Dịch giả: Phan Quang
Chương 7
CHUYỆN CHÀNG TRAI CULUP VÀ NGƯỜI ĐẸP ĐILARA

Ngày xưa tại Đamat có một thương gia lớn tuổi tên là Abđala. Ông ta được coi là người giàu nhất trong số các nhà buôn ở thành phố ấy. Song ông lại không được vui vì sau gần cả cuộc đời bôn ba khắp nơi mọi chốn trên thế giới, trải qua hàng ngàn hàng vạn nổi hiểm nguy để làm giàu, cuối cùng lại không có con. Tuy nhiên, ông không từ nan bất cứ việc gì để có thể có người nối dõi. Ông mở rộng cửa cho những người nghèo trú ngụ, không ngừng làm phúc cho các nhà tu hành, mời họ đến nhà cầu nguyện Thượng Đế ban cho một mụn con trai. Ông còn lập nhiều nhà thương, xây tu viện, dựng không ít thánh đường. Nhưng tất cả mọi công việc ấy hầu như vô ích. Abđala vẫn không thể nào trở thành một người cha. Dần dà ông đi đến chỗ hầu như mất hết hy vọng.
Một hôm, có người đưa đến nhà giới thiệu với ông một vị thầy thuốc người Ấn Độ mà ai cũng hết lời ca ngợi tài năng. Vị thương gia mời ông thầy thuốc dùng bữa, sau khi đãi đằng trọng thị, nói với ông:
- Thưa bác sĩ, đã từ lâu lắm, tôi tha thiết mong ước có được một đứa con trai.
Vị thầy thuốc Ấn Độ đáp:
- Việc ấy tuỳ thuộc vào ân sủng của Thượng đế, thưa ngài. Tuy nhiên, người đời cũng có thể cố gắng tìm cách để có con.
- Vậy xin thầy hãy bảo cho biết tôi cần phải làm những gì để đạt được mục đích ấy. Thầy dạy thế nào, tôi xin làm đúng như lời thầy.
Thầy thuốc truyền:
- Việc trước tiên là ông hãy mua một cô nô lệ cao lớn và người thẳng như cây bách. Khuôn mặt cô phải khả ái, đôi má cô phải đầy, đôi mông cô phải nở. Thứ hai, giọng nói của cô phải dịu dàng, vẻ mặt của cô phải luôn luôn tươi cười; ai chuyện trò với cô đều thấy vui thú. Hơn nữa, tôi muốn ngài và cô ấy phải thật sự yêu đương nhau. Ngoài ra, trước khi động phòng với cô nô lệ, ngài phải trai giới suốt bốn mươi ngày. Trong thời gian ấy, trí óc ngài không được bận bịu lo âu bất kỳ một công việc gì khác. Suốt bốn mươi ngày ấy, ngài chỉ được dùng mỗi một món thịt cừu đen, và chỉ uống rượu nho cất giữ lâu năm. Nếu ngài chịu khó thực hành đầy đủ tất cả những điều tôi vừa nói, thì hy vọng rồi đây ngài sẽ sinh hạ một cậu con trai.

Truyện Nghìn lẻ một ngày Mục lục Lời giới thiệu Lời giới thiệu (B) Lời giới thiệu (C) Lời giới thiệu (D) Lới giới thiệu (E) LỜI TỰA LỜI THƯA I (*) LỜI THƯA II(*) Chương 1 Chương 2 !!!9244_3.htm!!! Đã xem 525085 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Phan Quang
Lời giới thiệu (B)
MỘT VỤ ÁN VĂN CHƯƠNG

--!!tach_noi_dung!!--
Hai bộ truyện sinh đôi ấy, đúng như lời mở đầu câu chuyện nổi tiếng An Ba ba và bốn mươi tên cướp viết, "những tưởng số phận hai người rồi cũng sẽ giống nhau, ai ngờ sự tình xui nên khác". Sau gần hai thế kỷ lừng lẫy không mấy kém người anh, bộ Nghìn lẻ một ngày bị thất sủng trước bạn đọc. Phải chờ cả trăm năm, đến cuối thế kỷ 20, công bằng mới tái lập, Nghìn lẻ một ngày mới có dịp tái xuất giang hồ.
