Dịch giả:Đào Đăng Vỹ
-25 -

     ugène sung sướng có thể báo tin cho ông già hấp hối sự có mặt của một con gái ông, anh gần như vui mừng lúc về đến Đường Mới Sainte Geneviève.
Anh móc túi tiền để trả tiền ngay cho anh lái xe. Túi tiền của thiếu phụ trẻ, giàu, thanh nhã ấy đựng được bảy mươi quan. Lên đến đầu cầu thang, anh thấy Bianchon ông già Goriot, và thầy giải phẫu đang chữa cho ông, trước sự chứng kiến của vị bác sỹ. Họ đang đốt lưng ông với mấy huyệt ngải cứu, thứ thuốc cuối cùng của khoa học, thuốc không ích lợi. Bác sỹ hỏi:
- Ông cảm thấy các huyệt cứu không?
Ông già thoáng thấy Eugène trả lời:
- Chúng nó đến phải không cậu?
- Ông ta có thể qua được, ông nói được. - Nhà giải phẫu nói.
- Vâng, Delphine theo tôi. - Eugène trả lời.
- Này! Ông ta nói về con gái ông và kêu gào theo chúng nó như người nằm trên dùi sắt đòi uống nước vậy. Bianchon nói.
- Thôi, ngừng đi. Không làm gì được nữa. Ta không hứa ông ta được đâu. Bác sỹ nói với nhà giải phẫu.
Bianchon và y sỹ giải phẫu để ông già nằm xuống trên cái giường hôi hám.
- Tôi sẽ phải thay áo quần cho ông ta. Bác sỹ nói. Dầu không hy vọng gì nữa, ta cũng phải trọng cái nhân vị nơi ông ta.
Anh Bianchon, tôi sẽ trở lại, ông ta bảo chàng sinh viên. Nếu ông ta còn rên rĩ thì đặt á phiện trên bụng cho ông ta.
Nhà giải phẫu và vị bác sỹ đi ra.
- Này, Eugène, can đảm lên con! Bianchon bảo Rastignac lúc hai người còn lại một mình. Cần mặc cho ông ta cái sơ mi trắng và thay giường cho ông ta. Anh xuống gọi mụ Sylvie đem vải giường lên và lại giúp chúng ta.
Eugène đi xuống và thấy bà Vauquer đang bày bát đĩa với Sylvie. Rastignac vừa nói với bà ta mấy tiếng, thì bà lại gần anh, với vẻ chua chát ngọt lạt của một mụ bán hàng vừa không muốn thiệt hại về tiền, vừa không muốn mất khách hàng.
- Ông Eugène quí mến ơi, - Bà trả lời, - ông cũng biết hoàn toàn như tôi là ông già Goriot, không còn tiền. Đưa vải giường cho một người đang đảo ngược con mắt, là mất toi, cũng đắng như phải hy sinh một tấm để liệm. Vậy thì, ông vẫn đã mắc tôi 144 quan, thêm vào bốn mươi quan tiền vải giường, và vài thứ lặt vặt khác, cây nến mà Sylvie đã đưa cho ông, tất cả các thứ tính lại ít nhất cũng đến hai trăm quan, đàn bà quá khốn nạn như tôi không thể mất số tiền như thế được. Ẩy chà, ông nên công bình, ông Eugène ạ, tôi đã khá thiệt thòi từ năm ngày nay vì cái xui đã vào ở nhà tôi. Tôi có thể biếu mười bảy tiền vàng để cho ông lão ấy đi khỏi mấy hôm nay, như ông đã nói. Việc này làm xúc động khách hàng tôi lắm. Tôi có thể đem ông ta vào nhà thương với cái bệnh không đáng gì. Thôi thì ông cứ đặt mình vào địa vị tôi. Nhà hàng tôi trước mọi việc, đó là đời sống của tôi.
Eugène chạy gấp lên phòng ông Goriot.
- Bianchon, tiền cái đồng hồ đâu?
- Ở trên bàn kia, còn ba trăm sáu mươi mấy quan. Với tiền lấy được, tôi đã trả nợ của chúng ta. Giấy của nhà cầm đồ để ở dưới tiền đó.
- Đây, bà thanh toán tiền bạc chúng tôi đi. Ông Goriot không còn ở lâu tại nhà bà nữa đâu, và tôi…
Rastignac nói, sau khi ghê tởm vượt cầu thang xuống.
