Tập II
Chương 3
Nghị quyết 05

II

Văn hóa là nhu cầu cần thiết trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hóa, những công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người.
Văn hóa Việt Nam kết tinh tâm hồn, trí tuệ, tài năng và đạo đức làm người của nhân dân ta, là sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước.
Hiện nay, văn hóa là một bộ phận trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là một động lực mạnh mẽ, đồng thời là một mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa và văn học, nghệ thuật có tác dụng to lớn trong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho con người, thỏa mãn những nhu cầu văn hóa ngày càng tăng của nhân dân. Giai đoạn mới của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện hiện nay đòi hỏi văn hóa, văn nghệ nước ta phải vươn lên đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới và việc giao lưu giữa các nước và các nền văn học ngày càng mở rộng, văn hóa, văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm.
Với tinh thần cách mạng và khoa học, cần nhận thức rõ sự đa dạng, phức tạp và xu thế phát triển của tình hình trong thế giới ngày nay để giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại, tư tưởng và học thuật, trước mắt và lâu dài trong công tác văn hóa, văn nghệ. Chú trọng phát huy bản sắc của nền văn hóa dân tộc và xây dựng bản lĩnh của con người mới Việt Nam để có thể tiếp thu những yếu tố văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài vào và chủ động, vững vàng trước mọi thử thách.
Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Nó kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời có ý thức tự bồi đắp thêm những phẩm chất đã có tiền đề trong lịch sử và đang hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta như ý thức dân chủ, tinh thần quốc tế và tinh thần khoa học. Cần kết hợp hài hòa và nâng cao tinh hoa văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước ta, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Có như thế văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới phát triển rực rỡ và đóng góp xứng đáng vào nền văn hóa chung của nhân loại.
Văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Văn học, nghệ thuật góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để mở rộng và làm sâu sắc thêm quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống đất nước, cổ vũ nhiệt tình cho công cuộc đổi mới, tích cực tham gia giải quyết việc giải phóng những tiềm năng của đất nước, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đề ra.
Văn học, nghệ thuật phải không ngừng nâng cao tính đảng và tính nhân dân, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá, dự báo, sáng tạo, nắm bắt nhạy bén hiện thực đang diễn biến, phát hiện và biểu dương cái mới, khẳng định những mầm non đang nảy sinh trong cuộc sống, phê phán không khoan nhượng những hiện tượng tiêu cực, bảo thủ, trì trệ, tạo nên những điển hình sống động về những con người mới trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo trong chiến đấu và xây dựng, những chiến sĩ của công cuộc đổi mới, xây dựng được những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tác động sâu sắc đến việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần làm cho đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng lành mạnh và phong phú. Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phản ánh được nguyện vọng sâu xa của nhân dân và quyết tâm của Đảng đưa công cuộc đổi mới đến thắng lợi.
Để văn hóa, văn nghệ có thể làm tròn được chức năng cao cả của mình, các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin và nhân sinh quan cách mạng, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân, xây dựng tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, đoàn kết với nhau chân thành, sâu sắc, tôn trọng tài năng và sự cống hiến của nhau, lên án và khắc phục những biểu hiện cơ hội, bè phái, lối sống buông thả, đi sâu vào cuộc sống, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp, mạnh dạn đổi mới trong tư duy và hoạt động sáng tạo.

