Tập I
Chương 19
Tôi nhớ anh đời cũng nhớ anh

Vĩnh biệt anh trường chinh
Thế là anh đã thọ được 81 tuổi trời. Tôi tiếp nhận tin anh mất với một sự sững sờ, vừa cam chịu quy luật khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa cay đắng bị mất đi của đời mình một cái gì quý báu và thân thiết không thay thế được.
Được cùng sống với anh cả một quãng đời dài hơn 40 năm, tôi luôn luôn có một sự vững tin: có anh, một người anh, một người thầy, một người đồng chí lãnh đạo đầy tin cậy. Biết bao nhiêu kỷ niệm về anh mà tôi nhiều lần kể cho con cháu và bạn bè nghe với niềm thích thú và cảm phục. Dịp này không phải là dịp lại kể lể những điều đó. Dịp này, anh mất đi, tới chỉ muốn ghi nhận sự lắng đọng của anh trong tôi và có lẽ trong cả cuộc đời chung.
Năm 1944, khi tôi mới bước sang tuổi 21, tôi được gặp anh. Khi tôi vượt khỏi xiềng xích từ ngục, được anh, lúc ấylà Anh Toàn đón tôi ở bờ sông Hồng một buổi trưa trời đầy nắng đẹp, gió lành. Sau đó, tôi dược nghe các anh các chị quanh anh nói về Anh Toàn với một sự tôn kính đặc biệt, tôi thấy cuộc sống của tôi có một hạnh phúc lớn. Không hiểu tại sao tôi biết ngay và tôi yên chí như vậy: Anh là Đặng Xuân Khu, và anh là người chịu trách nhiệm chủ chốt trong sự lãnh đạo phong trào cách mạng lúc đó. Và tôi nói chuyện với anh về cuốn sách Vấn đề dân cày và báo Travail như tới vốn dĩ đã biết anh rõ từ lâu. Mãi cho đến bây giờ tôi vẫn không lý giải được cái linh cảm kỳ lạ của tôi về con người của anh. Anh sát hạch tôi mấy câu: Anh có đọc được không Anh có viết được không và khi lôi trả lời là có, anh liền kết luận: Anh về công tác thanh lliên nông thôn, tốt lắm đấy!. Thật là đơn giản, sâu sắc, thiết thực và chính xác. Rồi từ đó khi ở chiến khu, lúc về giúp anh làm báo Cờ Giải Phóng, tôi đã tiếp nhận những sự chỉ đạo cách mạng mà tôi nghĩ như là sản phẩm củi một trí tuệ huyền thoại từ ở đâu xa thẳm chuyền về, mà lại gần gũi rõ ràng trên những trang vết của anh, tôi phải chép sạch lại cho anh. Những tư tưởng trong Đề cương văn hóa Việt Nam, trong sách phân tích Chiến tranh Thái Bình Dương... trong chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động chúng ta, trong bài xã luận báo Cờ Giải Phóng kêu gọi và chỉ đạo chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tính tôi vẫn mang ấn tượng thượng cấp là những đấng minh quân, thông minh, xuất chúng, từ ở thượng cấp mỗi lời mỗi ý đều là thánh ý, thiên ngôn. ấy thế mà tôi lại sống ngay bên cạnh một thượng cấp như vậy. Tôi lại còn thấy thượng cấp cao siêu như thế còn thương tiếc đến đau xót và tôn trọng cực kỳ một đồng chí khác: anh Hoàng Văn Thụ. Anh phải bảo tôi đưa chuyển chiếc áo len của anh Hoàng Văn Thụ cho người khác, kẻo hàng ngày anh mặc anh xúc động thương nhớ anh Hoàng Văn Thụ đến không chịu nổi. Tôi còn được thấy anh hớn hở một cách hồn nhién khi làm xong một bài thơ, anh đọc tôi nghe và nói thác ra là: của người ta gửi đến đăng báo. Tôi cũng thấy anh than thở:
Tiền không có, lâý gì mua len sợi
Tặng cho em đan áo mặc mùa đông
Lúc ấy anh chưa nói rõ em đó là cô Oanh và tôi chỉ đồng cảm với anh là có một đồng chí nào đó chịu rét mướt, anh thương và than thở.
Cái cao cả nằm ngay trong cái bình dị. Tôi ngẫm nghĩ và hết sức thích thú vì tên bí của anh có lúc là Nhân. Tôi ngắm anh và tôi thấy toàn bộ con người anh, phong cách anh, tâm hồn của anh, tiếng cười và ánh mắt của anh đều biểu hiện một chữ Nhân thật sự. Nhân dân khu vực căn cứ lúc ấy bàn tán về anh, đều có nhận xét anh là người có chân mạng..., họ muốn nói chân mạng thiên tử nhưng thực chất anh đúng là anh có chân mạng và tướng tinh nhân hậu.
Tôi lại cũng rất thích tên Thận của anh. Và tôi nhiều phen lao đao khổ sở về tính cẩn thận rất nguyên tắc của anh.Tôi cứ thích thú hoài: Tên anh là Thận, lại là Nhân. Hôm nay tôi lại cầm trên tay những cuốn sách của anh gửi cho với những chữ đề tặng hết sức chân phương chu đáo, đầy đủ hết các dấu i và dấu nặng. Anh đề Tặng Anh Trần Độ với chữ Anh víết hoa. Anh trân trọng đồng chí bao nhiêu, tuy tôi nhỏ hơn anh gần 20 tuổi và thường nghịch ngợm lếu láo, anh phải dạy bảo khuyên nhủ và đe nẹt. Và có lúc tôi cũng cả gan cãi ngược lại với anh cả những nhận định về văn nghệ hoặc về một vài tác phẩm cụ thể. Những lúc ấy anh cười, cười hồn nhiên và sảng khoái.. Một tình người, tình đồng chí như vậy há chẳng phải là một hạnh phúc lớn hay sao? Anh mất đi, cả nước tổn thất lớn. Nhưng tổn thất của riêng tôi có lẽ lớn hơn cả.

