Dịch giả:Đào Đăng Vỹ
-24 -

     nh ta đi, để Eugène một mình với ông già và trong lo sợ một cơn bệnh sắp phát hiện
- À, con đó à, con yêu dấu? Ông già Goriot nói lúc nhận ra Eugène
- Ba có khá hơn không? Chàng sinh viên cầm tay ông hỏi.
- Ừ, đầu tôi bị ép trong cái búa kẹp nhưng nay nó đã thoát được Anh có thấy hai đứa con gái tôi không? Chúng sắp đến đây rồi, chúng nghe tôi bệnh là sẽ đến ngay, chúng đã săn sóc tôi rất nhiêu lúc ở đường Jussienne! Trời ơi! Tôi muốn phòng tôi sạch sẽ để tiếp chúng. Có một chàng thanh niên đã đốt hết đốt hết than cục của tôi mất rồi.
- Tôi nghe tiếng Christophe; nó đang đem củi mà người thanh niên gửi cho Ba đấy.
- Hay lắm! Nhưng làm sao trả tiền củi được? Con ơi, tôi không còn một xu nào. Tôi cho hết rồi, hết tất cả. Tôi đang sống bằng bố thí đây. Ít ra cái áo kim xuyến cũng đẹp chứ? Ôi, đau quá! cám ơn Christophe! Trời sẽ thưởng cậu, tôi thì không còn gì nữa.
- Tôi sẽ trả đầy đủ cho Sylvie và mày. Eugène nói vào tai thằng nhỏ.
- Hai con gái tôi bảo cậu là chúng sắp đến đây, phải không Christophe? Cậu đi lại nữa đi, tôi sẽ biếu cậu 100 xu. Cậu nói mấy bà ấy là tôi không được mạnh, là tôi muốn hôn họ muốn thấy mặt họ một lần nữa trước khi chết. Cậu nói với họ như thế, nhưng đừng làm họ sợ quá nghe!
Christophe đi ra, theo một dấu hiệu của Rastignac.
- Chúng sẽ đến. Tôi biết chúng nó mà, con Delphine hiền lành kia nếu tôi chết, tôi sẽ làm nó buồn phiền bao nhiêu! Con Nasie cũng vậy. Tôi không muốn chết, để chúng khỏi khóc lóc. Chết là không thấy chúng nó nữa, cậu Eugène ạ. Đi đến chỗ đó là tôi buồn bã lắm. Đối với một người cha, không gần con là cảnh địa ngục, và tôi đã tập sự vào cảnh ấy lúc chúng đi lấy chồng. Thiên đường của tôi ở nơi đường Jussienne. Này cậu à, nếu tôi lên thiên đường, hồn tôi cũng có thể sẽ về trần gian quanh quẩn chúng nó. Tôi có nghe kể những chuyện như thế. Chuyện ấy có thật thế không nhỉ? Lúc này đây, tôi cũng tưởng thấy chúng nó như lúc chúng còn ở đường Jussienne vậy.
Buổi sáng, chúng nó đi xuống. “Chào Pa pa” - chúng nó nói. Tôi ẵm chúng lên đầu gối tôi, tôi trêu giỡn chúng nó, nghịch ngợm với chúng. Chúng vuốt ve tôi một cách đáng yêu. Chúng tôi ăn sáng với nhau, ăn tối với nhau, nói tóm tôi là người cha, tôi hưởng thú nơi con tôi. Lúc chúng nó còn ở đường Jussienne, chúng không có lý luận, chúng không biết gì về xã hội, chúng thương tôi lắm, Trời ơi, Sao chúng không nhỏ bé mãi nhỉ? Ôi, tôi đau cái đầu nó lôi kéo tôi! Ôi! ôi, xin lỗi các con nghe! Ta đau ghê gớm, và đây phải là cái đau đớn thật sự đấy, các con đã làm ta mạnh chịu với đau khổ rồi. Ôi, trời! Nếu tôi nắm được bàn tay chúng trong tay tôi, tôi sẽ không cảm thấy cái đau của tôi. Cậu tưởng chúng có đến không. Thằng Christophe nó đần quá mà. Đáng lẽ tôi phải đích thân đi mới được. Christophe sẽ gặp chúng nó. Nhưng hôm qua cậu có mặt tại dạ hội. Cậu nói cho tôi nghe hai đứa nó ra thế nào? Chúng không hay biết gì về bệnh của tôi phải không? Nếu không chúng không khiêu vũ đâu, hai đứa nhỏ khốn khổ của tôi! Ôi, tôi không muốn đau ốm nữa, chúng còn cần tôi quá. Gia sản chúng bị nguy hại rồi. Mà chúng đã nạp mình cho những thằng chồng như thế nào! Các người chữa lành giùm tôi, chữa lành giùm tôi đi! Ôi! Tôi đau quá!… Ôi, ôi, ôi… Thấy không, các cậu phải chữa cho tôi lành mạnh, vì chúng cần tiền, mà tôi biết chỗ tìm ra tiền. Tôi sẽ đi Odessa làm bột. Tôi tinh ranh lắm, tôi sẽ làm được bao nhiêu triệu. Ồ… tôi đau quá lắm!
