Kỳ 49

Maria dáng cao, tóc vàng uốn dài, mặt trái xoan, mắt to, môi hồng, dù đã xấp xỉ 40 tuổi nhưng dáng nàng vẫn còn trẻ, xinh xắn. Nàng khoác trên vai chiếc túi xách quai dài đựng đồ trang điểm và một va li quần áo có bánh xe kéo do người Nhật chế tạo đưa sang Mỹ. Nàng từ bang Texas, đáp chuyến máy bay của hãng America Airline đến sân bay Bangkok của Thái Lan, thuê chiếc xe tắc xi đến thành phố có phi trường Takli. Maria nóng ruột khi được tin Anderson bắt đầu tham gia không chiến ở Việt Nam. Nàng lo lắng và sợ hãi. Chiếc xe dừng lại ở cổng phi trường, nàng nói chuyện với người quân cảnh Mỹ:
Viên quân cảnh da màu cười, hàm răng trắng hếu nhe ra, lợi trên màu hồng lộ ra sau vành môi dày đen cũng nhe ra, hắn nói:
Hắn lấy chiếc ghế nhỏ, giơ tay:
- Mời bà ngồi, tôi gọi ngay, chắc là khoảng mười phút.
Maria bước vào bên trong hàng cự mã bằng dây thép gai chắn ngang bên trong chiếc cửa sắt. Nàng thấy rất rõ, ở Thái Lan, dù là đồng minh thân cận, quân Mỹ cũng hết sức cẩn thận, họ bố trí ba lớp bảo vệ cho máy bay và phi công. Ngoài cùng là hàng rào điện tử với bốn lớp dây thép gai, có mìn sát thương, phía bên trong sáu lớp dây thép gai loại mới, dẹp như chiếc lưỡi lam, sắc và nhọn có thể cắt đứt quần áo, thịt da, kẻ đột nhập nhất định phải để lại máu và nhờ hệ thống chống trộm hiện đại, những hàng rào dây thép gai biến thành chuông reo nếu có kẻ cố ý cắt hàng rào bằng bất kỳ loại kìm nào. Lớp trong cùng, loại hàng rào cao, phía trên là những cây sắt nhọn được hàn lại với nhau để bảo vệ khu nhà ở cho phi công. Maria quan sát theo con mắt đàn bà, nàng cảm thấy bực bội, nàng cho rằng ở như vậy chẳng khác gì bị gom vào trại tập trung, chẳng chút thú vị gì. Nàng tội nghiệp cho Anderson gian khổ và chịu đựng. Maria nhìn sâu vào bên trong, ở rất xa, có bóng dáng chiếc xe Jeep chạy ra. Trên xe có một người tiến gần đến vọng gác. Maria nhận ra không phải chồng nàng, anh chàng mang trên ve áo quân hàm thiếu tá. Viên thiếu tá thắng xe, đến trước Maria giơ tay chào, nàng đứng dậy chìa tay:
Viên thiếu tá lễ phép:
Hắn đến vọng gác. Người lính quân cảnh giập gót:
Viên quân cảnh giập gót:
Trên mạng tình báo xa, xuất hiện một tốp hai chiếc máy bay ở độ cao rất thấp ở ngoài biển tiến vào cửa sông Ninh Cơ, qua Nam Định tiến vào Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình. Radar dẫn đường ở sân bay Bạch Mai và sân bay Nội Bài đều không nhìn thấy. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện ra lệnh cho biên đội vào cấp hai, ông trực tiếp gọi điện thoại cho sở chỉ huy quân chủng xin phép cho biên đội cất cánh, do trung đoàn chỉ huy. Trung tá Hoàng Ngọc trực chỉ huy, nghe lệnh báo động sở chỉ huy, ông bước vào, trực tác chiến trao điện thoại cho ông. Ông nhướng mắt nhìn lên trần băn khoăn hỏi:
Hoàng Ngọc trả lời:
Đào Đình Luyện trả lời:
Trung tá Đào Đình Luyện biết rất rõ, nếu co lại, không cất cánh, sẽ bảo tồn được sinh lực. Là một phi công, ông hiểu khía cạnh khác, nếu không chiến đấu không thể nào rèn luyện bản lĩnh cho bộ đội. Nhiều lần ông đề đạt nguyện vọng muốn được cọ xát với thực tế để có kinh nghiệm chỉ huy không chiến, ông nhận ra rằng, chiến đấu cũng là một cách để xây dựng và bảo tồn lực lượng một cách có hiệu quả, cũng là cách để rèn luyện bộ đội… Hơn hai tháng qua, Trần Hanh trở về rồi đi bệnh viện, dù sao ông cũng được nghe Trần Hanh báo cáo lại diễn biến trận chiến đấu. Ông nhận ra, ta và địch đều còn non nớt. Bọn Mỹ đã lâu chưa chiến đấu, dù máy bay và vũ khí rất hiện đại. Điều dễ thấy nhất là địch rất đông, ta chưa có kinh nghiệm, trình độ bay và kỹ thuật không chiến còn non, đặc biệt là tư duy chiến thuật trong đối phó với tên lửa Mỹ, nhiều vấn đề mới đặt ra chưa được các phi công luyện tập thành thạo. Hầu hết phi công chưa quan sát địch kỹ lưỡng. Sau hơn hai tháng nghiền ngẫm và kiên trì luyện tập, phi công và cán bộ chỉ huy đã tiến bộ về kỹ thuật và chiến thuật, bộ đội mong muốn chiến đấu và lập công. Đào Đình Luyện ra lệnh:
Phạm Minh Nhân nhẩm tính thời gian bay từ căn cứ Nội Bài đến khu vực chiến đấu, cộng với thời gian mở máy, lăn ra và cất cánh. Nhân đề nghị:
Đào Đình Luyện cầm micro:
Lâm Văn trả lời:
- 31 nghe rõ. 
Đào Đình Luyện nhìn chiếc đồng hồ có kim giây màu đỏ đang quay tròn, nó cần mẫn và chính xác, chỉ còn 20 giây nữa, lệnh cất cánh sẽ được ban ra và lần đầu, trung đoàn chỉ huy biên đội không chiến trách nhiệm đè nặng trên vai ông. Ngay bây giờ ông có thể ra lệnh xuống cấp và phi công trở về nhà trực ban. Mọi việc sẽ do quân chủng chịu trách nhiệm. Và, như vậy sẽ cắt đi bao áp lực đè trên vai ông. Không, Đào Đình Luyện đã quyết tâm cùng với anh em xây dựng trung đoàn trở thành một đơn vị không quân chiến đấu đầu tiên, thiện chiến. Muốn như vậy, chỉ có cách “sắt cứng phải tôi trong lửa…”. Ông nhìn trên bàn chỉ huy chiến đấu, tốp cường kích và tiêm kích của hải quân Mỹ đã xuất hiện. Ông ra lệnh:
- Lệnh cho biên đội Lâm Văn cất cánh.