Trần Tuấn Mẫn dịch
Chương 3
Nguồn Gốc Năng đoạn kim cương

Chúng ta sắp thực hiện một cuộc hành trình quan trọng vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẽ, những ý niệm về việc kinh doanh và sắp xếp cuộc sống của bạn mà các cuốn sách khác chưa hề miêu tả. Thiết nghĩ cũng là có ích nếu được nghe một điều gì đó liên quan đến địa điểm và thời gian mà trí tuệ này đã được truyền đạt.
Để bắt đầu, chúng ta hãy quay trở lại chính kinh Năng đoạn kim cương. Vào khoảng hơn hai ngàn năm trước, tại Ấn Độ cổ một người giàu có, một vị hoàng tử tên tà Tất-đạt- đa (Siddharta) được cả nước thương yêu giống như Chúa Jesus xuất hiện năm thế kỷ sau đó. Ngài lớn lên trong sự giàu sang xa hoa của một cung điện, nhưng sau khi thấy người ta khổ đau mất mát - Ngài đã từ bỏ cung điện với mong cầu độc nhất là tìm ra nguyên nhân khiến chúng ta khổ đau và làm sao để chấm dứt khổ đau.
Thế rồi, Ngài đã đạt được sự thể nghiệm tối hậu về những điều ấy và bắt đầu dạy cho nhân dân con đường của Ngài. Nhiều người trong số họ đã từ bỏ nhà cửa để theo Ngài, chấp nhận sống đời sống của một tu sĩ giản dị, thoát khỏi những sở hữu, suy nghĩ trong sáng vì tâm họ đã thoát khỏi gánh nặng phải nhớ đến mọi thứ, mọi người.
Nhiều năm sau, một đệ tử của Ngài kể lại kinh Năng đoạn kim cương đã được thuyết giảng đầu tiên như thế nào. Vị ấy gọi thầy mình, Đức Phật, là "Thế tôn"°.
°Nguyên tác Anh ngữ là "the Conqueror”, “người Chinh phục", chúng tòi chu en dịch thành "Thế tôn" cho quen thuộc với Phật tử Việt Nam (N.D).
Một lần tôi nghe Đức Phật nói những lời này:
Thế tôn đang trú tại Xá-vệ (Shravasti), trong khuôn viên cua Cấp Cô Độc (Anata Pindika) tại khu vườn của thái tử Kỳ-đà (Jetavan). Hội kiến với Ngài là một hội chúng lớn gồm 1.250 tỳ-kheo đệ tử hàng đầu cũng như đông đảo đệ tử trên đường từ bi - và chư vị cũng đều là những thánh giả cao trọng.
“Một lần tôi nghe Đức Phật nói những lời này" là một khởi đầu thông thường của một cuốn kinh, vì nhiều kinh được chép ra khá lâu sau khi Đức Phật nhập diệt. Người thời ấy rất giỏi nhớ ngay tại chỗ những giáo huấn của một vị đại sư.
Từ "một lần” ở đây hàm chứa ý nghĩa. Trước hết, nó trỏ mức độ cao vời của trí tuệ mà người bình thường của Ấn Độ cổ có được đó là sự việc họ có thể học thuộc lòng đúng y như một điều gì đó được nói ra và hiểu được những ý nghĩa sâu xa nhất của nó. Kế nữa, từ này còn có ý nghĩa rằng kinh Năng đoạn kim cương được giảng dạy chỉ một lần mà thôi, nghĩa là trí tuệ mà kinh hàm chứa - kiến thức về những gì làm cho sự vật đúng như sự vật là điều rất hiếm hoi và quý giá trên đời này.
Choney Lama, trong sớ giải kinh Năng đoạn kim cương của Ngài, đã cho chúng ta thêm một số thông tin cơ bản về cách thức và nguồn gốc ra đời mà giáo lý lớn lao này. Phần in nghiêng ở đây cho thấy những nơi mà ngài đã đưa lời của chính kinh Năng Đoạn vào.
Những lời này đã miêu tả địa điểm giảng kinh. Người mà chúng ta nghe nói là người đã viết giáo lý này ra thành ngôn từ.
Trước hết, Ngài bảo rằng Ngài nghe Đức Phật thuyết giảng. Một lần, nghĩa là vào một lúc nào đó, Thế Tôn trú tại Xá vệ, trong khuôn viên của Cấp Cô Độc tại cái khu vườn của thái tử Kỳ-đà. Hội kiên với Ngài - tức cùng với Ngài là một hội chúng lớn gồm 1. 250 đệ tử hàng đầu, cũng như đông đảo đệ tử trên đường từ bi - và chư vi cũng đều là những Thánh giá cao trọng.
