Phần thứ tư
Bí MậT Về DùNG BINH THấT BạI
Phần 4 - Chương 6
Vì sao Tưởng Giới Thạch bị thất bại ở Trung Nam ?

Sáng sớm ngày mồng 7 tháng 5 năm 1949, trong sương mù mờ mịt Tưởng Giới Thạch ngồi trên tàu thủy rời khỏi Thượng Hải. Trong Nhật ký ngày hôm đó Tưởng Giới Thạch ghi rằng: Bất kể tiền đồ gian nan như thế nào ông cũng phải phấn đấu tiến lên không mệt mỏi, không sợ hãi mặc dù Tưởng đã nhìn thấy Vết thương cũ chưa lành, vết thương mới lại sâu thêm, thế nhưng không cam tâm với thất bại của mình, Tưởng nói với mình rằng: Mắt ta đã nhìn thấy sự nguy vong của dân tộc Trung Hoa sao không thể gạt nước mắt mà tiến lên cho được? Con đường tiến lên ai chẳng biết là rất khó khăn, thế nhưng đừng có sợ... Ngày nay chúng ta cần phải tiến lên! Đừng có thoái lui! Đừng có thoái lui! Hãy tiến lên!. Con cả Tưởng Kinh Quốc của Tưởng cũng nói: Cha tôi đang cổ vũ dũng khí lớn nhất, vượt muôn trùng sóng gió, tiến lên theo hướng tiền đồ lóe lên một tia sáng trong đêm dài dằng dặc.Tiền đồ loé lên một tia sáng này ở đâu? Phòng tuyến Trường Giang của Quốc dân đảng bị Giải phóng quân phá vỡ, sau khi chiến trường Hoa Bắc, Tây Bắc nhiều lần vấp phải thất bại, hệ thống phòng ngự của nó đã bị sập đổ triệt để, 1 triệu 50 vạn quân lính còn lại phân bố ở trong một số tỉnh Trung Nam, Tây Nam, Tây Bắc ở vào tình trạng cực kỳ cô độc nguy hiểm. Thế nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn có ý đồ dựa vào một chút lực lượng này, dựa vào thế hiểm để chống cự ở các tỉnh biên giới xa xôi, chờ đợi cơ hội quật khởi, trong đó, đối với Bạch Sùng Hy ở Trung Nam, Tưởng đặc biệt gửi gắm niềm hy vọng lớn lao. Bạch Sùng Hy là một trong những lãnh tụ tỉnh Quảng Tây của Quốc dân đảng, từ trước đã có biệt hiệu là Tiểu Gia Cát. Bạch Sùng Hy từ những năm trước đã học ở trường lục quân sơ cấp tỉnh Quảng Tây, trường quân pháp chính trị Quảng Tây, sau khi gia nhập Quốc dân đảng năm 1924, đảm nhiệm chức Tổng tham mưu trưởng liên quân đánh cướp tỉnh Quảng Tây, kiêm Tổng chỉ huy tiền phương, tham mưu trưởng quân đoàn 2 Quảng Tây, cùng tiễu trừ quân phiệt ở Quảng Tây cũ với Lý Tông Nhân, Hoàng Thiệu Hồng đã khống chế tỉnh Quảng Tây, là một viên chiến tướng rất có ảnh hưởng lúc đó. Năm 1924 sau khi tiến vào Thượng Hải, kiêm nhiệm tư lệnh quân cảnh vệ Tùng Hộ, đi theo Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng Bạch Sùng Hy và Tưởng Giới Thạch mỗi người đều có sự tính toán riêng, khó có được sự hợp tác thật tâm thành ý. Trước hết là trong cuộc chiến tranh ở Quảng Tây của Tưởng sau hai năm Bạch Sùng Hy đã thất bại trong cuộc va chạm vũ khí, bị bức phải trốn về Hương Cảng; sau đó là trong sự biến Lưỡng Quảng, Bạch Sùng Hy cùng tham dự vào cuộc nổi loạn. Thế nhưng xuất phát từ đòi hỏi của việc thống trị Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch không thể thỏa hiệp với một số người như Bạch Sùng Hy, hơn thế còn để cho Bạch Sùng Hy đảm nhiệm chức Phó tổng tư lệnh Lộ quân thứ 5. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến, Tưởng Giới Thạch còn phát động cuộc nội chiến toàn diện, rất cần đến viên chiến tướng Bạch Sùng Hy này, sau khi Bộ lục quân đổi thành Bộ quốc phòng, liền rộng rãi hào hiệp trao cho Bạch Sùng Hy chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Thế nhưng, tựa hồ như Bạch Sùng Hy không cảm kích trước sự vun trồng của Tưởng Tổng tài sau khi Bạch Sùng Hy nắm giữ quyền chỉ huy của quân đội liền đề xuất với Tưởng Giới Thạch nguyên tắc chiến lược Giữ Giang tất giữ Hoài, chủ trương Hoa Trung chỉ có thể thiết lập một chiến khu, chống đối lại với Tưởng Giới Thạch. Năm 1948, Bạch Sùng Hy lại vẽ đường cho hươu chạy trong việc Lý Tông Nhân ra tranh cử chức Phó tổng thống, khiến cho Tưởng Giới Thạch cực kỳ đau đớn khó chịu. Trong lúc nguy nan, Tưởng Giới Thạch chẳng kể gì oán hận xưa, phải lôi kéo Bạch Sùng Hy, thực sự khổ tâm vì ở bên cạnh không có một chiến tướng đắc lực, đồng thời cũng có tâm lý may mắn; Trong lúc thất bại ở Giang Bắc, đại lầu của Vương triều họ Tưởng nghiêng đổ, mong muốn Tiểu Gia Cát trổ phép thuật trở về trời. Ngày 22 tháng 4, ngày thứ hai giải phóng quân đột phá phòng tuyến Trường Giang, Tưởng Giới Thạch triệu Bạch Sùng Hy tới Hàng Châu, tham dự hội nghị quân sự khẩn cấp. Trên hội nghị, Tưởng Giới Thạch dùng hết cách lôi kéo, yêu cầu Bạch Sùng Hy kiên trì giữ lấy các tỉnh Tương Ngạc Cống (Hồ Nam, Hồ Bắc và Giang Tây). Trong lúc nguy nan, Tưởng Giới Thạch còn khẳng khái phát cho Bạch Sùng Hy 4 triệu đồng bạc trắng khi không lĩnh được tiền mặt ở Ngân hàng trung ương. Tưởng Giới Thạch lại quyết định dùng hơn 1 vạn lượng vàng quy đổi thành tiền, rồi phái chuyên cơ đưa tới Hán Khẩu. Thủ đoạn này của Tưởng Giới Thạch đã đánh trúng tim của Bạch Sùng Hy. Mặc dù Bạch Sùng Hy đã sớm nhìn thấy đại thế của tập đoàn thống trị Quốc dân đảng đã trôi qua, thế nhưng cũng quyết không muốn đem địa bàn mà mình xây dựng bao nhiêu năm nhẹ nhàng thoải mái trao cho Giải phóng quân được, không thể phục quốc cũng phải chống cộng. Hơn một vạn lượng vàng cuối cùng đã trở thành một loại lực lượng lớn mạnh.Lúc đó, khu vực Trung nam còn có 73 sư đoàn gồm hơn 40 vạn quân của tập đoàn Bạch Sùng Hy và Dư Hán Mưu Bộ. Quân đội của Bạch Sùng Hy đóng giữ ở các tỉnh Tương Ngạc Cống tổng cộng có 21 quân đoàn gồm 30 vạn tên. Căn cứ vào ý kiến trao đổi của Tưởng Giới Thạch, Bạch Sùng Hy sẽ sắp đặt 6 quân đoàn ở ven bờ Trường Giang giữa Ba Đông tới Nhạc Dương cùng với khu vực phía Nam; sắp đặt 7 quân đoàn ở tuyến Cửu Lĩnh Sơn, Mịch La Giang, Động Đình Hồ. Đem 4 quân đoàn của Trình Tiềm và Trần Minh Nhân đặt ở khu vực Trường Sa, Tương Đàm; Số bộ đội còn lại thì đóng ở Quế Lâm, Thường Đức, Toại Xuyên, Cống châu v.v.. Khu vực Trung Nam phần lớn là núi cao vách đứng, sông ngòi ngang dọc, đường xá gồ ghề, rất nhiều vùng đất trồng lúa nước, thời tiết viêm nhiệt nhiều mưa còn thường lưu hành các bệnh dịch. Các tỉnh Tưởng, Việt, Quế (Quảng Đông, Quảng Tây) v.v... do bọn quân phiệt chiếm giữ lâu dài, rất nhiều dân tộc, tình hình xã hội rất phức tạp. Tưởng Giới Thạch âm mưu dựa vào lực lượng của Bạch Sùng Hy và