*

Sự tổn thất do anh mất đi đối với và tôi cũng chắc đối với nhiều người, còn là ở chỗ này:
Cách mạng nước ta trong hơn chục năm qua gặp một sự thử thách nặng nề. Trong sự bối rối chung ấy, ở tuổi ngoài 70 của anh có một sự hồi xuân trí tuệ và tình cảm hết sức đặc sắc đáng quý vô cùng, lẽ ra nó phải được trở thành ánh sáng và niềm hy vọng lớn của đất nước.
Lúc này tôi chẳng có tâm trí lục lại văn kiện của Đảng, nhưng tôi nhớ sâu sắc rằng từ Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa V anh có thốt ra hai chữ bung ra với tư tưởng cái gì quốc doanh làm tốt thì quốc doanh làm, cái gì HTX làm tốt hơn thì để HTX làm, cái gì tư nhân làm tốt hơn thì để tư nhân làm, không nên phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế và những người có đầu óc tư hữu, nhưng không vì thế họ không yêu nước. Đó chính là tiền đề cho tư tưởng giải phóng mọi năng lực sản xuất và phát triển mạnh mẽ sức sản xuất và phải nhận thức cho đầy đủ quy luật: Quan hệ sản xuất phải được cải tạo cho phù hợp với tính chất và trình độ sức sản xuất,.. Tôi được biết, khoảng những năm 1983- 1984 sau khi anh trực tiếp xem xét và nghe báo cáo của một số cơ sở kinh tế anh đã nói: Anh đã gặp một sự thật ngược hẳn lại những điều anh đã nghe các cơ quan báo cáo. Và đó có lẽ cũng là yếu tố quan trọng để anh có thể đề xướng lấy dân làm gốc và nhìn thẳng vào sự thật anh cảm nhận sâu sắc đổi mới là vấn đề sống còn của đất nước hiện nay. Tôi cứ sung sướng mà nghĩ rằng anh Trường Chinh lại trở lại vai trò của mình trong những năm 40 trước cách mạng. Với một sự trong sáng tuyệt vời và tinh thần hồn nhiên, nhân hậu anh đã đề xướng đúng và trùng với những vấn đề của đất nước đặt ra.
Tới biết chắc tất cả không phải chỉ là ý kiến của một mình anh, nhưng tôi tin chắc là do anh đề xướng, anh đề xướng những điều mà anh thu hút được rõ ràng, chính xác trong cuộc sống của nhân dân. Do đó bốn bài học anh nêu lên trước Đại hội 6 được toàn Đảng tán thưởng và trở thành Nghị quyết của Đại hội.
Những gì anh để lại cho đời là lớn lao: từ những tác phẩm trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã được xuất bản, 2 tập sách Về văn hóa và nghệ thuật của anh là những tài sản tinh thần quý giá. Nhưng tư tưởng đổi mới của anh trong thời gian gần đây có thể còn có giá trị đặc sắc hơn nhiều. Giá trị đặc sắc đó còn biểu hiện ở phẩm chất tuyệt vời của một người lãnh đạo như anh: Tin ở dân và quyết tâm đổi mới!
Anh thật xứng đáng học trò và bạn chiến đấu của Bác Hồ kính yêu.
Anh Trường Chinh thân yêu.
Anh đã ra đi để gặp Bác Hồ
Hôm nay tôi và các anh em trong Ban văn hóa văn nghệ trung ương đến nhà để viếng anh, thắp những nén hương thầm kín. Tôi lại xúc động tóm tắt một quãng đời tôi với hai sự kiện: Năm 1944, anh giảng Đề cương văn hóa cho tôi và phái tôi đi liên lạc với các anh văn hóa cứu quốc. Năm nay (1988) tôi đến thắp hương vĩnh biệt anh cùng với những đồng chí trong Ban văn hóa văn nghệ của trung ương. Tôi đã ghi vào sổ tang Thương tiếc sâu sắc anh tutờng Chinh, một người anh, một nhà văn hóa lớn, một người lãnh đạo xuất sắc...
Vĩnh biệt anh, nhưng tôi vẫn tự bồi dưỡng và tẩm bổ cho tôi những tư tưởng đổi mới, tinh thần đổi mới. Đó là tư tưởng của thời đại. Đó là tư tưởng và tình cảm của anh để lại cho đời và cho tôi.
Vĩnh biệt anh, tôi thầm mong tư tưởng đổi mới được tôn trọng, được phát triển và được thực hiện. Và tôi tin rằng như vậy thì - giống như người xưa đã nói - Anh có thể ngậm cười nơi chín suối. Xin một lần nữa bằng những dòng này tôi thắp những nén hương lòng trước vong hồn anh.
NHớ Về MộT ANH Bộ độI
(Hồi ký về Anh Nguyễn Chí Thanh)
Tôi gọi anh là một ANH Bộ ĐộI vì anh là một Đại tướng, cũng không phải chỉ vì anh là Đại tướng, mà trước hết vì anh là một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn, một nhà chiến lược xuất sắc, một nhà tư tưởng vững chắc và sắc sảo. Anh sống với Quân đội Nhân dân Việt Nam không lâu, nhưng anh có một vai trò hết sức lớn lao trong sự trưởng thành và các thắng lợi của Quân đội. Anh mất đi đã 17 năm rồi. Tôi nhận được tin anh mất rất đột ngột. Trong lúc chúng tôi đang chờ đợi anh từ Hà Nội vào chiến trường l2 để cùng chúng tôi hoạch định và điều khiển cuộc tổng công kích xuân 1968. Hôm ấy, một buổi tối mùa thu, trời mát, như thường lệ, tôi đang ngồi trong lán nhỏ với ngọn đèn con, xem tin tức thì anh Ba Long (tức Lê Trọng Tấn) cầm đèn đến tìm tôi. Tôi hơi ngạc nhiên và ngờ rằng trên chiến trường có tình huống gì đột xuất anh ra thông báo và hội ý với tôi chăng? Anh Ba Long bước vào trong lán tôi đặt đèn trên bàn, ngồi vào ghế ghép bằng mấy thanh tre trước mặt tôi rồi thở dài, nói một câu bằng một giọng trầm trầm: Có một tin buồn lớn, ông Chín ạ!. Tôi giật mình và gai người lên, tôi thoát nghĩ đến Bác Hồ vì lúc đó chúng tôi được tin Bác không được khoẻ và vẫn luôn luôn lo lắng về sức khoẻ của Bác, nhưng sau một giây, anh Ba Long nói tiếp: Anh Nguyễn Chí Thanh mất rồi! Tôi a một tiếng rồi lặng người, có một cái gì sụt đổ trong người. Vì chúng tôi đang chuẩn bị đón anh Thanh vào lần thứ 2 mà chúng tôi biết là anh đang chuẩn bị lên đường. Chúng tôi mừng anh rất nhiều vì chúng tôi đang đứng trước một kế hoạch vĩ đại: chuẩn bị cho xuân 1968. Anh Thanh vào chiến truờng từ năm 1964, đến 1966 anh yếu mệt phải trở ra Hà Nội điều trị. Lúc đó tình hình chiến trường diễn biến rất phức tạp. Anh Thanh là chỗ dựa vững chắc và tin cậy của chúng tôi. Giờ đây để nhớ lại ngày chúng tôi cùng chuẩn bị lên đường đi B sau 20 năm và để chuẩn bị kỷ niệm những ngày lễ lớn: 10 năm đại thắng và 40 năm thành lập Quân đội. Tôi sống lại những xúc cảm lúc đó, tôi hầu như mới nghe tin anh mất hôm qua. Tôi ghi lại những kỷ niệm nhỏ trong những dịp được làm việc với anh Thanh khi còn trong quân đội.
Anh Thanh nhận nhiệm vụ phụ trách công tác chính trị trong quân đội từ năm 1950 trong chiến dịch đánh địch ở Hoà Bình, tôi được nghe một giai thoại về anh và giai thoại này gây ấn tượng sâu trong tôi về một nhân cách, một bản lĩnh. Tôi rất thú vị chuyện kể rằng: Trên một quãng đường bộ đội hành quân ra trận, con đường gặp một suối chảy ngang không có cầu, ai nấy tự xắn quần lội suối mà đi. Có một anh cán bộ cỡ đại đội tiểu đoàn gì đó) đi giày da, đến bờ suối đứng lay hoay chờ đợi tìm cách qua suối mà không phải cởi giày. Bỗng anh thấy một người mặc áo cánh nâu bạc màu hơi đứng tuổi đến đuổi, khỏe mạnh, vững chắc, anh cán bộ chắc rằng đây là một bác nông dân đi làm nhân công hoặc người địa phương gần đó. Anh ta liền kéo bác nông dân lại nằn nì cậu chịu khó cõng tớ qua suối một tí. Bác nông dân vui vẻ nhận lời ghé lưng vén quần cõng anh cán bộ, lội sang suối. Sang bờ bên kia, ánh cán bộ được đặt xuống, phấn khởi vỗ vai bác nông dân và định cám ơn nồng nhiệt. Nhưng bỗng bác nông dân nắm tay anh cán bộ kéo lại và hỏi giọng nghiêm nhưng không gay gắt:
- Này, cậu biết mình là ai không?
Anh cán bộ ngớ ra và còn chưa kip phật ý về thái độ Không thoả đáng của bác nông dân với một cán bộ chỉ huy, thì bác ta đã nói:
- Mình là Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - lần sau đừng bắt người khác phải cõng nữa nhé!
Câu chuyện chỉ được kể đến thế, tôi cứ tưởng tượng nếu tôi rơi vào tình trạng anh cán bộ kia thì tôi không biết phải xử sự thế nào? Nhưng tôi chắc kỷ niệm đó đối với anh trong cả cuộc đời không thể có lúc phai nhạt được. Cách xử sự của anh Thanh thật độc đáo, anh không từ chối việc cõng anh cán bộ qua suốí, có lẽ anh cũng hồn nhiên, nghĩ ràng giúp đỡ một người theo yêu cầu của anh ta lúc này cũng là bình thường, vì anh không biết mình là cấp trên thì cứ mặc anh ta. Nhưng rồi anh cũng nghĩ rằng cán bộ chỉ huy ra trận mà cứ quan cách, bắt người khác phục vụ mình vô tội vạ thì thật không tốt. Hành động của anh có bài học kép: Một là trong Quân đội Nhân dân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vẫ là một người lao động bình thường có thể làm những việc bình thường: Hai là đã là cán bộ chỉ huy trong Quân đội Nhân dân không được tùy tiện yêu cầu người khác phục vụ mình vô tội vạ. Tôi cho rằng anh cán bộ được cõng kia và mọi người biết chuyện, ai nấy đều phải suy nghĩ về bài học cụ thể nói lên phẩm chất cao quý của Quân đội Nhân dân, chứ không thể chỉ là một cái vật mình choáng váng suốt đời vì tội phạm thượng quá lớn! Đi chiến dịch này tôi đã được cùng đi với anh Thanh một chặng đường dài suốt từ căn cứ Bộ Tổng tư lệnh ở địa phận tỉnh Thái Nguyên đến một huyện phía Nam của tỉnh Phú Thọ ở hữu ngạn sông Hồng. Tôi không có dip hỏi lại anh Thanh xem chuyện kể trên có thực hay không! Rất có thể là một chuyện bịa. Nhưng người bịa chuyện này nhất đinh phải là người nắm vững, hiểu rõ tính cách anh Thanh. Câu chuyện rất Nguyễn Chí Thanh. Nếu đó là chuyện bịạ thì chuyện ấy đã được hư cấu rất nghệ thuật vậy.

*

Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc 1952, anh Thanh đến kiểm tra công tác ở Sư đoàn tôi. Tôi hướng dẫn anh Thanh đi mấy Trung đoàn, xem xét tình hình ở mấy tiểu đoàn, mấy đại đội. Suốt thời gian anh Thanh ở Sư đoàn, lúc nào tôi cũng ở bên anh. Tôi nhớ lại những ngày đó, với một ấn tượng sâu sắc về phong thái làm việc của anh, cảm kích mạnh mẽ về một tác phong làm việc rất nghiêm túc, rất thoải mái, rất thân tình và chân tình. Anh và tôi đến các đơn vị như đến thăm các gia đình bạn bè quen thuộc. Không một nghi thức gò bó, không có những buổi báo cáo chính thức trang trọng, không có những cuộc xét hỏi gay gắt. Đi đến nơi, gặp cán bộ, chiến sĩ hỏi những chuyện thường ngày, hỏi những điều cần kiểm tra cũng bình thường như hỏi chuyện ăn ngủ.. Kết thúc thời gian kiểm tra, cũng không có cuộc tập họp cán bộ nghe huấn thị - Chỉ có trong bữa ăn cơm cuối cùng trước khi ra về, anh vừa ăn vừa bảo tôi: Này Độ này, tình hình của Sư đoàn khá đấy. Không khí đoàn kết tốt - Cậu có nhiều sáng kiến trong công tác đấy. Mình có cảm tưởng cậu đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ đang en fleur (độ nở hoa). Nhưng trong khi làm việc, cậu nên chú ý có tính kiên trì cao hơn nữa, nghĩa là định ra việc gì cố làm cho đến đầu đến đuôi, đạt được kết quả sau cùng. Không nên cứ tung việc, ra nhiều mà không kiên trì rút cục cuối cùng không thu được kết quả cụ thể gì?, Thế thôi, anh nói bình thản, tự nhiên và thân tình như một người anh bàn chuyện nhà cửa với một đứa em. Nhưng sao những lời đầm ấm và nghiêm khắc ấy tôi nhớ mãi suốt những năm tháng sau đó và cho đến bây giờ, mỗi khi có sáng kiến về một công tác gì tôi lại nhớ hai chữ, kiên trì của anh Thanh. Đối với tôi hai chữ đó nó có ý nghĩa rộng và sâu hơn nhiều. Nó yêu cầu sự nhìn xa trông rộng, yêu cầu sự tính toán kế hoạch? yêu cầu có ý thức về sự nhất quán trong ý đồ công tác, chứ không phải chỉ có ý nghĩa là cố gắng kiên trì một cách bo bo những ý định của mình - Trong đời tôi, tôi cũng được nhiều sự phê bình và góp ý kiến. Nhưng những trường hợp tiếp nhận một ý kiến phê bình rồi ý kiến đó khắc sâu mãi trong tâm trí thì cũng không nhiều.
ở chiến dịch Lào tôi cũng có lần được phê bình như vậy. Nhưng sự đầm ấm chân tình của anh Thanh lay động tôi mạnh mẽ. Anh Thanh không phê bình gì tôi gay gắt, không chỉ ra khuyết điểm gì nặng nề, nhưng lại nêu một ý kiến có tác dụng hướng dẫn sự suy nghĩ của tôi rất lâu dài.

