Dịch giả : Cao Ngân Hà & Bạch Liên
Chương 23
LÒNG TIN CẬY

Con phải có lòng tin cậy Ðức Chơn Sư của con và con cũng phải tin cậy con nữa. Nếu con đã thấy Ngài rồi, thì trải qua nhiều kiếp luân hồi sinh tử, con cũng vẫn tuyệt đối tin tưởng Ngài, ít ra con phải cố gắng tưởng tượng Ngài và tin cậy Ngài, bằng không vậy thì Ngài cũng không thể giúp con được.
C. W. L.  Một phần những lời này là của Alcyone, em đang nói về Ðức Thầy của em, nhưng Ðức Thầy cũng nói như thế về  các Ðấng Cao Cả hơn Ngài. Những gì chúng ta nói và nghĩ đến Ðức Thầy, thì cũng giống như điều mà các Ngài đã nói và nghĩ đến Ðức Phật, Ðức Bồ Tát Di Lạc và các Ðấng khác cao cả hơn Ngài. Chúng ta gần như không thể nào hiểu được thực sự một vị Chơn Sư  ra sao. Chúng ta có thể ướm thử. Chúng ta có thể gợi lên lý tưởng cao cả nhất mà chúng ta có thể biết, nhưng Chơn Sư tập  trung vào Ngài những sự cao thượng; mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi, ý niệm cao nhất mà chúng ta có thể hình dung về Ngài cũng không bao giờ đầy đủ. Trong những trường hợp như thế chỉ có một lẽ phải duy nhất là tin cậy hoàn toàn ở sự Minh Triết của Ngài.
Niềm tin tuyệt đối này tùy thuộc một phần lớn ở quá khứ  của  chúng ta. Khi đọc quyển Những kiếp sống của Alcyone, chúng ta có thể thấy các trường hợp của Alcyone vẫn như thế, Alcyone đã liên kết chặt chẽ với Sư Phụ của em trong nhiều kiếp trước. Cũng trong những kiếp trước đó, tôi cũng nhận thấy tôi vẫn liên kết với Sư Phụ tôi. Và những người khác cũng  trong trường  hợp  ấy. Tôi  thiết nghĩ tôi phải kể sự thật này vì đó là lý do khiến tôi khi đọc một trang sách nói đến Ðức Thầy, tức khắc tôi cảm thấy bị một  mãnh lực vô biên lôi cuốn tôi đến với Ngài. Khi tôi được đặc ân thấy Ngài, thì không có lúc nào tôi mất lòng tin cậy Ngài. Trong  trường hợp như thế, người ta có thể nói rằng Chơn Nhơn biết, hoặc nó thấy sự hiện diện của Ðức Thầy trên các cõi trên, hoặc nó nhớ lại những tiền kiếp, thuở nó đã biết Ngài. Ðôi khi Chơn Nhơn biết nhưng không thể truyền sự hiểu biết của nó xuống cõi trần cho Phàm Nhơn. Thỉnh thoảng sự hiểu biết của nó truyền xuống một cách bất toàn hay sai lệch. Sau cùng, trong những trường hợp khác thì Chơn Nhơn chỉ biết thôi. Chơn Nhơn không thể sai lầm. Dường  như nó không hề lầm lẫn. Nhưng không ai cãi được là Chơn Nhơn  còn dốt lắm chuyện. Vả lại  mục đích  sự tái sinh của nó là phá tan sự vô minh này.
Những người không có bằng chứng nào về sự hiện hữu của các Ðấng Chơn Sư ắt sẽ chấp nhận tính chất hợp lý của quan niệm này và chắc chắn rằng: Nếu con người tiến hóa và đã trải qua nhiều giai đoạn, thì có những đoạn tiến hóa khác hơn dành cho con  người trong tương lai. Chúng ta không thể xem mình như là sự hoàn mỹ của những thời đại! Sau cùng sự hiện hữu của các Ngài được xác nhận bởi nhiều nhân chứng gặp gỡ các Ngài và hầu  chuyện với các Ngài [90].