- Vâng, ông ta sẽ đi chân ra trước, tội nghiệp ông ta. - Bà Vauquer vừa nói vừa đếm hai trăm quan với vẻ nửa vui nửa buồn.
- Kết thúc công việc đi thôi. Rastignac nói.
- Sylvie, đưa vải giường và lên giúp mấy ông ấy trên kia.
- Ông đừng quên con Sylvie nhé, nó thức hai đêm rồi đấy. Bà Vauquer nói nhỏ vào tay Eugène.
Eugène vừa quay lưng thi mụ ta chạy lại chỗ mụ bếp:
- Lấy những tấm vài đã lật ra, ở sổ 7 ấy. Ừ! Đối với người chết, thế vẫn khá tốt rồi. Mụ nói nhỏ với Sylvie.
Eugène đã leo lên mấy cấp thang, anh không nghe lời mụ già chủ nhà.
- Nào mặc sơ mi cho ông ta đi. Bianchon nói. Đỡ ông thẳng lên.
Eugène lại bên đầu giường và nâng ông già sắp chết lên. Bianchon cởi sơ mi ông ra, và ông già cử động như muốn giữ vật gì trên ngực ông rồi thốt những tiếng rên rĩ không nghe rõ, giống như kiểu các con vật kêu lên lúc quá đau đớn.
- Ồ, Ồ! - Bianchon nói - Ông ta đòi một dây bằng tóc và cái mề-đay nhỏ mà lúc nãy chúng tôi đã lấy của ông ta để đặt ngải cứu cho ông. Tội nghiệp cho ông ta! Phải đeo vào lại cho ông ta, Những vật kia ở trên lò sưởi.
Eugène đi lấy một sợi dây bím lại bằng những sợi tóc màu vàng xám, chắc là tóc bà Goriot. Trên chiếc mề đay nhỏ, anh đọc một bên: Anastasie, và bên kia: Delphine. Hình ảnh quả tim ông luôn luôn nằm trên tim ông. Những món tóc quăn nằm trong mề-đay rất mịn, chắc đã cắt lúc hai cô gái còn trong tuổi thơ ấu. Lúc cái mề-đay chạm vào ngực ông già thở một cái “hực” dài biểu lộ lòng thoả mãn trông đến khiếp sợ.
Đó là một trong những tiếng dội cuối cùng của cảm giác ông, cảm giác ấy tựa hồ như đã thu mình ở một nơi ta không biết, nhưng nơi đó thu phát tình cảm của chúng ta. Một vẻ sung sướng bệnh hoạn hiện trên bộ mặt nhăn nhó của ông. Hai chàng sinh viên xúc động trước cái mãnh lực của tình cảm tồn tại sau tư tưởng, hai chàng để rơi những giọt nước mắt nóng hồi trên mình người sắp chết, ông ta sung sướng hét lên:
i bà ta ngay trong vòng đối vũ đầu tiên:
- Thưa, sau này chúng tôi lại gặp lại được phu nhân tại đâu ạ? Anh ta đường đột thốt lời với một nhiệt tình mãnh liệt thường được đàn bà thích thú.
- Ở đâu chẳng được, ở Rừng Boulogne, ở nhà Hí viện, tại nhà tôi...
Và chàng lãng tử miền Nam vội vã kết thân ngay với bà hầu tước diễm tuyệt kia, với cái tình thân thiết mà một thanh niên có thể tạo ra được với một thiếu phụ trong hai điệu vũ.