*

Những kỷ niệm đằm thắm nhất của tôi với anh Thanh là thời gian chiến đấu ở B2. Trước hết là kỷ niệm về việc chuẩn bị đi B. Hồi ấy vào khoảng đầu năm 1964, trong một hội nghị Trung ương, khi giờ nghĩ giải lao, anh Thanh vỗ vai tôi, kéo tôi đi chơi trong sân và chỉ nói một câu: Này, chuẩn bị đi B nhé!. Tôi cũng trả lời thản nhiên, coi như sự việc không thể nào khác được, vâng, bao giờ đi, anh?. Anh trả lời: Cứ chuẩn bị đi thế thôi. Lúc ấy trong mỗi người cán bộ đảng viên trong Quận đội ở miền Bắc, ai cũng chờ đợi một sự việc thiêng liêng và bí mật, nhưng rất tự nhiên là Đi B. Anh Thanh không hề nói một câu gì giải thích bay phân tích mà chỉ có một câu đơn giản như vậy thôi. Nhưng đối với tôi và đốí với tâm trạng tôi lúc ấy, nó đày đủ ý nghĩa là một sự trao nhiệm vụ long trọng và sâu sắc của Đảng, của cấp trên, đầy đủ ý nghĩa những lời phân tích tình hình và những lời động viên chiến đấy.
Anh Thanh sau này thông báo cho tôi là anh đã chọn một nhóm cán bộ, đủ điều kiện để tham gia việc xây dựng lực lượng vũ tran chủ lực và chỉ huy việc tác chiến tập trung vì tình thế của miền Nam lúc ấy đã đặt vấn đề như vậy. Chúnb tôi hiểu khá rõ và khá sâu sắc nhiệm vụ và sứ mạng của mình không cần có sự giải thích nào khác.
Về mặt riêng tư, khi tôi hỏi ý kiến anh Thanh là nên chuẩn bi để đi như thế nào? ý tôi muốn hỏi nên bố trí một thư ký đi giúp việc không? Thì anh Thanh lại nhẹ nhàng gạt đi và bảo tôi: Đừng chuẩn bị gì cả, mình đã bảo mua cho các cậu mỗi cậu một đồng hồ và một bút máy để làm việc. Còn riêng cậu thì kiếm một máy ảnh thật tốt nhé, Về sau tôi mới biết thêm anh Thanh cũng rất thích chụp ảnh.
Vì điều kiện tổ chức đi, anh Thanh và anh Lê Trọng Tấn đi trước tôi vài tháng, anh Hoàng Cầm và tôi đi sau. Anh Văn Phác cũng vào trước tôi, khi tôi vào đến nơi, đến thẳng địa điểm của Trung ương Cục thì đã gặp anh Văn Phác ở đó. Chúng tôi mừng rỡ gặp nhau. Nhưng anh Văn Phác lại kéo tôi ra ngay một chỗ và tâm sự: Anh Sáu bắt tôi làm bí thư cho anh ấy (anh Sáu là tên bí danh của anh Thanh). Tôi cười bảo Vãn Phác: Thế mà lúc mình hỏi anh ấy có bố trí bí thư đi theo giúp việc không? Thì anh ấy lại không cần
Anh Văn Phác tâm tình thêm với tôi: Anh ấy khôn lắm, anh ấy gọi tôi lên nói gọn lỏn một câu, Cậu làm bí thư cho mình thế thôi, không hỏi ý kiến, không giải thích gì cả. Tôi cứ thế phải tự giác mà nhận nhiệm vụ, giá lúc đó anh ấy lại hỏi ý kiến hay giải thích và tôi được trình bày thì có.. khi tôi không nhận. Nhưng thế này tự mình phải thấy rõ sự cần thiết mà làm thôi. Nhưng tôi chỉ đề nghị anh là tôi xin làm một thời gian thôi, khi anh Sáu tìm được người khác thì cho tôi làm việc khác. Tôi chú ý và nhớ mãi, rất lâu về sau này câu anh Văn Phác khen: Anh ấy khôn lắm - Tôi thấy quả tình anh Thanh khôn thật, nghĩa là anh ấy xử lý rất hợp lý và rất chính xác, đúng như anh Văn Phác đã phân tích với tôi. Thì ra, có những lúc trao nhiệm vụ cho cán bộ không cần nói nhiều, cấp trên cần có sự tin cậy đầy đủ vào trình độ ý thức và sức suy nghĩ của cán bộ, và như vậy lại có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ lên rất nhiều. Những cách xử lý cáa anh Thanh không phải là có một sự, tính toán cụ thể, mà là một cách xử lý tự nhiên hồn hậu, cách xử lý đó là kết quả tất nhiên của một tâm hồn nhân hậu, có tính yêu mến và tin cậy cán bộ một cách sâu sắc.

