Phần thứ Năm
Bí mật về việc chạy ra Đài Loan
Phần 5 - Chương 2
Tại sao trên đường chạy trốn ra Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã tắc nghẽn ở Bành Hồ ?

Tưởng Giới Thạch rời khỏi Phụng Hóa, ngày hôm sau đã tới Thượng Hải, tạm thời trú ở đảo Phục Hưng, cần phải đích thân đốc thúc tư lệnh cảnh vệ Tùng Hộ Hàng Thang Ân Bá tử thủ Thượng Hải. Tưởng Giới Thạch bảo cho Thang Ân Bá biết, muốn biến Thượng Hải thành một Valơtăng thứ hai, cần phải kiên trì giữ lấy nửa năm, chờ đợi cục thế thay đổi. Đầu tháng 5, Tưởng Giới Thạch bỗng nhiên nhận được tin, trong Quốc dân đảng có người đang vạch kế hoạch tiến hành vũ trang khởi nghĩa ở Thượng Hải, hơn thế còn chuẩn bị khi Tưởng Giới Thạch vào trong thành phố Thượng Hải thì sẽ bắt sống ông ta. Tưởng nghe tin vô cùng kinh ngạc, cảm thấy sâu sắc rằng vùng phụ cận Thượng Hải rất không an toàn, tức thì ngày mồng 7 tháng 5 đã ngồi lên tàu chiến quân sự chuyển tới Châu Sơn. Sau khi tới Châu Sơn Tưởng vẫn cảm thấy cách đại lục quá gần, dễ phát sinh ra điều bất trắc, quyết tâm lại chuyển đến Đài Bắc. Thế nhưng từ ngày 14 tháng 5 Tưởng rời khỏi Châu Sơn, đến ngày 24 tháng 6 mới tới được Đài Bắc, cứ trôi đi trôi lại ở trên biển, không biết nên dựa vào đâu. Đặc biệt là Tưởng không trực tiếp đến Đài Bắc mà còn quanh quẩn ở Bành Hồ, lại còn lưu lại 10 ngày ở Đảo Bành Hồ cách Đài Loan chỉ gần trong gang tấc. Khi từ Mã Công Bành Hồ bay tới Đài Loan vẫn không tới thẳng Đài Bắc, mà trước tiên tới Phong Son, rồi chuyển sang Cao Hùng, cuối cùng mới tới Đài Bắc. Cứ chùng chình kéo dài như vậy, trong đó có biết bao nhiêu trò ảo diệu. Ta hãy cùng xem thử hai đoạn nhật ký trong thời gian này của Tưởng Kinh Quốc.Ngày mồng 4 tháng 6, Tưởng Kinh quốc viết: Mưa dầm chớm nắng, tinh thần đã được phấn chấn, thế nhưng rất nhanh chóng đã cảm thấy sầu khổ - Đêm nào cũng mộng liên miên, ngủ không ngon giấc.Ngày mồng 9 tháng 6, Tưởng Kinh Quốc viết: Đêm hôm qua suốt đêm sắc trời trong sáng, ngồi yên lặng quan sát thưởng thức ở trước nhà. Biển và trời không biên giới, mây trắng gió xanh, biển ảo vô thường, lòng xốn xang nhớ quê hương, mới cảm thấy sâu sắc nỗi khổ của kẻ lưu vong.Tại sao Tưởng Kinh Quốc lại có cảm giác Sầu khổ? Tại sao lại có cảm giác lưu vong? Tưởng Giới Thạch tại sao không dám tới thẳng Đài Bắc mà lại kéo dài thời gian ở Bành Hồ? Thì ra, Tưởng Giới Thạch muốn xem thử thái độ của người chủ thết khách Trần Thành thế nào rồi mới định được hành vi cử chỉ.Ngày 29 tháng 12 năm 1948, trước khi Tưởng Giới Thạch rút lui từ chức đã sắp xếp Trần Thành làm Chủ tịch Chính phủ tỉnh Đài Loan, về sau lại được Kiêm nhiệm chức Tổng tư lệnh cảnh vệ và Bí thư đảng bộ tỉnh Đài Loan. Trần Thành cũng là cái đinh và kẻ thân