Vừa tự xưng là con của bà De Beauséant, là chàng ta được thiếu phụ kia mời, thiếu phụ mà chàng liệt kê ngay vào hạng đại quý phái và thế là chàng ta đã có mòi lui tới nhà bà ta được rồi. Với nụ cười cuối cùng của phu nhân tặng cho, anh chàng thấy cuộc thăm viếng quá cần thiết rồi. Anh chàng lại được cái may gặp được một vị đàn ông không chế nhạo cái thiếu dốt của anh ta, một khuyết điểm chết người giữa những danh nhân xấc xược của thời đại, như bọn Maulincourt, Ronquerolles, Maxime de Trailles, De Marsay, Ajuda Pinto, Vaudenesse; cả bọn người này đều có mặt tại đây trong cả sự rực rỡ của các hợm hĩnh của họ, chen lộn, với các bà thanh lịch nhất: bà Brandon, nữ công tước De Langeais, nữ hầu tước De Kergarouẻt, bà De Sérizy, nữ công tước De Carigliano, nữ bá tước Fernaud, bà De Lanty, nữ hầu tước d’Aigleruont, bà Firmiani, nữ hầu tước De Listomère và nữ hầu tước d’Espard, nữ công tước De Maufrigneuse và các bà trong dòng họ Grandlieu... May cho chàng sinh viên ngớ ngẩn lại gặp hầu tước De Montriveau, nhân tình của nữ công tước De Langeais, một vị tướng lãnh chất phác như một trẻ thơ: Ồng ta cho chàng biết De Restaud phu nhân ở đường Helder. Trẻ tuổi, khao khát đời, thèm thuồng đàn bà… mà thấy rộng mở cho mình hai nhà: đặt chân ở xóm Saint Germain, ở nhà nữ Tử tước De Beauséant, và để gối ở phố Chaussée d’Antin, tại nhà hầu tước De Restaud phu nhân. Để mắt nhìn thẳng suốt các khách thinh Paris, và tự tin mình khá đẹp trai để có thể tìm được sự giúp đỡ và che chở ở trái tim một người đàn bà! Tự cảm thấy khá tham lam để có thể đạp chân lên sợi dây căng thẳng để bước đi với lòng vững tin như chàng leo dây không hề bị té, và tìm được ở một phụ nữ yêu kiều cây sào căm giữ thăng bằng rất tốt! Với những tư tưởng ấy và trước hình ảnh của người đàn bà kia đứng thẳng bên lò lửa sưởi, giữa cuốn sách luật và cảnh nghèo nàn, ai mà chẳng như chàng Eugène trầm tư tìm hỏi tương lai và nghĩ đến một ngày mai đầy những thành công rực rỡ. Trí óc mông lung phiêu bạt trên những lạc thú hậu lại làm anh chàng đang tưởng mình đã ở cạnh bà De Restaud, thì bỗng tiếng thở ra rất mạnh phá tan sự êm lặng của đêm tối và dội vào lòng chàng thanh niên làm anh chàng tưởng chừng nghe tiếng thở dốc của một người hấp hối. Chàng mở nhẹ cửa ra, và lúc đã ra ở hành lang, chàng thấy một đường ánh sáng vạch ngang dưới cửa phòng ông già Goriot. Eugène ngại rằng ông già bệnh chăng, anh ta ghé mắt vào lỗ khoá nhìn vào trong phòng và thấy ông già đang làm những công việc có vẻ quá tội lỗi nên chàng thanh niên tưởng mình cần giúp ích cho xã hội bằng cách xem xét kỷ càng coi ông già tự xưng là cựu thương gia buôn bún đang âm mưu những chuyện gì trong đêm khuya. Ông Goriot chắc hẳn đã buộc ở thanh ngang một cái bàn vật ngửa một cái đĩa và một cái “tìm” đựng xúp bằng bạc mạ vàng, và ông ta đang vặn quanh một sợi dây qua các vật chạm trỗ quý giá này và xiết mạnh đến nỗi ông ta đã biến những vật này thành những thỏi bạc.
- Chà! Ông này là người gì nhỉ!
Rastignac nghĩ thầm lúc thấy hai cánh tay gân guốc của ông già dùng chiếc dây mà uốn vặn chất bạc như nhồi bột vậy. Đây là một tên trộm hay là người oa tàng của trộm cướp giả bộ khờ khạo, yếu đuối và sống như kẻ ăn mày chăng? Eugène vừa ngẫm nghĩ vừa đứng thẳng lên trong một lúc.
Rồi chàng lại áp mắt nhìn qua lỗ khoá lại. Lúc này ông già Goriot đã mở dây thừng ra. Ông ta cầm thỏi bạc, trải cái mền ông lên bàn rồi đặt thỏi bạc lên và cuốn tròn lại, công việc mà ông ta làm một cách dễ dàng kỳ lạ.
- Ông già mạnh bằng vua Auguste ở Ba Lan chắc? Eugène lẩm bẩm lúc thỏi bạc đã gần được cuốn lại tròn trịa.