Truyện Hồi ký Trần độ Lời Đầu sách Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Tập II Chương 1 Tập II Chương 2
  • Các đồng chí là những kỹ sư tâm hồn, phải góp phần xây dựng con người mới từ những con người cũ còn mang nhiều thiếu sót, thậm chí còn mang nhiều cái xấu. Đừng rơi vào khuynh hướng duy tâm, duy ý chí mô tả con người mới luôn luôn toàn vẹn như ông Thánh. Phải thấy rõ cả nhược điểm mới xây dựng được con người mới. Tả chân xã hội chủ nghĩa nếu không làm cho con người hướng về tương lai tốt đẹp với một niềm tin lớn để vượt qua những khó khăn trong hiện tại thì không đúng với lòng mong muốn của chúng ta. Công chúng khi thưởng thức tác phẩm của chúng ta không thể chỉ thấy tối sầm mà phải thấy được ánh sáng để nhảy qua bóng tối.
    Qua phát biểu của các đồng chí, tôi thấy các đồng chí đã có đầy đủ các quan điểm tôi vừa nói trên rồi. Nhưng các đồng chí còn sợ những "bóng ma". Với sự đổi mới từ Đại hội VI, Nghị quyết của Đại hội đã "mở cửa" cho các đồng chí. Tuy "mở cửa" rồi nhưng không phải từ nay mọi sự đều dễ dàng. Không phải chúng ta đang đi trên con đường nhựa bằng phẳng mà là con đường còn khúc khuỷu, gập ghềnh. Tôi không phải là nhà văn nghệ, nhà báo nhưng "ngứa ngáy" quá nên vừa rồi mới viết "Những việc cần làm ngay". Nhiều người hoan nghênh, hưởng ứng nhưng không phải không có những người cho rằng: "Sao lại bôi đen chế độ", không khéo đây là một kiểu phát động "cách mạng văn hóa" v.v... Tôi nghĩ cần phải đẩy lùi bóng tối như làm ruộng phải nhổ cỏ cho lúa có sức mọc lên. Người tốt, việc tốt sẽ nảy nở nếu đẩy lùi được người xấu, việc xấu cái khó bây giờ là dám nêu ra cái xấu. Chính vì thế mà tôi thông cảm với các đồng chí.
    Cuối cùng, tôi xin nhắc lại: cửa Đại hội VI đã mở ra cho các đồng chí. Rồi đây, căn cứ vào đề cương dự thảo của Ban Văn hóa văn nghệ, Bộ Chính trị và Ban bí thư sẽ thảo ra Nghị quyết về văn hóa văn nghệ.
    Ta có câu: "Có thực mới vực được đạo". Tôi thấy cần giải quyết những vấn đề thuộc về đời sống, về quản lý để ngành của các đồng chí tiến lên.
    Chúng ta tin chắc rằng sắp tới Đảng và Nhà nước sẽ có thêm những chủ trương đúng đắn, thích hợp đối với ngành của chúng ta. Tôi tin rằng những sợi dây ràng buộc sẽ được cắt đi sẽ làm cho ngành chúng ta như con chim được tung cánh bay lên mây xanh. Văn học nghệ thuật nước nhà sẽ đạt thêm nhiều thành tựu phong phú và tốt đẹp. Chúc các đồng chí mạnh khỏe, kiên trì, dũng cảm trong công tác. Tôi mong được hưởng những tác phẩm hay của các đồng chí sát hợp với giai đoạn mới của cách mạng nước ta."
    Cuộc gặp giữa đồng chí Tổng bí thư với anh chị em văn nghệ sĩ và một số nhà hoạt động văn hóa có thể nói là đỉnh cao của một phong trào sôi nổi của giới văn hóa nghệ thuật kéo dài gần một năm trời nhằm góp ý với Đảng về công cuộc đổi mới trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề căn bản nhất, nóng bỏng nhất của tình hình văn nghệ nước nhà. Trực tiếp nghe tiếng nói tâm huyết của anh chị em, đồng chí Tổng bí thư càng thấy rõ cần phải nhanh chóng triệu tập cuộc họp Bộ chính trị để có nghị quyết càng sớm càng tốt. Đây chính là đòi hỏi của cuộc sống ngày sau cuộc gặp của Tổng bí thư, Hội nghị Bộ chính trị trung ương Đảng khóa VI đã họp để thông qua dự thảo Nghị quyết về Văn hóa Văn nghệ. Dự họp ngoài các thành viên Bộ chính trị, cả ba đồng chí cố vấn Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ đều có mặt đầy đủ Trước đó, chúng tôi đã gửi toàn văn bản dự thảo Nghị quyết đến từng đồng chí. Điều không ngờ là Nghị quyết được thông qua rất nhanh, hầu như không có tranh luận gì. Có lẽ vì nó đã quá chín mùi, không thể để chậm hơn nữa. Hai là, vì công tác chuẩn bị được tiến hành kỹ càng, chu đáo, có tiếng vang gần suốt nửa năm trời. Cơ quan của Đảng, từ Văn phòng, tổ chức, tuyên huấn đến Ban bí thư đều ít nhiều có tham gia vào sự kiện này, một sự kiện mà vào giai đoạn cuối, đích danh Tổng bí thư đứng ra điều hành, chỉ đạo.
    Tuy nhiên, là một thành viên dự họp, tôi quan sát thấy có số hiện tượng hơi khó hiểu. Đó là anh Trường Chinh hình như có một vấn đề nào đó chưa thật thỏa mãn. Anh phát biểu một cách chừng mực, không có cái nhiệt tình như trong những buổi trao đổi riêng với tôi ở Hồ Tây. Anh Phạm Văn Đồng cũng gần giống như thế. Chỉ có những ý nào giữ vững nguyên tắc như tự do sáng tác phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị thì anh rất tán thường. Còn những ý mới mẻ như tiếng nói của văn nghệ sĩ là tiếng nói của lương tri, là tiếng nói của sự thật, thì anh có vẻ miễn cưỡng chấp nhận. Riêng anh Lê Đức Thọ thì phát biểu rất nồng nhiệt, ủng hộ hoàn toàn những quan điểm chủ yếu của nghị quyết. Khi tan họp bước ra sân, anh Thọ còn ôm lấy cổ tôi và nói:
    - Nghị quyết hay lắm. Mày làm tốt lắm.
    Nghị quyết đã được nhất trí hoàn toàn. Có lẽ đây là một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời tôi.
    Toàn văn Nghị quyết 05 do đồng chí Tổng bí thư ký ngày 28/11/1987 như sau:
    "Từ khi Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất từ sau cách mạng tháng Tám thành công, văn hóa, văn nghệ Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít cnoidung1('tuaid=281&chuongid=23">Chương 3
    Chương 3 Chương 3 Chương 3 Chương 3 Chương 3 Chương 3 Chương 4 Chương 4 Chương 4 Chương 5 Chương 5 Chương 5 Chương 5 Chương 5 Bút ký xuân kỷ mão