Dịch giả : Cao Ngân Hà & Bạch Liên
Chương 10
ÐIỀU LÀNH VÀ ÐIỀU DỮ

Khoa pháp môn không hề công nhận sự thỏa thuận giữa việc lành và việc dữ. Dù với bất cứ giá nào con cũng phải làm việc lành; con không nên làm việc ác, để mặc tình kẻ dốt nói hoặc nghĩ thế nào cũng được. Hãy học hỏi cho rộng sâu luật bí ẩn của thiên nhiên; chừng con biết rồi con hãy tổ chức đời sống của con đúng theo những luật đó và luôn luôn con phải sử dụng lý trí và lẽ phải.
A. B.  Nếu bạn quan sát một cách chân thành thì bạn sẽ thấy đời sống do những thỏa hiệp mà ra. Con người luôn luôn tránh né điều mà họ biết là việc lành, họ kinh sợ câu hỏi độc hại hơn hết là: "Người ta nói thế nào về việc ấy?" Trong trường hợp nào đó, họ biết rõ cách giải quyết hay hơn hết, nhưng họ đổi nó ra khác hơn một chút, họ làm cho nó mất ý nghĩa rồi lùi lại hầu tránh cho mình những sự khó khăn, phiền phức. Sợ dư luận một phần do tánh yếu đuối, nhưng thật ra tánh này cũng dễ mến, vì họ muốn làm vui lòng kẻ khác. Bên Ấn Ðộ người ta thường có tánh này, nhưng nếu bạn nhất quyết đi trên Ðường Ðạo thì bạn đừng bao giờ để cho bạn chịu ảnh hưởng liên quan đến những nguyên tắc hay những vấn đề quan trọng như những đại vấn đề Tôn Giáo và xã hội. Ta hãy lấy một thí dụ về sự cưới gã trẻ con. Lắm khi những việc hôn nhân này được thực hiện quá sớm. Biết bao lần tôi phản đối trước công chúng về sự độc ác trong việc bắt một cô gái mới phát triển có phân nửa, làm mẹ, tôi chống lại hành động này bởi nó nguy hại đến sinh lực sống lâu của nòi giống. Nhiều người biết điều tai hại này và công khai nói trắng ra, tuy nhiên họ vẫn phạm vào lỗi đó, vì nếu họ không làm như vậy thì họ sẽ bị thiên hạ phê bình, chỉ trích. Người ta không thể làm một nhà Huyền Bí Học với một thái độ như thế.
Bây giờ chúng ta hãy dẹp qua một bên những vấn đề căn bản hầu hết liên  quan đến tương lai của một dân tộc, chúng ta hãy xét đến những vấn đề nhỏ nhặt xảy ra trong đời sống hằng ngày. Ở đây cũng không nên có sự thỏa hiệp nữa, hãy nhất quyết làm điều nào mà bạn tưởng là việc lành và giữ vững ý kiến đó. Tôi biết chắc rằng bạn không thể đạt được lý tưởng ngay tức khắc cũng như người ta không thể nào bước một bước từ chân núi mà lên tới đỉnh núi được. Nhưng nếu  bạn nhất định leo lên núi thì phải đi từ bước, mỗi bước đưa bạn đến gần chót núi. Ðừng bao giờ hạ lý tưởng của bạn xuống thấp; không có chi tai hại bằng điều này. Theo Kinh Upanishad thì: "Ðiều thiện là một việc; thú vui là một việc khác nữa; người minh triết chọn  điều thiện, bỏ thú vui".
Bạn hãy làm thử những việc nhỏ mọn mà lương tâm của bạn cho là việc phải, việc lành. Bạn không phải chịu trách nhiệm về điều gì mà lương tâm nói với kẻ khác, hoặc là cách họ tuân theo nó, nhưng bạn phải chịu trách nhiệm về cách của bạn tuân theo lương tâm với bất cứ giá nào. Cái giá đó bạn nên hiểu rõ, nó chỉ bề ngoài. Bạn không thể mất mát điều gì cả khi mà bạn thực hiện những điều mà bạn xét ra là điều lành, điều phải. Lẽ tất nhiên, bạn phải cẩn thận để tránh việc đồng hóa những tánh bất thường, những thành kiến, những thị hiếu, những sở thích của bạn với điều thiện. Về phương diện này, Ðức Thầy có đưa ra ở đây những lời cảnh cáo như sau: "Con hãy học hỏi cho rộng sâu những luật bí ẩn của thiên nhiên. Trước hết, con hãy tìm kiếm điều thiện, rồi thì sống theo những sự  hiểu biết của  con".