Ông già Goriot nhìn công việc ông với cặp mắt buồn bã và ứa lệ. Ông thổi tắt cây đèn làm bằng cuộn dây nhúng sáp mà ông ta đã dùng để làm công việc vừa rồi. Rồi Eugène nghe ông ta thở ra trước khi đi nằm.
- Ông già điên chắc.
- Khốn khổ cho con tôi! - ông già Goriot nói lớn tiếng.
Nghe câu này, Rastignac thấy nên dè dặt giữ kín việc này và không nên khinh xuất kết án ông bạn cùng trọ một nhà. Anh ta sắp trở vô phòng thì nghe một tiếng động hơi khó tả và có lẽ do những người đi vớ đang lên cầu thang. Eugène lắng tai, và nhận ra tiếng thở của hai người. Không nghe tiếng cửa đống và tiếng chân người đi, nhưng anh ta bỗng thấy một ánh sáng leo lét ở lầu hai, tại phòng ông Vautrin.
- Thật nhiều bí ẩn trong một nhà trọ!
Anh ta bước xuống vài cấp, lắng nghe, và một tiếng vàng bạc đập vào tai chàng. Rồi ánh sáng vụt tắt, rồi lại nghe tiếng hai người thở mà cửa vẫn không kêu. Rồi lúc hai người đi xuống, hơi thở cũng yếu dần.
- Ai đó? - Bà Vanquer mở cửa sổ phòng bà vừa la lên hỏi.
- Tôi về đây, má ơi. - Vautrin nói với giọng to lớn của anh ta.
- Lạ thật! Thằng Christophe đã cài then rồi, Eugène nói lầm bầm vừa trở vào phòng mình. Phải thức đêm mới biết động tịnh quanh mình ở cái thành Paris này.
Các sự việc xảy ra này đã làm đứt mất giòng tư tưởng phong tình xa vọng của chàng thanh niên, và anh ta bắt đầu vào học. Trí bị sao nhãng vì những mối ngờ vực về ông già Goriot, lại càng sao nhãng hơn do hình ảnh bà De Restaud chốc chốc lại hiền hiện trước mặt chàng như một sứ giả của một định mệnh huy hoàng, anh chàng lần nằm xuống và ngủ ngon, hai tay nắm chặt. Trong mười đêm hứa hẹn để học hành, các chàng trai trẻ đã để hết bảy hôm cho giấc ngủ. Chỉ người quá hai mươi tuổi mới thức đêm.
Sáng sớm hôm sau, thành Paris bị bao phủ trong một đám sương mù dầy đặc và mù mịt đến nỗi những người đúng đắn nhất cũng phải lầm giờ. Những cuộc hứa hẹn công việc hỏng bét. Ai cũng tưởng mới tám giờ lúc đồng hồ đã gõ mười hai tiếng. Đã chín rưỡi mà bà Vanquer còn chưa rời khỏi giường. Thằng Christophe và mụ Sylvie, cũng dậy trưa, đang ngồi nhấp cà-phê rất êm đềm với phăn trên mặt của lớp sữa dành cho khách trọ, mà mụ Sylvie đã nấu sôi rất lâu để bà Vanquer không trông thấy món thuế chúng thâu một cách bất hợp pháp.
- Chị Sylvie ơi, Christophe nói vừa ngưng lát bánh nướng thứ nhất, ông Vautrin là một người tốt nghe! Tối nay lại gặp hai người nữa. Nếu bà chủ hỏi đến, đừng nói gì cả nghen!
- Ông ta có cho mày đồng nào không?
- Ông cho tôi một trăm xu về tiền tháng này, như thầm bảo tôi câm mồm vậy.
- Riêng ông ta và bà Couture không bủn xỉn mà thôi, còn tất cả bọn kia đều cho mình đồng nào ở tay mặt lúc ngày Tết thì tay trái họ đã muốn lấy lui.
- Ấy vậy, mà họ đã cho ta được bao nhiêu? Một đồng trăm xu khốn ấy! Đã hai năm rồi, ông già Goriot tự đánh giày lấy. Thằng cha Poiret keo cú kia thì khỏi cần xi đánh giày, nó nuốt đi thì có chớ đâu lại đem phết vào giày khổ của nó. Anh chàng sinh viên khòng khoèo cho tôi 40 xu; không đủ tiền mua bàn chải của tôi. Còn áo quần cũ thì hắn ta đem bán. Ồ cái nhà này bẩn thỉu quá!
