học được của người nuôi ngựa nhiều chỉ dẫn quan trọng:
- Con ngựa này khôn lắm, nhưng anh phải biết chịu khó săn sóc nó. Anh chú ý mấy việc này: Một là khi anh rửa mặt xong thì đem nước ấy cho nó uống. Hai là đi đâu về, áo anh đang đẩm mồ hôi, anh cởi áo trùm lên đầu nó. Để làm gì? Để cho nó quen hơi và nó biết anh là chủ. Từ chỗ quen hơi và hiểu rằng chủ mến yêu mình, anh sẽ thấy nó rất thuần với anh, còn kẻ khác thì hãy xem chừng...
Tôi kiên trì thực hiện điều chỉ dẫn đó. Quả nhiên con ngựa gắn bó với tôi, dù không như con chó nhưng nó rất mật thiết, cả nó và tôi đều cảm nhận rõ. Tôi đặc biệt hiểu nó qua đôi mắt nó nhìn. ánh mắt nó nhìn mình thể hiện rõ nó thương mình ra sao, hoặc là nó đang buồn hay giận giữ gì đó. Khi tôi đến gần vuốt ve mơn trớn, nó để lộ nỗi vui sướng. Nó giẫm chân, ngoắt đuôi, gục đầu vào mặt tôi mà dụi như mơn trớn tôi. Những lúc tôi đi xa ít ngày, khi trở về cơ quan, còn cách xa trăm thước mà con ngựa đã nhảy cẫng lên hí rất dài. Dù vội, tôi cũng ghé lại với nó chốc lát!
Bấy giờ con ngựa tiện dụng hơn xe đạp nhiều vì đi ngựa nhanh hơn, ít mệt hơn. Chỉ phải có người chăm sóc nó, phải cho ngựa ăn trứng gà, mật ong hoặc lá mán ở trong rừng. Kiếm các thứ đó đâu có dễ. Con ngựa của tôi được nuôi nấng đầy đủ nên rất béo tốt, da hóng lông mượt mà. Đơn vị tôi có ông kế toán tutởng cậu thị nặng, nhưng rất ham đi ngựa. Một hôm mượn ngựa của tôi đi chợ cách bốn, năm cây số. Như đã nói trên con ngựa này cứ người lạ cưỡi là nó phi, không thể cho nó di nước kiệu như khi tôi cưỡi được. Và ông kế toán của chúng tôi đã được phi đi và phi trở về, hình dạng đến thảm hại: quần áo xộc xệch, kính lòng thòng trước ngực, mặt nhăn nhó đau khổ. Gặp tôi, ông ta vừa thở vừa nói: Thôi, tôi xin cạch ngựa quý của ông! Khiếp quá, điều khiển không được!. Nguyễn Đắc, giám đốc xưởng phim một lần mượn ngựa của tôi đi, trở về cũng bảo xin cạch không đám mượn nữa vì vừa bị nó hạ xuống đất đánh bịch! Có hôm tôi đến họp ở văn phòng tổng cục chính trị. Đây là cái nhà sàn, ngư!!!281_11.htm!!! Đã xem 689157 lần.


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003