Bấy giờ, tại Ấn Độ có sáu thành phố lớn, trong đó có thành phố được gọi là “Xá-vệ" (Shravasti). Thành phố đặc biệt này tọa lạc trong lãnh địa của vua Ba Tư Nặc (Frasena Ajlta), và bao gồm một khu vực hết sức đẹp đẽ - những khu vườn tuyệt hảo của Thái tử Kỳ-đà.
Một lần nọ, nhiều năm sau khi Thế Tôn chứng ngộ, một vị trưởng giả tên là Cấp Cô Độc (Anata Pindada) quyết định xây một tu viện to lớn, đẹp đẽ để Đức phật và chư đệ tử của Ngài có thể sống ở đấy thường xuyên. Để đạt mục đích này, ông đi đến Thái tử Kỳ-đà và mua các khu vườn của Thái tử bằng cách trả cho Thái tử nhiều ngàn đồng tiền vàng đủ để trải đầy các khu vườn ấy.
Kỳ-đà cũng cúng Thế Tôn một lô đất vốn là một phần của các khu dành cho những người coi sóc tài sản này. Trong khu vườn này, Cấp Cô Độc nhờ vào các thần thông của Xá-lợi- phất (Shariputra) mà điều động các công nhân lành nghề từ các vùng đất của trời và người để xây dựng một khuôn viên thật tuyệt vời.
Khi khuôn viên được hoàn tất, Thế Tôn - biết ý của Kỳ-đà - đặt tên tự viên chính theo tên của Thái tử. Còn Cấp Cô Độc là một đại sĩ vốn sinh ra làm người bảo trợ cho bậc Đạo Sư, ông có năng lực nhìn thấy các kho tàng vàng bạc châu báu nằm sâu trong nước hay dưới đất và có thể sử dụng các kho báu này bất cứ khi nào ông muốn.
Những dòng mở đầu của kinh Năng đoạn kim cương này rất có ý nghĩa. Đức Phật sắp tuyên thuyết giáo lý cho đoàn Tỳ-kheo, vốn là những vị, đã quyết định từ bỏ những bận bịu bình thường của mình mà dành cuộc đời để tu tập theo con đường của Ngài. Nhưng lý do khiến lời dạy này có thể xảy ra lại từ những người có quyền thế, những người giàu có.
Hoàng tộc của Ấn Độ cổ là lực lượng lãnh đạo trong đời sống kinh tế và chính trị của đất nước họ. Họ thực sự giống như cộng đồng doanh nghiệp trong xã hội phương Tây ngày nay. Khi chúng ta nói về Đức Phật và tư tưởng Phật giáo ngày nay, chúng ta thường hay nghĩ đến một người phương Đông với một cái bướu trên đầu, một nụ cười lớn và một dạ dày lớn - nếu chúng ta đã từng thấy một trong những bức tượng của Trung Hoa. Nhưng hãy nghĩ đến một thái tử cao lớn và xinh đẹp lặng lẽ xuyên qua xứ sở bằng sự hiểu biết, thuyết phục và lòng từ bi, nói đến những tư tưởng mà mọi nam nhân, phụ nữ đều có thể sử dụng để thành công trong đời, và làm cho đời này có ý nghĩa.
Và hãy nghĩ đến các môn đệ của Ngài, không phải như những hành khất trọc đầu ngồi tréo chân dưới đất, ngâm tiếng om bên vệ đường. Có lẽ những bậc thầy lớn nhất của Phật giáo thời xưa đều là những người hoàng tộc, những người có nỗ lực và tài năng điều hành xứ sở và kinh tế. Chẳng hạn, có một giáo lý Phật giáo quan trọng được gọi là “Kalachakra” hay “Bánh xe thời gian" - được từng vị Đạt-lai Lạt- ma Tây Tạng trao truyền trong những buổi lễ đặc biệt trong mấy trăm năm gần đây. Tuy vậy, khởi đầu nó đã được Đức Phật thuyết dạy cho các vị vua ngày xưa của Ấn Độ, cho những người có trí tuệ và khả năng đặc biệt để dạy lại cho các vị vua khác suốt nhiều thế hệ.