- Ô! Vậy mà chỗ mình làm còn khá nhất xóm đấy: ở đây ta sống yên ổn. Sylvie vừa nhấp cà-phê vừa nói. Ồ, còn về cha Vautrin, mày có nghe người ta bàn tán gì không, Christophe?
- Có! Cách vài ngày nầy, tôi có gặp một ông ngoài đường hỏi tôi: “Ở nhà anh, có một ông bụng bự mang râu quai nón nhuộm râu pháo phòng không?”. Tôi trả lời: “Thưa ông không, ông ta có nhuộm râu, nhưng hình như ông ta không có thì giờ làm công việc ấy đâu”. Tôi kể chuyện ấy cho ông Vautrin nghe, thì ông ta trả lời: “Em mà trả lời. Để thiên hạ biết những khuyết điểm của ta. Ta có thể mất làm rể vì nó đấy.
- Còn tao, thì ở chợ người ta cũng cố làm cho tao nói ông ta mặc áo sơ mi vào lúc nào không. Mày xem, đồng hồ ở nhà 10 giờ kém 15, mà chưa ai nhúc nhích cả?
- Người nào cũng đi rồi mà. Bà Couture và cô gái bà đi ăn ở Saint Etienne từ tám giờ. Ông già Goriot đã đi với một sinh viên đi học đến 10 giờ mới về! Tôi thấy họ đi lúc xuống thang, và ông già Goriot đụng vào tôi cái gói ông ta mang cứng như sắt. Chẳng hiểu ông ta làm ăn cái gì? Nhưng ông ta cũng trung hậu chứ, mà tốt hơn bọn không cho tôi bao nhiêu, nhưng mấy bà lớn mà ông ta gọi là con thưởng tôi rất hậu, và họ ăn mặc đẹp quá.
- Mấy con mụ mà ông ta gọi là con gái ông hả? Có đến một tá con, có đêm có hai người, hai người đến đầy ấy.
- Kìa bà chủ rục rịch kia rồi. Bà ta sắp làm ràm rọt đây. Mày xem chừng sữa, nghe Christophe, coi con mèo uống vụng.
Sylvie lên buồng bà chủ.
- Có chuyện gì vậy, Sylvie, 10 giờ kém 15 rồi, mà mày để tao ngủ li bì lúc nào có chuyện này xảy tới cho tao như vậy!
- Thưa bà, có sương mù dày lấy dao cắt được ấy!
- Vậy bữa ăn sáng ra sao?
- Ôi! Các khách trọ của bà hôm nay sao quá rộn ràng, họ đã chuồn hết từ khi mới mở mắt.
- Nói cho đúng chữ đi Sylvie, người ta nói từ khi mới bừng mắt chớ?
- Vâng, bà chủ muốn nói sao tôi sẽ nói theo. Nhưng dầu sao bà cũng có thể dùng bữa lúc 10 giờ. Chỉ có mụ Michonnette và lão Poireau là không rục rịch. Chỉ có hai người đó ở nhà, và cả hai ngủ như hai khúc gỗ.
- Kia, Sylvie, sao mày lại cặp hai người với nhau như là...
- Như sao bà chủ? Mụ Sylvie vừa nói vừa cười phá lên một cách ngốc nghếch. Hai người là một cặp chớ sao nữa.
- Lạ quá, Sylvie à: làm sao hồi hôm ông Vautrin về được sau khi thằng Christophe đã cài then cửa nhỉ?
- Đâu phải vậy, bà. Nó nghe ông Vautrin về mới xuống mở cửa cho ông ta đấy chứ. Ấy vậy mà bà tưởng rằng...
- Đưa cho tao cái áo cộc, rồi đi xem bữa ăn trưa đi. Xem nấu chỗ thịt cừu còn lại với khoai tây, và dọn mấy quả lê luộc thứ mua đồng ten một quả ấy.
Một lúc sau, bà Vanquer từ lầu đi xuống, ngay khi con mèo vừa động chân đổ cái dĩa đậy bát sữa, và vội vàng lè lưỡi liếm.
- Mèo! bà ta la lên.
Con mèo chạy trốn, nhưng rồi trở lại cọ mình vào chân bà.
- Ờ, ờ! Mày làm bộ nịnh đi, đồ hèn! Này Sylvie, Sylvie!
- Cái gì bà?
