Phần thứ bảy
Bí mật về đại nạn mà không chết
Phần 7 - Chương 1
Trò nấp trong vại của Tưởng Giới Thạch

Tưởng Giới Thạch là một yếu nhân quân sự, chính trị. Trong mấy chục năm Tưởng đã ra sống vào chết, trải qua biết bao gian nan nguy hiểm, trong đó có bọn quân phiệt truy giết, có sự bắn giết ở chiến trường, cũngcó sự binh gián của các tướng lĩnh chống Nhật yêu nước và sự đụng chạm va vấp trong chiến đấu với giặc Nhật. Giữa lúc gian nguy như bão tuyết gào thét bên thân mình trong đêm đông, Tưởng Giới Thạch đã dùng tâm thái như thế nào để xử trí, lại làm thế nào để hóa nguy hiểm thành an lành?Giữa cái sống và cái chết, Tưởng Giới Thạch đã vung tay múa chân, đều là Cánh cửa sổ quan trọng nhìn lén nhân sinh quan, vinh nhục quan của Tưởng Giới Thạch cả.
Trong Sa gia Bang Tuồng bản mẫu của Kinh kịch có một điệu hát hay tuyệt vời, nói rằng Hồ tư lệnh Cứu quốc quân trung nghĩa bị giặc Nhật truy đuổi không còn lối thoát thân, đã được bà chủ quán trà Xuân Lai là A Khánh Tẩu thông minh cơ trí giấu kín vào trong vại nước, ẩn nấp qua được sự lục soát của bọn lính Nhật, đại nạn mà không chết, thật đúng có thể nói là trong Tuồng có tuồng. Vào thời kỳ trai trẻ của Tưởng Giới Thạch cũng đã từng được một người đàn bà giấu vào trong vại nước, thoát khỏi được sự truy xét của địch đã bảo đảm được mạng sống. Đó là năm 1918, Tưởng Giới Thạch vừa qua tuổi 30, đúng vào dịp đi theo Tôn Trung Sơn tiên sinh, bắt đầu hăng hái sôi nổi muốn làm nên sự nghiệp. Lúc đó, Trung Quốc đang ở vào thời kỳ hỗn chiến của quân phiệt, Tưởng Giới Thạch rất muốn thể hiện rõ thâm thủ của mình ở trong cuộc đấu tranh của quân phiệt cũ mới. Khi Tôn Trung Sơn tổ chức lực lượng Cách mạng đánh bọn quân phiệt phản động cũng đã nghĩ tới con người Tưởng Giới Thạch này. Ngày 12 tháng 3 theo điện triệu gọi của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch rời Thượng Hải, vội vàng tới Quảng Đông. Lúc đó, cuộc chiến đấu ở xung quanh Quảng Đông rất ác liệt. Trương Kính Nghiêu dẫn một cánh quân tiến công Quế Lâm, Tào Côn dẫn một cánh quân tiến công Thiền Quan, Trương Hoài Chi dẫn một cánh quân tấn công Công châu. Trương Hoài Chi còn có ý đồ sau khi cướp đoạt Huệ Châu sẽ cùng tấn công Quảng Châu với Trung lộ quân. Sau khi Tưởng Giới Thạch tới Quảng Châu lập tức đảm nhận chức vụ chủ nhiệm khoa tác chiến của Tổng bộ Trần Quýnh Minh quân đội Việt, hiệp trợ với Trần Quýnh Minh vạch ra kế hoạch tác chiến. Sau mấy ngày, Tưởng Giới Thạch lại tới mặt trận Hoàng Cương, Triều An, Tam Hà Bá, Tùng Khẩu, Tiêu Sầm để thị sát. Lúc đó tính tích cực của Tưởng Giới Thạch rất cao, rất mong muốn thể hiện thân thủ của mình ở trên chiến trường. Thế nhưng do vì trong chính phủ bảo vệ Phật Pháp Quảng châu còn tồn tại mâu thuẫn, một số người như Đường Kế Nghiêm, Lục Vinh Đĩnh v.v.. lại phản đối Tôn Trung Sơn nhậm chức Đại nguyên soái, đã ảnh hưởng tới sức chiến đấu của quân đội, một số suy nghĩ của Tưởng Giới Thạch vẫn chưa thể thực hiện được.Theo sự phát triển của chiến tranh, vào đầu tháng 7 Tưởng Giới Thạch từng kiến nghị với Trần Quýnh Minh, cử bộ đội chủ lực đi qua đường biển tới Chương Châu của Phúc Kiến, rồi chờ thời cơ cướp lấy Phúc Châu; hoặc giả cử một đơn vị bộ đội có sức chiến đấu mạnh tiến