"... con phải luôn luôn sử dụng lý trí và lẽ phải". Luôn luôn bạn nên quan tâm đến tình cảm của kẻ khác, nhưng đừng bao giờ để cho nó xen vào giữa bạn và những gì bạn biết là tốt lành. Nếu bạn phải chọn lựa giữa sự làm mếch lòng kẻ khác và việc lừa dối lương tâm của mình, thì bạn hãy chọn việc thứ nhất. Trong sự  giao thiệp với người đời, nhà Huyền Bí Học luôn luôn phân biệt con người thật (Chơn Nhơn) với thành kiến của các thể khác với nó. Y không làm hại một  người nào, nhưng y thích đụng chạm với những thành kiến của họ hơn là làm ác. Tuy nhiên y sẽ không đụng chạm đến những thành kiến đó, nếu không cần thiết. Nhưng nếu bị bắt buộc, y cũng biết rằng thật ra người đó được giúp đỡ, chớ chẳng bị thiệt hại gì và chính y là khí cụ được dùng để phá vỡ một sự hạn chế; sự hạn chế này là một chướng ngại cho người đó. Dù trong trường hợp ấy, y vẫn hành động một cách êm ái, dịu dàng và vị nễ. Thường thường người ta cho điều đó là gay go, bất tiện. Nhưng rất khó mà hoàn  thành một việc trong sự yên tịnh và ánh sáng của lẽ phải; sự cảm xúc mạnh mẽ giúp cho sự thành công được dễ dàng. Sự cảm xúc dù tốt hay xấu cũng truyền đạt một sự kích thích lôi cuốn con người hoạt động mà không cần cố gắng nữa. Nếu bạn muốn trở nên một nhà Huyền Bí Học thì đừng để bị kích động như người thường. Bạn phải mở mang lý trí lẫn sự phân biện và trong sự cố gắng đó, bạn  bắt đầu biểu hiện  Bồ Ðề Tâm một cách vô ý thức.
C. W. L.  Con người thường có lắm thành kiến và họ lại đồng hóa chúng với điều thiện. Mỗi người đều được đào luyện một cách riêng biệt, họ không ngờ vực những điều họ đã học hỏi nên họ tưởng rằng những người không theo phương pháp riêng của họ đều lầm lẫn, nhất là phương pháp đó được đa số người noi theo. Thường thường những thành kiến của quần chúng rất phi lý. Vậy chúng ta không nên để chúng nó ảnh hưởng đến mình trong vấn đề thiện ác. Tôi không nói rằng trong thành kiến của quần chúng thường không có vài yếu tố hữu lý, nếu ta xét kỹ, nhưng chắc yếu tố đó không phải lý lẽ của quần chúng trưng ra mà là một lý lẽ khác. Mảnh Chân lý đó thường bị biến dạng, bị áp dụng sai vì bởi bị lớp màn dày đặc của sự lầm lạc bao bọc nó.
Nhà Huyền Bí Học không bao giờ để bị bắt buộc làm việc sai  quấy vì sợ đụng chạm với những thành kiến của kẻ khác; trái lại, y cũng không hề công kích chúng nó một cách vô ích. Lý trí và lẽ phải luôn luôn được sử dụng để xét đoán. Một công việc yêu cầu bạn cố gắng, vì bạn biết rằng nó hữu ích và quan trọng. Tốt lắm, nhưng đừng vào thẳng vấn đề như con bò lao mình vào hàng rào. Có thể con bò chạy thoát ra khỏi, nhưng không phải là không có sự thiệt hại cho nó và cho hàng rào. Trong mọi hành động của chúng ta, chúng ta phải giữ thái độ bình tĩnh và hợp lý. Nếu chúng ta xúc động và nóng giận, thì chúng ta sẽ làm cho một lượn sóng cảm xúc nổi dậy, nó gây trở ngại cho chúng ta. Rất khó mà hành động một cách dịu dàng và bình tĩnh, không tỏ ra thù địch đối phương, song đó hiển nhiên là cách xử sự tốt đẹp.