Ông Goriot lặng im lúc, có vẻ cố gắng tập trung hết sức lực để chịu đựng sự đau đớn.
- Nếu chúng có ở đó, tôi sẽ không than vãn gì nữa, - ông nói - Sao tôi lại than vãn vậy nhỉ?
Ông già bỗng nhẹ nhàng thiếp người một lúc khá lâu. Thằng Christophe trở về. Rastignac tưởng ông Goriot đã ngủ, để thằng to tiếng báo cáo lại sứ mạng của nó. Nó nói:
- Thưa ông, trước nhất tôi đến nhà bà nữ Bá trước. Tôi không thể nói chuyện với bà, vì bà đang có việc quan trọng với chồng bà. Tôi cố nài, thì ông De Restaud đích thân đi ra, ông bảo tôi rằng “Ông Goriot đang chết à? Ờ, đây là là điều tốt nhất cho ông ta. Ta đang cần bà De Restaud để kết thúc những công việc hệ trọng, lúc nào hết mọi việc, bà sẽ đi”, Ông ấy có vẻ giận dữ. Tôi đi ra, thì bà ta vào phòng đợi khách do một cái cửa tôi không thấy, bà bảo tôi: “Christophe, nói với ông già tôi là tôi đang bàn cãi với chồng tôi, tôi không thể rời ông ta việc này liên quan đến sự sống chết của con tôi, nhưng lúc xong tôi sẽ đi ngay.
Còn bà nam tước thì lại chuyện khác. Tôi không thấy bà ta, và không nói chuyện được với bà. Cô bồi phòng bảo tôi: Ồ, bà ở dạ hội về lúc năm giờ mười lăm, bà đang ngủ, nên tôi đánh thức bà ta trước mười hai giờ, bà sẽ mắng tôi. Tôi sẽ nói với bà là ông cụ bệnh nặng thêm lúc bà rung chuông gọi tôi. Tin xấu, thì lúc nào cũng còn thì giờ để báo cho bà ta biết. Tôi nài nỉ bao nhiêu cũng vô hiệu! Ờ, vâng!… Tôi có đòi gặp ông nam tước thì ông ta đi vắng.
Rastignac kêu lên.
- Chẳng cô gái nào của ông ta đến đây! Tôi sẽ viết thơ cho cả hai cô đây.
- Chẳng đứa nào đến! Chúng có công việc, chúng ngủ, chúng sẽ không đến, Tôi đã biết mà. Phải chết mới biết con cái là thế nào… Ồ, bạn ơi, cậu đừng cưới vợ, đừng có con nghe! Ta ban cho nó cuộc sống, chúng cho ta cái chết. Ta đưa nó vào cuộc đời, chúng trục xuất ta ra. Không, chúng không đến đâu! Tôi biết vậy từ mười năm nay. Thỉnh thoảng tôi đã tự bảo như thế, nhưng tôi không dám tin thế.
Một giọt nước mắt chạy quanh trong mắt ông, trên khóc mắt đỏ mà không chảy ra.
- Ố! Nếu tôi giàu, nếu tôi còn giữ của cải, nếu tôi không cho chúng của cải của tôi, chúng sẽ có mặt ở đây, chúng sẽ hôn và liếm má tôi! Tôi sẽ ở một biệt thự có phòng đẹp, có gia nhân, có lửa sưởi và chúng đã khóc lóc với chồng con chúng.
 Tôi sẽ có tất cả những cái ấy. Nhưng nay không gì cả, tiền bạc cho ta tất cả, kể cả con gái của ta nữa.