thẳng tới Long Nham Phúc Kiến, tiến sát Chương châu, Phúc Châu. Đối với kiến nghị này của Tưởng Giới Thạch, Trần Quýnh Minh tương đối tán thưởng. Thế nhưng quân đội của cánh quân thứ nhất do tư lệnh Lý Bính Vinh chỉ huy đã để mất Đại Phố vào ngày 19, kế hoạch này cũng không thể thực hiện được. Thế nhưng đối với tình hình chiến sự ở Phúc Kiến, Tưởng Giới Thạch đã đặc biệt chú ý, ngày 30 tháng 7, khi Trần Quýnh Minh ra lệnh cho Tưởng Giới Thạch chỉ huy quân đội cướp lại Sư Tử Khẩu, phản công Đại Phố, Tưởng Giới Thạch đã chiến đầu ác liệt ba ngày ba đêm ở trên trận địa, cuối cùng đã thu phục lại được Đại Phố. Thế nhưng, do vì nguyên nhân những thất bại ở trên các chiến trường khác, Tưởng Giới Thạch đã phát sinh ra mâu thuẫn với các đồng liêu, trong lúc bực tức đã từ bỏ chức vụ chủ nhiệm khoa tác chiến, quay trở về Thượng Hải. Lần bỏ đi này đã lưu lại những tai nạn ở Phúc Kiến những ngày sau.Tưởng Giới Thạch chỉ sống ở Thượng Hải hơn hai chục ngày đã liên tiếp nhận được điện báo của Tôn Trung Sơn và Trần Quýnh Minh yêu cầu Tưởng phải trở về Quảng Châu nhận chức. Mặc dù trong lòng Tưởng đã có hàng trăm điều không hài lòng, nhưng cũng không dám bỏ mặc không đếm xỉa gì đến các bức điện báo của Tôn Trung Sơn và Định Uy tướng quân Trần Quýnh Minh. Lúc đó, Trần Quýnh Minh bản thân là tổng tư lệnh ở Chương châu Phúc Kiến, Tưởng Giới Thạch lại vội vã chạy tới Chương châu, Trần Quýnh Minh bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch đảm nhiệm chức sĩ quan tư lệnh chi đội thứ hai, bộ tư lệnh của chi đội này đặt tại Trường Thái Phúc Kiến. Lúc này Tưởng Giới Thạch có thể trực tiếp chỉ huy trên một ngàn người, ngày thành lập bộ tư lệnh hôm đó, Tưởng Giới Thạch đọc bài diễn văn tế cáo Đã chiến tất phải thắng, đã đánh tất phải thắng, thống nhất Trung Hoa, bình định toàn giang sơn cơ nghiệp... hoàn thành sự nghiệp vĩ đại của cuộc cách mạng, đều do thần linh ban cho cả. Tưởng Giới Thạch tuyệt đối không thể ngờ được tráng trí chưa báo đáp, nguy hiểm đã gặp họa sát thân.Trong thành luyện Trường Thái vốn có một chi đội đóng giữ do Lã Công Dực chỉ huy. Lã Công Dực là người Vĩnh Khang tỉnh Triết Giang, từ những năm trước đã được gửi đến học tập ở khoa cấp tốc trường quân sự Bảo định, năm 1911 đảm nhận sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn 2 trung đoàn 82. Sau cuộc khởi nghĩa Vũ xương bùng nổ, Lã hưởng ứng cách mạng, chỉ huy quân đội đánh chiếm Nam Kinh, về sau đảm nhiệm chức sư trưởng sư đoàn 6 quân Triết Giang, đô đốc kiêm tỉnh trưởng tỉnh Triết Giang. Tháng 7 năm 1917 khi Tôn Trung Sơn phát động phong trào bảo vệ Phật pháp, Lã Công Dực ra sức ngăn cản quân đội Triết Giang tiến công Quảng Đông. Không lâu, Lã lại đảm nhiệm tổng tư lệnh quân đội Viện Mân Triết của quân bảo hộ Phật pháp. Khi Tưởng Giới Thạch tới Trường Thái nhận chức sĩ quan tư lệnh chi đội, Lã Công Dực vừa hay cũng ở Trường Thái.Tưởng Giới Thạch và Lã Công Dực đã vừa là đồng hương lại đều là hai viên chiến tướng dưới đại kỳ Phong trào bảo vệ Phật pháp, vốn không nên có sự xung đột lợi hại to lớn. Tình yêu quê hương của con người Tưởng Giới Thạch này rất nặng, sau khi Tưởng đắc tg lòng đã thực sự không vui, cũng chẳng coi bộ tư lệnh này của Tưởng Giới Thạch