*

Thực tình, tôi không dám tự nhận là bạn của anh Thanh, nhưng những ngày tháng cùng sống và làm việc với anh ở chiến trường 2, tôi thấy thoải mải phấn khởi như sống với một người bạn, tuy rằng tôi công tác dưới sự chỉ đạo của anh. Tôi tâm đắc ở anh nhiều điểm đặc biệt nhất là tôi thấy ở anh một cách tư duy biện chứng khoáng đạt, và sáng suốt: tôi thấy anh một nhà chiến lược bẩm sinh và một phong cách làm việc tiên tiến và ưu việt, một tính tình hồn hậu, quả đoán và tự tin một cách mạnh mẽ
Trong khi chỉ đạo các đơn vị hoạt động, cách tư duy và lòng tự tin của anh truyền cho các cán bộ cấp dưới một quyết tâm và lòng tin tưởng lớn. Có lần, sau khi bàn vớl một số chỉ huy đơn vị về phương thức tác chiến, anh dặn thêm: Các cậu về cứ thế mà làm, hễ không thành công cứ về đây lấy đầu tớ mà chặt. Đó là một câu nói nhuộm vẻ hài hước, nửa đùa nửa thật, nhưng nó biểu lộ một sự tin tưởng vào các ý kiến chỉ đạo của mình hết sức mạnh mẽ. Tôi ngồi tôi nghe mà tự nhiên tôi cũng thấy nâng cao được lòng tin lên rất nhiều. Có những lúc bàn bạc công việc một cách hăng say anh có những ý kiến mà chúng tôi chưa thông lắm, còn muốn cãi nhưng hết gìơ anh hồ hởi nóí Thôi, nghỉ ăn cơm đã, xong rồi tớ cho các cậu tha hồ cãi và các cậu hãy cẩn thận tớ sẽ đập cho các cậu tơi bời và br gẫy vụn các cậu ra cho mà coi. Câu nói đầy vẻ hăm dọa ấy không làm chúng tôi sợ hãi mà ngược lại, gây cho chúng tôi rất nhiều hào hứng tranh cãi và cảm thấy cái không khí tinh thần đồng chí cùng nhau tìm chân lý một cách đầy nhiệt huyết mà lại thân tình. Anh hay nói năng mạnh mẽ, hùng hổ, nhưng không ai thấy sợ anh cả, chỉ thấy thích tranh cãi với anh cho ra nhẽ. Anh không có vẻ gì là cần cù chăm chỉ cả, thỉnh thoảng rỗi việc anh lại rủ chúng tôi: Đi rãy chụp ảnh đi và chúng tôi kéo nhau đi chơi. Nhưng thực ra những lúc ấy anh vẫn đang suy nghĩ với một tinh thần trách nhiệm rất cao, vì có lúc đang đi chơi, đột nhiên anh lại gợi ý hỏi một câu về tình thế chiến lược, hoặc về một công tác nào đó. Anh thường khuyến khích chúng tôi viết bài cho các báo, và bản thân anh cũng luôn viết bài. Những bài bình luận quân sự đầu tiên của anh, anh ký tên Hạ sĩ Trường Sơn có tiếng vang rất lớn ngay. Anh ký đùa là hạ sĩ, còn thật ra các bài của anh đều chứa đựng những ý kiến của một Đại tướng thật sự. Tư duy của anh luôn là tư duy chiến lược. Anh luôn luôn nghiền ngẫm về sự so sánh lực lượng địch ta bằng những con số chiến lược: tổng quân số, tổng số đơn vị, cách phân bổ trên toàn chiến trường, những số liệu về bảo đảm hậu cần trong chiến trường trong từng chiến dịch và trong một năm. Anh tìm ra những tỷ lệ khái quát: ta thương vong một thì địch thương vong bao nhiêu ta mất một súng thì thu được mấy súng. Trong một trận đánh bao nhiêu viên đạn thì ta diệt được một địch. Anh chuyển những con số tính toán ấy thành những câu chuyện hằng ngày và có lúc là những chuyện vui. Ví dụ anh bảo chị Ba Định là cứ mỗi khi có trận đánh, ta tiêu diệt một tiểu đoàm địch, thì chị Ba phải làm khao Bộ chỉ huy Miền một bửa bánh bao, và như vậy một tháng, một năm, ăn bao nhiêu lần bánh bao là ta tiêu diệt bằng ấy tiểu đoàn địch. Mỗi khi anh tìm các số liệu kiểu đó, tôi lại ngạc nhiên, vì anh chưa học về chiến lược quân sự ở trường lớp nào, không biết anh có đọc sách lúc nào không, nhưng tôi chỉ thấy cứ như anh nhắc cho tôi ôn các bài tập về chiến lược mà tôi đã được học ở một lớp trong Viện hàn lâm quân sự của Liên xô.
Tôi nhớ nhất năm 1965 và 1966 khi Mỹ đổ bộ trực tiếp đưa 20 vạn quân vào tham chiến ở Việt Nam, tình thế chiến trường đặt ra một loạt câu hỏi:
- Phải chăng tương quan 1ực lượng đã thay đổi có lợi cho địch (Mỹ - ngụy).
- Phải chăng ta phải thay đổi phương châm chỉ đạo, không thể tiếp tục tấn công mà phải quay về phòng ngự.
- Mỹ nó có hỏa lực mạnh, cơ giới nhiều, biên chế đầy đủ, ta đánh cách nó, có thể đánh tiêu diệt được không?.
Qua nhiều lần trao đổi phân tích, những ý kiến của anh hình thành ra những tư tưởng chỉ đạo rất sắc bén, những ý kiến đó làm bản thân tôi nhận thức được tình thế chiến trường hết sức sáng sủa và tăng quyết tâm, tin tưởng lạ lùng. Những ý kiến đó sau rất nhất trí với nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị. Đó là những ý kiến đại thể:
- Mỹ vào Việt Nam, trong thế bị động, thế thua, tương quan lực lượng không thay đổi căn bản được.
- Do đó ta cứ tiếp tục tấn công, chỉ có tấn công mới tiếp tục giữ thế chủ động và làm cho Mỹ - ngụy bị động, suy yếu
Mỹ có cách đánh của Mỹ, ta có cách đánh của la. Ta phải bắt Mỹ theo cách đánh của ta chứ không để Mỹ kéo ta vào cách đánh của nó.
Cố nhiên trong khi thảo luận, cũng nhiều đồng chí có những ý kiến phong phú, nhưng ấn tượng đọng lại trong tôi vẫn là, những ý kiến đó được xuất phát từ những lời phát biểu đầu tiên của anh Thanh rồi. Chúng tôi phát biểu thêm, bổ sung cho ý kiến hình thành rõ rệt. Cũng dịp này có các chỉ huy đơn vị về họp có nói Xin Quân ủy Miền chỉ các phương châm tác chiến - anh Thanh trả lời đùa mà cũng như thật Phương châm tác chiến nó nằm ở mặt trận ấy, các cậu ra đó mà lấy.
Quả thật sau đó, những khẩu hiệu Vành đai diệt Mỹ, Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh, Mười kinh nghiệm đánh Mỹ của Củ Chi ở chiến trường dội về, chúng tôi phải rất khẩn trương làm việc, phổ biến các kinh nghiệm đó cho kịp thời và rộng rãi. Những tư tưởng chỉ đạo đúng đã khai thác được tiềm năng sáng tạo trong nhân dân và chiến sĩ mạnh mẽ đến như vậy. Cũng trong những buổi đi chơi, đột nhiên anh Thanh lại gọi tôi, nói một câu lửng lơ: Này Độ này, thế mà lại hóa ra hay đấy! Tôi không hiểu, phải hỏi lại. Thì té ra anh lý lại đang suy nghĩ về tình thế chiến lược, anh phân tích Tớ bảo thằng Mỹ đem quân nhảy vào mà hóa ra hay. Ta sẽ nhất định thắng và khi ấy trắng ra trắng, đen ra đen, không nhập nhằng gì nữa. Ta thắng là thắng thẳng thừng với quân Mỹ Nếu nó không vào khi ta thắng, nó lại nói phét là tại quân Mỹ không vào nên Việt cộng mới thắng được. Nay nó đã vào. Ta với Mỹ đã mặt đối mặt rồi nhé Mỹ thua là thua Việt cộng đứt đuôi con nòng nọc, không cãi được vào đâu nhé! Cậu bảo thế chả là hay à?. ý kiến của anh vừa giản dị vừa sâu sắc, nó cũng giảm nhẹ đi rất nhiều những lo âu trong khi tôi phải cùng các anh trong Bộ chỉ huy tính toán bao nhiêu vấn đề để đối phó với một tình thế chiến tranh ngày càng căng thẳng và phức tạp. Tôi cảm thấy đó là một ý kiến độc đáo, rất biện chứng, rất lạc quan anh hùng. Tính lạc quan anh hùng cửa anh rất ồn ào sôi nổi, nhiều lúc giản đơn hóa sự việc đi nhiều. Nhưng cũng rất thú vị. Tôi vừa vào tới nơi hôm trước thì hôm sau anh bảo tội chuẩn bị đi dự Đại hội Thanh niên giải phóng. Anh bảo tôi: Cậu nên đi và cần phải đi, ở đó cậu sẽ gặp những thanh niên anh hùng rất thú vị mình vừa dự Đại hội Phụ nữ, thật là tuyệt vời. Mình gặp một cô nữ du kích ở Trà Vinh - chắc cô ấy cũng sẽ dự Đại hội thanh niên. Rất đặc biệt. Cô ta mới 19 tuổi, người hiền khô (anh bắt đầu nói kiểu Nam bộ), hiền lắm, thế mà đánh giặc 110 trận rồi đó. Napoléon suốt đời đánh có 100 trận mà cô này mới 19 tuổi đã đánh nhiều trận hơn Napoléon rồi. Cậu thấy dân ta có ghê không nào?.