Có nhiều người đã thấy các Ngài, nhưng về sau họ mất đi một phần tin cậy ở các Ngài. Quả nhiên, điều đó không thể hiểu được. Chẳng hạn như tôi nhớ rõ ràng Ông Brown ở Luân Ðôn. Vì ông có viết một quyển nhỏ tự thuật tiểu sử của ông, nên không có chi ngăn cản những điều chúng ta nói về ông. Ông đến Ấn Ðộ vào một thuở kia rất lâu, tại đó ông  được đặc ân lạ thường là gặp một trong hai Ðấng Chơn Sư đã thành lập Hội Thông Thiên Học, trong xác phàm của Ngài. Các Ngài ít khi rời khỏi tịnh thất [91] của các Ngài ở Tây Tạng, hai Ngài có đến Ấn Ðộ lúc phong trào Thông Thiên Học  khởi xướng; khi đó tôi là hội viên. Trong quyển Thế Giới Huyền Bí có thuật lại một sự viếng thăm của Ðức Thầy Kouthoumi tại Amritsar, nơi ấy có một ngôi đền lớn bằng vàng của người Sikhs. Ðức Thầy nói: "Ta thấy có những người Sikhs của chúng ta say sưa nằm trên thềm của ngôi đền của họ.... Ngày mai Ta sẽ trở về tịnh thất của Ta".
Tôi thiết nghĩ, càng ngày các Ngài càng thấy rằng các Ngài dùng thần lực của các Ngài một cách tuyệt hảo trên những  cõi cao,  các Ngài bèn giao phó công  việc  dưới trần cho những người còn ở tại thế gian hiện nay đã tụ hợp dần dần chung quanh các Ngài. Ông Brown hồi còn trẻ, trước hết đã thấy Ðức Thầy Kouthoumi trong thể vía của Ngài. Rồi sau này ông đi du lịch lên miền Bắc Ấn và làm thơ ký cho Ðại Tá Olcott. Lúc  ông ngủ  trong chiếc lều của Ðại Tá, nhưng khác buồng, thì Ðức Thầy trong thể xác đến thăm Ðại Tá. Ðức Thầy nói chuyện một lát với Ðại Tá rồi Ngài bước sang qua phòng khác. Tôi không hiểu tại sao ông Brown lại kéo tấm "ra" trải giường phủ đầu ông, vì ông sợ giáp mặt với Ðức Thầy. Trong trường hợp đó, ai cũng có mặc cảm về tội lỗi của mình, nhưng lối bắt chước  con đà điểu và dấu  mình  dưới tấm "ra" thì  theo tôi, hình như  không ích chi lắm, vì hiển nhiên nó cũng là một vật trong suốt trước nhãn quang cao siêu. Tuy nhiên, Ðức  Thầy vẫn nhẫn nại nói rằng; "Con hãy thò đầu ra khỏi tấm "ra" đi. Ta muốn con xem coi Ta có phải là người mà con thấy trong Thể Vía của con chăng? Rốt cuộc Ðức Thầy không nói thêm nữa và để lại một mảnh giấy cho ông, lúc ấy ông mới tỉnh lại. Một cơ hội mà nhiều  người khác phải trả giá rất đắt đã đến với ông. Dĩ nhiên là ông xứng đáng, nhưng ông không lợi dụng nó. Sau này, ông đâm ra nghi ngờ sự hiện hữu của Ðức Thầy. Cũng có nhiều người khác được đặc ân thấy Ngài, nhưng họ lại tìm thế rút lui.
Có nhiều người do sự  khinh  nghiệm ở những tiền kiếp của họ đã tạo cho họ một tính hoài nghi, còn kẻ khác lại quá nhẹ dạ nên tin càn. Hai thái độ cực đoan này đều không giúp ích cho sự tiến hóa. Cả hai đều thiếu tinh thần khoa học. Mỗi người đều có trong  trí sự thấy tổng quát. Nếu có những điều kiện mới mẻ nào được trình bày cho y phù hợp với sự thấy đó, thì y sẵn sàng nhìn nh!!!8921_21.htm!!! Đã xem 36561 lần.