điều kiện địa hình của khu vực Trung Nam, ngăn chặn Giải phóng quân nam tiến khống chế các tỉnh Tương, Cống, Việt, Quế v.v..Nếu gặp phải sự công kích của giải phóng quân, hoặc có thể rút lui về giữ khu Ngạc Tây Sơn, lấy Tứ Xuyên làm hậu phương, canh giữ nơi hiểm yếu cửa ngõ Xuyên Đông; hoặc có thể lui về giữ Tương Nam, để bảo đảm an toàn cho Lưỡng Quảng. Bàn tính toán như ý của Tưởng Giới Thạch có thể thực hiện được không? Quốc dân đảng ở Trung Nguyên tại sao lại thất bại như núi sập? Muốn vén lên tấm màn bí mật này, trước hết phải nhìn xem hành động của Bạch Sùng Hy như thế nào?Những mâu thuẫn rối rắm giữa Bạch Sùng Hy và Tưởng Giới Thạch bên trên đã lược kể qua, vào giờ khắc nguy nan, hơn một vạn lượng vàng của Tưởng Giới Thạch tuy đã hòa hoãn được mâu thuẫn của Bạch Sùng Hy và Tưởng Giới Thạch, thế nhưng mâu thuẫn giữa quân đội Tưởng và quân đội Quảng Tây vẫn còn chưa giải quyết được triệt để, mâu thuẫn giữa các sĩ quan thượng tầng với các sĩ quan trung hạ tầng của quân đội Tưởng cũng chưa được giải quyết. Bạch Sùng Hy và Tưởng Giới Thạch cũng là bằng mặt không bằng lòng. Các loại mâu thuẫn này không giờ nào, không khắc nào không xâm kích vào số quân đội trên 30 vạn người này. Trong số sĩ quan và binh lính Tưởng, những ký ức về các cuộc tranh cãi giữa Tưởng và Bạch vẫn đang còn như mới. Khi Đỗ Duật Minh bị vây, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh cho Bạch Sùng Hy đem quân đoàn thứ hai của Sa Thị điều tới Bạng Phụ, Bạch Sùng Hy liền lấy lí do Vũ Hán là quan trọng, công nhiên nói với Tưởng Giới Thạch rằng:
- Những mệnh lệnh hợp lí tôi xin phục tùng, những mệnh lệnh không hợp lý tôi không thể tiếp thụ được! - Tưởng Giới Thạch bực tức quá ném máy điện thoại xuống, chửi lớn Đ. mẹ! Bạch Sùng Hy còn công khai cười mỉa Tưởng Giới Thạch: Tưởng lão tổng chỉ huy tác chiến mà ngay đến một đại đội giao cảnh, một tiểu đoàn bộ binh cũng phải can thiệp vào, làm cho các tướng lĩnh ở mặt trận bị trói tay trói chân, không thể nhúc nhích được. Người ta nói Tưởng là sĩ quan chỉ huy bộ binh, tôi nói ông ta là sĩ quan chỉ huy súng trường. Những lời nói này của Bạch Sùng Hy đã dẫn tới sự bất mãn gay gắt đối với các sĩ quan phái Tưởng như Tống Hy Liêm v.v..., thường xuyên va chạm đốp chát với Bạch Sùng Hy. Bạch Sùng Hy cũng oán trách kế hoạch tác chiến của mình khó có thể biến thành hiện thực.B ạch Sùng Hy đã nhận hơn một vạn lượng vàng của Tưởng Giới Thạch, cũng muốn xây dựng Ngôi nhà trong thiên hạ của mình. Đây là điều rất khiến cho Tưởng Giới Thạch cảm thấy bực tức. Tháng 10 năm đó, sau khi Bạch Sùng Hy thất bại lui về Quế Lâm, đã từng triệu tâp hội nghị các nhân viên quân chính cao cấp trong tỉnh để họp, bố trí cái gọi là chiến tranh tổng thể mà Bạch chế đặt ra. Trên hội nghị Bạch Sùng Hy công khai nói, hiện tại Tưởng Giới Thạch nắm giữ Quốc dân đảng làm cho đảng quá thối nát. Trần Quả Phu, Trần Lập Phu kéo bè kéo cánh, mọi người đều nói Tưởng quản thiên hạ, Trần quản Đảng. Tôi cho rằng muốn đánh thắng cộng sản, cần phải bắt đầu từ việc