 Ôi! Tiền bạc tôi đâu rồi? Nếu tôi còn những kho tàng để lại, chúng đã băng bó cho tôi, đã săn sóc cho tôi; tôi đã nghe chúng nói, sẽ trông thấy chúng. Ôi! Con yêu quý, con duy nhất của tôi, tôi thích sự cô đơn và nghèo khổ của tôi, ít ra khi một người khốn khổ được thương yêu, họ chắc chắn họ được thương. Không, tôi muốn giàu có, tôi sẽ gặp chúng. Thật ra, ai biết được cả hai đứa chúng nó có tim bằng đá. Tôi thương nó quá, làm sao nó thương lại tôi được. Một người cha phải luôn luôn giàu có, phải cầm cương con cái như những con ngựa xấu tánh. Thế mà tôi lại quỳ trước mặt chúng. Mấy đứa khốn nạn! Chúng nó hoàn thành xứng đáng cách cư xử của chúng đối với tôi trong mười năm nay. Nếu cậu biết trong những buổi đầu lúc chúng mới lấy chồng, chúng nó ân cần chiều chuộng tôi đến thế nào!
Ôi… tôi đau một cách ác độc quá!… Tôi vừa mới cho mỗi đứa chúng nó gần tám trăm ngàn quan, chúng nó và cả chồng chúng nó không thể khó chịu với tôi được. Người ta tiếp rước tôi: “Cha tốt của tôi, ở đây; cha tốt của tôi, ở kia”. Lúc nào ở nhà chúng cũng sắp đặt bữa ăn cho tôi. Rồi tôi ăn với chồng chúng nó, chồng chúng đối đãi với tôi rất kính mến.
 Tôi ra vẻ còn ít nhiều của cải. Vì sao? Tôi chẳng nói gì về công việc của tôi. Một người cho con gái tám trăm ngàn quan là một người phải được săn sóc. Và người ta đã săn sóc ân cần, nhưng là vì tiền của tôi. Thế gian không đẹp đẽ. Tôi, tôi đã thấy cái đó! Người ta đưa tôi đi xem hát bằng xe ngựa, và tôi tuỳ ỷ ở dự các dạ hội. Nói tóm lại là chúng đã tự xưng là con gái tội và nhìn nhận tôi là cha chúng. Ẩy tôi còn tinh tế, và không gì qua được mắt tôi. Tất cả đều hướng về chỗ đó, và đã đâm thấu qua tim tôi. Tôi thấy những cái kia là những bộ điệu vờ vĩnh, nhưng điều hại đã không có thuốc chữa. Ở nhà con gái tôi, tôi không khoan khoái bằng ở nơi cái bàn dưới đây.
 Tôi đã chẳng biết gì mà nói. Vì vậy, lúc có người trong giới thượng lưu xã hội hỏi vào tai những chàng rể tôi: “Ông kia là ai vậy? Ông bố tiền vàng ấy, nhà phú gia mà. Ồ, quỷ thần ơi!”. Người ta nói thế và họ nhìn tôi với vẻ kính cẩn đối với những đồng tiền vàng. Nhưng có lúc tôi làm họ hơi khó chịu, thì tôi cũng đền đáp tất cả những khuyết điểm của tôi, vả lại, có ai hoàn toàn đâu nhỉ? (Đầu tôi là một vết thương). Anh Eugène ơi; giờ tôi đau những cái người ta phải đau để chết, ấy, thế mà không ăn thua gì đối với cái đau đớn mà cái nhìn đầu tiên của con Anastasie làm cho tôi hiểu là tôi đã nói một diều khờ khạo làm nhục nó: cái nhìn của nó đã cắt đứt các mạch máu của tôi. Tôi đã muốn hiểu biết hết tất cả, nhưng cái tôi hiểu biết rõ ràng, là tôi đã là một người thừa trên quả đất. Ngày hôm sau, tôi đến nhà con Delphine để tự an ủi mình, ấy thế là tôi lại làm một điều dại dột để nó phải nổi giận.
 Tôi trở thành như điên. Trong tám ngày, tôi chẳng biết tôi phải làm cái gì. Tôi không dám đến thăm con tôi nữa, sợ chúng nó trách móc, và thế là tôi ra khỏi cửa nhà hai con tôi. Ôi, Trời ơi, nếu ông biết những khổ cực của tôi, những đau đớn tôi đã chịu đựng; nếu ông đếm những lát dao tôi đã nhận chịu trong cái thời gian nó đã làm cho tôi già đi, biến đổi đi, nó đã giết tôi làm bạc đầu tôi, thì sao nay ông còn làm cho tôi đau đớn?