Sở dĩ tôi nêu điều này ra đây là để nói lên một nhận thức sai lầm thông thường về Phật giáo nói riêng và về đời sống nội tâm của mỗi người nói chung. Phật giáo luôn luôn dạy rằng có một khoảng thời gian và một nơi chốn để sống cuộc đời của một Tỳ-kheo ẩn dật, tách biệt với thế giới ngõ hầu học tập phục vụ cho đời. Nhưng để phục vụ cuộc đời, chúng ta phải ở trong thế gian.
Suốt những năm chung sống và hợp tác, tôi luôn ấn tượng mạnh về những con người lãnh đạo doanh nghiệp, họ đã hé lộ cho tôi thấy chiều sâu nội tâm của chính họ. Tôi đặc biệt nghĩ đến một người, một nhà buôn kim cương ở Bombay (vừa được đặt tên lại là Mumbai cho thích hợp hơn) tên là Dhiru Shah. Nếu bạn thoạt nhìn ông Shah xuống máy bay tại sân bay Kennedy ở New York, bạn sẽ có ấn tượng đầu tiên rằng đó là một người da nâu, dáng hơi thấp, mang kính, tóc thưa và có nụ cười e thẹn. Ông di chuyển qua đám đông và xách một chiếc va li nhỏ đã cũ, rồi dùng taxi đến một khách sạn bình dân ở Manhattan. Tại đó, ông dùng bữa tối bằng vài lát bánh mì làm ở nhà do bà vợ Keng của ông sửa soạn và chu đáo đặt vào trong túi xách của chồng.
Thực ra, ông Shah là một trong những người buôn kim cương uy thế nhất thế giới, mỗi ngày ông mua hàng ngàn viên từ tập đoàn Andin. Ông ta là một trong những người có tâm hồn sâu sắc nhất mà tôi từng gặp. Một cách lặng lẽ, trải qua nhiều năm, ông đã hé lộ cho tôi thấy sự phong phú của đời sống nội tại của ông.
Ông Shah là một người theo Kỳ-na giáo (Jainism), một tín ngưỡng cổ của Ấn Độ phát sinh cùng thời với Phật giáo cách đây hơn hai ngàn năm trước. Chúng tôi đã ngồi với nhau trong sự yên lặng của buổi tối trên nền mát lạnh của ngôi đền cạnh nơi ông ở, một kiến trúc rất đẹp đẽ bằng đá, trong một góc vắng lặng nằm giữa những xô bồ nhộn nhịp của Bombay. Các nhà sư lặng lẽ di chuyển trước bàn thờ, trong bóng tối mát lạnh của chính điện bên trong, những khuôn mặt ngời lên dưới ánh sáng nhẹ của những cây đèn dầu nhỏ màu đỏ do họ thắp lên trước vị thần của họ.
Phụ nữ mặc y phục bằng lụa mềm buông thõng im lặng bước vào, sụp người xuống đất mà bái lạy, rồi lại ngồi xuống mà im lặng cầu nguyện. Trẻ con đi qua từng bức tượng, nhìn lên một ngàn vị linh thiêng mà thầm thì. Doanh nhân thì đặt những chiếc cặp và giày của họ ở chân các bậc cấp lên đền và đứng dậy kính lễ cửa đền rồi bước vào mà ngồi thực hiện sự cảm thông thầm lặng của chính mình với đấng Mahavir.
Bạn có thể ngồi xuống ở đấy, và hãy lắng nghe tâm linh của mình; bạn có thể hoàn toàn quên đi thời gian, quên hôm ấy là ngày nào hoặc quên rằng bạn phải đứng dậy về nhà, quên cả ngàn việc trong ngày, nhà hát Opera.
Nhà hát Opera là mẫu mực của doanh nghiệp kim cương ở Ấn Độ, nơi khoảng nửa triệu người làm việc trong những ngôi nhà xây bằng gạch và trong các ngôi nhà cao tầng giá nhiều triệu đô la để cắt hầu hết kim cương trên thế giới và cung cấp cho các khách hàng ở châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và Nhật Bản. Nhà hát Opera thực ra chỉ là hai tòa cao ốc cũ kỹ, một tòa mười sáu tầng và một tòa hai mươi lăm tầng, được gọi tên như thế là do có một nhà hát lớn ở gần đó, tại trung tâm Bombay.