tín quan trọng nhất được Tưởng Giới Thạch cắm sâu vào trong tập đoàn Lý Tông Nhân. Thế nhưng, mây trắng gió xanh, biển ảo vô thường! Trong ba bốn tháng trời, từ khi Tưởng Giới Thạch từ chức tới lần này ông đến Đài Loan, tình hình quốc tế và trong nước đều đã phát sinh những biến đổi quan trọng lớn lao, đặc biệt là thái độ của người Mỹ đối với Tưởng Giới Thạch đã phát sinh những biến đổi trọng đại. Người Mỹ Bội tín phụ nghĩa (ngôn ngữ của Tưởng Giới Thạch) đang kéo Vua Đài Loan Trần Thành tự lập, cần kiên quyết triệt để rũ bỏ Tưởng Giới Thạch. Chính phủ Mỹ trong ba năm chiến tranh giải phóng luôn luôn kiên quyết ủng hộ Tưởng Giới Thạch làm cuộc nội chiến phải kiên quyết ruồng bỏ Tưởng Giới Thạch, nguyên nhân cơ bản nhất là đã nhìn thấy sự thất bại không sao tránh khỏi của Tưởng Giới Thạch, đã nhìn thấy sự hủ bại và vô năng của tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch. Một mặt khác trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1948, Tưởng Giới Thạch đã chọn sai đối tượng ủng hộ, khiến cho Truman Tổng thống liên mhiệm sau này vô cùng bực tức. Thế nhưng, từ cuối năm 1948 đến giữa năm 1949 người Mỹ không muốn để cho Đài Loan rơi vào trong tay Đảng Cộng Sản, do đó, người Mỹ có mưu đồ vận dụng ảnh hưởng, ngăn cản người Trung Quốc đại lục tiến thêm một bước đổ vào Đài Loan, còn thận trọng bảo đảm sự liên hệ với lãnh tụ Đài Loan có hy vọng, để tiện cho trong tương lai có một ngày nào đó khi phù hợp với lợi ích của nước Mỹ, sẽ lợi dụng phong trào tự trị của Đài Loan[1]. Trên thực tế là muốn đem Đài Loan tách hẳn ra, rời khỏi bản đồ Trung Quốc. ý đồ cơ bản của nước Mỹ là tìm ra một người bất tất phải nghe theo sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch, cũng bất tất phải phục tùng mệnh lệnh của Chính phủ liên hiệp Lý Tông Nhân, mà chỉ biết chuyên mưu phúc lợi cho Đài Loan để hoàn thành công việc tự trị của Đài Loan. Người Mỹ đã lựa chọn Trần Thành và Tôn Lập Nhân.Tháng 2 năm 1949, tham tán Đại sứ quán Mỹ trú tại Nam Kinh Mô Sen Tơ chấp hành sự sai khiến của quốc vụ khanh Akitơn đã tới Đài Loan chấp hành sứ mệnh đặc thù. Sau khi Mô Sen tơ tới Đài Loan, liền căn cứ vào dự tính của Chính phủ Mỹ đã du thuyết Trần Thành tự lập. Mô Sen tơ truyền đạt ý kiến của Chính phủ Mỹ như sau:
1- Đài Loan tách rời chính phủ Quốc dân đảng, đoạn tuyệt kinh tế mậu dịch với Trung Cộng tự lập lên Chính phủ Đài Loan, một năm nước Mỹ sẽ viện trợ cho Đài Loan 25 triệu đô la Mỹ.
2- Nước Mỹ có thể liên lạc với Philippin, Ôxtrâylia, ấn Độ, Pakixtan, Tích Lan (Xirilanca) cùng một số nước, tiến hành sự xuất quân liên hiệp mang tính chất tượng trưng, cùng chiếm lĩnh Đài Loan, rồi sẽ tiến hành Hội nghị chuyển giao chính quyền tại Đài Loan.