chỉnh lý công việc của Đảng. Bạch Sùng Hy còn phân phát biểu đăng ký tham gia công tác chỉnh lý Đảng vụ Quốc dân đảng cho các thành viên tham gia hội nghị, điền hết vào trong biểu, rồi tuyên thệ với Bạch Sùng Hy, trong lời tuyên thệ có câu Tôi xin trung thành tuyệt đối giữ tròn chức vụ, nếu chống lại kỷ cương của Đảng, tôi xin chịu sự trừng trị nghiêm khắc nhất. Cách làm này cũng giống như Tưởng Giới Thạch tổ chức Phục Hưng Xã năm nào, chính là muốn mọi người phải trung thành với triều đình nhỏ của Bạch Sùng Hy. Sau khi Bạch Sùng Hy rút về Quảng Tây, một số tướng lĩnh thuộc hệ Quảng Tây đã từng hỏi phương châm tác chiến về sau này, Bạch Sùng Hy thản nhiên tuyên bố: Quyết tâm ở khu vực giữa Đông Tuyền (Tây bắc huyện Lạc Mật) Tràng An( Đông Bắc huyện Dung) trước tiên giáng cho chúng một đòn đả kích; sau đó chiếm lĩnh bờ phía tây sông Hồng Thủy. Hơn thế dựa chặt vào An Nam thuộc Pháp, cố thủ tuyến bờ biển, chờ viện binh Mỹ tới, rồi sẽ có biện pháp. Bạch Sùng Hy còn có mưu đồ dựa vào nước Pháp, để tiện việc khi cần thiết sẽ rút sang Việt Nam, để cầu tìm sự viện trợ quốc tế về nhiều mặt. Những thủ đoạn này cũng vẫn là những thủ đoạn trước đây đã dùng để đối phó với Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, chẳng giành được lợi lộc gì. Bây giờ Bạch Sùng Hy lại vọng tưởng dùng nó để cứu vãn vận mệnh thất bại cũng chỉ là tốn công vô bổ, cuối cùng đành phải sống gửi ở Đài Loan. Những lời nói việc làm của Bạch Sùng Hy đã khiến cho Tưởng Giới Thạch quá thất vọng. Đây là một nhân tố thất bại ở Trung Nam của Tưởng. Tư lệnh binh đoàn thứ nhất phòng thủ Trường Sa Trần Minh Nhân là một đội ngũ rất có sức chiến đấu của tập đoàn Bạch Sùng Hy. Ngay từ khi phòng thủ Vũ Hán, Trần Minh Nhân đã từng hò hét trên cửa miệng Cần phải kiên quyết bảo vệ Vũ Hán, đánh tới người cuối cùng, Bạch Sùng Hy cho rằng Trần Minh Nhân kiên quyết chống cộng, rất yên tâm đối với Trần, không lâu đã điều động Trần Minh Nhân tới Trường Sa,Hồ Nam, trao cho nhiệm vụ quan trọng. Lúc đó Tưởng Giới Thạch và Bạch Sùng Hy đối với Trình Tiềm ở Trường Sa rất không yên tâm, hy vọng Trần Minh Nhân sẽ kiềm chế được Trình Tiềm ở Trường Sa. Thế nhưng Trần Minh Nhân soái lĩnh quân đoàn 39, quân đoàn 71, sau khi kéo tới Hồ Nam, Trường Sa, thường xuyên liên hệ với Trình Tiềm, Trần Minh Nhân còn đảm bảo dùng ý chí làm ý chí của Trình Tiềm, thế nhưng trong những trường hợp công khai, Trần Minh Nhân vẫn là phái chủ chiến. Một lần, Trần Minh Nhân tham gia một hội nghị quan trọng thảo luận về tình thế Hồ Nam ở trong thành phố Trường Sa. Trên hội nghị mọi người tranh luận không ngừng đối với vấn đề chiến hay là hòa, Trần Minh Nhân nhìn thấy ở trong hội trường có đặc vụ cao cấp của Tưởng Giới Thạch và thân tín của Bạch Sùng Hy, liền chẳng chút do dự, nói:
- Tôi là một quân nhân, quân nhân phải lấy sự phục tùng làm thiên chức. Trung ương đã có mệnh lệnh tái chiến, lẽ dĩ nhiên chỉ có chiến đấu tới cùng dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Bạch trưởng quan, không thể có ý đồ gì khác.