Để vào trong các tòa cao ốc ấy, bạn dùng một chiếc xe cũ kỹ đến một khu đậu xe đông đúc không thể tưởng được, rồi tiếp tục đi đến một khoảng rộng bằng xi măng xuyên qua một đám người buôn bán kim cương mới vào ngành, mặc cả với nhau và vây những gói giấy nhàu nát có vài viên đá nhỏ xíu bên trong. Những người bán đứng đối diện với những người mua, thúc những ngón tay của mình vào với nhau trong một ngôn ngữ bằng dấu hiệu vô hình để trỏ giá cả phải cao đến mức nào trước khi việc thương lượng được hoàn tất.
Sau khi chen lách cái đám người kia để có lối đi, bạn lại tranh đường với cái đám đông đang cố gắng đi vào cái thang máy cũ kỹ độc nhất hoạt động ngày hôm nay (luôn luôn là một sự chọn lựa: hoặc dùng thang máy và có thể bị kẹt hàng giờ ở giữa các tầng lầu khi điện lại bị cúp hoặc bước lên chừng hai mươi dãy bậc thang và đến nơi với cái áo sơ mi mới tinh ướt đẫm mồ hôi từ hơi nóng và sự ẩm ướt của Bombay). Thế rồi lộ ra một sự kết hợp kỳ lạ gồm những ổ khóa Ấn Độ xưa cũ, những máy dò chuyền động bằng số và những thiết bị cảm ứng âm thanh rất tinh vi để đi vào trụ sở văn phòng.
Ở đây mọi thứ đều đổi khác. Trong những văn phòng lớn hơn, có nhiều đá cẩm thạch trên nền phòng, đá cẩm thạch trên tường, đá cẩm thạch khắp phòng tắm và nhiều bức danh họa cổ được khắc trên các bệ đá hoa cương được đưa về từ văn phòng chi nhánh ở Bỉ. Các đồ đạc gắn cố định trên phòng vệ sinh hẳn là được mạ vàng và phòng vệ sinh tự nó là một tập hợp kỳ lạ của một chỗ ngồi kiểu phương Tây, hai bên có phần chìa ra bằng sứ khiến người ta cũng có thể bước lên và cúi lom khom theo cách cổ xưa của người Ấn Độ nếu họ muốn.
Đằng sau những cánh cửa khóa bên trong là những căn phòng yên tĩnh có máy điều hòa không khí với hàng dài những phụ nữ Ấn Độ quý phái, trẻ trung mặc những chiếc xa- ri mềm mại mà cách đây vài ngàn năm phụ nữ Ấn Độ vẫn mặc. Họ lặng lẽ ngồi dưới những ánh sáng huỳnh quang êm dịu có độ dài sóng nhất định, và trước mỗi người là một đống kim cương gọn ghẽ hẳn đáng giá hàng trăm ngàn đô la. Cánh tay của họ thò ra từ bên dưới nếp gấp của chiếc xa-ri, mỗi người cầm một cái nhíp có càng rất mảnh - họ gắp từ đống kia ra một viên kim cương, đưa nó lên kính phóng đại của người thợ kim hoàn mà bàn tay kia của họ đang cầm và ấn vào mắt, và rồi họ búng viên đá theo một đường cung xinh xắn đi qua tấm đệm bằng giấy trắng tinh, sao cho nó rơi xuống một trong những đống kim cương nhỏ hơn - thường chừng năm đống - mỗi đống là một hàng, một giá riêng.
Âm thanh độc nhất trong những căn phòng này là tiếng cào chạm nhẹ vào giấy, và tiếng lộp bộp nho nhỏ của viên đá rơi vào đúng các đống kim cương. Cảnh tượng này vẫn diễn ra trong các phòng phân loại kim cương trên khắp thế giới, dù ở New York, Bỉ, Nga, châu Phi, Israel, Úc, Hongkong hay Brazil.
Có lần, chúng tôi đã về thôn quê để xem người ta thực sự cắt các viên đá như thế nào. Một số lớn kim cương được các thành viên trong gia đình ở đó tạo dáng. Hàng ngày, những viên kim cương thô được đưa từ các hãng kim cương lớn ở Bombay ra vùng quê qua một mạng lưới rộng bằng cách cho vào những túi nhỏ và đi bằng xe lửa hay xe buýt, xe đạp hay qua các con đường mòn. Hàng ngày, những viên đá lại quay trở về theo cùng cách như thế đến một phòng xếp loại ở đâu đó, rồi được đưa vào trong một chiếc hộp nhỏ bằng kim loại, sau đó được một nhân viên hãng Brinks bảo vệ trên chuyến bay đêm đến New York mỗi ngày.