Tôi đã trả xứng đáng cái tội quá thương con. Chúng đã trả thù được cái lòng âu yếm của tôi, chúng đã kềm kẹp tôi chẳng khác những tên đao thủ. Ấy, những người quá dại dột, tôi đã thương con tôi đến nỗi tôi lại trở lại nhà chúng nó như con bạc đã trở lại sòng đánh. Con tôi, đó là nết xấu của tôi; chúng là chủ tôi, là tất cả của tôi, Cả hai đứa chúng nó cần điều gì, cần đồ trang sức chăng, thì mấy con hầu phòng bảo tôi, là tôi cho chúng để được chúng tiếp đón tử tế. Nhưng trước khi đó chúng cũng đã dạy tôi những bài học về cách thức xử thế trong xã hội thượng lưu. Ôi, chúng không đợi đến hôm sau đâu. Chúng đã bắt đầu xấu hổ vì tôi. Đó nuôi con cho lắm rồi vậy đó.
Đến tuổi tôi rồi, tôi đâu còn có thể đi học gì nữa. Trời ơi! Tôi đau ghê quá! Ôi, bác sỹ! Nếu bữa óc tôi ra, tôi sẽ ít đau hơn. Ôi, các con ơi! Anastasie ơi, Delphine ơi, tôi muốn thấy chúng nó. Cho cảnh sát đi tìm chúng nó vậy! Công lý về phía tôi chứ, tất cả đều về phía tôi chứ, thiên nhiên này, dân luật này. Tôi phản đối! Tổ quốc sẽ bị diệt vong nếu những người cha bị người ta chà đạp dưới chân. Cái ấy rõ ràng. Xã hội, thế gian căn cứ trên huyết tộc, nếu con không thương cha thì tất cả đều sụp đổ. Ồ! Nhìn thấy chúng nó, nghe tiếng chúng nó, bất kể chúng nói gì, miễn tôi nghe được giọng nói chúng nó thế là đau đớn của tôi sẽ dịu bớt, nhất là Delphine. Nhưng lúc chúng nó tới đây anh bảo chúng nó đừng nhìn tôi lạnh lẽo như thường làm.
Ồ, anh bạn tốt ơi, ông Eugène ơi, ông không biết sự thay đổi ánh vàng cặp mắt bỗng thành sắc chỉ xám là thế nào đâu. Từ ngày mai chúng nó không dọi sáng đến tôi nữa, tôi luôn luôn ở đây như trong cảnh mùa đông, tôi chỉ cần những sầu muộn và tôi đã nuốt những sầu muộn!
 Tôi đã sống để chịu nhục, chịu sỉ vả. Tôi thương chúng nó đến nỗi tôi phải nuốt hết sỉ nhục để chúng trao đổi cho tôi một chút vui thú nhục nhã. Một người cha mà phải trốn để thấy con mình! Tôi đã phú cho chúng cả cuộc đời, mà nay chúng không cho tôi được một giờ đồng hồ! Tôi khát tôi đói, tim tôi đốt cháy tôi, mà chúng sẽ không đến làm mát dịu giờ hấp hối của tôi, vì tôi, vì tôi đang chết, tôi cảm thấy thế. Nhưng chúng có biết đi trên xác chết của cha già là gì đâu!
Có một đấng Thượng đế ở trên trời, ông phục thù cho chúng tội dầu chúng tội muốn hay không, chúng tôi, những người làm cha. Ồ, chúng sẽ đến mà, đến đi, các con, đến hôn cha nữa đi, cái hôn cuối cùng, thánh thể ban cho cha lúc lâm chung, cha sẽ cầu nguyện Thượng đế cho các con, cha sẽ nói các con là con có hiếu, cha sẽ biện hộ cho các con! Dầu sao, các con cũng vô tội mà, Chúng vô tội, cậu à! Cậu bảo mọi người như thế nhé, người ta đừng làm phiền chúng vì tội nhé. Tất cả đều lỗi ở tôi, tôi đã tập cho chúng dày đạp tôi.