3- Sau khi quyết định hội nghị, nước Mỹ sẽ lập tức đảm nhận hoạt động tuần tra và liên hệ trên biển và trên không đối với eo biển Đài Loan, để tránh sự tập kích của quân đội từ ngoài vào, đồng thời tống cổ những phần tử đại lục ở trên đất Đài Loan không được hoan nghênh.
4- Thông tri cho Tưởng Giới Thạch biết, nếu ông ta bằng lòng ở lại Đài Loan thì sẽ được đối đãi như thân phận một kẻ tị nạn chính trị.
5- Mời Tôn Lập Nhân tham gia chính quyền mới ở Đài Loan.
Trần Thành là một viên tướng yêu tâm phúc của Tưởng Giới Thạch, có quan hệ gắn bó nhiều tầng, là đồng hương, là thầy trò và là con rể với bố vợ (con gái nuôi của Tống Mỹ Linh là Đàm Tường sau này đã gả cho Trần Thành). ở dưới trướng của Tưởng, Trần chẳng những đã biểu hiện ra có năng lực tài cán hơn người, mà còn biểu hiện ra sự trung thành hiếm có. Cho nên suốt chăng đường đi đã được bật đèn xanh, thuận buồm xuôi gió. Cũng chính vì vậy, khi Tưởng Giới Thạch nhìn thấy tình hình đại lục nguy cấp đã cử Trần Thành tới Đài Loan để xây dựng sự nghiệp ở trên cô đảo này cho Tưởng Giới Thạch, hơn thế còn chỉnh biên, chỉnh huấn bọn tàn binh bại tướng từ đại lục chạy trốn ra Đài Loan, để đảm bảo mảnh đất Đài Loan này sẽ là chỗ dung thân cuối cùng. Lần này người Mỹ tới thuyết phục Trần Thành tự lập, Trần Thành cũng biểu hiện ra sự trung thành tuyệt đối với Tưởng. Trần Thành nói với Mô Sentơ: Bản thân mình đã đi theo Tưởng ủy viên trưởng nhiều năm, không thể chống lại Tưởng để tự lập được, cũng không thể cự tuyệt việc Tưởng Giới Thạch tới Đài Loan được. Mô Sentơ đã không thành công mà phải trở về. Trong báo cáo với Akitơn, Mô Sentơ nói:
- Chủ tịch Trần Thành là người thân tín của tổng thống trước là Tưởng, không thể hy vọng ông ta chống lại Tưởng mà tuân theo chỉ ý của nước Mỹ được.
Có người khi bình luận về Trần Thành đã dùng 6 chữ để khái quát Trung Tưởng, Chống Cộng, Yêu nước, Tưởng Giới Thạch cũng đã từng nói: Trung Chính không thể một ngày không có Từ Tu (Từ Tu là tự của Trần Thành). Thế nhưng trong thời kỳ gió to sóng lớn phi thường này, sau khi Tưởng Giới Thạch lại nghe tin người Mỹ mưu đồ lôi kéo Trần Thành tự lập, Tưởng Giới Thạch đã không dám đem mình giao phó cho người khác.Tưởng Giới Thạch rùng rình ở Bành Hồ, kỳ thực còn muốn mò thử xem thái độ của một viên chức quan trọng ở Đài Loan, đó chính là Tôn Lập Nhân. Tôn Lập Nhân ở Đông Bắc, bất hòa với các sỹ quan trường Hoàng Phố, Tưởng Giới Thạch đã điều Tôn tới Đài Loan để huấn luyện biên chế quân mới. Điều này vốn bởi vì Tôn không phải là đích hệ Hoàng Phố, được Tưởng Giới Thạch xỏ cho đôi giày nhỏ, thế mà ngày nay ở trên đảo Đài Loan, Tôn đã đủ sức tranh giành đối địch với Trần Thành.Tôn Lập Nhân từng lưu học ở Mỹ, là học sinh tốt nghiệp trường đại học Pu Tu và học viện quân sự Fouchinia