Mấy câu nói này đã làm cho những người chủ trương hòa bình không dám ho he một tiếng, tên đặc vụ của họ Tưởng, trái lại, rất vui mừng sung sướng gọi điện thoại ngay cho Tưởng Giới Thạch, khiến cho Tưởng Giới Thạch cảm thấy mảnh đất Trường Sa này thực sự có có thể yên tâm được. Bạch Sùng Hy nhìn thấy thái độ của Trần Minh Nhân vô cùng sáng rõ liền yên tâm để cho Trần Minh Nhân kiêm nhiệm tư lệnh cảnh vệ Trường Sa. Từ đó, đối với cục thế Hồ Nam, Bạch Sùng Hy càng yên tâm hơn, bắt đầu bức bách Trình Tiềm rời khỏi Trường Sa, đi tuần tra Thiệu Dương.Theo đà Giải phóng quân tiến quân vào Hồ Nam, đã giải phóng được hơn 10 huyện như Bình Giang, Lễ Lăng, An hương v.v.., tình thế Trường Sa càng ngày càng nghiêm trọng. Tưởng Giới Thạch và Bạch Sùng Hy, bất chợt hạ mệnh lệnh cho Trần Minh Nhân cưỡng bức dụ dỗ, mong muốn Trần Minh Nhân lập công vì Đảng quốc. Ngày 21 tháng 7, Trần Minh Nhân nhận được mệnh lệnh của Bạch Sùng Hy, yêu cầu Trần Minh Nhân tử thủ Trường Sa. Ngày 30 tháng 7, Trần Minh Nhân lại nhận được điện báo của Bạch Sùng Hy, bảo cho Trần biết Trình Tiềm đã soái lĩnh nhân viên vũ trang ngầm trở về Trường Sa, mưu đồ không phép tắc, yêu cầu Trần tiếp xúc tước hết vũ khí hộ vệ. Thời gian cách một ngày, Tưởng Giới Thạch lại để cho thứ trưởng Bộ quốc phòng Chính phủ Quảng Châu là Hoàng Kiệt, cục trưởng cục Công chính Trịnh Văn Nghi đem theo tiền mặt, vũ khí và thư tay tới Trường Sa gặp Trần Minh Nhân. Trong thư Tưởng Giới Thạch nói: Sự tích vẻ vang suốt đời đệ, rất nên quý trọng giữ gìn, đã làm cho Trung Chính này tin tưởng sâu sắc. Đối với những phần tử bán rẻ mình đi nhờ vả kẻ giầu sang nên biết hổ thẹn khi đứng vào trong đội ngũ. Khi cần thiết, không tiếc diệt thân vì đại nghĩa, lấy đó làm minh chứng điển hình, sau đó lui về giữ Tương Tây. Trong tương lai ta sẽ trao Tứ Xuyên làm hậu thuẫn cho đệ. Trong từng hàng chữ đó, chỉ yêu cầu Trần Minh Nhân tử thủ Trường Sa, quyết đổ máu chiến đấu tới cùng với cộng quân. Trần Minh Nhân vui vẻ sung sướng biểu thị: Dốc hết lòng vì Đảng quốc, dù có phải nhẩy vào nước sôi lửa bỏng, cũng quyết chẳng từ nan, thực ra trong bí mật đã nhiều lần từng liên hệ với đại biểu hòa đàm của Quân giải phóng. Ngày mồng 2 và mồng 3 tháng 8, Bạch Sùng Hy đã không ngừng vận chuyển vũ khí cho Trần Minh Nhân, Viện trưởng Viện hành chính Diêm Tích Sơn của Chính phủ Quảng Châu cũng đánh điện báo cho Trần Minh Nhân hy vong Trần không thành công thì cũng thành nhân. Đối với tiền mặt, vũ khí và điện báo, Trần Minh Nhân vẫn thu giữ không cự tuyệt, thế nhưng điều vượt khỏi ra ngoài dự lịêu của Tưởng Giới Thạch là, Trần Minh Nhân và Trình Tiềm đã liên hiệp, ngày 4 tháng 8 đã tuyên bố dẫn quân khởi nghĩa. Trong các bức điện báo gửi cho Tưởng Giới Thạch ở Thảo Sơn Đài Bắc, Diêm Tích Sơn, Cố Chúc Đồng ở Quảng Châu, Bạch Sùng Hy ở Hoành Dương, Trần Minh Nhân nói: Thời gian cho tới ngày nay duy chỉ có xướng xuất hòa bình,giương cao ngọn cờ nghĩa mới là con đường có lối thoát.Trần Minh Nhân soái lĩnh ba quân đoàn của tập đoàn Bạch Sùng Hy khởi nghĩa, khiến cho Trường Sa trở thành một Bắc Bình thứ hai. Tưởng Giới Thạch và Bạch Sùng Hy ngậm đắng nuốt cay mà không còn chỗ để nói nữa. Tiểu Gia Cát hối hận vì đã ngã bổ chẩng ở trước mặt Trần Minh Nhân. Đây chính là một nhân tố quan trọng khác thất bại ở Trung Nam của Tưởng Giới Thạch.