Dịch giả : Cao Ngân Hà & Bạch Liên
Chương 19
TỰ CHỦ TRONG LÚC HÀNH ÐỘNG

Sự tế lễ chỉ cần thiết khi nào con người chưa đạt được sự hiểu biết, chưa có kiến thức chân thật và còn nhờ nó tạo ra những cảm xúc tốt lành, một tinh thần an tĩnh và những sự phấn khởi thanh cao. Ðại đa số người đời chưa tiến hóa, họ cần được sự giúp đỡ  bằng mọi phương tiện. Vậy không một vị Hiền Triết nào lên án sự tế lễ, dù nó không cần thiết đối với họ. Quyển Thánh Ca Bhagavad Gita là phúc âm của tu sĩ  Sannyasi, mà chúng  ta thấy trong đó mấy lời này: "Bậc hiền nhân không nên làm rối trí kẻ vô minh còn quyến luyến sự hành động nhưng nếu họ hành động trong sự hòa hợp với Ta, thì họ phải làm cho mọi sự hành động đều được vui  thích, hấp  dẫn" [77]. Trẻ con mới tập đi phải nương tựa vào  tất cả những gì khá vững chắc như ghế, chân bàn hay là vách tường, để đứng lên được. Vậy sự tế lễ cũng giống như chỗ nương tựa để giúp người còn yếu đuối đứng một mình. Sự tế lễ càng trở nên tinh vi hơn, đẹp đẽ hơn và có tính cách tượng trưng hơn đặng cân xứng với sự tiến hóa dần dần của con người. Sau cùng, con người tiến đến giai đoạn mà sự tế lễ không còn hữu ích nữa; rồi y bỏ rơi nó luôn. Muốn đừng tế lễ thì có hai điều, hoặc cao hơn chúng, hoặc thấp hơn chúng.
Trách nhiệm chọn lúc  từ bỏ sự  tế lễ không thể quyết định với người nào cả; mỗi người phải quyết định  lấy. Không  ai chịu trách nhiệm chỉ định lúc nào một người kia phải trở thành một đạo sĩ  Du  Già (Yogui). Ðối với sự tế lễ cũng thế chúng ta không được chỉ trích một người quyết định từ bỏ sự tế lễ hoặc còn thích theo đuổi công việc đó. Ðôi khi, biết rằng sự tế lễ không cần thiết đối với mình nữa,  nhưng một người kia vẫn tiếp tục hành lễ, chỉ vì địa vị y trong Giáo Hội. Chỉ có y mới chịu trách nhiệm về sự  lựa chọn của y. Vậy chúng ta không nên  khiển trách những người hành lễ, cũng  như  những người không tham dự.
Sự tế lễ vừa nguy hiểm, vừa trợ giúp. Ấn Ðộ Giáo cổ đại  nghiêm cấm đọc vài thứ thần chú trước đám đông người; chẳng  phải không cho họ hưởng một lợi lộc nào, mà để tránh sự tai hại  cho một số người do vài cách rung động của thần chú tạo ra. Ðó là  lý do tại sao Ðức Bàn Cổ lập ra luật chỉ cho những người Bà La Môn trí thức và có đạo hạnh mới được mời dự lễ Shraddha thôi.  Một người kia sẵn có một quyền năng nào đó, nhưng  không rõ lúc nào nên dùng và lúc nào nên giữ, nếu y tham gia một cuộc tế lễ, y sẽ truyền thần lực vào những câu thần chú có thể làm hại những người tham dự. Vậy nên cẩn thận, nếu quyền năng này bắt đầu biểu hiện, thì phải tránh xa họ đi. Chẳng hạn như khi tôi dự lễ Shraddha ở Gaya, tôi nhận thấy nếu tôi thêm thần lực của tôi vào thì có thể làm hại các tăng sĩ, vì họ đọc nhiều câu thần chú vô cùng  mạnh mẽ. Còn riêng phần họ, họ không tạo được ảnh hưởng nào cả vì thiếu sự hiểu biết và sống không có qui củ lắm. Bà Blavatsky khuyên các sinh viên huyền bí học chớ nên dự vào đám đông, trừ khi nào họ có thiện cảm hoàn toàn với quần chúng, không phải vì  đám đông ảnh hưởng đến hào quang của họ, mà vì thần lực của họ có thể làm hại đám đông hơn là làm lợi. Trong những trường hợp đó, một người hiểu biết có thể xét đoán rằng tốt hơn mình nên xa lánh vài thứ lễ bái, còn người không hiểu cách đọc thần chú để cho thần lực hoạt động; thần lực này có thật trong lời nói, thì có thể dự lễ mà không làm hại chút nào những người tham dự dù họ là hạng người nào.