ở Mỹ, trình độ nói và viết tiếng Anh rất lưu loát, đem so sánh với các sĩ quan quân đội Quốc dân đảng tốt nghiệp ở trường quân sự Hoàng Phố và trường sĩ quan quân sự Nhật Bản, đứng trước mặt người Mỹ, rõ ràng là Tôn có ưu thế lớn hơn nhiều. Thứ nữa là trong cuộc viễn chinh tới Miến Điện ở thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ hai, Tôn Lập Nhân đã từng chỉ huy quân đội giải cứu được 7000 quân Anh cùng các nhà báo Mỹ và các giáo sĩ truyền đạo ra khỏi vòng vây của quân đội Nhật, đã từng nhận được nhiều huân chương chiến công do Chính phủ Anh Mỹ phát cho, đã từng nhận được sự coi trọng sâu sắc của thống soái quân đội Anh là Montgomery và tư lệnh viễn chinh lúc dó là StiWell. Thứ ba là mỗi quan hệ giữa Tôn Lập Nhân và người Mỹ rất thân thiết. Sau khi kết thúc đại chiến 2, thống soái quân đồng minh châu Âu là tướng quân Aisenhao đã từng mời Tôn Lập Nhân tới thăm châu Âu. Trong cuộc viếng thăm ba tuần lễ, Tôn Lập Nhân đã trở thành ghế thượng khách của Aisenhao, Đờ gôn, Baton v.v.., đã có uy tín nhất định trong giới quân sự và giới chính trị Tây phương. Ngoài ra trong tay Tôn Lập Nhân đã có ba đội quân mới, điều này trong tình hình các cánh quân Quốc dân đảng khác vẫn còn ở đại lục tác chiến với Giải phóng quân, vẫn là một lực lượng quan trọng có thể chi phối được thế lực của Đài Loan. Những điều này đều là nguyên nhân mà người Mỹ yêu cầu Tôn Lập Nhân tham gia chính quyền mới ở Đài Loan, và cũng là nguyên nhân mà Tưởng Giới Thạch cần phải xem xét thái độ của ông ta.Khi Tưởng Giới Thạch còn ở Châu Sơn đã đánh điện báo cho Trần Thành ở Đài Bắc, nói rằng Tưởng chuẩn bị đi Đài Loan. Thế nhưng đã trôi qua một ngày vẫn chưa thấy điện trả lời của Trần Thành. Sau khi Tưởng Giới Thạch tới Mã Công ở Bành Hồ, Tôn Lập Nhân nghe tin đã tới yết kiến, còn Trần Thành thì mãi bốn hôm sau mới bước chân lên Mã Công. Liên tưởng tới việc ở Thượng Hải có người mật mưu bắt sống Tưởng Giới Thạch, việc phò Lý đánh Tưởng, kéo Trần Lập Tôn của người Mỹ, rất nhiều nhân viên quan trọng trong Chính phủ quân Quốc dân đảng yêu cầu Tưởng Giới Thạch lưu vong ra nước ngoài; đối với Trần Thành, Tưởng Giới Thạch không thể không có những điểm đáng nghi ngờ, đối với việc mình có nên hay không nên bước chân lên Đài Loan, Tưởng vẫn còn trù trừ chưa quyết, do đó đã kéo dài tới 10 ngày.Như phần trên đã đề cập đến, Tưởng Giới Thạch đã sớm có dự định xây dựng cơ nghiệp ở Đài Loan. Trong hồi ức của mình Lý Tông Nhân đã viết: Trước khi quyết định từ chức, Tưởng tiên sinh đã chuẩn bị vứt bỏ đại lục, lùi về giữ lấy Đài Loan, để quán triệt chính sách cải tạo Đảng của mình, đã trở thành tâm nguyện ba ngôi nhất thể, duy trì một vương triều nhỏ đơn thuần một màu một vẻ. Tưởng càng tin tưởng sâu sắc sau khi vứt bỏ đại lục, tình thế quốc