Phần thứ tám
Bí mật về tính cách
Phần 8 - Chương 7
Bụng dạ hẹp hòi, nhỏ nhen tin tiện và giận dữ tất sẽ trả thù

Những người đã lật mở xem qua những ghi chép hồi ức do một số nhân vật cao cấp vốn ở trong chính quyền Quốc dân đảng viết ra, đều không khó phát hiện một đặc điểm chung trong số sách này, đó là: Đối với tính cách trắng trợn đa nghi, bụng dạ hẹp hòi, giận dữ tất sẽ trả thù của Tưởng Giới Thạch có cảm thán khá sâu sắc. Chẳng riêng gì Tưởng Giới Thạch như vậy, mà mọi tên độc tài khác đều có bệnh chung như vậy cả, chỉ có điều là mức độ không giống nhau mà thôi.Nhìn từ trên mặt lý luận, các nhà tâm lý học coi những đặc điểm hành vi có khuynh hướng mang tính chất nhất trí trong những tình cảnh khác nhau của con người gọi là nhân cách, tức là tổng cộng những đặc trưng tính cách, năng lực và khí chất v.v..của một người. Nó do rất nhiều đặc điểm tâm lý cá biệt của con người tức là đặc chất tổ thành. Những đặc chất này ở vào những tổ hợp khác nhau trong nhân cách cá thể đã cấu thành những cá tính khác biệt giữa người và người. Đặc chất có sự phân biệt ra đặc chất bề ngoài và đặc chất căn nguyên. Đặc chất căn nguyên là nguồn gốc cuối cùng dẫn tới hành vi của con người. Nó được bao quát ở rất nhiều mặt, tâm dạ hẹp hòi và tính hoài nghi là một trong số đó. Những biệt loại khác nhau của đặc chất căn nguyên mà mỗi người đều có, thế nhưng mức độ lớn nhỏ mạnh yếu có khác nhau. Nếu dùng tính điểm cao thấp để so sánh thì đặc chất căn nguyên của tính hoài nghi được giá trị điểm càng thấp, thì tính tình của con người càng hiền lành dễ gần, biểu hiện ra đặc trưng dễ hòa thuận gần gũi với mọi người. Người được giá trị điểm cao thì ngược lại, luôn luôn có tâm dạ hẹp hòi, đố kỵ đa nghi, ngang ngạnh bướng bỉnh, khó tin tưởng được bất kỳ ai. Trên mặt tâm lý học thống kê, thì Tưởng Giới Thạch thuộc vào loại người có giá trị điểm tương đối cao.Trong đời sống chính trị suốt đời Tưởng Giới Thạch, những đặc trưng tính cách hẹp hòi, đa nghi, trước tiên được biểu hiện ở trên vấn đề dùng người. Ngay từ thời kỳ ở Hoàng Phố, loại bẩm tính này của Tưởng đã lộ ra đầu mối. Năm 1943, trong bài viết Quan hệ đối với Quốc dân đảng từ năm 1924 đến năm 1926, đối với phương pháp dùng người của Tưởng, Chu Ân Lai đã có sự tổng kết quan trọng. Chu Ân Lai đã chỉ ra: Lúc đó trường quân sự Hoàng Phố có gần 600 học sinh, đại bộ phận là thanh niên tả khuynh tới từ những hoạt động bí mật trong tổ chức Đảng các tỉnh.Trong số đó đảng viên, đoàn viên chiếm tới năm sáu chục người, chiếm một phần mười số học sinh. Đối với số người này Tưởng Giới Thạch rất đề phòng và hạn chế. Tưởng đã để cho Vương Bá Linh, một con người rất vô liêm sỉ phụ trách huấn luyện, giáo dục, năng lực chính của một con người để Tưởng sử dụng đó là nô tài. Đối với Đặng Diễn Đạt có tính ương bướng lại không muốn làm nô tài, thì Tưởng không dùng. Đối với Hà ứng Khâm, con người này là nô tài thứ hai, đã được Vương Bá Linh giới thiệu thì Tưởng vô cùng tin tưởng. Các đội