Navsari là một phố cắt kim cương tiêu biểu ở bang Gujarat, khu vực phía Bắc Bombay, nơi tập trung nhiều xưởng kim cương nhất. Các công nhân từ khắp nơi trong nước đổ xô về Navsari, hy vọng tìm được một công việc ổn định hơn. Họ ký hợp đồng làm việc sáu tháng, thường là làm cho đến một kỳ nghỉ tôn giáo quan trọng, như lễ Divali (một lễ hội quan trọng của người Hindu). Thế rồi, họ nhận tiền thưởng nhân lễ và hôm sau ra khỏi thị trấn, đôi khi phải đi cả ngàn dặm để trở về nhà một vài tuần thăm vợ con, và đầu tư tiền vào một vụ ngô của một nhà hàng xóm. Sau đó, họ lại vác một túi nhỏ lên vai mà trở lại xưởng để làm việc trong sáu tháng tiếp theo.
Việc mua kim cương ở Navsari không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Hãy tưởng tượng bạn phải cố gắng ra khỏi một đám đông hỗn tạp suốt cả một con đường đầy bụi dài một hoặc hai dặm trong một trung tâm của một thị trấn nhỏ của Ấn Độ. Mỗi người đàn ông đang gào thét trong đám đông hỗn tạp đó đều cầm chặt một mẩu giấy xếp nhỏ, trong đó có một hoặc hai viên kim cương nhỏ, lớn hơn dấu chấm cuối câu này một chút. Những viên đá này còn đang được bao phủ bởi dấu cắt, tạo cho chúng một màu xám xỉn, và dưới ánh sáng rõ ràng của mặt trời thì chỉ có một kẻ điên - hay một nhà buôn Ấn Độ được đào luyện kỹ - mới cố mua một viên đá mà không thể nói được nó là màu trắng tinh (đắt giá) hay màu vàng tươi (vô giá trị).
Xe cộ chạy xuyên qua đám đông dày đặc ở cả hai đầu bấm còi inh ỏi. Mặt trời như đổ lửa trên đầu bạn. Áo sơ mi của bạn bị một lớp bụi mỏng phủ trở thành một chất nhầy màu nâu vì được trộn với mồ hôi của bạn. Những trẻ lang thang đường phố dùng tay và đầu gối để len lỏi qua đám đông, chúng chui qua háng của những người buôn bán, hy vọng tìm được một mảnh kim cương nhỏ tình cờ bị rơi xuống đất, trông giống như đám gà con đang lúc nhúc cào bới hạt.
Những nơi xa nhất có tiếng là đế quốc kim cương Ấn Độ được tìm thấy ở gần Bhavnagar, gần bờ biển phía Tây và biển Ả Rập, nơi khởi đầu của những sa mạc Rajasthan và thành phố sa thạch màu hồng của những nhà buôn cẩm thạch là Jaipur. Dhiru Shah đã đưa tôi đến đấy trên một chiếc máy bay Ấn Độ ọp ẹp, và chúng tôi đi xe hơi đến dãy núi Palitana, nơi thiêng liêng nhất của những người theo đạo Kỳ-na (Jainism).
Chúng tôi dừng lại ở một xưởng kim cương cuối cùng, đấy chỉ là một biệt thự ở bìa sa mạc và uống vài tách trà Ấn Độ nhỏ, đậm, có gia vị cùng đám trẻ và những phụ nữ kỳ cục ở đấy, từ phía sau những bức tường gạch và những cái mạng che mặt, đang nhìn trộm ra ngoài, khúc khích cười và trố mắt nhìn người da trắng đầu tiên đi qua. Rời ngôi nhà và cái xưởng cuối cùng cũng giống như bỏ lại cuộc sống thực tại, đi từ khu doanh nghiệp mà lên đến các ngọn đồi để tìm đến đời sống tâm linh bên trong mỗi chúng tôi.
Chúng tôi ngủ qua đêm một nhà trọ bình dân dưới chân ngọn núi do những người kinh doanh kim cương xây dựng để dành cho những người trong giới của họ đến ở khi cảm thấy có nhu cầu tâm linh. Dhiru im lặng dẫn tôi đi trước khi trời sáng, đến một khu riêng biệt, nơi bắt đầu con đường dẫn lên núi. Trên những bức tường đá có khắc những bài kinh cầu nguyện của hai mươi lăm thế kỷ, tại đây chúng tôi cởi giày ra đi chân đất trên con đường đá dẫn lên núi cao để tỏ lòng kính trọng nơi linh địa.