tế tất sẽ ngày càng biến đổi xấu đi. Đại chiến thế giới lần thứ ba tất sẽ theo đó bùng nổ lập tức sẽ do con người làm nên sự nghiệp, trở về đại lục diễn lại giấc mộng đẹp tiếp thu chính quyền. Đối với địa vị của Đài Loan, Tưởng Giới Thạch luôn luôn rất coi trọng. Tháng 10 năm 1946, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh đã từng tuần tra Đài Loan, từ Đài Loan trở về, Tưởng Giới Thạch vui vẻ nói:- Đài Loan còn chưa bị các phần tử Cộng sản xâm nhập, có thể coi đó là mảnh đất Phật không nhuốm bụi trần. Từ nay về sau ta nên tích cực xây dựng, để cho nó trở thành một tỉnh kiểu mẫu, cho dù Nga, Cộng có xảo trá trăm lần, muốn có tâm địa thôn tính nước ta thì cũng chẳng làm gì nổi ta!Tưởng Giới Thạch còn cảm khái nói:- Thu hoạch trong chuyến tuần tra Đài Loan, còn lớn hơn thu hoạch trong chuyến tuần tra Đông Bắc! - Rất rõ ràng tháng 10 năm 1946, Tưởng đã hình thành phương pháp suy nghĩ coi Đài Loan là hậu thuẫn cho một cuộc nội chiến. Điều mà Tưởng Giới Thạch chưa nghĩ tới được là chỉ trôi qua 3 năm Tưởng đã bị đuổi lên trên hòn đảo trơ trọi mà năm xưa Tưởng đã không ngớt lời ca tụng.Tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch bị bức phải từ chức liền kiên định phương pháp suy nghĩ xây dựng Đài Loan thành căn cứ chống cộng. Tưởng nói:- Tôi từ chức còn có một mục đích quan trọng đó là địa vị trọng yếu của Đài Loan. Với sự xâm lược của tập đoàn đế quốc Nga, thà có thể mất toàn bộ đại lục, chứ Đài Loan thì không thể không giữ. Nếu tôi không từ chức, cứ tử thủ Nam Kinh thì Đài Loan kia không thể chú ý đến được, thì cũng không thể trở thành pháo đài kiên cường phản cộng chống Nga được. Năm 1936, sau khi tới thăm Đài Loan về, trong nhật ký tôi đã ghi một câu như thế này: Chỉ cần có Đài Loan, thì ta sẽ có thể khôi phục lại Đại lục. Chỉ cần có Đài Loan, cộng sản Đảng sẽ chẳng thể làm gì được ta. Cho dù toàn bộ đại lục có bị cộng sản Đảng cướp đi mất, chỉ cần có Đài Loan thì ta sẽ khôi phục lại được đại lục! Do đó, ta không quản ngại điều chi hết, ta kiên quyết từ chức không hề do dự![2], Tưởng Giới Thạch đã nói như vậy, đương nhiên là vì bản thân mình bất đắc dĩ phải hạ đài để gỡ thế bí, thế nhưng cũng đã phản ánh Tưởng thực sự đã có tư tưởng xây dựng cơ nghiệp lâu dài ở Đài Loan. Đặc biệt là sau khi Giải phóng quân vượt sông, Tưởng Giới Thạch biết rằng Nửa cõi Giang Nam...Hạc đứng gió gào, cây cỏ cũng đều là quân lính cả (Lời của Tưởng Kinh Quốc), càng thấy rõ địa vị đặc biệt độc đáo và quan trọng của Đài Loan. Tưởng Giới Thạch còn nói: Đài Loan còn cần phải dự tính những tình huống xấu nhất và sự chuẩn bị bất trắc, khiến cho Đài Loan trở thành căn cứ phục hưng dân tộc.Theo Tống Mỹ Linh truyện của Trần Khải Văn nói, Tôn Trung Sơn tiên sinh từng nói với Tưởng Giới Thạch Nội chiến không