Ðừng để dễ bị kích thích như nhiều người khác. Họ không chịu nổi điều này hay điều khác; họ không chịu hiểu và không muốn nhọc công tìm hiểu; họ xông tới và cũng không nghĩ rằng họ có thể lầm đường. Nhưng chúng ta phải nghĩ đến kẻ khác, phải quan tâm đến tình cảm của họ và sau cùng chúng ta có thể chấp nhận rằng trong một trường hợp đặc biệt, họ có lý, còn chúng ta sai quấy, lỗi lầm.
Phải phân biệt việc trọng hệ với việc không trọng hệ. Ðối với việc lành và việc dữ thì lòng con phải cứng cỏi như sắt đá, còn những việc ít trọng hệ thì khá nhân nhượng cho kẻ khác luôn luôn. Bởi vì bao giờ con cũng phải ở cho tử tế, dễ thương, biết điều, hòa nhã và để cho thiên hạ có quyền tự do bằng quyền tự do mà con yêu cầu cho con vậy.
A. B.  Ðây là đoạn văn rất dịu dàng và thật đẹp. Nó làm quân bình đoạn văn trước, vì nếu tách biệt riêng ra, đoạn trên có hơi cứng rắn. Vậy những điều mà người ta thường tha thiết nhất, chính là những điều không quan trọng gì, nhà Huyền Bí Học thường  không làm nghịch với họ, không cản trở họ. Ðối với y, điều quan trọng là một công việc nào đó phải hoàn thành. Y chú định ý chí của mình vào mục đích chính mà chỉ có nó mới được xem là quan trọng, ngoài ra cái gì còn lại, y để cho mọi người được tự do. vì y hòa nhã, dễ dãi với mấy điều đó, nên người ta cho rằng y là người đệ tử khả ái. Dần dần y dắt họ đến chỗ trọng hệ dễ dàng mà họ không mấy ngờ vực điều đó. Người đời cho đức tánh ấy là sự khéo léo, lịch thiệp, còn nhà Huyền Bí Học gọi là Ðức Phân Biện.
Người cuồng tín không biết đức tánh này nên y thất bại mãi,  trong khi nhà Huyền Bí Học lại luôn luôn thành công. Vì không phân biệt được việc nào trong hệ với việc nào không trọng hệ nên người cuồng tín không chịu nhân nhượng ngay cả những việc không ra gì. Y làm cho những kẻ đối thoại với y bực tức nên họ không chịu theo y tuy rằng y có lý và mặc dù mục tiêu chính của y thực sự là quan trọng. Nếu bạn khéo léo, họ có thể ngoan ngoãn theo bạn cũng như con mèo ngao ngao. Bữa kia tôi quan sát một sự kiện nhỏ này. Một người đàn ông cố gắng kéo con bò đi tới, tự nhiên con vật quị bốn chân xuống đất, giỏng đuôi lên và hết sức trì lại. Nếu người này khôn ngoan, y thôi kéo; con vật cũng không còn trì lại, rồi y vuốt ve nó và nói vài câu khích lệ nó, y sẽ làm cho nó ngoan ngoãn theo y. Ðây là một bài học quí báu cần phải lãnh hội. Nếu những kẻ khác không chịu làm theo như ý bạn, thì bạn hãy tìm nguyên nhân ở nơi bạn. Thường thường bạn sẽ nhận thấy rằng chính thái độ của bạn làm cho kẻ khác nghịch với bạn. Cách tôi hành động như vầy. Trong chỗ kia, những hành động của tôi đưa đến những sự đụng chạm, những sự xích mích và những sự khó khăn, tôi thong thả suy nghĩ về điều đó để khám phá ra vì đâu tôi đã gây ra lý sự, rồi tôi cố gắng tìm một phương pháp khác. Phương pháp này có hiệu quả hơn là bắt kẻ khác đi theo con đường của bạn. Chắc là bạn có thể ép buộc họ đến một mức độ nào đó, nhưng theo nguyên tắc thì làm như thế không tốt và trên thực tế sự chống đối và khó khăn sẽ vì đó mà sinh ra. Ðiều này chứng tỏ thiếu hẳn đức tính của nhà lãnh đạo, một năng lực, mà Ðức Thầy muốn chúng ta phải có trong tương lai. Các Ngài mong mỏi chúng  ta biết cách dìu dắt kẻ khác, chớ không phải dùng sức mạnh lôi kéo họ.