Nguyên nhân thứ ba của việc Tưởng Giới Thạch, Bạch Sùng Hy thất bại ở Trung Nam là sự chỉ huy cao siêu của Mao Trạch Đông, đây là nhân tố trực tiếp nhất, quan trọng nhất. Sau khi Trần Minh Nhân dẫn quân đội khởi nghĩa, tập đoàn Bạch Sùng Hy bị bức phải rút về chiếm giữ khu vực Tương Nam lấy Hoành Dương, Bảo Khánh làm trung tâm, hòng dựa vào Tương Giang. Vĩnh Lạc Giang, Tư Thủy, lưng dựa vào Điền, Quế, Kiềm (Vân nam,Quảng tây, Quí châu) cấu thành một phòng tuyến liên hợp Tương Việt. Đông khởi từ Việt Bắc Lạc Xương, tây đến Tương Tây Chỉ Giang, ngăn cản Giải phóng quân Nam tiến. Thế nhưng Mao Trạch Đông đã sớm nắm bắt được tính nết bẩm sinh của Bạch Sùng Hy. Trước khi Bạch Sùng Hy cấu thành Phòng tuyến liên hợp Tương Việt, Mao Trạch Đông đã đánh điện báo nói với Lâm Bưu: Quân đội của Bạch, tiền vốn nhỏ, cực kỳ cơ động linh hoạt, không phải là vạn bất đắc dĩ chúng quyết không tác chiến với ta đâu. Phán đoán địa điểm mà Bạch Sùng Hy chuẩn bị tác chiến với ta không ngoài ba điểm Tương Nam, Quảng Tây, Vân Nam, mà khả năng tính lấy Quảng Tây là lớn nhất. Thế nhưng bước thứ nhất các đồng chí nên chuẩn bị tác chiến với hắn ở Tương nam tức là phía Nam Hoành Châu, bước thứ hai chuẩn bị tác chiến ở Quảng Tây, bước thứ ba tác chiến ở Vân Nam. Với mục đích triệt để tiêu diệt tập đoàn Bạch Sùng Hy, Mao Trạch Đông nói với Lâm Bưu: Phương pháp tác chiến với quân đội của Bạch, vô luận là ở địa phương nào ở Trà Lăng hoặc ở phía nam Hoành Châu, ở Toàn Châu, Quế Lâm v.v.. hoặc ở nơi khác, đếu không được sử dụng phương pháp vu hồi bao vây cự ly gần, mà nên sử dụng phương pháp vu hồi bao vây cự ly xa, mới có thể nắm được quyền chủ động, tức là hoàn toàn không để ý đến sự sắp xếp tạm thời của quân đội Bạch mà phải vượt xa hắn, chiếm lĩnh lấy hậu phương của hắn, bức hắn cuối cùng không thể không tác chiến với ta! Có thể thấy, ngay từ trước khi Bạch Sùng Hy thất bại phải rút quân, Mao Trạch Đông đã sắp xếp chiến trường tiêu diệt địch. Theo đà phát triển của chiến cuộc, Mao Trạch Đông lại chỉ ra rõ ràng chính xác: Đối với Bạch Sùng Hy và bọn địch ở Tây Nam đều phải lấy động tác đại vu hồi. Cắm sâu vào địch hậu, trước tiên hoàn thành việc bao vây, sau đó mới trở về phương châm đánh [1] Trong khi Vương triều họ Tưởng sắp sửa tan rã xụp đổ, Mao Trạch Đông đã quan sát kỹ càng sự phát triển của chiến cuộc, đã đề xuất được phương châm tác chiến dùng đại vu hồi, đại bao vây tiêu diệt tập đoàn Bạch Sùng Hy, yêu cầu Giải phóng quân không cần chú ý tới bất kỳ sự sắp xếp lâm thời nào của tổ chức Bạch Sùng Hy, dùng chủ lực mạnh dạn từ hai cánh của bọn địch vu hồi tới hậu phương sâu