Bây giờ con đã sáng mắt, vài tín ngưỡng và vài cách tế lễ  của con trước kia có thể dường như phi lý. Có lẽ chúng nó phi lý thật. Tuy nhiên, dù con không thể tham dự vào việc cúng lễ nữa, con cũng phải kính trọng chúng, vì tình thương đối với những linh hồn từ thiện còn cho những việc ấy là quan trọng. Những sự tế lễ này có chỗ hữu dụng và lợi ích của chúng. Chúng giống như những hàng đôi đã giúp con hồi con còn bé viết cho ngay hàng và đều đặn, cho tới khi nào con viết tốt hơn và dễ dàng hơn mà không nhờ đến chúng nữa. Hồi trước có một lúc con cần dùng chúng, nhưng bây giờ, thời kỳ ấy đã qua rồi.
A. B.  Khi chúng ta càng lớn  tuổi và càng hiểu biết, vẫn có  vài chuyện mà trước kia chúng ta tin tưởng, thì bây giờ lẽ tự nhiên chúng có vẻ hư  ảo  và cũng phi lý nữa. Tuy nhiên chúng ta còn có thể nhìn chúng một cách nhân từ và có thiện cảm, như chúng ta nhìn một em bé gái vui đùa với bó giẻ rách mà em cho là con búp bê. Về một phương diện nào đó, hành vi ấy khá khôi hài, nhưng  nó mang đến cho em một sự lợi ích lớn lao, vì nó làm nẩy nở mẫu tính của em. Em bé gái không  nhìn thấy giẻ rách, mà lại thấy một đứa trẻ. Trong khi nâng niu, săn sóc đứa con tưởng tượng của em, em tập phát triển tình âu yếm và sự che chở của một bà mẹ, sự săn sóc những kẻ yếu đuối, thế cô. Vậy khi chúng ta mỉm cười với em bé này tức là chúng ta đã cười một cách rất âu yếm, và rất dịu dàng. Ðối với những tín ngưỡng, những cuộc tế lễ của chúng ta lúc trước cũng thế, chúng có một vị trí trong đời sống của chúng ta và chúng ta có sự lợi ích riêng của chúng.
Một bộ lạc dã man cử hành sự tế lễ dường như hoàn toàn phi lý đối với  chúng ta - như Ấn Ðộ người ta thường thấy một miếng giẻ treo trên một nhánh cây trong một làng thay thế cho vật cúng tế - chúng ta đừng khinh khi cách biểu lộ lòng sùng  tín  chất phác của người dã man hay người dân làng đó. Dưới con mắt họ, những đồ tế lễ hèn mọn này cũng quan trọng như những đồ vật cung hiến quí giá nhất của chúng ta. Kỳ thật, cũng là đồng một tinh thần.
Những lễ vật bên ngoài đều không cần thiết. Chỉ có một thứ đáng được thu nhận là lễ vật của tâm hồn. Và sau khi lễ vật tâm hồn đi đôi với lễ vật hèn mọn nhất, thì sự hiến dâng này đáng thu nhận. Do đó quyển Thánh Ca Gita nói rằng: "Bất cứ là cái gì  người ta cúng dường cho ta với lòng sùng tín như một lá cây, một cái bông, một trái cây hay một chén thuốc, ta cũng thâu nhận như lễ vật của một người tôi hiến dâng với tình thương" [78].
Thật là khắc nghiệt và thiếu tình Huynh Ðệ khi mà làm cho những người cúng dường này ngã lòng, thí dụ như giựt miếng giẻ trên cây liệng đi mà đôi khi người ta đã làm. Thái độ này chứng tỏ rằng chúng ta không có tinh thần thuần nhất.
C. W. L.  Phải luôn luôn tỏ ra dịu dàng và tử tế với tuổi thơ, tuổi thơ của cá nhân cũng như tuổi thơ của loài người trong thời kỳ hiện tại. Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta có nói đến một em bé gái chăm nom một bó giẻ và nó cho rằng nó cầm trong tay một  con búp bê. Dĩ nhiên, đây chính là một sự dị đoan, nhưng đồng thời không ai nghĩ đến việc nổi giận hay la rầy đứa trẻ. Tại cõi trần,  quả thật là một bó giẻ, nhưng  trong  trí tưởng tượng của trẻ con có thể là một sinh vật, có đủ các thứ tánh tình. Chúng ta không thể làm xáo trộn tư tưởng trong trí của trẻ con mà không làm hại đến sự mở mang những  tình cảm tốt đẹp của nó đang phát khởi.