Chúng tôi đi cùng hàng ngàn người hành hương khi trời còn tối. Không khí mát mẻ và những chỗ lồi lõm trên mặt đá dưới chân chúng tôi như nói lên hàng triệu bàn chân đã lên núi như thế này vào mỗi buổi sáng trong suốt nhiều thế kỷ. Cuộc leo mất nhiều giờ nhưng người ta không cảm thấy lâu vì chúng tôi được những ý tưởng và lời cầu nguyện của những người khác làm vững tâm như đá tảng dưới chân chúng tôi.
Cuối cùng, chúng tôi cũng lên tới đỉnh, bước vào một mạng lưới những ngôi đền, nhà nguyện, am thờ được khắc đục từ trong đá, bên trong thì tối, bên ngoài thì sáng hơn. Chúng tôi chỉ việc để mặc đôi chân tiến về phía trước cho đến khi thuận hợp thì ngồi xuống trên một phiến đá mát lạnh rồi thiền định. Văng vẳng có tiếng đọc tụng thì thầm, nhưng không có ánh sáng. Bạn nghe thấy cả hơi thở, nhịp tim đập của hàng ngàn người xung quanh và cảm thấy sự mong cầu.
Từ đỉnh núi, chúng tôi quay về phía Đông, nhìn xuống đồng bằng Ấn Độ. Bấy giờ bóng tối bắt đầu thay đổi một cách tinh tế từ đằng sau đôi mắt khép đang lúc thiền định của chúng tôi, chẳng bao lâu xuất hiện vàng hồng, rồi chuyển thành vàng nghệ và cuối cùng thành màu vàng đồng của mặt trời Ấn Độ đang mọc lên. Chúng tôi vẫn như thế, tất cả đều vẫn thiền định, mỗi người nghĩ đến cuộc sống của chính mình và nghĩ xem mình phải trải qua cuộc sống ấy như thế nào khi trở về.
Không ai uống nước hay dùng bất cứ thức ăn nào; vì nếu ăn uống thì có vẻ như xúc phạm đến sự linh thiêng của núi này. Đến lúc chúng tôi đứng lên, lễ bái các ngôi đền và bắt đầu bước nhanh xuống núi, mọi thứ lúc này giống như một cảnh hội hè, trẻ con cười đùa, chạy nhảy. Lần đầu tiên trong đời bạn cảm nhận sự kỳ diệu của đôi giày khi hai bàn chân trần của bạn bắt đầu sưng phồng và nứt rạn. Tuy thế, đây có vẻ còn hơn là một món quà tặng rất nhiều.
Chỉ đến lúc ấy tôi mới biết được rằng Dhiru Shah, người đàn ông buôn kim cương nhỏ người, da sậm, hạnh phúc này, đã trải qua nhiều năm ở dưới chân những vị thầy tâm linh trên chính núi này; chỉ sau đó tôi mới biết rằng những lần ông ta đến New York để tham dự các cuộc họp giữa các Giám đốc quốc tế, có thể rằng ông đang chay tịnh tâm linh, cầu nguyện trong căn phòng nhỏ ở khách sạn bên trên những ngọn đèn chói chang tại quảng trường Thời Đại (Times Square) về khuya. Các văn phòng ở Bombay của ông tỏa ra một hơi ấm gia đình mạnh mẽ; ông quan tâm đến từng người ở đó như đối với con trai, con gái, giúp người ấy trong những chi phí lễ cưới hay lễ hỏa táng của một người thân yêu. Với hàng triệu đô la giao dịch trôi nổi quanh ông ta suốt ngày, ông vẫn tuyệt đối giữ gìn để không bao giờ sử dụng một xu lẻ nào mà ông không thực sự có quyền.
Ở nhà, gia đình riêng của ông cũng được quản lý tốt như vậy. Trong nhiều năm khi tôi làm việc bên cạnh gia đình Shah, họ sống trong một căn hộ nhỏ trên tầng ba của một tòa nhà nhỏ yên ắng tại khu Vileparle. Bà Shah đã giàu có từ trước khi họ kết hôn, và Dhiru - cùng với con trai là Vikran - đã góp thêm vào sự giàu có ấy cho nên mọi người xung quanh cứ mãi thúc ép họ kiếm một chỗ ở lớn hơn. Rằng trẻ con đang lớn, cần phải có phòng riêng. Nhưng gia đình vẫn tiếp tục sống như vậy trong nhiều năm, ông nội thì ở trong một căn phòng riêng, tiện nghi, ở chái bếp, được mọi người kính trọng và chăm sóc; những người còn lại trong gia đình thì vui vẻ ra ngoài bao lơn vào giờ ngủ, kê giường cạnh nhau dưới sao trời để hương không khí ban đêm và mùi thơm của cây cối đang trổ hoa. Ngay cả khi cuối cùng họ chuyển đến một căn hộ lớn, một khu biệt lập của thành phố, họ cũng đều ngủ chung với nhau trong một góc phòng nhỏ. Họ thật hạnh phúc.