trưởng trong trường quân sự Hoàng Phố đều là người thân tín của Tưởng. Có một lần tôi cử mấy người phái tả làm đội trưởng, Tưởng tỏ ra không bằng lòng đã hủy bỏ sự ủy nhiệm đó. Phương pháp dùng người của Tưởng là tạo ra mâu thuẫn, lợi dụng mâu thuẫn, thao túng mâu thuẫn; dùng một tên phản động quản lý một người tiến bộ, cử một tên chống phái tả kiềm chế một người phái tả, dùng một tên chống cộng kiềm chế những người tin tưởng Đảng Cộng Sản.Mọi người có thể sẽ cảm thấy, đó là thời kỳ đặc biệt Quốc Cộng hợp tác, trên những cơ sở khác nhau về đảng phái và tín ngưỡng chủ nghĩa, phải dùng tới hạ sách này cũng là điều khả dĩ. Kỳ thực, cách nghĩ như thế này là sai lầm lớn trên vấn đề dùng người, những trò láu cá này mà Tưởng Giới Thạch làm, vô luận là cộng sản Đảng hay Quốc dân đảng đều không có gì khác biệt. Ngày 11 tháng 1 năm 1938, Tưởng Giới Thạch triệu tập hội nghị các tướng lĩnh phương Bắc tại Khai Phong Hà Nam, rồi trong hội nghị đã lừa bắt Hàn Phúc Củ, chủ tịch chính phủ Sơn Đông của Quốc dân đảng, phó tư lệnh chiến khu 5 kiêm tổng tư lệnh tập đoàn quân thứ 3. Sau nửa tháng, Hàn Phúc Củ đã bị giết ở Hán Khẩu. Lý do công khai xử quyết Hàn Phúc Củ là: Hàn là Trưởng quan hành chính tối cao địa phương và là tướng lĩnh cao cấp trong quân đội, đứng trước sự tấn công của quân Nhật, không suy nghĩ cách kháng chiến giữ đất, chỉ chăm chú bảo tồn thực lực, tự tiện rút lui. Lẽ dĩ nhiên, Hàn là chủ tịch một tỉnh và tư lệnh tập đoàn quân, không lo lắng tới sự an nguy của dân tộc, vì để bảo tồn thực lực, đã dâng cả đất nước rộng lớn cho giặc Nhật, theo lý nên phải trừng trị. Thế nhưng, lúc đó đứng trước quân Nhật, các tướng lĩnh cao cấp Quốc dân đảng chưa đánh đã tan đâu chỉ có một mình Hàn Phúc Củ. Lưu Ký, Thang Ân Bá v.v..đều là những tay cừ về chạy trốn cả. Chính là đồng thời với lúc Tưởng Giới Thạch bắt giam Hàn Phúc Củ, Lưu Kỳ cũng vừa bỏ mất Bảo Định, Thạch Gia Trang, bỏ chạy xuống phía nam, giống như chim sợ cung nỏ vậy. Thế mà những tướng lĩnh đích hệ của Tưởng lại không bị xử quyết, trái lại còn được phúc tinh cao chiếu, liên tục thăng quan. Kỳ thực, nguyên nhân chủ yếu nhất để Tưởng quyết tâm xử tử Hàn Phúc Củ chính là: Con người này không phải là đích hệ của Tưởng, suốt thời gian dài ngang tàng không thuần phục, từng nhiều lần liên hợp với các phe phái thực lực địa phương khác dự mưu lật đổ Tưởng. Do đó, Tưởng Giới Thạch công khai trả thù riêng đem Hàn ra khai đao xử quyết.Tưởng Giới Thạch đối với võ tướng như vậy, đối với văn thần cũng chẳng lệ ngoại. Ngày 30 tháng 10 năm 1952 là sinh nhật Tưởng Giới Thạch 65 tuổi. Ngày hôm đó, vợ chồng Tưởng Giới Thạch rời Đài Bắc tới biệt thự Thảo Sơn ở ngoại ô tị thọ, đặc biệt mời vợ chồng Chủ tịch tỉnh Đài Loan là Ngô Quốc Chinh lên núi ăn bữa cơm tối, còn thân thiết lưu giữ Ngô qua đêm ở trên núi. Ngày hôm sau, vợ chồng Ngô Quốc Chinh cáo từ ra về. Ngồi xe trên đường trở về, do một nguyên nhân ngẫu nhiên, người lái xe đột nhiên phát hiện trong 4 chiếc bánh xe