Bà cũng nhắc đến tập quán của người dân Ấn Ðộ, đôi khi cột một miếng giẻ vào một cái cây để hiến dâng cho Thượng Ðế. Mục kích việc ấy, nhà truyền giáo Thiên Chúa bậc trung sẽ vô cùng phẩn nộ và thái độ ấy chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của họ, vì  vật tế lễ được hiến dâng với tất cả lòng chân thành. Xét một cách tương đối, linh hồn còn non nớt và trẻ trung hành động theo một ý hướng tốt lành. Vậy chúng ta hãy xem việc làm đó như  con búp bê bằng giẻ rách đúng với ý nghĩa của nó. Người dân làng rải một chút nước thay vì rải rượu hoặc dâng một cái hoa - quả thật  đó là một vật hiến dâng hèn mọn - nhưng tại sao khinh rẻ nó? Chính Ðấng Christ đã nói: Kẻ nào nhân danh Ngài mà cho một ly nước lạnh thì cũng sẽ nhận được sự ban thưởng của nó. Cũng nên nhớ rằng một dân tộc nào dù sơ khai nhất, cũng không được xem tượng cốt hoặc hình thể là sự thật, mà tất cả đều có ít nhiều cảm giác về Ðấng Thiêng Liêng do chúng biểu hiện.
Ngày kia, một vị Ðại Huấn Sư có viết như sau: "Hồi tôi còn trẻ con, tôi nói như đứa trẻ con, tôi suy nghĩ như đứa trẻ con,  nhưng khi tôi thành người lớn, tôi bỏ hết các thói trẻ con"[79]. Tuy nhiên, kẻ nào quên thời thơ ấu của mình và mất thiện cảm với trẻ con thì không thể dạy dỗ chúng và giúp đỡ chúng được. Vậy con hãy xem mọi người với lòng nhân từ, dịu dàng và khoan dung, và xem ai nấy như nhau, dù họ là người Phật Giáo, người Ấn Giáo, người Hỏa Thần Giáo (Djainistes) hoặc người Do Thái, người Công  Giáo hay là người Hồi Giáo cũng vậy.
A. B.  Bạn sẽ thấy ở đây một định nghĩa chính xác về nhà  Huyền Bí Học ấy là người không quên tuổi ấu thơ  của mình. Khi  đã trưởng thành, y nhớ những kinh nghiệm đã thực hành và như vậy y có thể giúp đỡ mọi người. Muốn phát triển năng lực thiện cảm đối với mọi người và sẵn sàng giúp tất cả, thì việc làm tốt nhất là hãy biến đổi tư tưởng đạo đức của bạn thành những ngôn  từ của một tôn giáo công truyền nào đó rồi cho tư tưởng của bạn nhập vào trong những dụng ngữ đặc biệt của nó. Tất cả chúng ta đều có một ngôn ngữ để dùng riêng cho mình, cho đến khi nào chúng ta có một ngôn ngữ chung, mà mọi người đều hiểu. Các sinh viên nên học một ngôn ngữ hay một tiếng nói khác với tiếng nói của mình. Những ai thụ hưởng nền  giáo dục của Thiên Chúa Giáo  có thể tập nói hoặc suy tư theo danh từ Ấn Giáo. Rồi họ tập xét đoán nhiều vấn đề theo quan điểm Ấn, và họ sẽ ngạc nhiên mà thấy biết bao sự sai biệt với ý tưởng của họ trước kia. Cũng thế, người Ấn Giáo cũng có thể tập nói và suy tư theo những danh từ mà người Công Giáo đã dùng.
Ðức Ramakrishna Paramahamsa là Ðạo Sư của ông Swami Vivekananda, đã luyện mình theo qui luật ấy. Ông liên  tiếp chọn  nhiều  tôn giáo rồi tuân theo phương pháp và sự thực hành theo mỗi tôn giáo trong một thời gian. Chẳng hạn khi chọn Thiên Chúa  Giáo, ông cầu nguyện như một người Công Giáo, suy tư theo danh từ Công giáo, ăn  mặc theo người Công Giáo. Theo lối đó, ông đã đi từ tôn giáo này sang tôn giáo khác để tập hòa đồng với mỗi tôn giáo và lợi dụng tất cả phương tiện tưởng tượng bên ngoài hầu dễ bề cố gắng. Khi ông chuyên tâm tìm hiểu về phương diện mẫu tính trong thiên nhiên mà ở Tây phương tượng trưng bởi Ðức Mẹ Ðồng Trinh, ở Ấn Giáo tượng trưng bởi Thánh Mẫu Shaktis, thì  ông xem mình như người phụ nữ, ông mặc y phục phụ nữ và suy tư  như một người phụ nữ. Chắc chắn sự luyện tập này đem đến cho ông một kết quả tốt đẹp, vì không còn một sự dị biệt bề ngoài nào của một tôn  giáo còn  có thể  ảnh hưởng đến ông được nữa.
