Phần thứ hai
Bí mật về hôn nhân và luyến ái
Phần 2 - Chương 1
Tưởng Giới Thạch với cô em họ ở bên bờ suối Viêm

Có một bức tranh biếm họa vẽ người đàn ông và người đàn bà thành công. Bức tranh nói lên: ở đằng sau lưng một người đàn bà thành công chỉ có một cái bóng cô độc của mình, còn ở đằng sau lưng một người đàn ông thành công lại là một lũ người đàn bà, bao gồm cả người đàn bà đã bị ông ta bỏ rơi.Tưởng Giới Thạch là người thành công đó. Mặc dù sự nghiệp mà ông đeo đuổi đã thất bại, thế nhưng ông đã giành giật được quyền lực và của cải khổng lồ. Vậy thì ở đằng sau lưng Tưởng Giới Thạch có bao nhiều người đàn bà?
Trong lịch sử hôn nhân và luyến ái của Tưởng Giới Thạch có một câu chuyện về tình duyên mà ít người biết tới.Tưởng Thụy Nguyên lúc còn niên thiếu, chẳng những cao hơn người một cái đầu trên mặt xử sự với người, hơn thế còn đi trước người một bước trên mặt trai lơ tình tứ. Năm 1899, Tưởng Thụy Nguyên 13 tuổi, đã học tư mấy năm ở quê nhà, hiểu biết được một số lí lẽ, phát ra lời nguyền rằng sẽ đi học để tiến lên, cầu lấy công danh, nổi trội hơn người, để làm vẻ vang cho gia tộc. Nhìn thấy con trai có bước tiến dài như vậy, Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc vui mừng hiện ra nét mặt, liền đi tìm kiếm danh sư ở khắp nơi. Không lâu, Vương thị hỏi thăm biết được danh sĩ huyện Thặng (tỉnh Triết giang) là Diêu Tông Nguyên mở trường dạy cho học trò ở Tố Nguyên Đường thuộc thôn Cát Trúc nơi quê hương của mình, liền nhịn nhục khổ sở đưa con về quê để cầu học.Diêu Tông Nguyên là danh sĩ ở nơi đó, việc học có nền móng, dạy dỗ có phương pháp. Tưởng Thụy Nguyên được thày chỉ bảo, chẳng bao lâu đã học xong Thượng Thư rồi đến Đường thi tam bách thủ, trình độ học vấn có bước tiến dài. Thôn Cát Trúc là nơi non xanh nước biếc, phong cảnh tươi đẹp, trúc xanh rợp rúi.
Một hôm, Diêu tiên sinh lấy trúc làm đầu đề bắt Tưởng đọc bài. Tưởng Thụy Nguyên liền làm một về đối vịnh trúc. Về trên là: Nhất vọng sơn đa trúc về dưới là: Năng sinh hạ nhật hàn, (nghĩa là: Thoáng nhìn trúc rợp núi, Tỏa lạnh những ngày hè.) Diêu Tông Nguyên vô cùng hài lòng, nói với mọi người Nếu giáo dưỡng có phương pháp, thì tiền đồ không thể có hạn lượng.
Thế rồi, chẳng bao lâu tính ngang ngạnh của Tưởng Thụy Nguyên bộc lộ, bởi đùa nghịch với ngựa nên bị ngựa cắn thành thương, để rồi kết tụ thành một huyết án.Sang năm sau, Vương thị không yên tâm để cho con đi học xa nhà, liền tìm được một vị giáo viên tư thục có danh tiếng để dạy cho Tưởng Thụy Nguyên ở thôn Du Lâm gần Khê Khẩu. Tức thi Tưởng Thụy Nguyên liền học được Tả truyện và Kinh Dịch ở Mao Phượng Mỹ. Kể từ khi Tưởng Thụy Nguyên tới Du Lâm học. Bà mẹ là Vương Thị người ở Khê Khẩu, miệng đọc kinh Phật, trong lòng nhưng chỉ lo lắng cho đứa con trai bướng bỉnh, chỉ sợ nó nhất thời bột phát nết cũ, lại gây ra sự việc gì rắc rối.Quả nhiên, chưa được bao lâu, những lời ong tiếng ve có liên quan tới Tưởng Thụy Nguyên từ thôn Nham Đầu gần thân Du Lâm truyền tới: Có một đứa trẻ con 14 tuổi cứ nằng nặc đòi lấy cô em họ là Mao A Xuân làm vợ!
Vốn dĩ, Mao A Xuân là con gái của người em gái họ Tưởng Trại Phượng của Tưởng Triệu Thông, với Mao Phượng Dương ở thôn Nham Đầu sinh ra. Mao Phương Dương đã bị bệnh chết sớm, để lại mẹ góa con côi. Do vì luống tuổi chồng chết, cảnh nhà tàn lụi, Tưởng Trại Phượng thường đem A Xuân về Khê Khẩu cư trú. Vương Thái Ngọc với cô em họ này cùng cảnh ngộ nên thương nhau, thường lại qua thăm hỏi, do đó Tưởng Thụy Nguyên có dịp được gặp mặt Mao A Xuân. A Xuân tính cách cởi mở, dung nhan xinh đẹp, tuổi cũng xấp xỉ với Thụy Nguyên. Hai người cùng chơi thanh mai trúc mã rất quyến luyến hòa vui. Sau khi Tưởng Thụy Nguyên tới thôn Du Lâm học tập, mỗi khi gặp ngày nghỉ, thường tới thôn Nham Đầu thăm bà cô họ, điều chủ yếu là để tìm A Xuân để đùa chơi. Lúc thoạt đầu, Tưởng Trại Phượng nhìn thấy đứa cháu họ thường tới chơi, chứng tỏ rằng nhà đằng mình cũng có người học hành, mét mặt cũng vui vẻ, càng nhiệt tình khoản đãi. Ai biết được, một qua hai lại, trong lòng đôi trai gái trẻ con này, đã nhú mọc một mầm non thương yêu lẫn nhau. Tưởng Thụy Nguyên đã có tình ý với A Xuân, trong lúc trò truyện không tránh khỏi để lộ ra những tình cảm si mê ngây dại. Người anh họ của Tưởng mẫu Vương thị là Trần Xuân Tuyền, có người cháu là Trần Viền Ly cùng học với Tưởng Thụy Nguyên, hai người cùng ngồi học một bàn, cùng ngủ một giường, cùng ăn một mâm, rất thân mật với nhau. Trần Viễn Ly thấy Tưởng Thụy Nguyên lúc nào cũng nói tới A Xuân, kể tới A Xuân, tinh thần hoảng hốt, liền nói đùa rằng.