Tôi, tôi đã thích như thế. Việc ấy chằng quan hệ gì đến ai, đến công lý nhân gian huy công lý của Thượng đế. Nếu Thượng đế bắt tội chúng vì tôi, thì Thượng đế bất công. Tôi đã không biết cư xử, tôi đã dại dột mà nhường bỏ quyền của tôi. Tôi có thể tự làm hèn hạ vì chúng. Có vì đâu! Sự dễ dãi của người cha có sức cám dỗ làm cho người có tánh tình đẹp đẽ nhất, cho những tâm hồn tốt nhất cũng có thể sa ngã, Tôi là một thằng khốn nạn, tôi đáng bị hành phạt. Chỉ mình tôi gây lộn xộn cho con tôi, tôi đã nuông chiều chúng nó. Ngày nay chúng muốn chơi bời, cũng như xưa kia chúng thích kẹo. Tôi đã luôn luôn cho chúng thoả mãn những thị hiếu lúc thiếu thời của chúng, Lúc mười lăm tuổi, chúng đã có xe ngựa. Chẳng có gì ngăn cản chúng. Chỉ tôi là có tội, nhưng có tội vì tình thương. Lòng tôi cởi mở trước tiếng nói của chúng. Tôi nghe tiếng chúng nó đây này, chúng đến, vâng, chúng sẽ đến. Pháp luật buộc người ta phải trông cha chết, pháp luật về phía tôi. Vả cũng chỉ còn một cuốc xe. Tôi sẽ trả cho. Anh viết cho chúng rằng tôi còn hàng triệu quan để lại cho chúng! Lời nói danh dự đấy.
 Tôi sẽ đi làm sợi mì kiểu Ý ở Odessa. Tôi biết cách. Theo dự án của tôi, tôi sẽ lời hàng triệu. Không ai nghĩ đến việc này. Đồ này không hư hao lúc chuyên chở như lúa mì hay bột. Hề, hè, bột lọc, sẽ có được hàng triệu mà. Anh sẽ không nói sai đâu, nói với chúng sẽ có hàng triệu, và dầu chúng vì lòng ham tiền mà đến, tôi thà bị lừa dối, tôi sẽ trông thấy chúng. Tôi muốn có con gái tôi, tôi đã tạo ra chúng, là sở hữu của tôi!
Ông ta vừa nói vừa ngồi nhỏm vậy, để cho Eugène thấy một đầu tóc bạc loà xoà và có vẻ đe doạ.
Eugène nói với ông ta:
- Thôi, nằm xuống đi, Ba tôi ơi. Tôi sẽ viết thơ cho các bà ấy. Hễ anh Bianchon về đây mà các bà ấy không đến, thì tôi sẽ đi.
- Nếu chúng không đến à! - Ông già lặp lại vừa nấc nở khóc - Nhưng tôi sẽ chết, chết trong một cơn giận dữ, căm hờn! Mối căm hờn tràn ngập tôi. Trong lúc này, tôi nhìn thấy cả cuộc đời tôi, tôi đã bị lừa! Chúng nó không thương tôi, chúng không lúc nào thương tôi hết! Cái đó nay đã rõ ràng. Nếu đến giờ này mà chúng không đến, chúng sẽ không đến. Chẳng chậm trễ bao nhiêu, chúng càng không định đem lại cho tôi mối hoan hỉ đó. Tôi biết chúng mà. Chúng không lúc nào biết đoán nỗi buồn phiền của tôi, niềm đau khổ, những nhu cầu của tôi; chúng cũng sẽ không đoán được cái chết của tôi, chúng không những không biết cái bí ẩn của tình âu yếm của tôi mà thôi đấu. Vâng, tôi thấy mẹ, đối với chúng đã quen moi móc ruột gan tôi, nên những điều tôi làm không có giá trị nữa. Nếu chúng đòi móc mắt tôi ra, tôi cũng bảo chúng: “Moi nó đi!” Tôi quá khờ dại. Chúng tưởng rằng tất cả những người cha nào cũng như cha chúng. Phải luôn luôn làm tăng giá trị mình. Con chúng sẽ trả thù cho tôi. Nhưng đến đây là lợi cho chúng mà. Hãy bảo cho chúng biết là chúng làm hại giờ phút lâm chung của tôi. Trong một tội ác, chúng phạm hết tất cả các tội ác…
Thôi anh đi đi, anh hẳn bảo chúng là không đến là tội giết cha đấy. Không thêm vào tội này thì chúng cũng đã khá nhiều tội rồi. Anh hãy la lên như tôi: “Ê Nasie! Ê Delphine! Đến với cha các cô, ông rất tốt với các cô, và ông đang đau!”. Không gì hết, không ai hết! Tôi sẽ chết như chó chết sao kìa? Bị bỏ rơi, phần thưởng của tôi đó. Đồ đốn mạt, bọn độc ác; tôi ghê tởm chúng, tôi nguyền rủa chúng; ban đêm, tôi sẽ từ quan tài của tôi, tôi đứng dậy để nguyền rủa chúng nữa, vì các bạn ơi, tôi có lỗi không? Chúng cư xử quá tệ mà, hé!… Tôi nói gì thế? Anh không báo cho tôi biết là có Delphine đấy à? Trong hai đứa nó là khá hơn hết… Anh là con tôi, Eugène à! Anh thương nó, anh làm người cha cho nó. Con kia khốn đốn lắm. Còn gia sản của chúng nữa. Ôi trời ơi! Tôi chết, tôi đau đớn quá lắm! Chặt đầu tôi đi, để lại tôi quả tim thôi.
