Chương 11


Chương 5

Phản ứng lại lệnh săn bắt của Tưởng, Stalin ban lệnh cho ĐCSTQ cấp tốc rút quân đội ra khỏi quân đội của Tưởng mà lập quân đội riêng và rút về bờ biển phía nam để nhận súng đạn do Liên Xô chuyển đến. Tháng 7-1927 trong một cuộc họp khẩn của đảng Mao tuyên bố một câu sau này được nổi tiếng khắp thế giới: "Sức mạnh đến từ nòng súng". Thế nhưng với Mao thì súng thôi chưa đủ, để đạt được những gì mình muốn Mao phải có cả súng và đảng. Một kế hoạch được thành hình.
Khi đó 20 ngàn quân CS đã kịp thời rút ra khỏi quân đội Tưởng và kéo về tụ tập ở Nam xương, thủ đô của Quảng tây. Đoàn quân này được lệnh tiến về Shantow để nhận quân viện do Liên Xô gửi tới bằng đường tàu. Mao biết rằng họ phải đi ngang Trường Sa nên Mao xin Trung ương ĐCSTQ cho phép ông tổ chức một cuộc nổi dậy cho nông dân ở Trường Sa để tạo nơi đây thành một căn cứ cho đảng. Không biết gì về ngụy kế của Mao, Trung ương ĐCSTQ cho phép. Các tay lãnh đạo cuộc nổi dậy họp nhau tại toà lãnh sự Liên Xô ở Hồ Nam từ ngày 15-8 để bàn biện pháp tổ chức cuộc nổi dậy nhưng tới ngày 18-8 Mao mới xuất hiện với lời xin lỗi là ông ta bận đi điều nghiên thực tế. Lý do chính là Mao câu giờ để chờ coi 20 ngàn hồng quân có đi tới Trường Sa không. Khi biết chắc là đoàn quân này đã bị tan rã, một phần chết vì uống nước dơ, một phần đào ngũ, chỉ còn một số nhỏ chừng 1 ngàn người tới được biên giới Trường Sa, Mao xuất hiện và đề nghị tấn công Trường Sa. Lúc đó lực lượng cộng sản ở giáp giới Trường Sa có 3 nhóm: nông dân, thợ thuyền thất nghiệp, và toán quân vừa tan vỡ còn sót lại. Lý do của đề nghị này là nếu ở trên chấp thuận, Mao sẽ đương nhiên được cử lãnh đạo 3 nhóm này. Mưu kế của Mao thành công, Mao được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận.
Thế nhưng vốn không có một căn bản quân sự, Mao phải nghĩ ra một kế khác để bảo toàn lực lượng của mình. Cái kế đó là Mao không có mặt cùng quân sĩ ngày dự định tấn công vào Trường Sa. Ba ngày sau trước khi đoàn quân này bị chính phủ tấn công Mao xuất hiện, tuyên bố là đã mất thiên thời nên đề nghị rút lui để bảo toàn quân đội. Trung ương ĐCSTQ phải đồng ý, mà không biết đây là âm mưu ngay từ đầu của Mao. Cuộc tấn công Trường Sa này được sử sách TQ gọi là cuộc khởi nghĩa mùa thu Trường Sa do Mao lãnh đạo, thực ra đây không phải là một cuộc khởi nghĩa, vì chính Mao đã giết nó từ trứng nước. Kết quả thì như ý muốn của Mao: bây giờ Mao đã có trong tay một đạo quân khoảng 1500 người.
Chuyện kế tiếp là Mao phải di chuyển đám quân này tới một nơi khác để xây dựng cơ sở cho mình. Mao kiếm được một số binh sĩ ủng hộ ông, và dùng họ làm bồi pha nước trước khi mời các sĩ quan của toán quân này tới họp. Vì Mao là cán bộ Cộng sản duy nhất ở đây nên cuộc họp tuy có căng thẳng mà cuối cùng các sĩ quan phải tuân lịnh Mao để dời tới một căn cứ nằm sâu trong núi thuộc huyện Ninh Cương, tỉnh Cường Sơn, cách đó 170 km. Tuy thế khi tới nơi Mao chỉ còn khoảng 600 người. Tại đây Mao sống nương nhờ một băng cướp khoảng 500 người, do Viên Văn Tài và Vương Tặc (biệt danh Hổ Vương) cầm đầu, vốn có quen biết Mao từ trước. Băng cướp này ban đầu cũng nghi ngờ Mao tới để chiếm đất mình, thế nhưng chỉ bốn tháng sau, khi thấy Mao và đồng bọn tấn công vào thành Ninh Cương, và thẳng tay tàn sát sĩ quan và địa chủ một cách quá ư man rợ thì họ thấy mình thua xa Mao, nên đã tự nguyện phục tùng Mao. Thế là Mao đã cướp được đất và quân của kẻ cướp.
Khi những chuyện của Mao đã làm tới tai Trung ương đảng đặt tại Thượng Hải thì Mao bị triệu hồi, nhưng Mao đã phớt lờ lệnh này. Trung ương đảng bèn quyết định trục xuất Mao ra khỏi đảng, thế nhưng vì Mao đã ẩn sâu trong núi, phương tiện đi lại khó khăn, quân sĩ Mao không biết chuyện này.
Tháng 4-1928, một lực lượng gần 4 ngàn người của hồng quân bị thất bại sau cuộc tấn công Hồ Nam đã chạy tới nương nhờ Mao sau khi bị phe chính phủ ráo riết truy đuổi. Đứng đầu nhóm này là một tướng cộng sản tên Chu Đức (Chu Đức). Chu Đức đã từng đi Đức, và gia nhập đảng cộng sản trước khi sang Nga thụ huấn về quân sự. Một liên minh Chu Đức-Mao được thành hình, Chu Đức lãnh đạo về quân sự, Mao lãnh đạo về đảng. Đơn xin phép được hợp thức hoá vai trò của Mao tới tay Stalin ngày 26-6-1928 và mọi đòi hỏi của Mao được Stalin chấp thuận hoàn toàn. Theo Stalin Mao có đầy đủ đức tính của một lãnh tụ cộng sản, và bây giờ với quân đội trong tay Mao hơn hẳn các nhóm cộng sản khác. Mao được Stalin đánh giá có khả năng cao nhất thành công thiết lập chế độ CS ở TQ.
Cũng trong năm 1928 tại căn cứ này Mao lấy vợ lần thứ ba. Hà Tử Trân lấy Mao vì cần bảo vệ tại một nơi mà đàn ông nhiều hơn đàn bà, thế nhưng chỉ sau một năm bà cương quyết đòi bỏ Mao nhưng Mao không cho phép. Bà có 6 con với Mao sau 10 năm sống chung, sang Moscow chữa bệnh tháng 10-1937 và sống luôn ở đó cho tới khi chết trong một nhà thương tâm thần.