Dịch giả: Hằng Hà Sa và Bích Ty
IV & V

     on Kostaky và Pierre Pillat trốn từ Đức sang Lỗ ma ni bằng cách đi ban đêm trong rừng để khỏi bị Nga Sô bắt giữ. Cuối cùng họ cũng đến được cánh rừng trong làng Piatra, vào lúc trời sắp sáng. Kostaky muốn tiếp tục theo đường mòn xuống làng nhưng Pillat cản lại. Kostaky năn nỉ: 
- Con không hiểu ba tí nào nếu con yêu cầu ba ở đây mà đừng về làng. Con tin là ba có thể đứng nơi đây nhìn làng mạc ở phía bên dưới sau khi đã vượt Thái Bình Dương để trở về Piatra sao? Con tin là ba chỉ cần nhìn làng mình ở đàng xa sao? 
Nhưng ba ráng đợi đến tối đã, lúc nầy đi nguy hiểm lắm. Ba biết chứ, từ Heidelberg đến đây chúng ta chỉ có đi vào ban đêm thôi. Ba kiên nhẫn một chút, còn chừng hai giờ là trời sáng hẳn rồi. 
Ion Kostaky nhìn sao trên trời, biết là ngày sắp đến rồi. Trời đang mùa xuân. Trong ánh sáng xanh dịu của ban đêm, xuyên qua từng hàng thông cao, người ta thấy trong thung lũng cảnh làng Piatra mà sương mờ bao phủ trắng và trong như tấm khăn choàng của cô dâu. Kostaky lại nói: 
- Con nghĩ là ba có thể ở lại đây suốt ngày nhìn làng mạc đằng xa? Con muốn là ba chỉ nhìn nhà cửa và đồng ruộng thân yêu của mình ở xa xa thôi sao? Con tin là chỉ vì từng đó mà ba đã vượt qua bao nhiêu quốc gia, bao nhiêu rừng núi như một con chó hay một kẻ ăn trộm? Chỉ để nhìn ngôi nhà ở đằng xa? 
Đất làng trải dài ở dưới chân họ, nhưng ở Piatra lúc nào cũng có người Nga, lính gác, quân cảnh cho nên họ đành đợi ban đêm mới dám mò xuống làng, nhưng bây giờ đứng trên cao trông rõ phong cảnh trong làng, Kostaky không thể nào kiên nhẫn được, ông ta xiết chặt cây gậy trong tay. Pillat lại can:
- Không nên xuống làng lúc ban ngày. Con biết khó nén lòng mà đợi đến tối lắm, nhưng nếu chúng ta xuống bây giờ, chúng ta sẽ bị bắt ngay, ba biết thế không? Con hiểu cái ước ao gặp lại làng mạc của ba lắm vì con cũng mong như thế. Đất đai nơi sinh trưởng, nhà cửa như là những người thân yêu mà sự dè dặt trở thành vô nghĩa và không cần thiết. Con hiểu như thế. Chúng ta có thể khôn ngoan không bước vào làng xa lạ vào ban ngày. Nhưng đằng nầy lại là làng mạc, nhà cửa của mình, khó lòng mà ở đây nhìn xa xa lắm. Nên nếu ba muốn con sẽ đi theo ba, nhưng con nói trước, như thế không thận trọng tí nào cả.
- Ba sẽ đi một mình. Ba để xách lại đây, ba chống gậy xuống đó một mình, chỉ để nhìn sơ qua nhà cửa, làng mạc và ba trở lại ngay khi trời sáng. Con đợi ở đây. 
- Cả mấy tháng nay, cha con mình có bao giờ rời nhau nửa bước đâu. Cho nên con sẽ cùng đi với ba. 
- Không, để ba đi một mình. Ba chỉ nhìn sơ thôi rồi trở lui. Đêm sau Ba con mình sẽ cùng đi. Con có lý, nên đi về ban đêm thì hơn. Bây giờ con chờ ba ở đây. Ba muốn xuống đồng ruộng một lát thôi để đạp chân lên đất nhà, nhìn khung cảnh quen thuộc thuở xa xưa, thở khí trời của vùng đất thân yêu. Ba muốn thế, con hiểu chứ. Ba không hy vọng được đi một ngày trên các con đường của làng mình. Chúa sẽ vĩ đại lắm nếu Ngài ban cho ba một niềm vui cuối cùng của đời ba là được dẫm chân lên những con đường nhỏ ở làng Piatra.