- Christophe, đi gọi ông Bianchon, và gọi cho tôi cái xe. Eugène gào lên, anh ta hoảng sợ trước cảnh rên xiết và tiếng kêu la của ông già:
- Tôi sẽ đi tìm con gái ba pa pa Goriot của tôi, tôi sẽ đem các cô ấy lại cho.
- Bằng vũ lực, bằng vũ lực! Anh gọi vệ binh, gọi bộ binh gọi tất cả, tất cả! - Ông già nói, vừa nhìn Eugène với cái nhìn cuối cùng còn có lý trí. Anh bảo chính phủ, bảo quan biện lý đem chúng nó đến cho tôi, tôi muốn thế.
- Nhưng ông đi nguyền rủa chúng mà.
- Ai bảo thế? - Ông già trả lời, ngạc nhiên. Các người biết là tôi thương chúng mà, tôi yêu quý chúng nó mà! Nếu tôi thấy chúng là tôi lành bệnh… Đi đi, bạn hàng xóm từ tâm, con thân yêu của tôi đi đi! Anh, anh là người tốt, tôi muốn cám ơn anh, nhưng tôi không có gì biếu anh, chỉ có lời cầu phúc của một kẻ sắp chết. Ồ, ít ra tôi cũng muốn thấy con Delphine để bảo nó đền nợ cho tôi đối với anh. Nếu con kia không đến được, thì đem con này lại cho tôi. Bảo nó là nếu nó không đến, anh sẽ không yêu nó nữa. Nó yêu anh lắm, nó sẽ đến. Cho tôi uống đi. Nóng cháy ruột tôi! Đặt cho tôi cái gì lên đầu đi. Bàn tay của có gái tôi sẽ cứu khỏi tôi, tôi cảm thấy thế… Ối trời ơi! Nếu tôi khuất bóng rồi, ai gây dựng gia sản lại cho chúng? Tôi muốn đi cho chúng nó, đi Odessa làm sợi mì.
- Ông uống cái này đi! - Eugène nói vừa đỡ ông già hấp hối dậy, tay trái ôm ông, còn tay mặt anh cầm một ly nước thuốc.
- Anh, chắc anh thương mẹ anh. - Ông già nói vừa nắm tay Eugène trong đôi tay yếu đuổi của ông. - Anh có hiểu là tôi sắp chết mà không thấy hai con gái tôi không? Khát nước mà không bao giờ uống được, tôi sống trong mười năm nay như vậy đó… Hai thằng rể nó giết chết hai con gái tôi. Vâng, tôi không còn con gái nữa sau khi chúng kết hôn! Các người làm cho à, hẳn nói cho Nghị viện làm một đạo luật về hôn nhân. Mà thôi, nếu các người thương con gái thì đừng gả con gái lấy chồng. Rể là một đứa lưu manh nó làm con gái hư hỏng hết, nó làm dơ dáy hết. Đừng hôn nhân nữa! Nó cướp con gái chúng ta, nó làm cho ta không có con gái chúng ta bên cạnh, lúc ta chết. Các người hãy làm một đạo luật về cái chết của các người làm cha. Cái này thật ghê góm! Trả thù! Chính mấy thằng rể nó ngăn cản con gái tỏi không đến được. Giết chúng nó đi! Hạ sát thằng Restaud, hạ sát thằng dân Alsace đi, chúng là kẻ sát nhân đã giết tôi! Giết chúng, hay đem con tôi lại đây! À thế là xong, tôi chết mà không có con tôi! Con tôi! Nasie! Fifine, nào đến đây!
Ba các con đi ra…
- Bình tĩnh đi, pa pa Goriot ơi, nào nằm yên nào, đừng lo lắng, đừng suy nghĩ.
- Không thấy con đó mới là đau khổ!
- Ông sẽ gặp mấy cô mà.