Ðó là phương pháp thật khác biệt với phương pháp của người  ta thường dùng! Tuy nhiên phương tiện duy nhất mà người đệ tử phải thực hành là tập hòa đồng với tất cả những người chung quanh chúng ta. Trước hết Ðức Ramakrishna là một vị Bhakta, tức là một nhà sùng tín nhiệt thành và ông tập tôn sùng như thế là nhờ tình cảm.
Vậy thì trong một  thời  gian  nào  đó, người chí nguyện phải tự nói rằng tôi là người Ấn Giáo, tôi là người Phật Giáo, hay là người phụ nữ hoặc là cái gì không phải là y. Thật hiếm có những người đàn ông luôn luôn ướm thử suy nghĩ hoặc cảm xúc như người đàn bà, và thấy những sự vật như người đàn bà đã thấy! Tôi cũng tưởng rằng rất hiếm có những người đàn bàthật sự ướm thử để thấy những sự vật theo quan điểm của những người đàn ông. Nhưng sự khuyết điểm thấy rõ ràng hơn ở phái nam; là người đàn ông luôn luôn tự thấy mình là "người đàn ông". Tôi thấy hình như giữa người Thông Thiên Học, việc không phân biệt nam hay nữ vì tình  Huynh  Ðệ. đôi khi cũng bị lảng quên.
Vậy bạn phải tập hiểu biết những sự vật sẽ hiện ra cho bạn như thế nào nếu bạn nhìn thấy chúng trong một bầu không khí đặc biệt và không quen thuộc đối với bạn. Bạn nên bỏ thói quen chỉ nhìn sự vật theo quan điểm riêng của bạn. Ðó là điều trái nghịch  với khoa Huyền Bí Học. Bạn làm điều đó thì bạn sẽ bị đời trách móc. Sự vô tư và lòng thiện cảm của bạn sẽ bị xem như sự lạnh  nhạt. Vả lại điều đó không có là gì  quan trọng. Tại Tây phương tôi bị tố cáo là "quá Ấn Ðộ", và tại Ðông phương, tôi bị tố cáo là "quá Công Giáo" vì bên Tây phương tôi nói theo ngôn ngữ Tây phương, mà dân Ấn Ðộ lại không thích, còn bên Ðông Phương tôi dùng những từ ngữ Ðông phương, mà người Tây Phương không ưa. Người ta phiền hà tôi, luôn luôn tôi lập lại rằng: "Tôi nói với mọi người bằng một thứ tiếng mà họ hiểu được".
Những lời phàn nàn và trách móc này vốn do người ta đứng ở vị trí thấp chớ không phải ở vị trí cao nhất để phán đoán. Tập nói nhiều ngôn ngữ đạo đức là một trong những bài học cho ai có bổn phận mang thông điệp đến nhiều xứ. Chân lý này không phải là điều mới mẻ. Sự trách móc về cách thức thuyết giáo trên đây cũng không phải là mới lạ. Thánh Paul (Phao Lồ) bị trách móc nhiều vì Ngài làm vừa lòng tất cả mọi người. Ngài có viết như vầy: "Dù tôi được tự  do đối với mọi người, tôi tình nguyện làm tôi tớ cho tất cả, như thế tôi mới có thể được lòng của một số đông hơn. Ðối với người Do Thái, tôi như người Do Thái, như thế tôi được lòng người Do Thái. Ðối với người tuân theo luật  pháp, tôi vẫn tuân theo luật pháp (dù chính tôi không còn ở dưới luật pháp nữa) như thế tôi thu phục được họ. Ðối với những người không tuân luật pháp, tôi không tuân theo luật pháp (mặc dù tôi không hề bỏ luật của Ðức Chúa Trời, bởi vì tôi đang tuân theo luật của Ðấng Christ), như thế tôi được lòng họ. Ðối với người yếu đuối, tôi trở thành yếu đuối, như thế tôi có thể cứu vớt được vài người bằng mọi phương  tiện" [80].