Lúc đi đường Kostaky mau mệt lắm và hay cần nghỉ chân. Nhưng lúc nầy như là ông ta vừa uống rượu xong, ông ta không muốn dừng lại nữa. Không muốn ngồi lại một giây lát nào nữa. 
- Ba biết đường, nếu gặp lính tuần Ba sẽ không vào làng. Ba sẽ trở lui tìm con ở đây. Chừng một giờ thôi, Ba sẽ trở lui. 
Ion Kostaky bỏ đi. «Ba sẽ mang theo một ít thức ăn. Biết đâu... Nhưng thôi Ba sẽ không nói chuyện với ai cả. Chào con nghe, Ba xuống nhìn một tí thôi.»
Ion Kostaky đi nhanh về phía làng, đi nhanh gần như chạy, tay cầm gậy, người thẳng như một cây thông. Bước đi lúc đó như là bước đi của một người còn trẻ. Đất đai xứ Lỗ ma ni đem lại sức sống tráng kiện cho ông ta. Pillat đứng nhìn theo. 
Bóng Kostaky mất dạn trên con đường mòn giữa hai hàng cây, thỉnh thoảng lại hiện ra, hấp tấp, trẻ trung, khát khao. Đó không còn là Kostaky ở Đức hay ở Gia Nã Đại, Hung Gia Lợi, không phải là một Kostaky bị người Mỹ liệt vào danh sách những người phế thải, cặn bã của xã hội. Đó là Kostaky chững chạc như một vị vua chúa trên đời. Bước chân chạm đất quen thuộc như một người chơi vĩ cầm đang sờ những dây đàn. 
Kostaky mất dạng sau lùm cây. Đường làng Piatra ngắn lắm. Pillat nằm dài xuống bãi cỏ. Chàng tiếc là đã không cùng đi với Kostaky, mà cũng tại Kostaky nhất quyết đòi đi một mình, lúc nầy thì chắc ông ta đã đến làng rồi. 
Pillat vuốt ve bãi cỏ thấm ướt sương mai. Chàng bứt một nạm cỏ và úp mặt vào đó. Chàng mệt quá mà không chợp mắt được, chỉ nghĩ ngợi bằng cách ngửi mùi đất. Tai áp sát đất để nghe thử có ai bắn trong thung lũng hay không, bởi vì tụi cộng sản đi tuần luôn luôn trong làng và gác đường rất kỹ. Đâu đâu cũng có cảnh sát. Pillat lắng nghe xem bước chân của Ion Kostaky có vang trên đường làng Piatra hay không. 
«Đáng lý mình phải đi theo, đang lý không nên để cha đi một mình như thế.»

V

 
Kostaky tiến vào các con đường làng Piatra, chân dính đầy bụi. Ông ta muốn biết thử người ta có thay đổi gì chưa, nhưng đúng là vẫn các con đường và khu đất cũ, ông ta tiếp tục đi, sung sướng nhìn lại cảnh cũ như là ông ta không phải đi trên con đường bằng đôi chân mà bằng chính trái tim của ông ta. Ông muốn cởi giày đi chân không: nhưng không cần thiết lắm, ngay cả xuyên qua một lớp giày kiểu Đức có đóng đinh, ông ta vẫn cảm thấy dưới lòng bàn chân con đường đất quen thuộc của làng Piatra, thứ đất đai quen thuộc của ông ta ngày xưa. Kostaky tiến thêm, nhìn thấy ngôi nhà đầu làng. Cũng như xưa không có gì thay đổi, cũng cái sân cũ, dù chung quanh không có rào dậu. Cũng cái giếng ở giữa làng. Kostaky bỗng thấy khát nước dữ dội và muốn nếm lại thứ nước ngon ngọt của cái giếng nầy. Ông ta đưa tay mân mê thành giếng say sưa như lúc vuốt ve da thịt của một người đàn bà. Kostaky sực nhớ có một cây liễu cạnh giếng bây giờ không còn nữa. Ông ta nổi cáu: «Tại sao lại đốn cây liễu đi? Hay là tại nó đã chết khô?»