Trong Lời giới thiệu do chính F.P. De La Croix viết năm 1710 và in ở đầu tập I, ông khẳng định bộ sách của mình được dịch từ tác phẩm của tu sĩ Mocies mà ông có dịp giao du năm 1675 khi đang làm việc ở thành phố Ispahan (Ba Tư). Tác phẩm ấy được tu sĩ Mocles dịch từ một bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, nhan đề Al-farage badal-shidda,có nghĩa Niềm vui sau nỗi buồn, mà "Thư viện Hoàng gia của ta (Pháp) cũng có lưu trữ một bản". Tại Lời thưa trước I in đầu tập II và Lời thưa trước II, De La Croix hai lần khẳng định điều ấy Vấn đề đặt ra đối với người đời sau là có tu sĩ Mocles- tác gia thật hay không (mặc dù tên ông ấy đã được đưa vào bộ Từ điển thư mục thế giới, cổ đại và hiện đại của Michaud /1811-1828), và có thật nguyên bản Niềm vui sau nỗi buồn lưu trữ ở Thư viện Hoàng gia (Paris) hay không.
Ngay từ cuối thế kỷ 18, đã có ý kiến nghi ngờ lời giới thiệu của De La Croix. Trong một chuyến sang Pháp, nhà Đông phương học người áo là J. de Hammer (1774-1856) thân hành đến Thư viện hoàng gia đào bới. ông tuyệt nhiên không nhìn thấy nguyên bản Niềm vui sau nỗi buồn của tu sĩ Mocles. ông đi tới kết luận Lời nói đầu của De La Croix cũng là một "truyện kể". Theo chân ông, nhà Đông phương học người Pháp A. Loiseleur Deslongchamps (1805-1840) cũng cho đấy một khuyên ngụ ngôn. Người ta còn nhấn mạnh, trong các cuốn sách ghi chép về những chuyến đi của ông sang các nước Trung á, tuy De La Croix có thuật lại khá chi tiết việc gặp tu sĩ Mocles tại thành phố Ispahan năm 1675, và sau đấy giữa hai người có mối quan hệ thầy trò, song tuyệt nhiên trong nhật ký ông không đả động đến bộ sách Hezaryec (Nghìn lẻ một ngày) mà ông nói "được tu sĩ cho phép sao giờ một bảng". Rõ ràng người làm nên bộ truyện Nghìn lẻ một ngày không phải tu sĩ Ba Tư Mocles mà chính là nhà Đông phương học người Pháp F. P. De Lacroix.
Câu chuyện trở thành một vụ án văn chương. F.P. De La Croix bị các nhà nghiên cứu văn học cổ đại phê phán nặng nề về sự không trung thực. Lý do? Chắc hẳn, như lời nhà nghiên cứu J.A.S. Collin dễ Plancy nói trong lời nói đầu bộ Nghìn lẻ một ngày tái bản năm 1826, "De La Croix sợ nếu nói thật mình là tác giả, có thể ảnh hưởng đến thành công của các truyện kể trước bạn đọc, vì người Pháp xưa nay vẫn chuộng các bản dịch từ tiếng nước ngoài hơn các kiệt tác của nước mình".
Tuy nhiên, ngay thời bấy giờ, đã có không ít người lên tiếng bênh vực De La Croix, khẳng định giá trị độc đáo của bộ Nghìn lẻ một ngày. Nhà văn La Harpe, trong cuốn Giáo trình văn học cổ đại và hiện đại (xin lưu ý: Giáo trình) đánh giá đúng mực: Các truyện kể Ba Tư trong Nghìn lẻ một ngày có cơ sở vững chãi hơn các truyện trong Nghìn lẻ một đêm. Chủ đề chính là thuyết phục một nàng công chúa từ chỗ nặng định kiến về đàn ông, đi đến tin rằng trong giới mày râu chàng thiếu gì người yêu chung thủy (...) Chúng ta cùng biết ơn Antoine Galland và Pétis De La Croix- biết ơn thật sự hai ông đã có công giới thiệu với chúng ta các truyện kể A Rập và truyện kể Ba Tư. Antoine Galland viết văn cẩu thả, Pétis De La Croix viết chuẩn mực hơn, văn cả hai ông đều rất tự nhiên". Nhà nghiên cứu Collin dễ Plancy còn dứt khoát hơn: "Dù thế nào, nếu lòng biết ơn của chúng ta đối với Pétis De La Croix với tư cách nhà dịch thuật có kém đi (sau khi phát hiện đấy không phải là một bộ truyện dịch), thì chúng ta càng biết ơn ông nhiều hơn với tư cách nhà sáng tác. Quang vinh của ông vì vậy chúng giảm chút nào".  