thì có tới 3 chiếc bị tháo hết đinh ốc, bỗng hoảng sợ mặt tái mét. Nếu không phát hiện ra sớm, khẳng định những người ngồi xe khó tránh khỏi chết oan. Lúc này, Ngô Quốc Chinh mới sực tỉnh giấc mộng, hiểu ra rẳng Tưởng Giới Thạch muốn đòi mạng mình! Từ trước đến nay, Ngô Quốc Chinh được Tưởng trọng dụng, là một trọng thần tâm phúc, từng làm phó bộ trưởng bộ Trung tuyền Quốc dân đảng, thị trưởng Hán Khẩu, Trùng Khánh và Thượng Hải. Sau khi Quốc dân đảng chạy ra Đài Loan, Lão Tưởng lại đem quyền quản lý một tỉnh duy nhất còn lại của chính phủ quốc dân trao cho Ngô Quốc Chinh, có thể nhìn thấy mức độ trung thành của Ngô đối với Tưởng và sự tín nhiệm của Tưởng đối với Ngô như thế nào. Thế nhưng, những biểu hiện của Ngô Quốc Chinh không phải là Ngu Trung - trung thành ngu xuẩn theo kiểu vâng dạ, mà là sự trung thành kiểm thảo thất bại, khuyên can thẳng thắn, những mong đền đáp. Đặc biệt là sau khi nhận chức chủ tịch tỉnh Đài Loan, Ngô cậy mình được sủng ái nên đã kiêu ngạo, đánh giá cao tín nhiệm của Tưởng đối với mình, nhiều lần phê phán nền chính trị của Quốc dân đảng, chủ trương thực thi nền chính trị dân chủ cận đại, thậm chí ngay cả đến sự việc của đại thái tử cũng đưa lời phê bình tới Tưởng Giới Thạch. Đợi đến Ngô Quốc Chinh tỉnh lại, giác ngộ được Trái tim yêu quyền hơn yêu nước, yêu con hơn yêu dân của Tưởng Giới Thạch, thì họng súng đã nhằm trúng sau gáy của mình rồi. Tức thì, ông ta có phúc đã phát hiện ra trong 4 bánh xe đã có tới 3 bánh bị tháo hết đinh ốc ra rồi. Thế nhưng, Ngô cũng không phải là loại người bình thường, vị cao thủ chính trị này được bồi dưỡng từ trường đại học Princeton ra đã không hé ră g nói nửa lời, mà chỉ kiên quyết từ chức Chủ tịch tỉnh rồi ngầm hoạt động với phía Mỹ để mời ông ta sang Mỹ dạy học. Cuối cùng, qua bao trắc trở, Ngô phải đem cha già và con trai ra làm con tin, Ngô mới được phê chuẩn sang Mỹ. Mãi tới tháng năm 1954, Ngô Quốc Chinh mới đem lửa hận trong lồng ngực giận dữ bộc lộ ra ngoài.Trên vấn đề dùng binh, Tưởng Giới Thạch cũng đã luôn luôn đề phòng đối với quân đội không phải là đích hệ, từng bước làm suy yếu quân đội đó đi. Trong cuộc chiến tranh chống cộng trường kỳ, Tưởng đã đưa những đạo quân táp nham trong quân đội Quốc dân đảng đẩy ra tác chiến ngoài mặt trận, mượn tay cộng sản Đảng tiêu diệt những đạo quân không phải là đích hệ này đi. Cuối cùng trong tình hình cả hai cùng bại cùng bị thương, Tưởng ngồi giữa thu lợi. Tháng 9 năm 1935, Trương Học Lương chấp hành chính sách Trước yên trong rồi sau mới cướp ngoài, đã tích cực tiến công Hồng quân công nông Trung Quốc, đã Trường chinh tới Tây Bắc. Hạ tuần tháng 11, trận đánh ở thị trấn Trực La hồng quân đã tiêu diệt sư đoàn 109 quân chủ lực của Trương, giáng cho quân Đông Bắc một đòn đả kích trầm trọng. Vì bán mình cho Tưởng mà bị tổn thất nặng nề như vậy, Trương Học Lương không những không được sự biểu dương của Tưởng mà còn bị Tưởng trừng phạt nghiêm khắc: Không cho phép quân Đông Bắc bổ sung thực lực, xây dựng lại phân hiệu, khiến cho Trương bị tiêu diệt một sư thì thiếu mất một sư, cuối cùng đã trở thành tư lệnh không có quân. Trương Học Lương đã nhìn thấu qủy kế này của Tưởng Giới Thạch, cuối cùng đã tỉnh ngộ, với ảnh hưởng của tư tưởng yêu nước chống Nhật, cuối cùng đã liên hợp với Dương Hổ Thành và hồng quân đạt được hiệp nghị bí mật đình chỉ nội chiến, nhất trí kháng Nhật. Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch không dễ dàng bỏ qua. Tháng 10 năm 1939, để bức bách Trương Học Lương, Dương Hổ Thành tiếp tục tác chiến với hồng quân, Tưởng Giới Thạch đã đem mấy chục vạn quân đội kéo vào Đồng Quan, sắp xếp lại hậu phương của quân Đông Bắc và quân Tây Bắc với xu thế nếu không nghe mệnh lệnh thì tước vũ khí ngay tại chỗ. Cuối cùng, đã bức Trương Học Lương, Dương Hổ Thành cùng đường hết lối, đã hợp sức với nhau phát động cuộc binh gián. Lật mở lịch sử tác chiến tiến công và dẹp yên bạo loạn của Tưởng Giới Thạch, những mánh lới quen dùng này của Tưởng khắp nơi cũng đều có cả, các tướng lĩnh quân đội không phải là đích hệ trong quân Quốc dân đảng, không ai là không căm giận đến tột độ. Trong cuộc chiến tranh cách mạng quốc nội lần thứ ba, các tướng lĩnh cao cấp quân Quốc dân đảng như Cao Thụ Huân, Tăng Trịnh Sinh, Ngô Hóa Văn v.v.. dẫn đầu cuộc khởi nghĩa chống Tưởng đều là quân đội không phải là đích hệ. Đúng là người thông minh lại bị người thông minh làm thiệt hại, tâm lý hẹp hòi và thủ đoạn không tha thứ người này của Tưởng Giới Thạch, cuối cùng đã rơi vào tình cảnh quần chúng phản đối, người thân xa rời, cô đơn trơ trọi.Căn cứ vào phân tích của các nhà tâm lý học, tâm lý hẹp hòi với tính cách đa nghi này của kẻ độc tài, bắt nguồn từ ý thức nguy cơ của bản thân. Tuy chúng ở vào địa vị chí tôn, nắm quyền hành chí thượng, thế nhưng không thể không đề phòng dã tâm cướp ngôi và mưu đồ phản nghịch của tầng lớp dưới. Chính là áp lực tâm lý do ý thức về nguy cơ sản sinh ra đã khiến cho bọn độc tài vì phòng ngừa đại quyền bị cướp mất nên đã bước tới cực đoan. Đối với bất kỳ ai chúng đều có ý thức đề phòng cảnh giác luôn luôn làm ra các loại hành động không thích ứng với người khác và với xã hội dưới sự thôi thúc của những nhân cách bất thường cực kỳ ghen ghét đố kỵ và tàn bạo trắng trợn. Bất kỳ những nguy hiểm tiềm tại nào đều có thể xúc động tới thần kinh mẫn cảm của chúng, Thúc giục chúng lợi dụng mọi âm mưu quyền thuật và thủ đoạn bạo lực để tiêu trừ loại nguy hiểm này.Về phương diện quyền lực duy trì bảo vê sự độc tôn của mình, loại tâm lý hẹp hòi tự tư này của Tưởng Giới Thạch rất độc ác. Suốt đời Tưởng từng đã nhiều lần từ chức, thế nhưng mỗi lần từ chức đều là một lần hành động theo sách lược dùng lùi để tiến. Bí quyết tiến thoái thành thạo của Tưởng là ở chỗ: Nắm chắc quyền hành không chịu rời bỏ.Ngày 21 tháng 1 năm 1949, trong sự khốn khó giao nhau nội ngoại, Tưởng Giới Thạch khổng thể không bắt tay vào công việc từ chức lần thứ ba. Ngày 23, Tưởng Giới Thạch về tới