Ông ta tiếp tục đi, mặt rầu rầu và lẩn thẩn: «Nếu họ đốn cây nầy đi thì phải trồng cây khác chứ? Ở Piatra, giếng nào cũng có cây liễu bên cạnh cả». 
Kostaky cầm chặt chiếc gậy trên tay, nhìn một lượt các ngôi nhà đang chìm trong bóng tối. Ông ngửi thấy mùi cỏ thơm. Trong một thoáng, ông định gõ cửa nhưng nghĩ lại ông thấy không nên để bị lộ diện, «Mình đã hứa với Pillat là chỉ nhìn thôi. Để đêm sau cùng đi và xem kỹ hơn vậy».
Bước chân ông đi càng lúc càng nhanh. Bỗng ông dừng lại, ông vừa thoáng thấy bức tường trắng nhà ông mà ông ao ước thấy lại bao lâu nay. Ông dáo dác nhìn quanh. Đằng sau nhà ông là một khoảng đất trống. Ngày xưa ở đó là nhà Pillat và Marie, căn nhà đã bị đốt cháy mất rồi. Kostaky thầm nghĩ: «Chúng ta sẽ xây lại căn nhà khác, nhưng ông ta sực nhớ là Marie không còn nữa».
Giữa hàng cây hạt dẻ, Kostaky phân biệt được bức tường trắng, mái nhà xám và các cửa sổ nho nhỏ của căn nhà ông hồi xưa, căn nhà ở đó như một người thân yêu đang còn sống. Tim Kostaky đập mạnh, ông ta quên mất căn nhà cháy, quên người Nga đã ngự trị ở đó, Kostaky tiến vào nhà thầm nghĩ: «Có lẽ Iléana còn ngủ». Rồi, ông ta nghĩ là Iléana chắc không còn ở nhà, bà có lẽ còn bị tù, hay chỉ có trời biết bà đang ở đâu. Chắc là người ta lấy mất nhà rồi còn gì.
Kostaky buồn rầu bước vào sân. Ngày xưa, bên cạnh nhà, ông ta có làm một căn nhà nhỏ để chứa đựng dụng cụ cày bừa, nay không còn thấy đâu nữa. Kostaky ức trong lòng: «Ai đã phá căn nhà kho của mình? Không ai có quyền thay đổi bất cứ điều gì trong nhà nầy». Bởi vì ông ta mới là chủ nhà. Ông ta nghĩ có lẽ là chính phủ đã trưng dụng nhà của ông ta và thay đổi tùy theo ý muốn của họ. Kostaky tức giận nghiến răng. Các bức tường cũng vừa được quét vôi trắng. Ngày xưa, ông ta cũng hay cùng vợ quét vôi nhà cửa mỗi mùa xuân trước lễ Phục sinh, vào một tuần trước đó để ăn mừng ngày đại lễ. Kostaky vừa đưa tay sờ bức tường vừa thầm nghĩ: «Có lẽ Iléana đang ở trong nhà, và chính bà đã quét vôi cũng nên. Ông ta đến gần cửa sổ. Chúa vẫn hay ban phép lạ, có thể Iléana còn ở nhà và chưa bị đuổi, có lẽ bà ta đang ngủ...».  
Tay Kostaky vẫn tiếp tục vuốt ve bức tường như đang vuốt ve chính thân thể người thân, một con bò hay một con ngựa nuôi trong nhà. Đồng thời ông cố tìm cái chuồng trâu bò, nhưng cũng không còn nữa. Mình không còn con gia súc nào nữa cả nhỉ! Nghĩ thế mà Kostaky tự nhủ là bây giờ có giận dữ cũng vô ích, lúc nào về đây mình sẽ gầy dựng lại tất cả, lo gì.