C. W. L.  Trong khoảng bảy trăm năm nữa, nhiều người trong chúng ta sẽ có dịp hoạt động cho sự phát triển của Giống Dân Chính Thứ Sáu. Trong khi chờ đợi, chúng ta có nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho nhân loại đón tiếp Ðức Chưởng Giáo lâm phàm. Khi Ngài đến, vài người trong chúng ta còn sống và chúng ta sẽ làm việc dưới sự chỉ huy của Ngài.  Do đó, chúng ta phải có những đức tánh của nhà lãnh đạo, mà trước hết thì nhà lãnh đạo cần phải khéo léo.
Nhà Huyền Bí Học không hề bỏ dở một nhiệm vụ quan trọng nào, luôn luôn chung cuộc y sẽ thành công, mặc dù y có thể thất bại hay tạm thời rút lui. Cuộc cách mạng Pháp cho chúng ta một  bằng chứng. Những người chủ trương giải phóng cho nước Pháp  không thể kiềm chế nổi cuồng vọng của nhân dân; sự tàn sát và tội ác tràn lan. Ngôi sao lặn trong máu huyết một thời gian. Bạn đừng  tưởng rằng các Ðấng Cao Cả tán đồng những hành vi phi lý, sự hăng say tàn sát, sự đê tiện và độc ác không thể tả, sự phản bội, sự  khủng bố, tóm lại là tất cả những sự ghê tởm cùng tột trong một thời kỳ khủng khiếp này. Quyền hành lọt vào tay một đám dân đen quá điên tiết bởi sự chuyên chế, áp bức đê tiện và họ tỏ ra thấp kém hơn loài thú vật. Bạn đừng bao giờ tưởng tượng rằng các Ngài đang làm việc cho nền văn minh lại tán thành sự tàn ác lạ thường đó. Tuy nhiên, về sau, các Ngài thành công do một phương sách khác. Ngày nay nước Pháp và nhiều nước khác đều có được sự hoàn toàn tự do nhờ dân tộc của họ đã tranh đấu. Tất cả những cuộc cải cách vĩ đại do các Ngài khởi xướng, tất cả những công nghiệp khác do các Ngài đảm trách đều diễn tiến như thế. Dù sự  thắng lợi không luôn luôn đến tức khắc, nhưng sau cùng tất cả đều hoàn thành.
Chính chúng ta phải thực hiện điều này; đừng bao giờ tự cho mình đã thất bại và lúc nào cũng cứ thi hành bổn phận. Nhưng  muốn có kết quả tốt, chúng ta phải đạt được nghệ thuật giúp đỡ kẻ khác một cách khéo léo. Nhiều người thật ưu tú, muốn sai khiến thiên hạ một cách nghiêm khắc, nhưng đó không phải là phương sách hay. Phải chỉ cho kẻ khác biết hạnh phúc, sự vui vẻ, sự vinh quang của tương lai của nhân loại và công nghiệp mà các Ðức Thầy thực hiện; như thế, họ sẽ theo  chúng ta. Nếu bạn  không thỏa thuận với vài người thì bạn hãy tìm kiếm lỗi của bạn. Bạn đừng bận tâm về những khuyết điểm của họ, dù chúng có nhiều đi nữa, mà bạn hãy tìm nơi bạn điều gì ngăn cản không cho bạn phù hợp với họ. Xem xét khá kỹ lưỡng có lẽ bạn sẽ khám phá ra vài điểm nào đó.
Hãy tìm kiếm coi việc nào đáng làm và con phải nhớ rằng không nên xét đoán những sự việc theo giá trị bề ngoài của chúng. Thà làm một việc nhỏ mọn mà hữu ích liền cho công việc của Chơn Sư còn hay hơn làm một công việc lớn lao mà thế gian gọi là tốt. Chẳng phải phân biệt cái nào hữu ích với cái nào vô ích là đủ, mà còn phải biết điều nào hữu ích nhiều với điều nào hữu ích ít.