Ngày nay, sau bao công trình nghiên cứu, nhà Đông phương học Phí Sebag đã có đủ cơ sở để khẳng định: phần lớn các truyện kể trong bộ Nghìn lẻ một ngày dựa vào bản cuốn sách viết tay bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhan đề Al- Farage bao al-shidda có nghĩa Niềm vui sau nỗi buồn.. Đây là một tập gồm bốn mươi truyện kể, dịch từ tiếng Ba Tư sang. Những bản viết tay ấy, vào cuối thế kỷ XVII có ở Thư viện Hoàng gia Pháp, và De La Croix có thể tìm đọc bộ sách ở đấy.
Ngày nay, sau tròn ba thế kỷ, có lẽ đến lúc có thể quả quyết như Phút Sebag: "Bộ sách Nghìn lẻ một ngày là một công trình hoàn hảo nhất của nghệ thuật kể chuyện theo phong cách thế kỷ 18... Độc giả nào chưa đọc bộ sách ấy, chưa thể nói mình đã thông hiểu mọi tuyệt tác của nền văn học nước nhà". Gần đây, trên nguyệt san Thế giới ngoại giao số ra tháng 10-2003 vừa qua, nhà phê bình văn học Pierre Lepape viết: “phải chăng thời điểm của Nghìn lẻ một ngày cuối cùng đã trở lại? Có phải cuối cùng người ta thôi không coi F.P. De La Croix như một người làm đồ giả về tác phẩm hư cấu nữa, mà đánh giá ông thật sự là một nhà bác học dành thời giờ sáng tác trong những giờ thư giãn? Bộ sách ấy xứng đáng giành lại chỗ nó đã có đúng như vào thời cuối triều đại vua Louis XIV, sát cánh bên bộ Nghìn lẻ một đêm của A. Galland. ông này so với De La Croix có thể là nhà phiên dịch trung thành hơn, song lại là nhà văn không được trau chuốt bằng".
Về dung lượng, bộ Nghìn lẻ một ngày dài chỉ bằng một nửa người anh sinh đôi của nó: Nghìn lẻ một đêm. Có phải nguồn truyện cổ Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ không phong phú bằng nguồn truyện cổ A Rập? Hay nhà Đông phương học của chúng ta cạn tư liệu? Các nhà nghiên cứu về F.P. De Lacroix vừa phát hiện thêm một chi tiết thú hứ cần thiết. Tối nay, xin ngài xua quân tấn công quân địch, chắc chắn ngài sẽ đánh tan tành đạo quân Mông Cổ, quân đội ngài sẽ tước đoạt quân lương của chúng, và ngài sẽ kéo đại quân trở lại kinh thành trong chiến thắng và vinh quang.
Điều hoàng hậu nói diễn ra đúng y như lời. Vào đúng nửa đêm hôm ấy, bà hoàng hậu cùng với tất cả các thần linh theo hầu bà, dẫn đầu toàn bộ đạo quân Trung Quốc nhất tề tấn công quân Mông Cổ. Sau một hồi kháng cự, quân Mông Cổ bỏ chạy tán loạn. Các vị thần linh và quân của vua Ruvansat tha hồ tiêu diệt. Đích thân nhà vua Mông Cổ là người thân chinh chỉ huy trận đánh ấy cũng chẳng thể thoát thân. Ngày hôm sau, khi mặt trời mọc, mọi người nhìn thấy cả một cánh đồng ngổn ngang xác chết. Quốc vương Ruvansat càng hài lòng hơn về trận chiến thắng, bởi về phía mình chỉ tổn thất có dăm ba binh sĩ. Quân đội của nhà vua đoạt được rất nhiều chiến lợi phẩm. Tất cả mọi thứ quân trang, quân dụng của người Mông Cổ, cũng như toàn bộ thực phẩm họ mang theo hoặc vừa cướp bóc tại chỗ, nhiều không kể xiết, đều bị những người chiến thắng thu nhận.
Lúc này công chúa Sêhêristani mới ngỏ lời nói với vương phu của mình.