- Xem con mèo vừa uống gì đấy.
- Tại lỗi con vật Christophe đó, tôi vừa bảo nó dọn bàn. Không biết nó đi đâu rồi? Ấy, bà đừng ngại gì hết. Sữa ấy sẽ để phần ông già Goriot vậy. Tôi chỉ cần thêm nước vào, ông ta không thấy đâu. Ông ta chẳng để ý đến việc gì, cả đến cái ông ta ăn cũng vậy.
Bà Vanquer vừa xấp dĩa vừa hỏi:
- Anh Ba Tàu đó đi đâu rồi?
- Ai biết được? Ông ta buôn bán quá cỡ mà.
- Tao ngủ nhiều quá.
- Nhờ vậy bà hôm nay tươi tắn như đoá hoa hồng...
Vừa lúc ấy, chuông cửa reo lên, và ông Vautrin đi vào phòng khách vừa hát với giọng thật to của ông:
Ta đã đi cùng thiên hạ,
Người ta đã thấy ta khắp nơi...
- Ồ, ồ! chào má Vanquer. Ồng ta nói lúc thấy bà chủ nhà và đến ôm bà một cách lẳng lơ.
- Thôi đi, bỏ tôi ra nào...
- Bà hãy bảo tôi là “Thằng xấc láo”, nói đi, yêu cầu bà nói đi. Này, để tôi sắp chén dĩa với bà, này. À, tôi tử tế quá há?
Tán mụ tóc đen, chiếm cô tóc vàng,
Yêu đương than thở...
Tôi mới thấy một việc lạ lùng...
... do may rủi.
- Việc gì? Bà chủ hỏi.
- Ông già Goriot đi tới con đường Bà Hoàng lúc tám giờ rưỡi, tại nhà anh hàng kim hoàn thường mua đồ chén dĩa cũ và lon dải.
Ông già bán cho anh ta một bộ đồ ăn bằng bạc mạ vàng, với một số tiền khá lớn. Các đồ này đều bị vặn cong queo khá khéo léo, nhất là do một tay không phải là tay thợ.
- À! Thật thế à?
- Vâng. Tôi đang đi về, sau khi đi tiễn một người bạn xuất dương trên tàu của hãng Hàng hải hoàng gia. Tôi đợi ông già để trêu cười chơi. Ông ta trở về xóm này, theo đường Sa thạch. Ờ đây, ông ta vào nhà một lão cho vay nặng lãi đã nổi danh tên là lão Gobseck, một lão lưu manh rất phách lối, có thể lấy xương ông già nó tiện làm con cờ được, một thằng Do thái, thằng A rập, thằng Hy lạp, một thằng cha lang bạt khó có ai bóc lột nổi, vì tiền nó bỏ nhà băng.
- Ông già Goriot làm gì ở đấy?
- Ông không làm gì cả, ông phá hoại. Ông ta là một thằng dại đột đã quá ngu mà phá sản vì thương những cô gái...
- Ông ta kia! - Mụ Sylvie nói.
Ông Goriot gọi to:
- Christophe, đi lên với tôi đi.
Christophe theo ông ta, rồi trở xuống ngay.
- Mày đi đâu? Bà Vanquer hỏi thằng ở.
- Đi lo việc giùm ông Goriot.
- Cái gì đây? Ông Vautrin nói vừa giật cái thơ ở tay thằng Christophe và đọc: Gởi nữ Bá tước Anastasie de Restaud. Rồi mày đi đến đâu? Ông ta vừa trả cái thơ lại vừa hỏi Christophe.
- Đường Helder. Tôi có lệnh đưa cái này tận tay bà Bá tước.
- Cái gì trong này vậy! Ông Vautrin vừa soi cái thơ ra ánh sáng. Một giấy bạc chăng? Không phải? Ông ta mở bao thơ ra. À một hối phiếu đã ký trả tiền rồi (Ông reo lên), Ô hô! Ông đỏm già hào hiệp quá. Thôi đi di, thằng láu cá. Ông Vautrin vừa nói vừa chụp bàn tay to tướng của ông lên đầu Christophe, và xoay thằng nhỏ như cái vụ. Mày sẽ có thưởng khá lắm.
Chú thích
(15) Angle facial: góc mặt, đo có thể biết người thông minh hay ngu dốt tuỳ tam giác rộng hẹp