A. B.  Như tôi đã nói, những việc nào thực sự đáng làm thường ít ai lo. Người ta lại chú ý đến những việc không ra gì. Vậy người đệ tử có bổn phận tập phân biện để khỏi mất thì giờ khi muốn làm tất cả những việc vô ích, chúng chiếm hết thì giờ của  người thế gian.
Bây giờ đến một điểm tế nhị hơn: đừng xét đoán một việc theo tính cách  trọng đại của nó. Về phương diện nhân sinh, những hành vi của nhà chính trị, có thể rất vĩ đại, nhưng theo quan điểm Ðức Thầy, chúng chẳng quan trọng gì, mà chỉ là hạt bụi trên bánh xe. Một việc nhỏ mọn  kia do một kẻ vô danh thực hiện có thể vô cùng vĩ đại hơn, nếu nó hoàn thành phù hợp với công việc của Ðức Thầy.
Rồi đến sự  phân biệt còn tế  nhị hơn nữa: là mức độ hữu ích. Bạn không thể làm tất cả công việc, bạn  phải hoàn thành việc nào mà theo ý bạn nó giúp ích Ðức Thầy của bạn nhiều hơn hết.  Những gì giúp  ích nhân loại là phụng sự Ðức Thầy, nhưng thì  giờ và năng lực của bạn có hạn, khi bạn có quyền lựa chọn thì hãy chọn việc hữu ích nhiều hơn cả. Ðức Thầy đã đưa ra một gương kiểu mẫu khi Ngài nói về sự  nuôi dưỡng Linh Hồn  của con người hơn là nuôi dưỡng thân  xác. Giúp đỡ Linh Hồn tức là bạn diệt tận  gốc rễ  của mọi đau khổ ở Trần gian, vì nguồn gốc của chúng nó là sự vô minh và ích kỷ.
Nuôi kẻ nghèo là một việc tốt đẹp, cao quí và hữu ích. Nhưng mà nuôi linh  hồn những người đó lại còn cao quí và hữu ích hơn nữa. Người nào giàu cũng nuôi xác thân được cả, duy có người hiểu biết mới nuôi được linh hồn mà thôi.
C. W. L.  Ðôi khi người ta trách Hội Thông Thiên Học không  lo những công việc phước thiện, nhân đạo, như việc phát thực phẩm và quần áo cho người nghèo. Vài Chi Bộ của chúng ta đã hoạt động nhiều về mặt này, nhưng đó không phải là công việc  chánh của họ. Người giàu có và nhân từ nào cũng có thể bố thí, nhưng nhiều việc  chỉ có người hiểu biết mới làm được mà thôi. Có lẽ người ta sẽ cho rằng chúng ta không được khiêm tốn khi tự cho mình là "những người hiểu biết", nhưng thật ra chúng ta không hề tự hào về việc đó. Người ta cũng dễ thấy một nhóm người trung hậu, nhân từ không thaønh hề biết đến Thông Thiên Học, song trình độ trí thức của họ cao hơn phần đông chúng ta rất xa. Sở dĩ chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề này vì nhân quả đặt để như thế; chúng ta biết nhiều hơn họ vì họ không tham cứu chúng nó sâu xa. Nhiều  người rất thông minh, có linh tính sùng đạo, nếu họ biết cách điều khiển tinh lực  như chúng ta, họ sẽ tiến bộ nhanh chóng. Rồi có lẽ họ sẽ tiến hơn chúng ta; riêng về phần chúng ta, chúng ta sẽ hoan nghinh họ, chúng ta vui mừng vì sự tiến bộ của họ, bởi vì trên Ðường Ðạo không hề có sự ganh tị và mỗi người đều tán thưởng sự tiến bộ của bạn mình.