Ở đây vấn đề hoàn toàn đơn giản. Người Mỹ, bao gồm cả tôi luôn có một quan điểm xem thường những người mà chúng tôi gọi là "những nhà doanh nghiệp" và trong thập niên sáu mươi, hầu như là một sự xúc phạm nếu dùng từ này để chỉ ai đó. Đây là khuôn mẫu của một con sói mặc một bộ đồ thương nhân khéo cắt, nói quá nhanh, sống chỉ vì tiền, làm bất cứ điều gì để có tiền, quên đi nhu cầu của những người xung quanh. Bạn hãy nghĩ đến điều ấy.
Giới kinh doanh ngày nay hiển nhiên toàn những người tài năng nhất. Họ có tham vọng và khả năng làm những gì phải làm để cho được việc, vì không có ai khác làm. Họ sản xuất ra rất nhiều hàng hóa và dịch vụ trị giá hàng tỷ đô la một cách trôi chảy, luôn luôn cải tiến sản phẩm, luôn luôn cắt giảm thời gian và tiền bạc cần thiết để làm ra chúng. Sự đổi mới và hiệu quả là một lối sống, không giống như lĩnh vực nào khác trong xã hội chúng ta.
Các nhà doanh nghiệp luôn chu đáo, kiên cường, kỹ lưỡng và sáng suốt. Nếu những ai không có phẩm chất này thì không thể tồn tại, vì doanh nghiệp có quy tắc riêng, có quá trình chọn lọc tự nhiên riêng của nó: Không ai chịu đựng được bạn trong một thời gian dài dù ở bất cứ thứ bậc nào trong một công ty, nếu bạn không hăng say làm việc. Chủ hãng và ban Giám đốc, và cả đến những công nhân trong nhóm sẽ loại bạn ra khỏi nhóm nếu bạn không làm việc hiệu quả. Tôi đã thấy điều này thường xảy ra: giống như cơ thể của bạn từ chối kháng thể lạ.
Những nhà doanh nghiệp lớn nhất đều có một năng lực nội tại thâm sâu - họ khao khát, như tất cả chúng ta, nhưng có lẽ còn mạnh hơn - sống một đời sống tâm linh thực sự. Họ nhìn thấu thế giới nhiều hơn tất cả chúng ta, họ biết thế giới có thể cho và không cho họ những gì. Họ đòi hỏi một lý luận trong những gì thuộc tâm linh; họ đòi hỏi rằng phương pháp và kết quả phải rõ ràng như những điều kiện của bất cứ thỏa thuận kinh doanh nào. Thường thì họ bỏ dở một đời sống tâm linh sinh động - không phải vì họ tham lam hay lười biếng, mà đơn giản là vì các yêu cầu trong sinh hoạt của họ. Năng đoạn kim cương vốn được dành cho những người này - tài năng, kiên quyết và hiểu biết.
Đừng bao giờ chấp nhận rằng, vì bận kinh doanh, bạn không có cơ hội, thời gian hay phẩm chất cá nhân cần thiết cho một đời sống tâm linh thực sự, hay việc duy trì một đời sống nội tâm thâm sâu thì có vẻ mâu thuẫn với sự nghiệp kinh doanh. Trí tuệ của Năng đoạn kim cương bảo rằng chính những người bị cuốn hút vào doanh nghiệp đúng là những người có sức mạnh nội tại để nắm bắt và thực hiện những thực hành thâm sâu về tâm linh.
Trí tuệ này là tốt cho người ta và rõ ràng là cũng tốt cho việc kinh doanh nữa. Và điều này hoàn toàn nhất quán với thông điệp của Đức Phật. Ở Mỹ chính cộng đồng doanh nghiệp lãnh đạo một cuộc cách mạng thầm lặng mà chắc chắn về thể cách thực hiện công việc kinh doanh và cả cuộc sống của chúng ta nữa, bằng cách sử dụng trí tuệ cổ xưa cho những mục đích của thế giới hiện đại.