Tôi có gặp cô du kích đó. Cô là Tô Thị Huỳnh, đến năm sau được tuyên dương Anh hừng các lực lượng vữ trang Giải phóng. Tôi hỏi chuyện cô, tôi thấy có những chi tiết không hẳn như anh Thanh nói số trận cô đánh, đánh có nhiều thật nhưng là những trận đánh du kích, một trận vây bót, một trận phục kích bắn một phát cũng là một trận, còn Napoléon, đối với hắn mỗi trận đánh phải kể là một chiến dịch. Còn Tô Thị Huỳnh thì có hiền gì đâu, trôhg cô to lớn lực lưỡng, có đôi mắt sếch rất dữ tướng. Trong đại hội thi đua, cô nghe những thành tích của anh hùng Bi năng Tắc người ở khu 6 (nay là tỉnh Thuận Hải) ăn lá bếp 6 tháng để đánh giặc. Cô rất khâm phục và so sánh như sau: Thành tích của bác Bi năng Tắc mới đáng kể là thành tích, bác gian khổ quá trời, chứ chúng cháu đánh giặc như đi chơi ấy mà, đánh xong về nhà, tối má lại nấu cháo gà cho ăn, thành tích chẳng đáng kể.
Tuy tình hình có như vậy thật, nhưng tôi vẫn thừa nhận về căn bản những nhận xét hào hùng của anh Thanh là sự thật, một sự thật hào hùng của đất thành đồng Tổ quốc. Trong cách phân tích, nhận định tình hình, anh không quan tâm những chi tiết lặt vặt mà anh thường chỉ quan tâm tới những điều cơ bản nhất, bản chất nhất, anh nắm được những cái đó thật nhanh và thật tài tình. Chính vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, anh hay bị chúng tôi dùng mẹo: Anh thích đánh tú lơ khơ - Mà tú lơ khơ là một trò chơi phải tính toán vặt. Anh hay bị thua. Nhóm anh đủ một cỗ bốn người để chơi: anh, anh Vãn Phác, đồng chí bảo vệ, đồng chí bác sĩ. Khi tôi khuyên các cậu ấy không nên kéo dài cuộc chơi buổi tối để bảo đảm giấc ngủ cho anh Thanh. Đồng chí bảo vệ nói vui với tôi: Anh yên tâm, chúng tôi đánh bài với anh Sáu, chúng tôi có chính sách cả đấy. Và đồng chí ấy giải thích thêm: Có chính sách nghĩa là hôm nào, anh Sáu làm việc nhiều, mệt mà không dứt được công việc, cứ tiếp tục suy nghĩ, chúng tôi để anh Sáu được nhiều, để anh ấy thoải mái vui vẻ trở lại, còn hôm nào xét thấy cần anh ấy nghỉ sớm, chúng tôi hè nhau đánh cho phe anh ấy thua ba ván liền là anh ấy chán đòi đi ngủ ngay. Cbúng tôi ba đứa hùa nhau cho nên muốn thua, được như thế nào cũng được tất
Tôi có thể tin chắc anh Thanh không hề biết đến mưu mẹo ấy của chúng tôi. Anh rất hồ hởi sòng phẳng trong cuộc sống. Anh thấy chúng tôi tráng phim ảnh, anh cũng tham gia, rồi những khi có ảnh, anh cũng ngồi ôm chậu nước ngắm ảnh để bình luận, khen chê, say sưa. Có lần in được mấy ảnh do anh chụp, khi có ảnh, anh gọi anh em lại bên và chìa tấm ảnh ra hỏi: Thế nào? được không? tất nhiên các anh em đều khen đẹp. Đến lượt tôi được hỏi, tôi cũng lấy cái tính sòng phẳng của anh và trong khi vui vẻ, tôi cũng có ý muốn trêu tức anh xem sao, tôi trả lời: Cũng xoàng anh buồn xỉu ngay. Nhưng rồi anh không hề giận tôi và từ đó lại tỏ ra hay hỏi ý kiến tôi về ảnh hơn. Một lần tôi giới thiệu với anh một cách chi tiết cụ thể nguyên lý cấu tạo ống kích máy ảnh. Anh rất thú vị khen tôi trình bày dễ hiểu, cụ thể làm anh nắm được kiến thức rất nhanh và rõ. Nhưng rồi sau đó anh quên ngay vì tôi biết anh còn mãi nghiền ngẫm những tính toán chiến lược của anh, anh không thể quan tâm ghi nhớ những điều chi tiết về kỹ thuật của một môn chơi như vậy được. Tôi để ý thấy khi họp, hoặc khi nghe báo cáo ít khi thấy anh ghi chép cẩn thận, sổ công tác của anh thường còn rất nhiều giấy trắng. Ngồi nghe, anh hay lấy một, hai tờ giấy trắng và vừa nghe anh vừa vẽ những hình thù rất khó hiểu lên những tờ giấy đó. Hình như mỗi điều gì anh nghe được phải biến hóa ngay thành những suy nghĩ của anh để anh phát biểu. Anh nghe không phải để ghi nhớ những điều nghe được, mà anh nghe để anh lại bật ra những suy nghĩ khác trong đầu. Tôi cho rằng anh rất năng động và có một cách tư duy luôn độc lập và sáng tạo. Lúc anh phát biểu, anh cũng cứ cầm bút vạch đi vạch lại trên giấy trắng, tô lại nhiều lần những đường nét anh đã vạch ra trước đó. Cứ như là ở đó hiện lên những dòng chữ, anh cần đọc nó để phát biểu vậy. Trong cặp anh luôn có một tập giấy chứa đựng những điều trong một bài anh đang viết dở. Tôi rất yêu tâm hồn anh, anh luôn luôn say mê, ồn ào và dứt khoát. Anh luôn độc lập suy nghĩ nhưng không hề bài bác những ý liến khác anh, anh luôn kiên trì ý kiến, nhưng rất sẵn sàng tuyên bố rút lui ý kiến khi anh thấy ý kiến ấy không đứng vững. Anh giữ ý kiến hay rút lui ý kiến cũng đơn giản dứt khoát và hồn nhiên, không có gì phải quanh co, phải tránh né. Tôi rất yêu anh ở chỗ cách sống của anh rất hồn hận và hài hòa. Cách tư duy biện chứng của anh giúp anh giải quyết rất hài hòa, rất đẹp những mặt mâu thuãn trong cuộc sống của anh với nhiều vai trò xã hội khác nhau. Anh nhận rõ trách nhiệm lãnh đạo cao của anh nhưng không bao giờ anh tỏ ra phải nhấn mạnh đến uy thế của cương vị anh trong cử chỉ, trong ăn mặc cũng như trong đối xử. Anh rất có ý thức về uy tín của anh trong lĩnh vực tư tưởng - nhưng anh lại không muốn mọi người tiếp thu tư tưởng của anh một cách thụ động, miễn cưỡng. Anh muốn mọi người sẽ được sự thuyết phục đầy đủ những lư tưởng của Đảng của anh. Có lần anh đến nói chuyện ở một Hội nghị cán bộ, khi anh bước lên diễn đàn. Mọi người rào rào dở sổ, xấp bút để chờ ghi chép anh cười vui. Tôi nói, các đồng chí cần chú ý nghe và suy nghĩ tốt hơn là cấm cúi ghi, rồi anh chứi thề: Tôi thề này: Đ... mẹ thằng nào ghi đấy nhé! Ai nấy cười ồ ồ, nhưng rồi cả Hội nghị có một sự châm chú khác thường.
Làm việc dưới sự chỉ đạo của anh, tôi còn tâm đắc điều này: Cách làm việc của anh tạo cho cấp dưới phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm, biết rõ ý thức trách nhiệm về những quyết định của mình, không ỷ lại, không dựa dẫm. Một lần, Quận ủy Miền có quyết định chủ trương xây dựng Chi bộ 4 tốp trong các lực lương vũ trang. Sau khi có Nghị quyết chủ trương, tôi bàn với các anh ở Cục Chính trị Miền, vạch một kế hoạch để thi hành quyết định đó. Khi có kế hoạch rồi, tôi báo cáo xin anh bố trí thời gian để chúng tôi trình bày và anh góp ý kiến. Anh liền gạt đi mà bảo rằng: Thôi việc đó là thuộc chức trách các cậu. Các cậu nghĩ gì cứ làm vậy rồi rút kinh nghiệm sau. Việc gì các cậu cũng cứ báo cáo trình bày chờ ý kiến mình, thì các cậu đâm ỷ lại ra. Sau đó anh nói như tâm tình tiếp: Thật ra, chúng mình làm việc, mỗi người có những mặt mạnh yếu khác nhau, mỗi người có một quá trình tích lũy riêng. Các cậu ở đơn vị dưới đã lâu có khi về khả năng suy nghĩ tổ chức thực hiện những việc cụ thể, mình không bằng các cậu đâu, trong khi bàn về những chủ trương chung mình, đã phát biểu hết ý kiến các cậu nhất trí tán thành nghị quyết của tập thể là được. Sau đó chính là trách nhiệm các cậu phải triển khai thực hiện, đừng chờ đợi mình nữa. Từ nay cứ thế mà làm! Tôi nghiệm ra ý kiến của anh rất chính xác. Nghe anh nói như vậy, tự nhiên tôi thấy tôi có trách nhiệm nặng hơn, phải suy nghĩ, cân nhắc nhiều hơn và cũng tự tin hơn, yên tâm hơn.
Sau này trong nhiều việc khác, có khi hỏi anh, hoặc có khi tôi tranh thủ chủ động báo cáo với anh. Nhưng về những việc trong phạm vị trách nhiệm của tôi, tôi cảm thấy anh không bao giờ anh bác một ý kiến nào? Phần lớn là anh nghe, chấp nhận và im lặng, coi như để biết vậy thôi, thỉnh thoảng anh khuyến khích và tán thưởng một vài việc.. Năm 1965, chúng tôi tổ chức Đại hội mừng công toàn Miền lần thứ 1, để tuyên dương anh hùng các 1ực lượng vũ trang Giải phóng. Trong việc chuẩn bị, anh tham gia rất sát với chúng tôi, từ việc hướng dãn địa phương báo cáo, nghe các chiến sĩ thi đua báo cáo thành tích, bầu tiêu chuẩn, tuyển chọn cụ thể, viết bản tuyên dương, định kế hoạch và làm việc với văn nghệ sĩ để viết các chuyện anh hùng v. v... Anh đều tham gia tích cực và có tác dụng hướng dẫn cả một tập thể cơ quan chính trị rất có hiệu quả.