Nhưng càng nghĩ đến con bò cái gốc Thụy sĩ, hai con ngựa tốt ngày xưa, ông lại giận «Họ phải trả lại cho mình, không ai có quyền cướp của mình những thứ gia súc chính tự tay mình nuôi lấy, bằng mồ hôi nước mắt của mình. Ích gì mà tức giận nhỉ? Tại sao đến bây giờ mình mới tức giận, từ trước đến giờ sao chưa hề nghĩ đến điều nầy? Mình cứ tưởng là họ đã lấy nhà cửa của mình rồi mà sao mình không hề đau khổ. Nhưng có thể họ không lấy nhà mình thì sao...?». 
Kostaky nhón chân nhìn vào bên trong qua cửa kính. Tay vẫn mân mê vuốt ve bức tường và mắt ướt đẫm. Gần cửa sổ ngày xưa có một cây dẻ, bây giờ không còn nữa. Bên trong nhà tối ôm. Ông ta muốn gọi Iléana, nhưng ông ta biết là làm như vậy không khôn ngoan tí nào. Iléana có thể không còn ở đây nữa. «Tụi cộng sản trung dựng nhà cửa của tất cả kẻ vắng mặt.»
Ông ta men theo đường đi quanh nhà. Ba sào đất quanh nhà không ai trồng tỉa gì cả. Mà chỉ dùng những căn lều cao ngất nghểu như nhà thờ. Chung quanh có kẽm gai bao bọc. Thôi đúng là phi trường rồi. Họ đã để hoang đất của mình. Đất của mình không thể dùng cho máy bay Nga hạ cánh được. Vì đó là một thứ đất đen tốt nhất Piatra. Bắp trồng lên đó mộc cao đến hai thước.»
Kostaky không nhìn phi trường nữa, quay mặt vào cửa sổ như không muốn rời xa nữa. Một mảnh vôi trên thành rơi xuống. Kostaky lại giận thầm: «Họ không thể săn sóc nhà cửa. Vôi nhà mình ngày xưa có bao giờ sứt mẻ như thế nầy đâu».
Ông ta nghiền mảnh vôi trong tay, rồi cố đưa tay mở cửa. Cũng là tay nấm đó, nhưng cánh cửa đã bị khóa, ông ta đành nhìn qua cửa sổ, vuốt ve những tấm cửa kính. «Nếu mình ở lại chừng nửa giờ, trời sáng mình có thể nhìn vào bên trong nhà được.» Nhưng nghĩ lại ông ta lại sợ trời sáng bị lính bắt gặp, nên đành thầm nhủ: «Thôi để ngày mai mình trở lại».
Nhìn khắp làng tất cả đều yên lặng, không một con chó, con mèo, gà vịt, không một bóng người. Kostaky trở lại ý nghĩ: «Có lẽ căn nhà đang trống, mình cố vào thử xem». Hơi cảm động vì ý nghĩ đó, ông ta mạnh dạn gõ cửa. Có tiếng đàn bà nói: 
- Có ai ở ngoài cửa sổ. 
Giọng nói xa lạ quá. Kostaky dựa sát vào tường. Rồi có tiếng người đàn ông trả lời. Có nhiều người lạ trong nhà quá, Kostaky cảm thấy đau lòng và bắt buộc đứng trước cửa mà không vào trong được. 
Người đàn ông hỏi: 
- Ai đó?
Qua cửa sổ, Kostaky thấy người đàn bà trở dậy thắp đèn. Bàn ghế bên trong đều đổi khác hẳn. Người đàn bà đó cũng xa lạ đối với Kostaky, dù trông không rõ mặt. Người đàn ông nằm trên giường sắt trông cũng lạ quá; cả đến giường, cây đèn cũng không có một dáng dấp gì quen thuộc đối với Kostaky cả. 
- Ai đó? 
Hỏi xong ng!!!15215_34.htm!!! Đã xem 22222 lần.