Và để kết thúc chương này, bây giờ chúng ta hãy xem Đức Phật đã thức dậy và đi làm việc vào cái ngày Ngài giảng Năng đoạn kim cương.
Vào buổi sáng, bấy giờ Thế tôn đắp áo Tỳ-kheo, khoác áo ngoài, cầm bình bát của bậc Hiền nhân, vào đại thành Xá-vệ, để đi đến từng nhà mà khất thực theo cách của một Tỳ-kheo. Và khi đã thu nhập được một số thức ăn theo cách ấy, Ngài rời thành phố mà trở về, rồi dùng các thức ăn ấy.
Khi Ngài dùng bữa xong, Đức Phật cất dẹp bình bát và áo ngoài, vì Ngài đang thực hành không ăn bữa chiều để giữ cho tâm được trong sáng. Ngài rửa chân rồi ngồi theo thế liên hoa (kiết già), giữ thẳng lưng và đặt tư tưởng vào trạng thái quán tưởng.
Thế rồi một số rất đông đảo các Tỳ-kheo tiến đến chỗ Thế Tôn và khi đã đến cạnh Ngài, chư vị cúi mình chạm đầu vào đôi bàn chân Ngài. Chư vị kính cẩn nhiễu quanh Ngài ba lần, rồi ngồi xuống cạnh Ngài. Bây giờ Tì -kheo trẻ tuổi Tu-bồ-đề (Subbuti) cũng cùng nhóm đệ tử này và đang cùng ngồi với chư vị.
Tỳ-kheo trẻ Tu-bồ-đề đứng dậy và cung kính trịch góc áo trên (thượng y) khỏi vai và quỳ gối phải trên đất. Ông đối diện Thế Tôn, chấp tay ở ngực và cúi mình. Rồi ông khẩn nài Thế Tôn như sau:
Bạch Thế Tôn, đấng Phật-đà - Đức Như Lai, vị Phá diệt giặc phiền não, bậc Toàn Giác - đã ban giáo huân thật hữu ích cho hàng đệ tử trên đường từ bi, cho hàng đại nhân, Thánh giả. Tất cả giáo huấn mà Ngài, đấng Phật-đà, đã từng ban phát cho chúng con thật là một sự hộ trì lớn lao cho chúng con.
Và Đức Như Lai, vị Phá diệt giặc phiền não, bậc Toàn Giác cũng đã giáo huấn chính chư đệ tử này bằng cách trao cho chư vị nhưng chỉ dạy rõ ràng. Bất cứ sự chỉ dạy sáng sủa nào mà Ngài đã ban phát, bạch Thế Tôn cũng là một điều tuyệt diệu. Bạch Thế Tôn, đấy là một điều rất tuyệt diệu.
Thế rồi Tu-bồ-đề hỏi như sau:
Bạch Thế Tôn, những vị đã khéo đi vào con đường từ bi thì sao? Họ nên sống như thế nào? Họ nên tu tập như thế nào? Họ nên giữ tư tưởng như thế nào?
Thế rồi, Thế Tôn nói những lời sau đây để trả lời câu hỏi của Tu-bồ-đề:
Này Tu-bồ-đề, tốt lắm, tốt lắm. Này Tu-bồ-đề, đúng như thế và đúng thế này: Như Lai quả thực đã gây lợi lạc cho những người trên đường từ bi, hàng đại nhân, hàng Thánh gia, bằng cách ban phát cho chư vị ấy sự giáo huấn lợi ích.
Như Lai quả thực đã ban sự chỉ dạy sáng suốt cho các đệ tử này bằng cách ban phát cho chư vị sự chỉ dạy sáng suốt nhất.
Và do vậy, này Tu-bồ-đề, bấy giờ ông hãy lắng nghe những gì Ta nói và hãy xác quyết rằng những điều ấy sẽ an định trong lòng ông, vì Ta sẽ khai mở cho ông rằng những người đã khéo đi vào con đường từ bi nên sống như thế nào, chư vị ấy nên tu tập như thế nào, chư vị ấy nên giữ tư tưởng như thế nào.
"Con xin được lắng nghe” Tỳ-kheo trẻ Tu-bồ-đề đáp, và ông ngồi xuống lắng nghe như Thế Tôn dạy. Bây giờ Thế Tôn bắt đầu dạy như sau...