- Thật không? - Ông già ngơ ngác gào lên. - Ồ! Thấy con tôi, tôi sắp thấy chúng nó, nghe tiếng nói của chúng. Tôi sẽ sung sướng mà chết. Ờ, vâng, tôi không tlm cách mà sống nữa tôi cứ đau đớn thêm mãi rồi. Nhưng nhìn thấy chúng, rờ được áo chúng nó, ờ, chỉ áo chúng nó thôi, không có chi nhiều; nhưng tôi phải cảm thấy một chút gì của chúng! Cho tôi cầm tóc… tóc…
Ông ta ngã xuống, đầu rơi trên gối như bị đánh với một cái chày vồ vậy. Tay ông ta quờ quạng trên cái chăn như để nắm lấy tóc con gái ông.
- Tôi cầu trời phù hộ, cầu phúc… Ông ta cố gắng nói.
Ông bỗng gục xuống. Ngay lúc ấy, Bianchon bước vào.
- Tôi gặp thằng Christophe, nó sẽ đem xe lại cho anh. Bianchon nói.
Rồi anh ta nhìn bệnh nhân, cố hé mí mắt ông ra, và hai chàng sinh viên thấy mắt ông ta mất thần và mờ đi.
Bianchon nói:
- Ông ta không qua khỏi đâu, tôi tưởng ông không qua khỏi đâu.
Anh ta bắt mạch ông, sờ người ông, đặt bàn tay lên tim ông.
- Bộ máy vẫn chạy nhưng trong tình cảnh ông, đó là một điều khổ, ông ta chết còn hay hơn.
~ Vâng, thật vậy. Rastignac nói.
- Anh sao vậy? Anh tái xanh như thây ma vậy.
- Bạn ơi, tôi vừa nghe những tiếng kêu gào, những lời than vãn. Có một Thượng đế! Vâng, ừ, có một Thượng đế, và Người đã tạo ra mà, thế giới tốt đẹp hơn, nếu không quả đất chúng ta chỉ là vô nghĩa. Nếu không quá bi thảm, tôi đã khóc ra nước mắt, nhưng tim và bụng tôi thắt lại một cách ghê sợ.
- Này, rồi phải ấn đến nhiều thứ, lấy tiền đâu ra đây?
Rastignac kéo đồng hồ anh ta ra.
- Đây, anh đem cầm gấp. Tôi không muốn ngừng giữa đường vì sợ mất thì giờ, và tôi đang đợi thằng Christophe. Tôi không có một xu nhỏ, và lúc về, sẽ phải trả tiền xe.
Rastignac chạy ào ra cầu thang, và ra đi đến đường Helder lại nhà bà De Restaud. Giữa đường, trí tưởng tượng anh kích thích bởi cảnh ghê gớm anh vừa chứng kiến, làm anh tức tối phẫn nộ. Lúc anh đến phòng ngoài và hỏi bà De Restaud, người ta trả lời cho anh ta rằng không thể gặp bà được. Anh ta bảo người bồi phòng:
- Nhưng tôi đến đây là do ông già bà ta, và ông sắp chết đến nơi:
- Thưa ông, ngài bá tước ra lệnh cho chúng tôi rất nghiêm ngặt.
- Nếu ôrg De Restaud có nhà, thì anh nói với ông tình trạng hiện tại của nhạc phụ ông ta, vì báo giùm ông là tôi cần nói chuyện với ông ngay lập tức.
Eugène đợi rất lâu, Anh ta suy nghĩ.
- Có lẽ ông già đang tắt thở lúc này.
Người bồi phòng đưa anh ta vào phòng khách thứ nhất. Ông De Restaud tiếp anh ta cũng ở đây, trước một lò sưởi không lửa, và, không mời anh ngồi. Rastignac nói:
- Thưa bá tước, cụ ông của bà bá tước đang hấp hối lúc này trong một nhà dơ dáy, không một đồng xu để mua củi sưởi, ông cụ sắp chết đến nơi và đòi gặp con gái cụ…
Bá tước De Restaud lạnh lùng trả lời:
- Ông có thể đã nhận thấy là tôi rất ít thân ái với ông Goriot, ông ta đã làm hư tính ông với bà De Restaud, ông ta đã làm hại đời tôi, tôi xem ông ta như kẻ thù của sự yên tĩnh của tôi, ông chết, ông sống, tất cả đối với tôi đều hoàn toàn không quan hệ gì. Đó là lòng tôi đối với ông ta. Người đời có thể phỉ báng tôi, nhưng tôi khinh dư luận. Hiện nay tôi có những việc làm hệ trọng hơn là quan tâm đến dư luận của bọn đại dột hay của những kẻ không liên quan gì đối với tôi. Về phần bà De Restaud, bà ta đang ở trong một tình trạng không thể ra khỏi nhà được, vả lại tôi cũng không muốn bà ta bước ra khỏi nhà. Ông hãy nói với ông già bà ta là lúc bà làm đủ phận sự đối với tôi, đối với con tôi, bà sẽ đi thăm ông ngay. Nếu bà ta thương cha, bà có thể tự do trong chốc lát…
- Thưa bá tước, tôi không có phận sự phê bình về cách đối xử của ông, ông có quyền với vợ ông; nhưng tôi có thể tin ở lòng chân thành của ông chứ? Vậy ông hẳn hứa với tôi là sẽ nói với bà ta là ông thân bà không còn sống được qua khỏi một ngày, và ông đã nguyền rủa bà lúc không thấy bà ở đầu giường ông.