Trước kia, Thánh Paul là người hẹp hòi nhất, bây giờ Ngài trở thành người rộng lượng nhất. Sau khi, thuộc về một trong những phái nghiêm khắc nhất của người Do Thái,  Ngài trở thành vị sứ đồ của những  người Ngoại Giáo - một sự thay đổi phi thường.
Nhà Huyền bí học không thuộc về một tôn giáo nào, hoặc thuộc về tất cả tôn giáo, tùy ý bạn - không riêng biệt thuộc về Ðạo nào, mà thuộc về tất cả. Ít ra điều đó là đức khoan dung. Nếu phải  tránh sự tranh luận là điều tốt, ấy là tại người ta có thể tạm thời thành ra hẹp lượng, thiếu khoan dung; nếu muốn thành công; thì trong khi tranh luận để đánh đổ một tư  tưởng hẹp hòi, thật  khó giữ  được một thái độ hoàn toàn vô tư. Hãy luôn luôn phát biểu chân lý theo quan điểm Nhất Thể, chứ đừng theo quan điểm dị biệt, chỉ như thế, bạn mới có khả năng giúp đỡ mọi người một cách như nhau. Và chỉ như vậy mới có thể thấy những yếu tố tốt đẹp trong mỗi người và trong toàn thể, đồng thời bạn sẽ dẹp bỏ những điểm bất toàn qua một bên hay là biết thấy xa hơn nữa.
C. W. L.  Mục đích của người Thông Thiên Học là tình  Huynh Ðệ, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nam nữ  hay màu  da. Phương thức tuyệt hảo để đạt được sự hòa hợp đó trong đời sống  của chúng  ta là chia sớt tình cảm, tư  tưởng của những dân  tộc  khác cũng như của phái giống [81] khác. Người đàn ông quên rằng y đã sinh ra nhiều lần dưới hình dáng phụ nữ. Người đàn bà cũng quên rằng mình đã đầu thai nhiều kiếp trong thân xác nam nhi. Người đàn ông cố gắng dùng tư tưởng đặt mình vào địa vị của người đàn bà để hiểu cách nhìn đời của họ; còn phái nữ  cũng  nên  cố gắng tìm hiểu quan niệm đời sống của phái nam, mặc dù điều đó không phải là chuyện dễ làm; nhưng ấy là một cách luyện tập tuyệt hảo. Hai phương diện đó khác nhau một cách lạ kỳ ở nhiều trường hợp. Một người nào có thể  tập hòa đồng tâm thức của kẻ khác phái tức  là y đã tiến  một bước đến tình huynh đệ, điều này vượt lên trên ý niệm của phái tính. Sau cố gắng tìm hiểu của người chị, người mẹ hay vợ mình, người đàn ông có thể mở rộng sự thực tập ấy đến những người thuộc về tôn giáo và những chủng tộc khác với y. Ðó là trong những sự tập luyện hữu ích nhất, vì người ta không  thể hiểu  quan điểm của kẻ khác và có thiện cảm với y, mà không mở rộng quan điểm riêng của mình như thế.
Về đức khoan dung, kinh điển Talmud có thuật lại câu chuyện lý thú như sau đây: Có một người hành khách đến tìm ông Abraham, trong khi theo phong tục của sa mạc, y được thết đãi ăn uống. Ông bảo y hãy ca tụng Ðức Chúa Trời trước khi dùng bữa, nhưng  người khách lạ ấy đã từ chối và nói rằng y không hề biết chi về Ðức Chúa Trời cả. Ông Abraham nổi giận, đứng dậy, đuổi y ra khỏi trại và không cho y cái gì cả. Lúc ấy Ðức Chúa Trời đi qua -  trong thời ấy Ngài thường đi như thế - và Ngài hỏi: "Tại sao con  đuổi y"? Abraham bực tức trả lời: "Bạch Chúa, y không chịu biết danh hiệu Chúa. Y là một người ngoại giáo xấu xa nhất". Ðức Chúa Trời đáp: "Phải, nhưng Ta đã chịu đựng nó sáu mươi năm rồi. Chắc chắn  con có thể  chịu đựng được nó trong một giờ chớ"?