lao để cho chúng ta biểu dương. Nếu chúng ta không truyền bá những kiến thức đó cho kẻ khác được hiểu biết, chúng ta giữ riêng để thụ hưởng tất cả; như việc giải thoát những  nỗi lo lắng, khổ đau, hiểu biết  những  vấn  đề khó khăn, thì chúng  ta lại bắt chước người đàn ông trong Thánh Kinh Cơ Ðốc, y vùi  lấp tài năng y. Nhưng nếu chúng ta hết sức ban rải ánh sáng mà chúng ra đã thụ lãnh và giúp đỡ mọi người bằng tất cả những phương tiện,  như thế ít ra chúng ta mới chứng tỏ được tài năng của mình. "Người hiểu biết" có thể lấy sự hiểu biết của y để nuôi  dưỡng Linh  Hồn của những kẻ nghèo cũng như những kẻ giàu: đó là công việc thực tế, như việc nuôi dưỡng xác thân trên phương diện vật chất vậy. Ðâu là nguyên nhân của tất cả những sự khốn cùng, đau khổ trên Thế gian này? Chính là sự vô minh và ích kỷ vậy. Nếu chúng ta chống lại sự vô minh và tánh ích kỷ bằng cách  trình bày cho kẻ khác hiểu biết những luật của đời sống và chỉ cho  họ thấy tại sao họ cần  phải vị tha, thì chúng ta đã làm nhiều lắm rồi, đặng bảo đảm sự tiện  nghi và hạnh phúc cho con người trên  cõi Thế gian này, dù cho trên phương diện vật chất, chúng ta không thể làm được việc đó, bằng cách phân phát lương thực cho họ. Không ai lại nghĩ rằng điều đó chẳng phải một việc tốt đẹp, cần thiết và không nên làm. Những nhu cầu hiện nay đòi hỏi  những sự cố gắng của chúng ta, nhưng mà sự  tiêu hủy hết nguyên nhân của mọi sự đau khổ còn là một công việc lớn lao hơn nữa. Chúng ta phải làm những gì mà những người chỉ giúp đồng bào họ tại cõi Trần không thể làm được.
Ở mọi thời kỳ mà sự  minh triết và sự hiểu biết có những tiếng nói về vấn  đề này, thì những người hiểu biết được miễn làm những nhiệm vụ khác để có thời giờ truyền giáo. Nếu bạn có đọc về những Công Vụ của các sứ đồ Thiên Chúa giáo bạn sẽ thấy rằng  trong nhà thờ Thiên Chúa giáo thuở xưa, tài sản đều là cộng đồng  (của chung) và trong lúc phân phối lương thực mà gặp điều khó khăn, thì các tín đồ thường xin các nhà truyền giáo giải quyết những cuộc tranh  tụng và chia phần ăn cho họ. Những vị sứ đồ trả lời rằng: "Chẳng lẽ chúng tôi bỏ lời Chúa để dọn bàn "[27], rồi các Ngài nói với các vị Cơ Ðốc  khác nên chỉ định trong nhóm những  kẻ đảm nhiệm công việc đó và sự quyết định của họ sẽ  là qui luật, chớ không nên mong chờ ở những nhà sứ đồ việc lo lắng về phương diện hoàn toàn vật chất của đời sống vì sứ mạng của các  Ngài là trình bày giáo lý. Lo lắng về mặt vật chất không phải là  điều nên  xao lãng,  nhưng  mà những kẻ hữu trách có biệt tài phải  được chỉ định về công việc đó, vì họ không thể dạy dỗ được.
A. B.  Vì là Hội viên Thông Thiên Học, chúng ta có những sự hiểu biết mà người ngoài đời không có. Vậy sự truyền bá Thông Thiên học là bổn phận duy nhất của chúng ta. Những người trong chúng ta chưa sẵn sàng làm nhiệm vụ đó như diễn thuyết, viết sách vở hoặc truyền bá giáo lý bằng những cách nào khác, thì  trong khi chuẩn bị nên làm những công việc thuộc loại khác. Ðối  với  những  người không thể  truyền giáo, tôi có lập một ban Phụng Sự. Người tân Hội viên nào cũng có thể hoạt động trong đó, chỉ có  một điều cấm kỵ đối với Hội viên là sự ăn không ngồi rồi. Mọi người đều phải  tích cực  tham gia vào công việc của Ðức Thầy.