- Ông nỏi với bà ta đi. - Ông De Restaud trả lời, ngạc nhiên trước sự phẫn nộ trong giọng nói của Eugène.
Ông bá tước dẫn Rastignac vào phòng khách thường có mặt nữ bá tước: anh thấy bà ta dầm dề nước mắt và ngồi sụp trong chiếc ghế bành như một người muốn chết. Bà ta làm cho anh thương hại. Trước khi nhìn Rastignac, bà ta liếc ngó chồng bà với cặp mắt sợ hãi chứng tỏ khí lực của bà kiệt quệ trước một sự áp bức tàn bạo về tinh thần và thể chất, Bá tước gật đầu, và tưởng được khuyến khích mở lời:
- Thưa ông, tôi đã nghe cả rồi. Ông nói giùm với cha tôi là nếu ông biết tình cảnh tôi hiện nay, ông sẽ tha tội cho tôi… Tôi không nghĩ đến khổ hình như thế này, sức tôi chịu đựng hết nổi. Nhưng tôi sẽ chống cự đến cùng, bà ta nói với chồng. Tôi là một người mẹ. Nhờ ông nói với cha tôi là mặc dầu những vẻ bề ngoài, tôi vô tội đối với cha tôi. Bà ta thất vọng gào lên với chàng sinh viên.
Eugène đoán biết cuộc khủng hoảng ghê gớm của bà ta, anh chào hai ông bà, và sửng sốt cáo lui. Giọng ông De Restaud đã tỏ cho anh ta thấy sự can thiệp của anh ta không ích gì, và hiểu là Anastasie không còn nữa. Anh ta chạy lại nhà bà De Nucingen, và thấy nàng đang nằm trên giường.
- Tôi hơi bệnh, anh bạn ơi. Tôi bị cảm lạnh lúc ở dạ hội ra, tôi sợ bị sưng phồi, tôi đang đợi bác sỹ. Eugène chặn nàng lại:
- Dẫu chết đã lên đến môi, cô cũng phải lết lại bên ông thân cô. Ông đang gọi cô. Nếu cô chỉ nghe được một tiếng kêu gào nhẹ nhất của ông, thì cô cũng cảm thấy cô không bệnh hoạn gì cả.
- Eugène, có lẽ cha tôi không bệnh nặng như anh nói đâu; nhưng tôi sẽ rất khổ tâm nếu tôi lầm lỗi với cha tôi, và sẽ làm theo ý anh. Tôi biết là cha tôi sẽ buồn mà chết nếu bệnh tôi trở thành nguy kịch vì phải ra khỏi nhà. Vậy, lúc bác sỹ đến xong, tôi sẽ đi ngay… Ủa! Sao anh không có đồng hồ? Nàng nói lúc không thấy sợi dây.
Eugène đỏ mặt.
- Eugène, Eugène; nếu anh bán hay đánh mất đồng hồ… ồ thì quấy lắm!
Chàng sinh viên cúi xuống giường De Delphine và nói vào tai nàng:
- Muốn biết hả? Thì đây! Ông già em không có gì để mua quan tài chỗ người ta sẽ đặt ông vào tối nay. Đồng hồ của em đã cầm đi rồi, tôi không còn gì nữa.
Bất thần Delphine nhảy ra khỏi đường, chạy lại bàn viết lấy túi bạc đưa cho Rastignac. Nàng rung chuông và gào lên:
- Eugène, tôi đi tới đó, tôi đi. Để tôi mặc áo, tôi có thể là một con quái quỷ! Anh đi đi, tôi sẽ đến trước anh! Thérèse, nàng gọi con hầu phòng, bảo ông lên nói chuyện với tôi ngay bây giờ.