- Nè A Nguyên, chú đối với A Xuân tốt như vậy, thì cứ cưới béng về làm vợ cho xong!
Tới lúc này Tưởng Thụy Nguyên chẳng còn giấu diếm, không những không tỏ ra chút nào e lệ thẹn thùng, trái lại đã nghiêm sắc mặt trả lời:
- Lấy vợ thì phải có người làm mối chứ, anh có thể làm mối được không?
Một câu hỏi làm cho Trần Viễn Ly không biết trả lời sao. Từ đó, tin đồn Thụy Nguyên muốn lấy A Xuân làm vợ đã không cánh mà bay...Thoạt nghe thấy lời đồng đại từ thôn Nham Đầu truyền tới, Vương Thái Ngọc xấu hổ tới mức không có lỗ để chui xuống đất, bà nghĩ: Con trai mình đã bậy bạ như vậy, lại không cố gắng vươn lên, chẳng phải là sẽ để cho họ hàng làng xóm chê cười sỉ nhục cho hay sao? Ngược lại là bà mẹ của Vương Thái Ngọc là Diêu thị tương đối thông suốt, bà cụ khuyên con gái dứt khoát tới nhà họ Mao dạm hỏi rồi cưới lấy A Xuân về; như vậy, vừa có thể dập tắt được nghị luận ở bên ngoài, lại vừa có thể khoác lên đầu con ngựa rừng bé nhỏ bất kham này một cái rọ, quả thực là một việc tốt nhất cử lưỡng đắc.
Vương Thái Ngọc vừa nghe đã thấy mẹ nói có lí, bỗng chuyển giận thành vui, lập tức hành động ngay, gấp rút khua chuông gióng trống, chuẩn bị mối manh, trù biện sính lễ, chọn ngày lành tháng tốt tới nhà Tưởng Trại Phương ở Nham Đầu để ăn hỏi.Thế nhưng hành động dạm hỏi vợ cho con trai của phía nhà bà Vương Thái Ngọc chỉ là công việc của một phía. Không lâu, người mối được Vương thị sai tới Nham Đầu dạm hỏi đã uể oải, rệu rã trở về. Thì ra là Tưởng Trại Phương mẹ góa con côi, sợ nhất là người ta đồn đại dị nghị con gái mình đã vụng trộm tư tình. Bà ta vừa nghe thấy Thụy Nguyên và A Xuân có chuyện như thế, liền hầm hầm tức giận, trước hết mắng nhiếc dạy dỗ con gái một hồi, bắt nó từ rày tuyệt đối không được phép tiếp cận với tên khốn kiếp ấy nữa. Sau đó bà ngồi chờ Tưởng Thụy Nguyên tới cửa, chuẩn bị chửi rủa làm cho tên vô lại nhục nhã một trận. May mà do những sai sót bất ngờ, Tưởng Thụy Nguyên không tới cửa, người lao đầu vào cửa lại là người mối do Vương Thái Ngọc sai đến. Tưởng Trai Phượng đang bực tức đầy đầu bà không những từ chối thẳng thừng, còn nham hiểm nói với người mối:
- Bà ấy cũng thật là ác nghiệt! Đứa con vô lại chẳng chịu phấn đấu vươn lên như vậy mà chẳng chịu trông nom dạy dỗ, mà lại còn đi chiều theo ý nó tới cầu thân. Sau này nó biến thành đứa con phá gia có hối khóc cũng chẳng kịp. Dù cho tôi có mười đứa con gái, tôi cũng chẳng thèm gả cho loại ấy. Hãy để cho nó chết già đi!
Vương Thái Ngọc dạm hỏi chẳng thành, lại còn bị Tưởng Trại Phượng chửi rủa, trong lòng rất không yên. May mà bà là người tụng kinh niệm phật, vạn sự đều bắt đầu từ một chữ nhẫn, liền đem nỗi bực tức này nuốt sâu vào trong bụng, lặng lẽ phát ra lời thề nguyền: Nhất định sẽ chọn một người con dâu xứng đáng cho con trai! Đối với chàng thiếu niên Tưởng Thụy Nguyên mà nói tình yêu giữa chàng và A Xuân tuy đã vấp phải kết cục gậy đánh đôi uyên ương hai đầu tan tác, thế nhưng đó chẳng qua chỉ là một mối tình thuần khiết, ấu trĩ, khờ dại lúc thiếu niên... Loại tình yêu chân thật, thuần khiết, thoáng nở thoáng tàn, chơi bời với nhau từ thuở bé thơ như thế này, e rằng không thể tìm thấy nữa trên con đường phát lên sau này của Tưởng Giới Thạch.