Khê Khẩu. Giờ phút này, nhìn về bề ngoài, Tưởng là người ở giới bình dân nhàn tản du chơi, gửi tình ở nơi núi rừng đá suối, kỳ thực, Tưởng chỉ là ở ẩn mà không phải là rút lui, dây trời điện đài ở trên nhà tây Khê Khẩu không ngừng phát sóng, bí mật thao túng thế lực tàn dư Quốc dân đảng ở một nửa Giang Nam. Dựa theo tập quán của Quốc dân đảng, mọi chính sách biện pháp của Chỉnh phủ quốc dân đều cần phải thông qua ẹy ban thường vụ trung ương, rồi mới giao cho đơn vị hành chính chấp hành. Như vậy, Tưởng Giới Thạch tuy không làm Tổng Thống nữa, thế nhưng vẫn làm Tổng tài Quốc dân đảng, chủ trì ẹy ban thường vụ Trung Ương, bao trùm lên trên Lý Tông Nhân. Tưởng chấp chính trong nhiều năm, bố trí dày đặc các môn sinh, thân tín ở trong Đảng, chính quyền, giới quân sự, cứ một Quế hệ nhỏ nhoi bắt đầu có thể khống chế toàn cục. Khi Lý Tông Nhân bước lên vũ đài, thực sự đã vui mừng hớn hở một dạo, thế nhưng không nghĩ được là mình đã bị vồ hụt, thứ mà Lý giành được chỉ là cái hàm Tổng thống hữu danh vô thực. Trước khi Tưởng Giới Thạch rời bỏ chức vụ đã nhiều lần yêu cầu Lý Tông Nhân Kế nhiệm tổng thống, thế nhưng sau khi làm xong văn bản, bên trong không hề mảy may nêu lên sự việc từ chức, rút lui, chỉ nói Lý thay quyền chức vụ tổng thống. Lý Tông Nhân lấy lý do danh bất chính thì ngôn bất thuận yêu cầu sửa đổi là kế nhiệm tổng thống, Tưởng vui vẻ bằng lòng. Thế nhưng, sau khi phát biểu văn bản, Lý Tông Nhân vẫn làm quyền tổng thống. Trong lúc bực tức, Lý hỏi tội bí thư trưởng Phủ tổng thống Ngô Trung Tín, Ngô liền bình tĩnh nói với Lý Tông Nhân:- Thưa đức ông, với tư cách người bạn cũ tôi thành thực khuyên ông, ông đã quá hiểu con người của Tưởng tiên sinh. Ông nên biết chỗ ở hiện tại của ông. ở Nam Kinh hiện tại đặc vụ hoành hành, các vệ sĩ ở bên cạnh ông đều là người của Tưởng tiên sinh. Ông còn tranh giành điều gì nữa? Trong cục diện hiện tại, bất kỳ sự việc nào cũng đều có thể phát sinh. Sự an toàn của bản thân ông, có thể là không có gì bảo đảm được! - Những điều Ngô Trung Tín nói là lời nói thực, từ hơn hai tháng trước, Tưởng Giới Thạch đã bí mật triệu tập tên trùm sỏ hệ thống quân sự Mao Nhân Phượng và Thẩm Túy, đích thân bố trí việc ám sát Lý Tông Nhân. Chỉ tại về sau cục diện biến đổi quá nhanh, Tưởng mới không thể không để cho Lý đứng ra chống đỡ cục diện nguy hiểm.Sau khi Lý Tông Nhân bước lên vũ đài hình như chỉ có tên mà không có thực, mệnh lệnh mà ông ta ký ra tựa như tờ giấy lộn. Ông ta đỏi phải thả Trương Học Lương, Dương Hổ Thành ra, bọn cấp dưới nói: Trương Học Lương đã bị áp giải tới Đài Loan, Dương Hổ Thành đã không biết cầm tù ở chỗ nào. Ông ta muốn điều động quân đội, thế nhưng quân đội đều ở trong tay Tưởng Giới Thạch, bản thân ông ta làm quyền Tổng Thống của chính phủ quốc dân, ngay cả đến việc phòng vệ Trường Giang ở ngay dưới mũi mà cũng không biết làm thế nào. Ông ta muốn chỉnh đốn tiền tệ, khống chế vật giá, thế nhưng Tưởng Giới Thạch đã đem toàn bộ tiền của, vàng bạc ở trong