Phần thứ bảy
Bí mật về đại nạn mà không chết
Phần 7 - Chương 6
Tưởng Giới Thạch trên đường thăm ấn Độ trở về

 Sau Sự biến Tây An, Quốc dân đảng đã triệu tập Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 3 khóa 5, đã xác định chính sách đối với Nhật Bản và sự hợp tác lại từ đầu với Đảng Cộng Sản, phát biểu tuyên ngôn Quốc Cộng hòa bình thống nhất. Ngày 31 tháng 7 năm 1937 Tưởng Giới Thạch phát biểu Thư gửi toàn thể các chiến sĩ kháng chiến đã nói: Sự nhẫn nại mấy năm nay, chửi không chửi lại, đánh không đánh lại... Hiện tại, hòa bình đã tuyệt vọng, chỉ có kháng chiến đến cùng. Trong tháng 8, Tưởng Giới Thạch hoạch định chiến trường Nam Bắc thành 5 chiến khu, còn tự nhận là sĩ quan tư lệnh trưởng chiến khu thứ 3 Thượng Hải, đã đặt ra phương châm tác chiến chủ lực quốc quân tập trung ở Hoa Đông, công kích bọn địch ở Thượng Hải, ra sức bảo vệ mảnh đất quan trọng Tùng Hộ (Thượng hải), củng cố thủ đô. Không lâu, Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân đội tiến hành các chiến dịch quyết chiến ở Tùng Hộ, quyết chiến ở Từ Châu với quân đội xâm lược Nhật Bản. Quân đội Quốc dân đảng tuy thương vong nặng nề nhưng quân xâm lược Nhật Bản cũng bị đả kích trầm trọng.Sáng sớm ngày mồng 8 tháng 12 năm 1941, Tưởng Giới Thạch ở biệt thự Hoàng Sơn ngoại ô Trùng Khánh nhận được tin điện báo khẩn cấp chiến tranh Thái Bình Dương đã bùng nổ, Tưởng đã lập tức trở về Trùng Khánh, quyết định tuyên chiến với Đức, Nhật, còn đề suất 3 nguyên tắc thành lập Đồng Minh Thái Bình Dương và Bộ tổng tư lệnh liên quân; yêu cầu Anh, Mỹ, Xô với Trung Quốc cùng tuyên chiến đối với Nhật Bản; sau khi cuộc chiến tranh Thái bình dương thắng lợi, các nước liên minh không đơn độc giảng hòa với Nhật Bản v.v...Ngày mồng 3 tháng giêng năm 1942, Tưởng Giới Thạch đảm nhiệm chức Thống soái tối cao chiến khu Trung Quốc.Để liên hiệp với ấn Độ cùng tác chiến chống Nhật Bản, ngày mồng 4 tháng 2 Tưởng Giới Thạch đã tới thăm ấn Độ. Chính phủ ấn Độ chịu ảnh hưởng của thủ tướng nước anh là Sớc Sin, trong cuộc đàm phán với Tưởng Giới Thạch dài tới nửa tháng, mà vẫn chưa đạt được hiệp nghị nhất trí về cuộc tác chiến với Nhật. Vì thế, đối với Sớc Sin, Tưởng Giới Thạch rất không hài lòng.Ngày 21 tháng 2, Tưởng Giới Thạch khó chịu chẳng vui ngồi lên máy bay trở về nước. Khi máy bay bay tới La Rôn Miến Điện, Tưởng Giới Thạch tạm thời quyết định hạ cánh xuống La Rôn thị sát lính Viễn chinh Trung Quốc vào tác chiến ở Miến. Mấy tháng trước, Nhật Bản sau khi xâm chiếm Malaixia và Singgapor lại vào xâm lược Miến Điện. Cuộc thị sát của Tưởng Giới Thạch cũng là vì làm tăng thêm quân uy cho quân đội viễn chinh.Khi chiếc máy bay của Tưởng Giới Thạch từ La Rôn cất cánh bay về nước đột nhiên vấp phải sự truy kích của 18 chiếc máy bay chiến đấu của Nhật Bản. Cơ trưởng hoảng sợ toát mồ hôi, một mặt báo cho các nhân viên trên máy bay buộc chặt dù, một mặt vội vã dùng vô tuyến điện liên hệ với mặt đất, thỉnh cầu chi viện khẩn cấp.Vừa nghe nói có hơn 10 chiếc máy bay chiến đấu của quân đội Nhật Bản đuổi tới, các nhân viên trên máy bay vô cùng kinh sợ. Lúc đó năng lực hộ vệ của chiếc máy bay này rất yếu, hễ bị máy bay Nhật bắn trúng thì máy bay tan, người chết, ngay đến xương của xác chết cũng không thể tìm thấy được! Tưởng Giới Thạch cũng buộc xong dù, nhưng Tưởng không muốn nhẩy xuống từ độ cao mấy ngàn mét, mà Tưởng đã đem ra một quyển sách lật mở xem. Là nghe theo mệnh trời, hay là...Thế nhưng cuối cùng tai nạn đã không kéo tới, sau một hồi kinh hồn bạt vía, chiếc máy bay của Tưởng Giới Thạch cũng đã hạ cánh an toàn.Tưởng Giới Thạch lại một lần nữa, gặp đại nạn mà thoát chết!