Anh đặc biệt chú trọng cùng chúng tôi duyệt văn bản tuyên dưdng trong đó tóm tắt thành tích các anh hùng, vì bản này rất khó viết. Làm sao thật ngắn gọn mà nổi bật được những thành tích nói lên, bản chất anh hùng của chiến sĩ mà không khoa trương thổi phồng, lại có giọng văn cổ vũ lòng người. Làm xong Đại hội, anh khen ngợi ban tổ chức trong không khí thân tình: Các cậu bây giờ khá thật, lần đầu tiên t[r chức một Đại hội anh hùng mà ta làm được khá chu đáo tốt đẹp. Như vậy là giỏi lắm. Trong thời kháng chiến chống Pháp khi mình phải chịu trách nhiệm tổ chức Đại hội anh hùng ở Việt Bắc mình cứ búi sùm sùm, bao nhiêu là cố vấn giúp đỡ mà còn vất vả trầy trật. Sau Đại hội này các cậu có thể tổ chức các Đại hội khác không khó khăn gì.
Thật vậy, sau đó, năm 1970, chúng tôi tổ chức Đại hội anh hùng lần thứ hai, và 1973 tổ chức Đại hội anh hùng lần thứ ba, chúng tôi coi như đã có bài bản, kinh nghiệm triển khai việc chuẩn bị và tổ chức bình tĩnh yên tâm hơn, không có vấp váp gì. Những đại hội sau anh Thanh không còn nữa. Nhưng chúng tôi làm việc vân còn cảm thấy như vẫn còn anh Thanh gần đó, vẫn là chỗ dựa cho chúng tôi và chỉ dẫn chúng tôi.
Tôi tâm đắc điều đó mãi đến bây giờ, và tôi vẫn cho rằng anh Thanh có một phong cách làm việc tiên tiến và ưu việt, nó mang tính khoa học sâu sắc và có rất phù hợp với yêu cầu hiện nay. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể của từng cấp, phát huy tinh thần trách nhiệm của các cấp để nâng cao tính chủ động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ của các cấp, khắc phục được lính ỷ lại của cấp dưới và tính bao biện áp đặt của cấp trên. Chính nhiều văn kiện của Đảng hiện nay đang yêu cầu xây dựng một phong cách làm việc như vậy. Phong cách đó phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa. Anh Thanh sớm có phong cách ấy vì vậy anh Thanh rất tiên tiến vậy.
Bây giờ chúng ta có 40 năm lịch sử Quân đội và 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Chúng ta cũng có bằng ấy năm để mà thấy được bao nhiêu điều tốt đẹp về những con người anh bộ đội, Hiện nay chúng ta có những ANH Bộ ĐộI, là những vị tướng mà tuổi quân chiếm một nửa hoặc hai phần ba cuộc đời. Cũng có những anh bộ đội mà tuổi đời mới bằng trên dưới một nửa tuổi của quân đội. Có những binh đoàn có thể có anh bộ đội, ông chỉ huy, anh bộ đội cháu, anh bộ đội Bộ chỉ huy anh bộ đội con.
Thế mà hồi ở B2, các cô cậu chiến sĩ giải phóng cứ kêu chúng tôi là mấy chú, chúng tôi cứ uốn nắn mãi, dở cả các bài bản chính qui ra để uốn nắn, cũng không được. Rồi về sau, chính chúng tôi cũng kêu cả chiến sĩ là mấy đứa một cách ngon lành, vui vẻ. Cuộc đời hơn 30 năm trong quân đội của tôi đầy ắp kỷ niệm sâu sắc.
Tôi được tiếp xác với nhiều bậc đàn anh đáng kính. Các anh đã để lại cho tôi biết bao nhiêu bài học của cuộc đời cách mạng. Nhưng dịp này tôi thích chọn kỷ niệm về anh Thanh mà ghi lại. Bởi vì tôi rất yêu anh. Bởi vì trong cương vị của anh, cái phẩm chất Anh bộ đội Cụ Hồ biểu hiện ra trong qui mô chiến lược, trong những mối quan hệ lớn hơn, nhưng nó vẫn thắm đượm nhưng gì gần gũi, bình dị. Cái xuất sắc và cái đẹp của anh biểu hiện ra trong những cái bình dị, và một cách bình dị. Tôi cứ tưởng tượng nếu anh là một cán bộ trung đội, đại đội, hoặc cán bộ trung đoàn, sư đoàn, anh cũng sẽ sống và làm việc như vậy, anh sẽ giải quyết các nhiệm vụ công tác và chiến đấu của anh như vậy thôi, nghĩa là trung thực, quyết liệt, hồn hậu, nhân ái năng động sáng tạo và nhất là biện chứng.. Nhân cách và tâm hồn anh rất đẹp. Vì vậy. tôi phải dùng chữ ANH Bộ đội viết hoa để nói về anh, một anh bộ đội Cụ Hồ thật sự..
Tôi xin thắp nén hương tựởng nhớ anh, anh Nguyễn Chí Thanh ANH bộ Đội viết hoa của tôi!
ANH đại TướnG.
(Nói với hương hồn anh Lê Trọng Tấn)
Anh Tấn ơi,
Hôm nay anh được đưa đến chỗ an nghỉ cuối cùng. Tôi không thể không nghĩ đến anh, nghĩ về anh. Tôi đã viết nhiều bài về Anh bộ đội, kể cả nói về anh Nguyễn Chí Thanh. Nhưng nay nghĩ tới anh, tôi lại muốn nói về một anh đại tướng. Tôi nói thế, không phải vì anh là Đại tướng. Trong chữ Anh Đại tướng của tôi có hai yếu tố, yếu tố Anh và yếu tố đại tướng - cả hai yếu tố đó thống nhất trong một con người - nhưng tôi muốn nói về Anh nhiều hơn về Đại tướng. Và dù cho có nói về một Đại tướng, vị Đại tướng, dù anh đã thọ ngoài 70 tuổi, thì anh vẫn là Anh Đại Tướng. Anh đã dành gần như toàn bộ cuộc đời trong Quân đội, và có mặt hầu hết ở các chiến trường trên đất nước Việt Nam và ở các nước ở bán đảo Đông Dương, anh đã góp phần xứng đáng vào các chiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam, và vì vậy anh đã là một Đại tướng., Nhưng trong anh, có một Anh, với ý nghĩa là một con người đáng yêu và tôi thực sự yêu quý cái Anh ấy trong anh. Và cái đó quý hơn nhiều thứ ở đời.
Tôi với anh rất nhiều duyên nợ, rất nhiều cùng - Tôi với anh cùng chỉ huy và xây dựng Trung đoàn Sông Lô, cùng xây đựng Đại đoàn rồi. Sư đoàn 312, Sư đoàn mang một tên rất đáng tự hào Chiến thắng - Tôi với anh cùng nhau đi chiến dịch biên giới, trung đu, đường 18, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ, đã trải qua những giờ phút hào hùng của thắng lợi và giờ phút đắng cay của thất hại. Rồi anh lại cùng tôi trong một tổ học tập ở Học viện Quân sự cao cấp ở Liên Xô, công nhau đi B, cùng nhau ở Bộ chỉ huy Miền và quân ủy Miền, cùng nhau đi chiến dịch Đồng Soài, cùng nhau nhận huân chương Quân Công sau kháng chiến chống Pháp, sau kháng chiến chống Mỹ.. Những cái cùng nhau ấy để lại trong tôi bao kỷ niệm đẹp đẽ và sâu sắc cũng như những ấn tượng thú vị về con người anh.
Chúng ta đã cùng nhau chia sẻ nắm cơm với muối vừng trước trận Đông Khê và cùng nhau uống rượu chiến lợi phẩm sau trận biên giới.
Chúng ta đã nằm cùng một sàn, đắp cùng một chăn và gửi lưng vào lòng nhau, hô một hai để cùng trở mình trong những đêm giá lạnh dưới chân núi Ba Vì, cùng nhau ngồi một thuyền vượt Sông Đà ở Tây Bắc để đánh Bản Hoa và Ba Lay, cùng nhau ăn củ chuối và nõn chuối trong cuộc truy kích địch. ở Cao Pho, cùng nhau đánh Tú lơ khơ trong những đêm hành quân dài dằng dặc. Tôi lại cùng anh có những cuộc hành quân liền 36 tiếng đồng hổ, bắt vắt cho nhau trên địa bàn khu 6, cùng ăn thịt voi ở trước trận đánh Đồng Soài. Chúng ta chưa bao giờ nói với nhau những lời to tát và hoa mỹ về tình yêu, tình bạn và tình đồng chí, nhưng chúng ta đã đi với nhau bằng ấy chặng đường trong sự tôn trọng, thương yêu và chăm lo nhau thật lòng. Chúng ta cũng chưa hề tỷ tê với nhau những nổi niềm riêng tư, nhưng chúng ta đã bao lần trao đổi với nhau về từng nhiệm vụ, từng công lác, từng tình thế cách mạng và tình hình quân đội, trong trường hợp cán bộ và chiến sĩ có vấn đề trong đơn vị. Và hầu như chẳng bao giờ anh với tôi phải tranh luận, phải cãi nhau. Tôi thấy tôi không cố điều gì phải phàn nàn về anh, cũng như chắc anh cũng chưa bao giờ phải phàn nàn với ai về tôi. Tuy rằng tính nết ta khá khác nhau. Anh nóng nảy nhưng cũng còn ít nóng hơn anh Vương Thừa Vũ, anh khẩn trương vì anh là chỉ huy quân sự, còn tôi thì ôn hòa, thường hay chậm chạp. Anh thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, ít nói, ít cười, tôi thì nhiều ham say văn chương nghệ thuật, hay cười hay nói. Anh biết tôi vậy và tôi cũng biết anh vậy và hai đứa mình hoàn toàn trọng nhau, ủng hộ nhau trong cách sống. Tôi với anh cùng nhất trí tổ chức cuộc họp tâm sự khi mới thành lập Đại đoàn, cùng tích cực tự phê bình sau chiến dịch đường 18 và nhất là sau chiến dịch Lý Thường Kiệt, đánh Nghĩa Lộ không xong. Ta xác định được trách nhiệm của Đại đoàn, cùng với trách nhiệm các Trung đoàn, vì vậy ai nấy nhận phần trách nhiệm của mình và thực hiện được điều Thắng không tranh công, thua không đổ lỗi,