Đánh máy: Nguyễn Đ Thanh & Ct.Ly
Nguồn: Nhà xuất bản Lá Bối ngày 7- 10- 1968
casau - VNthuquan.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 10 năm 2014

Truyện Cùng Tác Giả Cơ May Thứ Hai Lối Thoát Cuối Cùng n chân bất thường của tôi. Nhưng luật lệ lại muốn đi ngược lại với sự thật đó, xua đuổi tôi cho dù luật lệ đó đã hoàn toàn trái với thực tế. Tại sao lại không cho phép tôi di cư chỉ vì tôi thiếu cái lõm nơi lòng bàn chân? Bằng cớ là một người thiếu lòng bàn chân như tôi vẫn tạo dựng nên một cái gì cho xã hội rồi đó. Một người hư răng cũng có thể có ích cho xã hội chứ, và tôi đã làm việc có ích, tại sao luật lệ lại theo đuổi tôi như thế. Chỉ vì nó là luật lệ ư? Không thể được. Lý do đó chưa đủ.
Hai người bước ra vườn. Petrovici lại nói thêm:
- Nếu anh hiểu được là tôi đã khổ sở đến mức nào từ lúc tôi đặt chân đến Á Căn Đình. Nếu gặp cảnh sát ngoài phố, tôi phải dừng lại để hắn ta đừng thấy tôi đi cà nhắc. Nếu tôi vào văn phòng hay đến nơi công cộng tôi phải ngồi xuống ngay, vì sợ đứng lâu người ta sẽ thấy tôi thấp hơn là chiều cao trong giấy tờ đến ba phân mét. Với những người đàn bà tôi yêu thích, tôi đều nghi ngờ là họ có thể tố cáo tôi là một người có đạo Hồi giáo, cho nên tôi phải xa lánh tất cả đàn bà. Tôi muốn đến trước Tổng thống và thú nhận tất cả để xin ông ta tha cho tất cả những tội giả mạo của tôi trước khi di cư. Tôi đã không đủ can đảm, bây giờ thì muộn quá mất rồi. Tôi đành phải ẩn thân chung với người điên hay là bị tù và bị xua đuổi. Hoặc thế nầy hoặc thế kia, tôi mệt quá rồi, tôi không còn phấn đấu được nữa.
Bác sĩ Rudolf cầm cánh tay Petrovici:
- Thế nào chúng ta cũng có lối thoát. Á Căn Đình là một quốc gia trong đó con người còn có lòng nhân đạo. Anh lại quen biết nhiều và được trọng vọng, mọi việc rồi sẽ ổn thỏa, chỉ là vấn đề thời gian, vài ngày hay vài tuần là cùng chứ gì.
Một người đàn bà lịch sự với dáng điệu e dè đến gần hai người:
- Thưa bác sĩ tôi cần báo tin gấp cho bác sĩ biết (móng tay bà ta ấn mạnh vào lòng bàn tay). Bác sĩ có chịu khó nghe tôi nói một lát không, gấp lắm, vâng, rất gấp.
Rudolf muốn lánh xa, ông ta giải thích cho Petrovici:
- Đó là một thân chủ của tôi, tên là O’hara, vợ của một đại kỹ nghệ gia người Anh.
Bà ta nói với Petrovici:
- Tôi xin lỗi được nói chuyện với ông dù chưa được hân hạnh quen ông. Nhưng có nhiều việc vô lý và trầm trọng đến độ tôi phải nói.
Ông có biết họ muốn làm gì không? Ồ, không tưởng được. Chiều nay họ muốn đốt tôi. Đêm nay họ sẽ thiêu sống tôi.
Các móng tay nhọn đỏ của bà O’hara lại như đang ấn sâu vào lòng bàn tay:
- Tôi không biết làm gì hơn nữa trước cái ý định thiêu sống một người đàn bà trong thế kỷ nầy, giữa thời đại văn minh Thiên Chúa giáo. Không tưởng được, kết án đề thiêu sống một người đàn bà. Và tôi không hiểu được tại sao, vì lý do nào họ lại kết án tôi, tôi cũng không biết ai đã kết án tôi. Tôi không biết nhân danh luật lệ gì và do đâu mà người ta kết án tôi. Đêm nay họ sẽ đốt tôi.
Rudolf bực dọc:
- Thưa bà có thật thế đâu.