có thể học hỏi giáo lý Thông Thiên Học và có thiện cảm với nó nếu giáo lý này được trình bày cho họ một cách rành rẽ. Ðó là sự biểu hiện cái trách nhiệm nặng nề của  những người đã hiểu biết giáo lý Thông Thiên Học. Vậy chúng ta phải có khả năng và chuẩn bị để  truyền bá Thông Thiên Học, mỗi khi có cơ hội thuận tiện đưa đến. Nhiều người có thể bắt đầu mở mang sự học hỏi Thông Thiên Học ngay bây giờ cũng như trong hai mươi kiếp tới. Ðành rằng, đó cũng là vấn đề Nhân Quả của họ,  nhưng chính Nhân quả của chúng ta là tạo ra một cơ hội để trình bày giáo lý Thông Thiên Học cho họ, còn họ có chấp nhận hay không là việc riêng của họ. Ngày nào mà chúng ta chưa làm hết sức mình thì ngày đó chúng ta không thể biết được Nhân Quả của họ có cho phép họ được trợ giúp hay không.
Nếu con hiểu biết rồi, thì bổn phận của con là phải giúp kẻ khác giác ngộ. Nhưng dù con có khôn ngoan thế mấy đi nữa, con cũng còn nhiều điều phải học hỏi trên Ðường Ðạo. Ở đây cũng còn thiếu chi điều con phải học hỏi. Vậy con hãy phân  biện và chọn lựa thật kỹ càng cái nào đáng ra công học hỏi. Sự  hiểu biết nào cũng hữu ích và một ngày kia con sẽ hiểu biết tất cả. Mà khi nào con biết được có một phần thì con phải giữ gìn sao cho phần đó hữu ích hơn hết. Ðức Thượng Ðế vốn minh triết và Ngài cũng rất từ bi; hễ con được minh triết nhiều chừng nào thì  do con, Ngài càng dễ biểu hiện nhiều chứng nấy. Vậy thì  con phải học hỏi, nhưng trước hết con nên học hỏi điều nào giúp con hữu ích cho thiên hạ nhiều hơn hết.
C. W. L.  Ở đây Ðức Thầy khuyên nên học hỏi, nhưng Ngài nói với đệ tử Ngài phải biết chọn lựa điều nào giúp mình đặng mình giúp đỡ lại kẻ khác. Tôi tưởng lời khuyên này có nghĩa là trước nhất phải cố gắng hiểu Thông Thiên Học cho thấu đáo, ngoài ra còn phải có kiến thức và giáo dục hiện đại của con người trí thức. Tôi biết trong Hội Thông Thiên Học có nhiều Hội viên không có học thức vì nhiều lý do khác nhau, nhưng họ rất đúng đắn và rất tận tâm. Họ nói rằng: "Tại sao chúng ta phải chịu những sự phiền toái của giáo dục? Chúng ta muốn đi đến chỗ thâm sâu của Chân lý này và trình bày rành rẽ chúng  nó ". Ðúng thế, nhưng mà những người thiếu giáo dục chắc chắn sẽ trình bày giáo lý ấy dưới một hình thức không phù hợp với những người có giáo dục và có kiến thức về văn hóa, nên làm cho họ dang ra xa chúng ta và tránh xa  chúng ta. Tôi nghe nói rằng một người có trực giác đứng trước một vấn đề trình bày vụng về, y sẽ vượt qua hình thức để nhận lấy Chân lý ẩn tàng bên trong. Nhưng rủi thay! Không phải mọi người đều có trực giác và chúng  ta không  có quyền nhượng bộ tánh lười biếng của chúng ta để tạo thêm một chướng ngại cho người nào có  thể ưa thích vấn đề đó: chúng ta có bổn  phận phải trình bày Chân lý hết sức rành mạch.
Con phải kiên tâm chăm chú vào sự học hỏi của con, không phải để cho kẻ khác tưởng là con khôn ngoan, mà cũng không phải cốt để hưởng hạnh phúc của sự khôn ngoan, nhưng chỉ vì người khôn ngoan mới có thể giúp đời một cách khôn khéo. Dù con có chí lớn muốn giúp đỡ thế mấy đi nữa, nếu con dốt nát thì chắc là con làm hại đời nhiều hơn là làm lợi.