*

ấn tượng của tôi về anh là ấn tượng về một con người nhân hậu và trung thực. Và tôi mơ ước biết bao để người ta có thể sống với nhau nhân hậu và trung thực. Tôi biết rõ tính nóng của anh và tính ghê gớm hơn của Vương Thừa Vũ. Nhưng đó là cái nóng nảy của người có trách nhiệm và đặc biệt là của người nhân hậu. Nóng giận vì công việc, vì kỷ luật, chứ không phải để làm oai, để biểu dương quyền lực. Tôi còn nhớ anh Vũ đánh một chiến sĩ vô kỷ luật lấy ngựa của anh ấy đi chơi. Nhưng đánh xong, anh lại làu bàu bảo cậu chiến sĩ như bố nói với con. Còn ngồi đấy hả! - Vào ăn cơm đi! Còn anh, trong chiến dịch biên giới, chúng ta rất thú vị vì lần đầu tiên được chỉ huy bằng điện thoại. Thế mà cái lúc khẩn trương vây đánh Charton, anh cầm máy nói, bị đứt liên lạc anh quát mắng anh em thông tin ầm ỷ lên rồi anh giơ cao cái tổ hợp định đập nó vào một tảng đá trong hang, nhưng anh giơ tay thật cao, xong anh lại hạ từ từ và thả nhẹ cái tổ hợp lên một lùm cỏ. tôi vừa buồn cười vừa yêu, anh giận mà vẫn khôn, vì anh biết ta còn quá nghèo, đập một máy nói thì tai hại bao nhiêu. Anh Vương Thừa Vũ cũng có lần chụp ảnh cứ bị mắc phim, giận quá đem đập cái máy ảnh vào... chăn bông. Anh với tôi tự nhiên phân công nhau, mà không cần văn bản, không lên nghi quyết, không cần thảo luận. Khi có nhiệm vụ chiến dịch, tự nhiên anh lo tổ chức trinh sát và chuẩn bị chiến trường, vạch kế hoạch hành quân, còn tôi lo chỉ đạo tổ chức hành quân, kiểm tra và bảo đảm hậu cần. Tôi thường nhớ mãi mỗi khi sau trận đánh, tôi tự động lên việc chấn chỉnh tổ chức, bổ sung vật chất, anh tự động lo tổng kết kinh nghiệm và chuẩn bị kế hoạch cho trận đánh sau. Không bao giờ chúng ta có ý kiến khác nhau về cách đánh. Nếu tôis không có ý kiến thì ý kiến của anh cũng là ý kiến của cả hai người và ngược lại.
Anh nhân hậu và trung thực, nên tâm trí anh có thể chứa đựng được tâm trí tôi, tâm trí anh luôn mở rộng để đón nhận tâm trí tôi. Cũng như tâm trí tôi cũng sẵn sàng hấp thụ được tâm trí anh. Rất khó nói được rằng tôi học được ở anh cái gì vì những ý nghĩ hay của anh tự nó biến thành của tôi tự bao giờ, không ai hay. Ta nghe nhau thì đầu óc ta thêm giàu có
Chúng ta khác nhau khá nhiều về tính cách nhưng trong mỗi chúng ta chỉ cháy bỏng một ngọn lửa: Lòng yêu nước, ý chí trung thành với cách mạng. Mục đích cuộc sống của anh và của tôi chỉ là một. Chúng ta đánh giặc mà không hề nghĩ rằng mình sẽ làm tướng, cho dù bây giờ anh là Đại tướng. Chúng ta làm tướng để đánh giặc, chứ không phải đánh giặc để làm tướng. Và đó là điều gắn bó anh với tôi, không có sức mạnh và trở ngại nào phá vỡ nổi sự gắn bó đó.
Chúng ta sống với nhau tự nhiên, hồn hậu không cần phải bàn luận và nói nhiều điều to lớn về đoàn kết..
Nghĩ đến đây, tôi bỗng thấy mình ngớ ngẩn mà tự hỏi mình rằng Tại sao có những người không chấp nhận được nhau, không chấp nhận được những ỷ tưởng, thậm chí quan điểm khác nhau và cả những điều khác nhau trong cách sống. Người ta phải gào to lên: Đoàn kết! mà thật sự lại sống với nhau không đoàn kết. Phải chăng người ta có thể tự tin và có ý tưởng và phương pháp của mình, cho nó là đúng nhất, là duy nhất cần thiết cho mục đích của cách mạng mà không chấp nhận bất cứ ý kiến nào khác. Nếu họ thành thật nghĩ như vậy thì có thể cho rằng đó là cách nghĩ ngu ngốc nhất. Còn nếu không thì hẳn là phải có những động cơ cá nhân rất xấu xa, tồi tệ mà họ không dám nói ra, không dám thừa nhận.
Và khi người ta đã có những động cơ xấu xa, người ta không từ bỏ một thủ đoạn hiểm độc nào kể cả thủ đoạn lừa lọc, cạm bẫy nhau và vu cáo, xuyên tạc v.v... Đó là một nỗi đau cho mỗi chúng ta. Chúng ta đã không như vậy - Và chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Tôi nhớ lại và cảm thấy thật sự có hạnh phửc khi cùng sống, cùng công tác với anh. Điều đó có được là nhờ ở bản chất nhân hậu trung thực của anh. Qua anh, tôi nhìn rõ được tôi là tôi cần phải cảm ơn anh và vui lòng vì không đến nỗi phải xấu hổ với anh... Anh và tôi cùng các đồng chí trong Đảng ủy Sư đoàn tạo cho Sư đoàn được truyền thống đoàn kết. Chiến thắng và Đoàn kết. Anh và tôi cũng có những bạn chiến đấu tuyệt với như Nam Long, Hoàng Cầm, Lê Thùy, anh và tôi cùng nhau thương tiếc Thiết Cường, Thăng Bình. v.v...
Chúng ta không cần nói với nhau về tình người. Nhưng chúng ta ăn ở với nhau như những con người trung thực.

*

Anh Tấn ơi,
Có lẽ anh không biết những điều này. Khi tôi còn làm chủ nhiệm báo Vệ Quốc Quân, một lần được dự nghe anh báo cáo sau chiến dịch Lê Lợi của anh ở Suối Rút. Tôi thèm cuộc sống chiến đấu, tôi thú vị mãi hình ảnh của anh, một người chỉ huy chiến trường báo cáo. Thế rồi tôi bộc lộ nguyện vọng muốn ra đơn vị chiến đấu. Về ngay trung đoàn 209 làm Chính ủy để đỡ cho anh một nhiệm vụ mà anh phải gánh vác kiêm từ trước. Ngay từ bữa đầu anh đã cho tổ chức đón tôi trong bữa họp thân mật có liên hoan văn nghệ: mọi người nhảy múa xòe Thái Sơn La, tôi còn nhớ có cả Lê Linh Hùng Tráng, Phi Hùng, rồi ngay sau đó, anh đưa tôi đi thăm các đơn vị xem một đơn vị diễn tập đánh đồn bằng nằm bò ra sát hàng rào lông nhím của đồn địch và chặt rào bằng dao rựa. Anh giới thiệu với tôi một cách hào hứng về trình độ chặt rào của anh em công binh. Quả thật lúc ấy tôi thấy hơi thất vọng với cái thô sơ quá đỗi của quân ta, nhưng tôi vẫn hào hứng cùng anh.
Mười năm sau ấy, khi học tập ở Liên Xô, có lúc làm bài tập, anh đóng vai Tham mưu trưởng Tập đoàn quân, tôi đóng vai Chủ nhiệm pháo binh, tôi còn nhớ lại cái cảnh chặt rào năm trước. Tôi nhớ mãi anh hay nói có phỏng?. Cái lần vượt sông Đà ở gần núi Chẹ, nơi mà Nguyễn Bàng hy sinh, nơi mà Bạch Đăng Hội đón ta ở bên kia sông, lúc đó pháo sáng địch bắn liên hồi, anh thì cứ sốt ruột gặp thuyền nào cũng muốn kéo tôi sang ngay và luôn mồm có phỏng? Ta sang đi, có phỏng?. Còn tôi thì vẫn cứ thong thả chờ anh em xếp thuyền nào thì đi thuyền đó.
Lại có lần trong chiến dịch Tây Bắc, anh với tôi đến một bản Mèo trước khi đổ dốc xuống La Hầu Peng và về cách đồng Mậm Mười, ta gặp đội trinh sát Sư đoàn tới anh em cho ta ăn một bữa ngô luộc. Anh hỏi tình hình địch mà vẫn cứ luôn mồm có phỏng?.. Anh với tôi hay trao đổi nhận xét anh em cán bộ trong đơn vị. Chưa bao giờ chúng ta phái bực bội về một ai, có những cậu chày bửa không chịu công tác, nói năng lung tung, khi gọi đi học chỉnh huấn, còn lẩy Kiều thách thức:
Cũng liều nhắm mắt đưa chân.
Thử xem chính ủy xoay vần ra sao?
Có cậu ruồng rẫy vợ một cách vô lý. Chúng ta chỉ cười, cùng thương anh em, cùng bàn cách vun đắp cho anh em. Tôi cũng không biết tôi bị ảnh hưởng của anh, hay anh bị ảnh hưởng của tôi. Chỉ nhớ rằng về những việc như vậy, ta không bao giờ cãi cọ nhau. Cũng có những thời gian xa nhau, tôi theo dõi tin anh khi thấy anh ở chiến trường này, lúc thấy anh ở chiến trường khác, anh luôn là một tướng chỉ huy nhiều khả năng được tin cậy ở nhiều mặt trận.
Năm ngoái ( 1985) chúng ta cùng về kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Sư đoàn, ta gặp lại nhiều cán bộ cũ. Sư đoàn ta có đến nấy chục người cấp tướng đủ cả thiếu, trung, thượng, đại... Anh em Sư đoàn đã rất tự hào có anh là người Sư tưởng thân yêu đầu tiên của anh em, nay có trách nhiệm lớn trong toàn quân đội.
Chúng ta ngậm ngùi thương tiếc bao đồng chí đă không còn. Nhưng chúng ta cũng nói vui: chúng ta còn sống nhiều, và lại còn sống dai nữa. Thế mà bây giờ anh lại không còn.
Tất nhiên anh đã hưởng thọ kha khá, nhưng anh mất đi đột ngột quá, và vào cái lúc rất không nên vắng mặt. Thế mà anh lại đi đến với Bác Hồ một cách bất ngờ quá! Cũng gần sắp đến ngày kỷ niệm Quân đội và kỷ niệm thành lập Sư đoàn rồi đấy Anh Tấn ơi! Anh đã sống rất đẹp. Cái đẹp ấy không phải chỉ ở những chiến công, ở quân hàm Đại tướng và ở những huân chương.. Anh sống đẹp vì anh đã có tinh thần trách nhiệm cao, anh tận tụy hoàn thành các nhiệm vụ, anh được nhiều người yêu mến, tin cậy. Anh không phải bực mình vì ai không phải ghét ai, mà anh chỉ có tôn trọng và thương yêu. Cái đẹp ấy của cuộc đời anh để lại là quý giá vô cùng. Tôi rất hạnh phúc được sống lại những kỷ niệm với anh. Và đó là một hạnh phúc, một niềm vui chân chính. Nó giúp ta vượt qua được nhiều nỗi quay quắt, ô trọc trong cuộc sống hôm nay. Những kỷ niệm đã qua bây giờ bỗng lại trở thành mơ ước cho cuộc đời.
Cuộc đời còn muốn anh sống thêm nữa, cũng như cuộc đời đã thương tiếc bao người đã ra đi. Nhưng anh có thể hoàn toàn yên lòng mà nghỉ ngơi và báo cáo với Bác Hồ. Anh mất đi nhưng những gì anh làm được, những gì anh có được, là những giá trị cao đẹp của cuộc đời này. Không còn được gặp anh nữa, không còn có được những giờ phút tâm tình nữa, tôi muốn có vài dòng tâm tình này với anh và với nhiều người.
Chị BA, Cô bA, Bác BA, Bà bA
Đó là cách gọi chị Ba Nguyễn Thị Định, tùy theo vị trí và lứa tuổi trong gia đình hoặc ngoài xã hội. Chị Ba là con út trong gia đình. Tôi thấy các cháu chị gọi chị là Cô út, Dì út nhưng khi chị đi làm cách mạng thì chị lại nhận một thứ: đó là thứ ba..
Phong tục ở Nam Bộ là gọi nhau bằng thứ chứ không gọi tên. Vì vậy chỉ cần gọi Chị Ba, Cô Ba... là người ta biết ngay đó là Nguyễn Thị lịnh. Sau khi nước nhà thống nhất, người miền Bắc nói đến chị, mới nói đầy đủ Ba Định. Nhưng cũng rất nhiều người chỉ nói chị Ba, cô Ba, Bác Ba và các cháu nhỏ thì Bà Ba với một sự trìu mến kính trọng. Ba đã thành một tên không phải chỉ là tên người cụ thể, mà là tên của một cuộc đời đấu tranh, tên một phẩm chất, một tấm lòng và một tâm hồn. Hôm nay với Chị, tôi cũng nhắc đến chữ Chị Ba với ý nghĩa như vậy.
Tôi được biết chị từ đầu năm 1965. Lúc ấy tôi vừa chân ướt chân ráo vào đến chiến truờng, gặp anh Nguyễn Chí Thanh (Anh Thanh cùng nhóm với tôi, nhưng vào được trước mấy tháng cùng anh Lê Trọng Tấn). Anh Thanh với tính cách sôi nổi và hồn nhiên, trong những câu chuyện đầu tiên, nói về Đại hội phụ nữ mới họp. Anh nói đến Đại hội phụ nữ để yêu cầu tôi phải thu xếp dự Đại hội Thanh niên sắp họp. Trong những câu chuyện về Đại hội Phụ nữ, anh hết lời ca ngợi phụ nữ Miền Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng, anh nhấn mạnh tới ba phẩm chất đặc biệt của Phụ nữ Miền Nam: anh hùng, trung hậu, đảm đang. Anh rất hào hứng nói về các đại biểu dự Đại hội và đặc biệt nói nhiều về Chị Ba và nữ du kích Tô Thị Huỳnh (sau được tuyên dương anh hùng). Lúc ấy, Chị Ba đã gắn chặt với phương thức đấu tranh Đồng Khởi, ba chân hai mũi, Ba mũi giáp công. Tất nhiên không phải một mình chị là tác giả của các khái niệm vừa kể, nhưng tự nhiên tên tuổi chị gắn chặt với nó, vì chị đã sống trong thực tiễn đấu tranh của mấy phương thức đó và vì chị thuyết minh về những phương thức đó một cách rất sinh động và hấp dẫn. Anh Thanh nói về Tô Thị Huỳnh một cách ngây thơ thú vị, tôi còn nhớ anh nói: Huỳnh 19 tuổi, đánh 101 trận hơn Napoléon vì Napoléon đánh có 1l trận, Huỳnh hiền khô và rất dễ thương. Anh bảo tôi nhất thiết phải dự Đại hội Thanh niên để được gặp chị và Tô Thị Huỳnh là những nhân vật anh hùng có thật của cuộc chiến tranh, mà chúng tôi chỉ mới nghe nói. Tôi nói anh Nguyễn Chí Thanh ngây thơ là vì khi tôi gặp Tớ Thị Huỳnh thì thấy Huỳnh không hiền khô mà là một nữ thanh niên to lớn, trông hơi dữ tướng và so sánh Huỳnh với Napoléon là quả khập khiểng vì Napoléon đánh 11 trận là 11 chiến dịch tầm cỡ quốc gia. Còn Huỳnh đánh 101 trận là kể cả những trận bắn vài phát đạn quấy rối một đồn địch, rồi về ăn cháo gà. Khi Đại hội chiến sĩ thi đua, Huỳnh nghe thành tích của anh hùng Bi Năng Tắc ở khu 6 ăn lá bếp 6 tháng để đánh địch, Huỳnh bảo các chú đánh giặc chi mà cực quá trời. Chúng chấu đi đánh giặc, mẹ ở nhà nấu cháo gà chờ về ăn. Chú Tắc mới thật là anh hùng. Còn chị thì đúng như anh Thanh nói: khoẻ mạnh, hoạt bát và nhanh nhẹn.