ra cái thứ gì.Một hôm, chi đội hai này với quân đội Viện Mân Triết chỉ vì một sự việc nhẹ như lông gà, mỏng như vỏ hẹ mà đã phát sinh ra xung đột, hai bên đã đánh nhau. Lã Công Dực vốn trong lòng có bực bội, sau khi nghe tin đã chẳng phân đỏ xanh vàng tím, đã hạ lệnh cho quân đội bao vây bộ tư lệnh của chi đội. Để bảo vệ uy tín của bản thân mình là sĩ quan tư lệnh, Tưởng Giới Thạch đã va chạm nẩy lửa với đối phương. ở địa phương Trường Thái này, Tưởng Giới Thạch còn xa mới là đối thủ của Lã Công Dực, chẳng bao lâu, những binh lính ở bên cạnh Tưởng Giới Thạch đã bị Lã Công Dực đánh chết mấy tên. Tưởng Giới Thạch nhìn thấy tình hình nguy cấp trong sớm tối, cũng chẳng kể gì tới bộ tư lệnh, vội vàng vượt tường chạy thoát thân.Trong thành huyện Trường Thái, tiếng đại bác càng kịch liệt, những tiếng súng này giống như những con qủy đòi mạng, hoảng sợ quá, Tưởng Giới Thạch đã chẳng quản gì liền chạy trốn. Khi trốn ra khỏi thành huyện, Tưởng Giới Thạch ngoảnh cổ lại nhìn đằng sau lưng mình chẳng còn một sĩ quan và binh lính nào của chi đội 2 nữa, quân đội Triết Giang do Lã Công Dực chỉ huy vẫn còn đang liều mạng đuổi theo. Tưởng Giới Thạch sải cẳng chạy bước dài trốn vào trong nhà một người nông dân.Bà chủ nhà của hộ nông dân này là người Giang Tây. Mấy hôm trước đã từng có một lần giao tiếp gặp mặt Tưởng Giới Thạch. Bà ta nhìn thấy vẻ mặt sợ hãi ngượng ngùng của ngài sĩ quan tư lệnh họ Tưởng, đang muốn hỏi cho rõ lẽ, lại nhìn thấy quân Triết từ xa đang đuổi tới, cũng chẳng kể gì tới an nguy của bản thân vội vàng kéo tay Tưởng Giới Thạch đẩy vào trong một chiếc vại lớn, rồi dùng chiếc lồng hấp đậy lên trên chiếc vại lớn đó, trên chiếc lồng hấp đó còn đặt rải rác một số áo quần. Vừa thu xếp xong, một viên sĩ quan dẫn một toán lính thở hổn hển xông vào trong nhà. Họ lật tung mọi thứ ở trong nhà, còn giận dữ quát tháo truy hỏi bà chủ nhà. Kết quả họ chẳng thu được gì lại vội vàng chạy sang nhà khác tìm kiếm, lục soát.Tưởng Giới Thạch bị nhốt ở trong vại, lòng buồn rười rượi, nhưng không dám phát ra nửa tiếng kêu. Người phụ nữ nông dân kia nhìn thấy binh lính đã đi xa, mới lo lắng sợ hãi nâng chiếc vung lồng hấp đậy vại kia lên. Tưởng Giới Thạch đã quỳ ở trong chiếc vại này hơn một giờ đồng hồ mới bảo toàn được tính mạng.Sau sự việc, Tưởng Giới Thạch đã đem sự việc vất vả nhọc nhằn này quy vì bản thân mình bị ốm, không cử nhiều người đi trinh thám. Tướng sĩ không có ý chí chiến đấu, binh sĩ vào thành cướp bóc hãm hiếp. Các bộ thuộc như Lương Hồng Khải v.v... đều đam mê tửu sắc, không nghe lệnh chỉ huy v.v... Điều khiến cho Tưởng Giới Thạch cảm thấy thương tâm nhất đó là, vì để thoát chết, Tưởng đã đánh mất cuốn nhật ký của 6 năm qua và hai bộ binh thư. Hai bộ binh thư này, một cuốn là Chiến thuật ben Cơ do một người Đức bình thường viết ra, chí ít Tưởng Giới Thạch đã xem được sáu lượt. Còn một cuốn nữa là cuốn Chiến tranh luận nổi tiếng cũng do người Đức viết ra. Hai bộ sách này trong nhiều năm nay Tưởng Giới Thạch luôn đem theo nó ở bên mình, thường xuyên mở ra đọc. Lần này để mất, Tưởng Giới Thạch hối hận vô cùng.So với mạng sống, Chiến thuật Ben Cơ và Chiến tranh luận có đáng kể gì? Tưởng Giới Thạch đã lấy điều đó để tự an ủi mình.