xa của chúng, cắt đứt đường rút lui, phối hợp bao vây tiêu diệt địch ở tung thâm. Phương Châm này mà Mao Trạch Đông xác định, vô luận là đối với Tưởng Giới Thạch hay đối với Bạch Sùng Hy đều là đòn đả kích chí mạng cả. Khi Bạch Sùng Hy phát giác Giải phóng quân bao vây đại vu hồi, phân đường vượt các tỉnh trong phạm vi lớn ở các tỉnh Tương, Ngạc, Cống, Việt, Quế v.v... liền vội vàng ra lệnh cho toàn tuyến phải triệt thoái theo hướng Quảng Tây, thế nhưng thời gian đã muộn. Trong tiếng thét truy kích Quyết không để cho kẻ địch chạy thoát của Giải phóng quân, hai binh đoàn có sức chiến đấu tương đối mạnh của Bạch Sùng Hy, ngày mồng 1 tháng 12 đã bị bao vây tiêu diệt ở khu vực Bắc Bạch. Sau ba ngày, Nam Ninh được giải phóng. Lại cách ba ngày, Khâm Châu giải phóng, bịt chặt cửa biển mà quân bại trận của Bạch Sùng Hy sẽ chạy trốn về Nam. Đến ngày 14 tháng 12, Giải phóng quân trước sau đã đánh chiếm được Nam quan và ái Phủ đã khống chế được biên giới Trung Việt. Tập đoàn Bạch Sùng Hy chạy trốn vào Quảng Tây, ngoài hơn hai vạn người bại trận lủi trốn sang Việt Nam ra, hơn 17 vạn quân còn lại đều bị tiêu diệt toàn bộ, mấy tỉnh biên giới tiếp tục được giải phóng. Sau khi Bạch Sùng Hy chạy trốn ra Đài Loan, vẫn chưa được Tưởng trọng dụng.Tưởng Giới Thạch âm mưu dựa vào Bạch Sùng Hy ngoan cường chống đánh ở mấy tỉnh biên giới xa xôi, luôn luôn ngóng đợi giấc mộng đẹp, tình hình quốc tế sẽ phát sinh những biến đổi trọng đại, giấc mộng đẹp đó đã hoàn toàn bị tan vỡ. Phong quan tăng chức theo ước nguyện cũng đã làm, dùng tiền vàng mua chuộc dụ dỗ cũng đã thực hiện, Tưởng Giới Thạch đúng là đã tính toán hết mọi mưu kế, tới lúc này cũng khó tránh khỏi vận mệnh bị tiêu diệt triệt để. Kỳ thực, đối thủ của Tưởng Giới Thạch không những chỉ là Mao Trạch Đông, con người khổng lồ này, mà còn có cả những người bộ thuộc của Tưởng, ăn mặc trang phục quân đội Quốc dân đảng nữa. Rất nhiều tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Quốc dân đảng đã hiểu rõ: Tưởng đối phó với người khác luôn luôn có hai tay: Hai tay sáng tối, hai tay thật giả, hai tay cứng mềm. Để bảo vệ lợi ích của cá nhân mình, Tưởng đã biến hóa đa đoan, nhiều bề nhiều mặt, không trừ thủ đoạn nào. Đúng vậy, khi họ đấu với Tưởng, cũng chính là dùng đạo của Tưởng để trị thân của Tưởng, từng giờ từng phút luôn luôn chuẩn bị hai tay.[2] Đây cũng là một điều bí mật của việc thất bại ở Trung Nam của Tưởng Giới Thạch.
--------------------------
[1] Mao Trạch Đông tuyển tập bản nội bộ trang 342, NXB Chiến sĩ 12-1981.
[2] Kim Lăng tàn chiếu ký - Trần Thiếu Hiệu, trang 247, NXB Nông thôn tháng 4 năm 1988