kho ngân hàng Trung Ương đều vận chuyển hết tới Đài Loan, làm cho vật giá tăng vọt tốc độ nhanh như bay, trăm nghề đình đốn, thị trường tiền tệ hoàn toàn đổ vỡ. Để bảo đảm quyền lực của mình, Tưởng Giới Thạch đã bỏ mặc, không quan tâm tới cục diện nguy nan của Đảng quốc, coi Hiến pháp như trò đùa của con trẻ, đối với quyền Tổng thống Lý Tông Nhân thì nơi nơi đề phòng, bước bước hạn chế, cuối cùng đã không ngần ngại dùng biện pháp rút hết củi dưới đáy nồi, làm tăng nhanh tới độ tan rã thất bại của chính quyền Quốc dân đảng ở đại lục.Tâm lý tự tư hẹp hòi này của Tưởng Giới Thạch, ngoài việc biểu hiện không dễ tha thứ cho người ra, còn biểu hiện ở chỗ đa nghi và giận dữ tất sẽ trả thù. Tháng 1 năm 1949 sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức đi qua Hàng Châu rồi về Khê Khẩu. Để trọn vẹn tình thân của bọn địa chủ, Chủ tịch tỉnh Triết Giang Trần Nghi đã mượn khách sạn Lầu ngoại Lầu để thết tiệc tẩy trần. Trong bàn tiệc Trần Nghi nhìn thấy Tưởng bởi tâm tình phiền muộn mà không động đũa, liền khuyên mời các vị khách Cần phải nâng lên đặt xuống. Nào ngờ lời nói này đã làm tổn thương tới lòng tự tôn của Tưởng Giới Thạch rồi dẫn tới cái họa sát thân sau này. Kỳ thực, đối với quyền lực Tưởng vĩnh viễn nâng lên chứ không bao giờ chịu đặt xuống. Lời nói này đã xúc phạm tới thần kinh đa nghi dễ dàng nổi giận của Tưởng. Sau bữa ăn, Tưởng không trú ở biệt thự Trừng Lư nữa mà đến ở sân bay Kiển kiều, trên thực tế đã có sự đề phòng đối với Trần Nghi. Sau đó, Thang Ân Bá mật báo với Tưởng, nói rằng Trần Nghi đã từng lập kế hoạch khởi nghĩa đầu hàng cộng sản. Tức thì, Tưởng đã bí mật ra lệnh cho Mao Nhân Phượng bắt giữ Trần Nghi rồi giải tới Đài Loan. Tháng 6 năm 1950, Trần Nghi đã bị Tưởng Giới Thạch bắn chết. Cái chết của Trần Nghi quả thực là họa tòng khẩu xuất.Trong mấy chục năm Tưởng Giới Thạch xưng hùng trên vũ đài chính trị Quốc dân đảng, phàm những người đắc tội với Tưởng, vô luận là xuất phát từ công tâm hay là tư tâm, vô luận là đích hệ hay là phi đích hệ đều có kết cục chẳng tốt lành. Những người xuất phát từ công tâm, như Trương Học Lương, Dương Hổ Thành, vì đại nghĩa của dân tộc mà khẳng khái binh gián, kết quả là một người bị sát hại thảm hại, một người suốt đời phải cầm tù. Những người xuất phát từ tự tâm, như phái thực lực địa phương Hàn Phúc Củ, Lưu Tương v.v..hòng phất riêng một ngọn cờ đối lập với Tưởng, cuối cùng, một người bị bắn chết, một người vấp phải nguy hại ngấm ngầm. Ngô Quốc Chinh, Tôn Lập Nhân v.v..là đích hệ trong văn thần võ tướng, chỉ vì lời nói không khiêm tốn, thái độ ngạo mạn, gây trở ngại tới lợi ích của họ Tưởng, tức thì một người lưu vong ở ngoài đảo, còn một người cầm tù ở trong đảo. Lý Tông Nhân suốt đời đi lại giao hảo với Tưởng Giới Thạch, cuối cùng đã phải giận dữ bỏ đi, từng nhiều lần cảm khái bình luận: Tưởng tiên sinh là con người đa nghi hễ tức giận là sẽ trả thù, chỉ trong nháy mắt những người tâm phúc như chân với tay đã biến thành kẻ thù ngay!.