ra tới Đài Loan, ngoại chiến không ra tới Tứ Xuyên. Nếu như vậy thì khi nền thống trị ở đại lục của Tưởng Giới Thạch bị gió mưa vùi dập nguy ngập chao đảo thì lại càng thực sự nhận thức một cách sâu sắc tới ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc xây dựng cơ nghiệp ở Đài Loan.Thế nhưng do vì nguyên nhân mây trắng gió xanh, Tưởng đã suy nghĩ nát óc muốn coi Đài Loan ở gần trước mắt làm mảnh đất dung thân, thế nhưng lại không dám tùy tiện vội vàng bước đi, trong lòng Tưởng sao lại chẳng có nỗi khổ lưu vong? Thế nhưng, qua sự trăn trở tính toán, Tưởng Giới Thạch đã quyết tâm bước lên đảo.Tuy quyết tâm của Tưởng Giới Thạch đã định, thế nhưng vẫn chưa dám bay thẳng tới Đài Bắc, mà là trước hết tới Cương Sơn, rồi chuyển đến Cao Hùng. Sở dĩ Tưởng Giới Thạch bước lên bờ phía nam Đảo Đài Loan, không những là bởi vì nơi đây là phạm vi thế lực của Tôn Lập Nhân, hơn thế còn bởi vì Bành Mạnh Tập cũng ở đây.Tưởng Giới Thạch vẫn không thật sự yên tâm đối với Trần Thành.Bành Mạnh Tập lúc đó là phó tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo an Đài Loan, là người thân tín đáng tin cậy nhất của Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian Đông chinh, Bắc phạt suốt 20 năm trời, Bành Mạnh Tập luôn luôn là vệ sĩ trong đại đội vệ sĩ của Tưởng Giới Thạch. Tháng 8 năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức lần thứ nhất, Tưởng đã đích thân điểm danh cho Bành cùng 21 người khác tới Nhật Bản học tập quân sự.Cuối cùng thì Tưởng Giới Thạch đã đặt chân được lên đảo Đài Loan, thế nhưng trái tim của Tưởng không được thực sự vững vàng. Tưởng vừa nhìn thấy Tôn Lập Nhân và Bành Mạnh Tập tới ngênh tiếp, liền mở miệng hỏi ngay:- Ta ở đây có được an toàn không?Tôn Lập Nhân nhanh mồm nhanh miệng nói:- Có chúng con bảo vệ, ai dám làm gì được cụ Tổng tài ạ? Nghe nói, những lời này đã lọt vào tai Trần Thành, Trần rất không hài lòng. Sáu năm sau, Tôn Lập Nhân bởi Sự kiện binh biến, từ chức, nhà đương cục Đài Loan đã cử 9 nhân vien quan trọng tổ chức thành ẹy ban điều tra tiến hành trinh sát thăm dò đối với Tôn, Trần Thành là Chủ tịch ẹy ban, đâu có còn đối xử tốt với Tôn Lập Nhân được? Có điều, đây đã là chuyện về sau.Ngày 31 tháng 5, Tưởng Giới Thạch dự thảo kế hoạch phòng thủ và cai trị Đài Loan ở Cao Hùng. Ngày mồng 2 tháng 6, bọn Trần Thành v.v...đã triệu tập các thành viên quan trọng trong Quốc dân đảng tới họp ở Cao Hùng, để nghiên cứu các vấn đề chỉnh quân phòng bị và các vấn đề chính trị quân sự khác của Đài Loan. Cuối cùng, Tưởng Giới Thạch cho rằng Trần Thành quả thực không có ý đồ hành động khác, đến ngày 26 tháng 6 mới rời tới Thảo Sơn ở Đài Bắc.
-----------------------------
[1] trích dẫn từ Đài Loan đương đạo trang 43
[2] Văn hiến cách mạng bản Đài Bắc tập 77 trang 11