- Không, bác sĩ nói thế để an ủi tôi thôi. Tôi biết là chuyện rất vô lý, nhưng là chuyện có thật, người ta sắp thiêu sống tôi.
Rudolf giới thiệu:
- Đây là bác sĩ Petrovici, bạn thân của tôi và đang bị bệnh. Tôi sẽ để ông ta nằm cạnh phòng bà.
O’Hara nói ngay:
- Ông nằm cạnh phòng tôi hả? Nếu thế ông sẽ là một chứng nhân. Ông sẽ thấy là chiều nay họ đến đây đốt tôi. Đó là một hành vi dễ sợ quỉ quái và không tưởng được trong thế kỷ văn minh của chúng ta. Họ sẽ đốt tôi dù tôi không làm gì nên tội cả, hoàn toàn tôi không có tội gì cả. Và ức nhất là tôi không biết ai đã kết án tôi. Nếu ông ở cạnh tôi, càng hay, ông sẽ là chứng nhân.
Nói xong O’Hara bỏ đi. Rudolf giải thích:
- Bà ta bị bom ở Luân Đôn. Trong thời chiến, bà ta đã chịu đựng giỏi lắm. Nhưng khi đến Á Căn Đình bà ta ngã bệnh trong lúc chồng bà đang làm chủ một hãng xe hơi lớn. Người ta mang bà lại đây và bà cứ đinh ninh là sắp bị thiêu sống. Ngày ngày bà ta thức dậy lúc năm giờ sáng vì bị dày vò bởi ý nghĩ rùng rợn đó.
Cuộc gặp gỡ nầy làm cho Petrovici xúc động sâu xa. Ông ta quên là mình đến đây để trốn chính phủ, quên mất chuyện riêng để nghĩ đến câu nói của bà O’Hara: «Tại sao họ lại bắt tôi để thiêu sống?».
Lidia vợ của Petrovici cũng bị kết án và thiêu sống. Nhưng Lidia thị thực sự bị thiêu sống rồi: «Tại sao họ lại kết án Lidia như thế. Ai kết án và nhân danh ai? Ai thiêu sống Lidia? Dù sao thì Lidia cũng đã bị đốt cháy giữa thế kỷ được gọi là văn minh nầy. Sáu triệu người Do Thái cũng bị đốt cháy. Vài triệu người Đức cũng bị cháy thành than trong các đô thị bị Hoa Kỳ dội bom, cũng như vài triệu người Ba Lan, Nhật Bản. Nhưng tại sao họ lại bị chết cháy?
Ai đã kết án họ, với mục đích gì? Hiện giờ, cũng đang có vài trăm triệu người đang tị nạn trên khắp thế giới, đang bị đốt chết dần dần như Pierre Pillat, Marie, Eddy Thall, Varlaam, Kostaky... »
Ante Petrovici tiếp tục nói:
- Bác sĩ có nhớ đến chuyện Candide không? Xã hội Coïmbre thời xưa đã quyết định thỉnh thoảng thiêu sống một người để tránh nạn động đất. Ngày nay hàng triệu người bị đốt cháy để cho các chính phủ giữ được liên hệ tốt đẹp với nhau. Vài trăm thân binh Nga bị Mỹ đốt cháy để giữ hòa khí giữa Tổng thống Hiệp Chủng Quốc và Staline, điều này tôi đã tận mắt chứng kiến. Một nửa Âu Châu với thị thành, làng mạc, nhân mạng, súc vật đã bị bán đứng cho Nga Sô thiêu hủy để người Anh có được mức sống cao hơn và người Mỹ có thể bán Côca Côla ở Nga Sô. Nhưng một nửa Âu Châu đã bị hy sinh vô ích. Người Mỹ đã không thể bán Côca Côla cho Nga Sô và người Anh cũng chả được ăn ngon hơn dù họ đã bán cho Nga Sô người Ba Lan, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bulgarie, Esthonie, Lettonie, Lithuanie, Phổ, Đức, Albanie. Và với quyền gì Tây phương đã bán hàng triệu người của các quốc gia đó cho Sô Viết? Với quyền gì người Anh đã g nghe như là đang nổ bên cạnh, nhưng thật ra còn xa lắm. 