A. B.  Ðó là lời khuyên bảo đặc biệt đối với các Hội viên còn  trẻ của chúng ta. Tôi thường gặp nhiều học sinh Trung Học trẻ tuổi khi tiếp thu được tinh thần mới thì tỏ ra tha thiết muốn giúp đời và lắm khi muốn thôi học. Họ hỏi: "Sự học này có ích gì cho chúng tôi? Trong những trường hợp như thế tôi luôn luôn cho lời khuyên này: "Em nên tiếp tục học hành, và thành một người trí thức. Có thể trong những môn học của em có nhiều thứ không quan trọng mấy, nhưng sự đào luyện trí tuệ là công việc cực kỳ quan trọng. Ðó là điều lợi ích của việc học hành của em, nó sẽ làm cho Cái Trí em biết suy luận hợp lý và xác đáng. Nếu em không tự khép mình vào kỷ luật tinh thần đó, sau này công việc của em sẽ bị trở ngại ".
Chỉ biết giáo lý Thông Thiên  Học thôi thì chưa đủ đâu. Nếu bạn muốn giúp người khác hiểu biết, bạn phải rèn luyện trí tuệ để có thể trình bày những Chân lý đó một cách đúng đắn. Cách trình bày vấn đề của một người phản ảnh ngay sự thiếu giáo dục của y. Trong những môn của tôi học hỏi trước kia, chỉ có môn khoa học làm cho tôi đẹp ý hơn hết. Trước hết nó đã giúp tôi trình bày mọi vấn đề một cách có mạch lạc và hợp lý khiến cho những thính giả có học thức và có giáo dục chịu nghe tôi. Kế đó nó đã cung cấp cho tôi nhiều tỷ dụ làm cho thính giả có cảm tưởng tốt, bởi vì chúng được trích ra từ những đề tài rất dễ tìm bằng chứng.
Những bậc niên trưởng trong chúng ta có thể giúp rất nhiều các bạn trẻ tiếp xúc với Ngài; tránh việc làm nguội lạnh  lòng nhiệt thành của họ, các Ngài giải thích một cách khôn khéo và tử tế sự quan trọng của việc đạt cho được cái điều  Thế gian  gọi là sự giáo dục. Khi hoạch đắc được những Chân lý cao siêu thì người ta có hơi xem thường những sự học hỏi ở bậc thấp này. Vì vậy cho nên Ðức Thầy mới nói với người đệ tử trẻ tuổi và việc mở mang trí thức  còn lâu lắm mới được hoàn toàn như sau: "Con phải kiên tâm  chăm chú vào sự học hỏi của con ".
C. W. L.  Lịch sử đã chứng thật cả trăm lần rằng lời khuyên này là đúng. Nhiều người tử tế, có rất nhiều hảo ý lại phạm những lỗi lầm rất đau thương, khiến cho hành vi của họ, dù cho lý do nào, cũng gây ra những tai hại nhiều hơn một sự tấn công ở bên ngoài. Công việc của Thông Thiên  Học lắm khi bị tổn thương vì những sự trình bày sai lạc và cẩu thả. Chúng ta không muốn cho thiên hạ nói xấu Thông Thiên Học vì những lỗi lầm hoặc những khuyết điểm riêng của chúng ta. Nếu người ta giao cho bạn một công việc nào của Hội mà bạn tỏ ra bất tài, làm không xong thì hãy làm lại và cố gắng hoàn thành công việc ấy. Người  ta bảo bạn đọc một bài chăng, nếu bạn tỏ ra bất lực, thì hãy tập đọc cho suôn  sẻ. Nếu bạn không biết viết một bài diễn văn thì chẳng bao lâu bạn sẽ thành công khi bạn có đầy đủ kiến thức và chịu khó sắp đặt  đề tài. Trong mọi trường hợp bạn cũng  nên chọn  một công việc và cố gắng làm cho xong xuôi. Vì  là nhà Thông Thiên Học, chúng ta  có bổn  phận phải biết văn phạm và biết cách  nói cho đúng mẹo luật, như vậy chúng ta mới có thể trình bày Chân lý này một cách hấp dẫn cho những người mà chúng ta muốn giúp đỡ. Tất cả những Chân lý dù là Chân lý cao siêu nhất, cũng có thể bị lu mờ bởi một lối trình bày vụng về và sai lệch. Về phương diện này, chúng ta có bổn phận phải làm hết sức mình. Sự giáo dục rất cần  thiết cho chúng ta nếu chúng ta muốn trình bày những Chân lý này đúng với bản tính của chúng.