*

Thế là sau đó chị đã là Phó Tư lệnh Miền của Quân giải phóng, phụ trách phong trào du kích, với tất cả những sắc thái phong phú và mới mẻ của nó mà chị là một tư lệnh địa phương giàu kinh nghiệm. Những năm tháng chị công tác ở Bộ Tư lệnh Miền có rất nhiều kỷ niệm. Tôi không muốn nói nhiều về nội dung công tác, tôi muốn nhớ nhiều đến những kỷ niệm. Chị ở Bộ Tư lệnh Miền, vừa là một vị tướng du kích, nhưng cũng có vai trò một người chị, một người mẹ ở cơ quan. Chị theo dõi phong trào với tính cách rõ rệt một người dân Bến Tre và một phụ nữ. Tôi còn nhớ rõ sự bộc lộ những xúc động rất sôi nổi của chị khi quê hương Bến Tre có một thành tích, một chiến công hoặc một khó khăn mới nảy sinh. Chị cũng sôi nổi như vậy khi trên khắp đất nước có một chiến công, một thành tích nào của một đơn vị hay một người du kích nữ, dù đó là đơn vị ở Quảng Nam Đà Nẵng, ở Long An hay ở Châu Đốc. Chị không thể quên nhắc cơ quan xét thành tích và đề nghị khen thưởng, và chị không ngớt bình luận về tài năng quân sự của các nữ du kích. Tôi còn nhớ chị bình luận rất nhiều về một tấm ảnh đội nữ pháo binh địa phương, trong đó có khẩu đội trưởng đang chỉ mgón tay làm động tác chỉ huy. Chị không ngớt khen ngợi bàn tay đó với ngón chỏ cong cong vì chị cho là tuyệt vời. Trong các hội nghị tổng kết chiến tranh du kích và các đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua. Chị đặc biệt ân cần đối với các nữ đại biểu. Chị hầu như thuộc lòng các bản thành tích và lý lịch của các nữ du kích. Chị chăm lo việc tặng cho các chiến sĩ đó những món quà thiết thực trong chiến đấu như súng ngắn, tiểu liên nhẹ, vải ngụy trang, vải mưa. Chị còn quan tâm đến cả những trắc trở trên đường đời riêng tư của các thiếu nữ anh dũng mà sinh đẹp. Chị chú ý hơn tới những chiến trường gian khổ hoặc quyết liệt. Những lúc này tình cảm một người chỉ huy cao cấp gần đồng hóa với tình cảm một người chị cả trong gia đình. Chị yêu quê hương thật tha thiết (Bến Tre) nhưng chị không cục bộ. Chị tự hào và bênh vực chị em phụ nữ một cách mạnh mẽ và quyết liệt nữa. Nhưng chị không biệt phái. Tôi có thể nhận xét một cách vô tư và chính xác như vậy. Bởi vì tôi luôn lo cho chị về những điểm đó. Nhưng nỗi lo của tôi đã tỏ ra vô căn cứ. Chị dành một tình cảm đặc biệt sâu sắc đối với cán bộ và chiến sĩ miền Bắc được bổ sung vào chiến trường. Chị đã thông cảm khá đầy đủ với cảnh các bà mẹ và các người vợ tiễn con và chồng đi chiến đấu. Chị rất thương xót những thanh niên còn trẻ dại rời nhà trường để đi vào Nam chiến đấu (trong đó có cả con trai tôi). Tôi đã thấy chị khóc khi nghe anh em ở B3 (Táy Nguyên) báo cáo về đời sống thiếu thốn và gian khổ của các cán bộ và chiến sĩ. Chị hay bàn luận với chúng tôi: tôi và anh Ba Long (Lê Trọng Tấn) về sự hy sinh của đồng bào miền Bắc với lòng khâm phục và tình thương yêu đặc biệt.
Chị mới về công tác ở Bộ tư lệnh Miền được mấy hôm, với tính tình cởi mở của chị, tôi đã được biết rõ cuộc đời cách mạng của chị. Tôi được biết mối tình đầu của Chị với anh Bích, nỗi đau của chị khi mất anh Bích, tôi lại được biết nỗi đau của chị khi cháu Minh được tập kết ra Bắc ăn học rồi bị bệnh mà bỏ mình. Tôi đã thấy chị trong dịp năm 1969 ra viếng mộ cháu Minh ở Văn Điển (mà chị vẫn gọi cháu là thằng On). Tôi thấm thía nỗi đau của người mẹ và càng quí trọng chị hơn. Chị đã gánh trọn nỗi đau người dân mất nước, mất tự do bị ngục tù, hành hạ: nỗi đau của người vợ trẻ xa chồng và mất chồng, nỗi đau của người mẹ mất đứa con duy nhất. Chị đã dành tất cả tình thương cho mấy đứa cháu được gần chị. Chị cũng nhận được niềm an ủi lớn lao, nhưng cái đó vẫn không bù đắp được nỗi đau mênh mông và sâu thẳm của chị.
Tôi rất xúc động khi được biết là mới gần đằy, chị đã đích thân đưa bài cốt cháu On về nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và ngay sau đám tang chị các cháu Thung và Mẫn đã thu xếp để táng hài cốt cháu On chung với chị. Vậy là cháu On, cuối cùng đã được về trong lòng chị, được chị ôm ấp, che chở mãi mãi. Hai mẹ con chị đã được ở bên nhau vĩnh viễn. Phải chăng đó cũng là một ước mơ thầm kín của chị đã được chị và các cháu tự mình thực hiện. Xin mừng cho chị.
Cuộc đời của chị là một đời cách mạng cao cả toàn bộ sinh lực và tinh thần của chị dành cho cách mạng. Luôn luôn chị sống với công tác cách mạng nhưng cũng luôn luôn chị đã sống như một người chị, người mẹ. Chị là một Phó tư lệnh như những người phó tư lệnh khác với chức trách của mình, nhưng chị lại vừa như một nữ chủ nhân của một gia đình gồm cả các tướng lĩnh và các cô, các chú binh nhất binh nhì. Chị lo cho mọi người từ miếng ăn, manh áo, liều thuốc. Các cô cấp dưỡng y tá đã tíu tít quanh chị nhận những lời khuyên nhủ, dạy bảo của một mẹ hiền. Cũng rất độc đáo là trong Bộ Tư lệnh hình thành một tục lệ do anh Nguyễn Chí Thanh đề xướng: hễ từ ở chiến trường có một báo cáo là tiêu diệt một tiểu đoàn, thì chị Ba phải chiêu đãi anh em một bữa bánh bao. Thế là những lúc đó, Phó tư lệnh lại có mặt ở bếp để chỉ đạo nhào bột, làm nhân và hấp bánh. Chị còn đầy tinh thần cách mạng trong việc học tập. Chúng tôi quý chị lo cho chị học và tổ chức việc học cho chị. Chi là một học viên rất chăm chỉ và nghiêm túc. Cùng một lúc chị học văn hớa với các môn Sử, Địa, Toán, Lý và học quân sự với các thứ lý thuyết về chiến lược, chiến địch chiến thuật, lý thuyết tấn công và phòng ngự, những kinh nghiệm lịch sử về chiến tranh du kích ngoài ra chị còn phải tự hoàn chỉnh những kinh nghiệm riêng của chị.
Tinh thần học tập của chị chứng tỏ chị ý thức đầy đủ những gì còn thiếu trong trí thức và năng lực. Chị không cần tỏ tra khiêm tốn, vì thông thường ở nhiều người cái tỏ ra đó nó giả dối, mà chị là người trung thực, chị chứng tỏ ý thức của chị bằng việc làm. Cách sống tận tụy và trung thực của chị vẫn còn mãi sau này khi chị đã lớn tuổi. Những năm tháng chị hoạt động trong Hội đồng Nhà nước, chị đi nhiều nhất, kiểm tra nhiều nhất và nhiều kiến nghị nhất. Chị thường trao đổi với tôi nỗi băn khoăn lo lắng của chị về tình hình đất nước về đời sống và lợi ích của nhân dân. Chị đã trung thình tuyệt đối với những lý tưởng cách mạng cao đẹp của chị cũng như của tất cả chúng ta. Nay chị không còn nữa, nhưng chị đã sống đẹp, sống tốt. Tôi tâm niệm và suy ngẫm nhiều về cuộc sống của chị. Đó là một cuộc sống của một con người trung thành với lý tưởng đời mình, trung thực và tận tụy với trách nhiệm và công việc đầy lòng thương yêu mọi người.
Chị đã có nhiều danh hiệu cao quý: Một vị nữ tướng quân duy nhất của đất nước. Một chủ tịch của Hội Liên hiệp Phụ nữ. Một Phó chủ tịch của Hội đồng Nhà nước. Như tôi thấy nhân dân thương tiếc chị không phải ở những danh vị đó, mà họ chỉ thấy thương tiếc một Chị Ba, một Chị Ba có tấm lòng, sống với mọi người đầy tình cảm và đạo lý. Đối với một cuộc đời một con người, cái đó là quý giá nhất. Chị mất đi, đời thương tiếc chị vì những gì chị để lại cho đời. Chị có thể yên lòng an nghỉ chắc chắn sự vận động của quy luật cuộc sống sẽ thực hiện được những lý lưởng của chúng ta. Nhân dân, người đời đã tỏ ra thật vô tư và hiểu đúng được những giá trị đích thực. Chị hãy yên lòng và vui vẻ.
TàO MạT
Tôi biết Tào Mạt từ những năm cuối của thập kỷ 50 và những năm đầu của thập kỷ 60, lúc ấy anh là một cán bộ sáng tác của Đoàn Văn Công Quân Khu Hữu ngạn mà tôi là Chính ủy. Chính ủy vốn hay quan hệ mật thiết với văn công. Tôi biết anh như một thành viên của Đoàn Văn Công. Tôi gặp anh hoặc nghĩ đến anh không bao giờ bằng cái tên thật của anh: Nguyễn Đằng Thục, mà chỉ là Tào Mạt. Lúc ấy cũng có người hay hỏi tôi tại sao anh ấy lại tên là Tào Mạt. Tôi thường trả lời theo sự phán đoán thô thiển của tôi: Cậu ấy là viết kịch mà ở Trung Quốc có một ông viết kịch giỏi tên là Tào Ngu. Có lẽ cậu ấy muốn mình cũng giỏi như Tào Ngu, nên lấy tên là Tào Mạt cho vui.
Rồi tôi cũng không bao giờ hỏi Tào Mạt về chuyện tên tuổi, mà tôi chỉ nhận biết con người ấy là Tào Mạt. Sau, tôi đọc lại Đông Chu Liệt Quốc, mới thấy có nhân vật Tào Mạt là tể tướng tài năng và cương trực. Tôi hiểu ý Tào Mạt là không phải muốn làm tể tướng mà muốn là một người tài năng và cương trực, thực sự anh đã là như thế.
Vì vậy anh không chọn những tên tuổi nổi tiếng quen biết khác, mà lại lấy tên của ông Tào Mạt một nhân vật trong Đông Chu Liệt Quốc, mà không ít người có đọc qua, cũng không nhớ lắm!.
Từ năm 1974, thì tôi gặp anh nhiều hơn. Sau 15 -20 năm, tôi gặp lại một Tào Mạt khác hẳn: Anh trưởng thành hơn, chín chắc hơn, hiểu biết hơn và cũng bốc lửa hơn.. Tôi gặp lại anh đúng vào lúc anh đang sáng tác và đạo diễn biểu diễn ba vở chèo nổi tiếng của anh, có một tên chung là Bài ca giữ nước. Anh đang thành công và cũng đang gặp khó khăn trắc trở. Anh có một mục tiêu mà anh đem cả sinh mệnh và ý chí tâm huyết ra thực hiện: khôi phục và phát triển ca kịch dân tộc (Chứ không phải chỉ là chèo). Tôi được nghe anh nói nhiều về việc này. Anh có một nhận thức toàn diện về việc này, mà tôi hoànn toàn tán thành và khâm phục. Đó là: cần phải biết rõ thực chất ca kịch dân tộc, (tức là chèo và cả tuồng, cả cải lương) nó là cái gì, là thế nào, và thực chất, nguồn gốc của nó là cái gì, thế nào? Muốn phát biển nó, phải hiểu thực sự thấu đáo những điều đó và anh đã thực hiện những ý kiến của anh một cách tốt đẹp và có hiệu quả. Tôi nhớ mãi những lúc anh nói chuyện với tôi về việc anh học tập để có vốn mà sáng tác Bài ca giữ nước. Anh đã học những nguyên lý cơ bản về ngôn ngữ Việt Nam, học những nguyên lý cơ bản về âm nhạc và thanh nhạc quốc tế. Anh bảo: dân tộc mình có kịch hát, hát thì phải có lời, muốn làm lời hát đúng và hay thì phải học ngôn ngữ và âm nhạc. Vừa nói chuyện vừa anh vừa hát thí dụ cho tôi một cách say sưa. Khi anh gặp một nghệ nhân có nhiều điệu hát cổ, anh liền mang máy ghi âm đến xin học, một cách kiên trì và công phu, anh học đến khi anh hát được như nghệ nhân hát. Anh không như một số người vì quá yêu nghệ thuật dân tộc, mà gần như bài bác mọi thành quả của loài người ở các nước khác. Đến múa của chèo anh cũng đi học những nguyên lý cơ bản của múa ba lê, để tìm hiểu thật sâu sắc các điệu múa của dân tộc mình. Anh học người để hiểu mình sâu hơn. Anh thường nhấn mạnh với tôi là muốn đào tạo diễn viên kịch hát dân tộc, phải bắt đầu các môn cơ huấn (huấn luyện cơ bản) về ngôn ngữ, âm nhạc và vũ đạo, chứ nếu chỉ học truyền nghề thì chậm mà không vững chắc, không thật chính xác. Có bữa trong phòng tôi, anh dẹp hết bàn ghế và anh cứ mặc cái áo đi mưa bộ đội lòe xoè sột soạt, và đôi giầy săng đá có đinh kêu cồm cộp, mà anh hát, anh múa để minh họa những ý kiến của anh. Anh đọc tất nhiều và rất thuộc nhiều văn cổ của Việt Nam. Anh nói chuyện cũng nói với giọng văn cổ. Và anh sáng tác lời hát cũng thấm nhuần cái âm điệu và cách hành văn và ngôn từ của văn cổ. Nên lời hát của anh chau chuốt, hợp âm điệu, người nghe dễ nghe và người hát dễ hát. Lời của anh, đều có nhiều ý vị triết học, đạo lý mà không bị loàng xoảng những danh từ chính trị hiện đại.

*

Tôi còn khâm phục anh ở tinh thần và ý chí tự học: Anh đọc toàn bội Lê nin toàn tập đọc kỹ Hồ Chí Minh toàn tập, anh đọc nhiều tác phẩm của Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Nguyễn Klìuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, đến Tản Đà... và anh thuộc lòng nhiều đoạn. Anh tự học chữ Nho và trở thành một người làm thơ chữ Nho nhiều và hay, một người viết chữ Nho rất bay bướm và rất đẹp. Tôi đã gặp nhiều nơi treo thơ chữ Nho của anh như những bức tranh nghệ thuật và kể cả phòng tôi cũng luôn có tranh của anh. Có Tết 1992, anh lóc cóc đến nhà tôi, đeo theo một túi bút nho, một nghiên mực, bắt tôi đưa cho anh mấy tờ giấy trắng lớn rồi anh dẹp bàn nước, phủ phục xuống để viết thơ Tết tặng tôi, anh lại còn tặng luôn các cháu nhà tôi mỗi đứa một bài.

*

Tôi tâm đắc với anh rất nhiều ý kiến về nhận thức văn nghệ. Tôi còn nhớ nhiều câu nói của anh, nó ngạo ngược nhưng sâu sắc và thật, mà anh chỉ nói với tôi thôi và cả tinh thần chiến sĩ của anh, tôi lại tâm đắc cả với những khát vọng nghệ thuật của anh mà anh thấy là còn phải làm việc thật nhiều. Tôi yêu cái tinh thần lạc quan và bốc lửa của anh. Anh nằm bệnh viện mấy tháng, tôi chỉ thăm anh được ba lần, mà cuối cừng không được đưa tiễn anh. Lần nào vào, anh là người bệnh lại nói nhiều hơn tôi là người thăm. Tiếng nói của anh cứ sang sảng và dự kiến của anh hầu như vô tận. Trong lúc anh ốm, anh được in một tập sách mỏng những lời tâm huyết là hầu hết những ý kiến của anh tôi đã được nghe và tán thành về cơ bản. Anh phấn khởi tặng tôi một cuốn khi anh trên giường bệnh. Anh Tào Mạt có thể còn có những hạn chế về tư duy, về thông tin, nhưng nói chung, tôi nhìn nhận anh là một Nghệ sĩ lớn xứng đáng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân với thực chất của nố. Anh còn nhiều khát vọng, nhiều hoài bão nghệ thuật. Rất tiếc anh không còn để thực hiện những điều mà ngoài anh ra không ai làm nổi.
Nhưng Tào Mạt ơi! Anh có thể yên tâm an nghỉ. Vì chỉ cần anh để lại cho đời bộ ba chèo Bài ca giữ nước và Mấy lời tâm huyết cũng là anh đã để lại cho đời những giá trị cao quý mà rất ít người có được. Tôi mãi mãi nhớ anh và Đời cũng mãi mãi nhớ anh!