Magdalena hỏi tiếp: 
- Ông mặc áo dòng loại nào đó? Có vài tu sĩ mặc áo dòng màu trắng thật đẹp, tôi thích các vị đó nhất. Các vị khác lại mang dây lưng bằng thừng và kết bạn với chim chóc. Họ tốt đến độ chim đến bên họ mà cũng không sợ. Các vị khác lại mặc áo dòng thật chật như là loại áo các sĩ quan, mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, họ không bao giờ ăn thịt và sống cộng đồng với nhau, họ không hề nói chuyện với dân làng và cầy cấy riêng rẽ.
Magdalena không biết họ thuộc dòng Tên. Pillat hỏi nàng: 
- Cô có chắc mấy người đó là tu sĩ không chứ? 
- Họ đều là tu sĩ cả, bởi vì họ biết đọc, biết viết, thường hay cầu nguyện và không mang vũ khí. Đúng là tu sĩ chứ còn ai vào đó nữa. 
Súng nổ càng ngày càng nhiều, máy bay tiếp tục dội bom. 
Magdalena vẫn nói:
- Nếu ông lên trên đó, ông sẽ có sữa uống. Tôi sẽ nói với ba tôi. Ông mặc áo dòng loại nào thế? Và tại sao ông lại có râu, mấy ông kia không để râu. 
Nói xong nàng bỏ đi không cần chờ trả lời. Pillat gọi theo nhưng nàng đã đi xuống đồi thật nhanh. 
Pillat đã nhìn thấy những toán lính tràn lên thung lũng sắp theo đội hình tấn công và chàng không thấy Magdalena đâu nữa. 
Vài ngày sau, lính tràn cả khu rừng. Pillat phải lang thang như một con chó đói. Chàng muốn gặp lại Magdalena, muốn lên nơi các vị tu sĩ ở, nhưng quân đội đã chiếm cứ dãy núi mất rồi.
Pillat trông thấy một xác chết, thấy có thuốc lá, tiền Nga và hộp quẹt. Trong bị rết còn cả đồ hộp và nhiều gói thuốc lá khác. Pillat lấy bị rết và cởi áo quần nạn nhân. Đó là một anh chàng dân quân tự vệ. Không phải dân sự mà cũng không phải là lính nhà nghề. Anh ta mang theo súng tự động và một hộp đạn. Pillat dùng lưỡi lê của cây súng đào một hố nhỏ chôn xác chết rồi đắp một nấm mồ nhỏ. Cắt một nhánh cây làm chữ thập trên mộ, chàng cầu nguyện nho nhỏ:
«Lạy Cha chúng tôi...»
Bỗng có giọng nói: 
- Tôi đã nói ông là tu sĩ, đúng quá mà. 
Thì ra Magdalena đã đến sau lưng chàng, nàng nói: 
- Rõ ràng tôi thấy ông là tu sĩ, chỉ có tu sĩ mới chôn người chết. 
Magdalena suy nghĩ một chốc, không hiểu có nên nói tiếp hay không, sau cùng nàng quyết định nói:
- Hôm qua, lính lên trên đó bắt tu sĩ. Ba tôi trốn được, nhưng nhiều vị tu sĩ đã bị bắt. 
- Sao lại có nhiều tu sĩ thế? Quanh đây có tu viện nào không? Họ ở đâu đến đây?
- Họ là tu sĩ ở Vatican, ông đã đến Vatican lần nào chưa? 
Từ trên đỉnh núi, có tiếng tù và vọng xuống, Magdalena nói: 
- Ba tôi báo động đó. 
Và nàng mất dạng trong rừng cây.
Pillat lại cô đơn. Chàng lắng nghe đạn trung liên réo liên hồi cùng với nhiều tiếng nổ. Chàng châm một điếu thuốc vừa lấy được trong túi xác chết. Trên đầu chàng trực thăng bay lượn; lần đầu chàng trông thấy cảnh nầy, chưa bao giờ rừng núi lại có nhiều âm vang như thế. Pillat sợ hãi, sợ hãi hơn bao giờ hết. Cái chết đã gần kề.