Trong chúng ta, có vài người Thông Thiên Học còn bị ràng buộc với hình thức bên ngoài của tôn giáo. Tuy nhiên, tôi tưởng  chúng ta có thể tự nói rằng chúng ta không riêng biệt thuộc về tôn giáo nào mà thuộc về  tất cả. Chẳng hạn, chính tôi là người Thiên Chúa Giáo và là Giám Mục, nhưng tôi cũng là một  Phật Tử, vì tôi đã phát nguyện và lãnh những nhiệm vụ do đó tôi thừa nhận Ðức  Phật là vị hướng đạo của tôi. Như thế tôi không bị bắt buộc phải từ bỏ tôn giáo nào khác. Về phương diện này, Ðạo Phật có thể là  một tôn giáo khoan hồng hơn hết. Nó không đòi hỏi bạn phải tin tưởng điều gì, mà chỉ đòi hỏi bạn có quả quyết theo giáo lý của Ðức Thế Tôn và có sống với nó càng nhiều càng tốt hay không.  Một người Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo hay là người của một tôn giáo nào khác có thể nói: "Giáo lý này tốt, tôi muốn tuân theo", thế rồi y trở thành một Phật Tử mà không từ bỏ tôn giáo trước của y. Thông Thiên Học là một chân lý mà tất cả các tôn giáo đều dựa vào đó. Nếu chúng ta học khoa tôn giáo đối chiếu, chẳng phải chỉ để nhận thấy chân lý Thông Thiên Học trong tất cả các tôn giáo, mà còn  để hiểu  Chân lý tự biểu  lộ ra nhiều cách thế khác nhau, và do đó chúng ta đạt được khả năng giúp đỡ bằng cách sử dụng tất cả.
Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta đã chỉ cho chúng ta thấy nguyên tắc  này: Ðối với dân Ấn Ðộ, bà nói chuyện như thể người Ấn. Ðể viện chứng cho lời nói của mình, bà kể ra những bản Thánh Kinh và dùng vài danh từ Phạn ngữ mà người dân Ấn quí trọng cũng  như người Thiên Chúa Giáo La Mã quí trọng tiếng La Tinh vinh diệu. Khi nói với các hàng Phật Tử, bà trình bày giáo lý đúng với ý tưởng của họ. Bà còn dẫn chứng Phật ngôn và dùng những danh từ Phật giáo. Bên Tây Phương bạn nghe Bà nói chuyện với người Thiên Chúa Giáo bằng ngôn ngữ của họ. Bà không sửa đổi chút nào về tín ngưỡng của Bà hay là tôn  giáo riêng của Bà, Bà chỉ nói bằng ngôn ngữ của họ.Thật ra bà đã hiểu biết  tất cả những tôn giáo  này. Khi chúng ta biết chân lý ẩn tàng trong  mỗi tôn giáo, dù trí thức và tài hùng biện của chúng ta chưa thể sánh kịp với Bà nhưng đa số trong chúng ta nhờ học chút ít trong sách khải luận của bất cứ tôn giáo nào đó, cũng có thể hiểu rõ tôn giáo ấy và trình bày chân lý bằng những danh từ đó, để giải thích ý nghĩa của nhiều điểm còn mờ tối cho những kẻ khác. Ðại tá Olcott đã làm như thế rất nhiều lần trước sự hiện diện của tôi. Ông  không thuộc về mẫu người hiếu học hay nhà uyên bác, thông thái, mà ông là một diễn giả bậc nhất, ông thành công trong khi nói trước các thính giả gồm cả người Ấn Giáo, Hỏa Giáo và Phật Giáo. Những người hiểu biết nhiều về các tôn giáo này đều công nhận rằng ông đã rọi một thứ ánh sáng mới mẻ vào tôn giáo của họ. Ðiều này chứng tỏ tại sao Thông Thiên Học là chìa khóa mở được cửa của các tôn giáo.
Trong những cuộc Ðại Hội Nghị của Hội chúng ta cử hành tại Adyar, sự kiện này cũng nhận thấy dưới một hình thức khác: Có  những người thuộc nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau nhóm họp ở đây. Và những ai dự  Ðại Hội đều không khỏi cảm động sâu xa, khi nhận thấy nơi đây không những biểu hiện đức khoan dung mà còn bộc lộ một tình huynh đệ thân ái nữa.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Thongthienhoc
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 7 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--