II

Boris theo đám đông đã phá tù để vào rừng. Phá sập tường để cứu cha Angelo, nông dân cứu thoát luôn cả Boris. Họ còn cho hắn ẩn náu ở các chỗ núp trong khu rừng. Boris đang đau nhưng mỗi ngày hắn vẫn muốn trở về với một cuộc sống hợp pháp. Đối với hắn, tất cả những ai vào rừng đều là kẻ thù của Sô Viết, đều là tụi phản động, kẻ thù của nhân dân? Hắn thầm nghĩ: «Địa vị của mình không phải trong đám dân đen nầy. Hắn đợi cho sức lực bình phục hẳn để tìm cách xuống thung lũng. Ở gần hắn ít nói chuyện với dân làng, dù họ đã tìm cách cứu hắn khỏi cảnh tù đày. Bệnh hoạn đã bắt buộc hắn phải sống nhiều tuần trong rừng. Trong cảnh cô đơn, Boris suy nghĩ về cuộc nổi dậy của đám nông dân đó. Đó là một cuộc nổi dậy thực sự, một cuộc nổi dậy mà hắn chưa bao giờ thành công ở Lỗ ma ni lúc hắn được phái đến để tổ chức một cuộc phá hoại và một đội quân bí mật.
Đó là một cuộc vùng dậy của dân chúng, những kẻ đã phá từng viên gạch của nhà tù ở Molda, điều hắn thích làm mà chưa bao giờ thành công. Hắn chỉ thành công trong các cuộc phá hoại không đáng kể. Số người hắn gặp thường bất động trong tay hắn và trong tay các đồng chí hắn. Hắn chống lại lũ dân làng đã cứu thoát hắn chỉ vì cuộc nổi loạn của họ nhằm phản đối Sô Viết. Hắn hiểu rõ sức mạnh của kẻ thù Sô Viết, nhưng hắn không hiểu sức mạnh đó do đâu mà có.
Trí óc hắn đã tạo ra thần tượng Tinka Neva, nhưng sự tạo dựng đó cũng như những lâu đài bằng giấy, đẹp thật đấy nhưng toàn là tiền chế cả. Nông dân thì đúng là cả một lực lượng rồi đó. Hắn đã trông thấy họ nhắc từng viên gạch để phá bỏ nhà tù. Hắn hiểu rõ bây giờ kẻ thù của hắn là ai rồi. Lực lượng đã phá bỏ nhà tù ở Molda thật là bất tận. Hắn muốn dùng lực lượng đó để phục vụ cho Sô Viết. Nhưng lực lượng phản động đó do đâu mà có được?
Boris nghĩ về tất cả những gì có thể làm thành lực lượng, một đảng phải, một tổ chức, nghĩ đến một tổ chức hành chánh hoàn hảo, một cơ quan cảnh sát đàng hoàng, nghĩ đến sự trung thành của các đảng viên, đến những tòa án, những biện pháp trừng trị kẻ lừng khừng. Sô Viết có tất cả những đặc tính đó, hơn nữa Sô Viết lại có đủ cán bộ, cả cán bộ siêu việt nữa. Hắn muốn ở lại với các cán bộ cộng sản ở trên hẳn cả thân phận làm người, trên hẳn loại cán bộ Thiên Chúa giáo cao cấp, vì người cộng sản có thể chế ngự được cái chết. Chỉ có một kẻ trong Thiên Chúa giáo có thể chế ngự được cái chết, kẻ đó là Chúa Jésus. Nhưng trong chế độ cộng sản, có cả hàng trăm triệu người không còn ý thức về mạng sống riêng rẻ của mình nữa mà có thể chết cho đảng không cần do dự, nhign="center" class="ui-bar-b" onClick="noidung1('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237nvntn1nvntn31n343tq83a3q3m3237nnn0n')">Phần thứ ba - I & II & III & VI
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Đ Thanh & Ct.Ly
Nguồn: Nhà xuất bản Lá Bối ngày 7- 10- 1968
casau - VNthuquan.net
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 10 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---