- Vậy là quân thù của chàng đã bị đánh tan. Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây, ngài có thể chiến thắng trở về cung điện tại kinh đô ngài, sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc. Về phần em, xin vĩnh biệt chàng, chúng ta chia tay và từ nay chẳng bao giờ còn gặp lại nữa. Ngài sẽ chẳng còn nhìn thấy em, cũng như em sẽ chẳng còn nhìn thấy chàng. Xảy ra sự tình ấy, tâu hoàng thượng quý yêu của em, ấy là lỗi tại ngài. Sao ngài không giữ vẹn lời ngài hứa hẹn với em?
- Ôi trời đất ơi, ta vừa nghe gì vậy! – nhà cua thốt lên – Nhân danh Ngọc Hoàng Thượng Đế, xin bà hảy từ bỏ ý định không hay của bà. Ta rất hối tiếc đã không giữ được trọn lời nguyền; xin bà hãy tha thứ. Ta xin quả quyết từ nay trở đi, bà chẳng bao giờ có gì phải phàn nàn về ta. Cho dù sau này bà có hành động thế nào đi nữa, xin hãy tin rằng ta sẽ lặng im, sẽ chẳng bao giờ ngỏ ý không đồng tình với bà.
- Quá muộn mất rồi. Lời thề của ngài lần này không còn giá trị -  hoàng hậu nói. - Luật pháp thần linh buộc em phải xa rời ngài mãi mãi. Không ai có thể cưỡng lại luật lệ thiêng liêng. Xin ngài đừng mong ngăn trở em. Than ôi! Nếu chỉ tuỳ thuộc ở em, thì em sẵn lòng tha thứ hết cho chàng. Nhưng điều đó đâu có thụôc quyền lực của em. Xin vĩnh biệt,  hỡi quân vương yêu quý – hoàng hậu vừa khóc vừa nói tiếp - thế là chàng vừa mất con vừa mất mẹ và em mất chồng. Chàng từng mong muốn được nhìn thấy con, thì hôm nay chúng đã trở về thăm ngài rồi đấy.
Nói đến đây hoàng hậu biến mất cùng một lúc với hoàng tử Sêhêristan và công chúa Banki.
 
NGÀY THỨ BA MƯƠI.
Xiết bao đau đớn cho quốc vương Trung Hoa trước sự mất mát những con người thân yêu đến vậy! Không còn lời nào diễn tả nổi. Giả sử nhà vua thua trận bản thân sa vào tay quân Mông Cổ, thì chàng cũng không đến nỗi buồn rầu đến vậy. Nhà vua tự cào cấu mặt mũi mình, bôi đất bẩn lên đầu, làm mọi hành vi như một con người mất trí. Trong tình trạng ấy, vua truyền lệnh cho quân đội trở lại kinh thành.
Vừa vào đến hoàng cung, vua mời tể tướng Muêzi đến và nói:
- Tể tướng à, ta giao phó cho ông trông nom quốc sự, ông hãy cai trị vương quốc ta. Tự nay, ông thấy cần làm gì thì cứ làm theo ý muốn của mình.Quyền quyết định ở ông. Về phần ta, từ nay ta không lo việc nước nữa. Ta chỉ còn có việc thương khóc hoàng hậu và các con của ta thôi. Ta đã đánh mất họ chỉ vì sự bất cẩn và thiếu nghị lực của mình. Từ nay trở đi, ta không muốn gặp bất kỳ ai ngoài ông. Hơn thế, ta chỉ đồng ý để ông đến thăm và trò chuyện với ta với điều kiện là chẳng bao giờ bàn về công việc quốc gia. Từ nay về sau, ông chỉ có thể nói với ta về hoàng hậu Sêhêristani và các con của ta thôi. Ta muốn những ngày còn lại của ta chỉ nghĩ suy về mỗi một nỗi đau ấy.
Quả đúng như lời, từ đấy quốc vương Ruvansat một mình đóng cửa phòng riêng, không cho phép bất kỳ ai ngoài tể tướng Muêzi được vào. Ngày nào vị đại thần ấy cũng đến thăm vua. Ngày nào ông cũng tìm cách làm vui lòng chúa tể của mình, với hy vọng rằng thời gian sẽ dần dần làm vua khuây khoả. Nhưng ngược lại, mỗi ngày vua càng buồn phiền đau khổ hơn. Cuối cùng không chịu nổi ưu phiền, vua lâm bệnh. Đến lúc sắp qua đời, vua chợt thấy hoàn hậu đột nhiên xuất hiện trong cung và nói với vua như sau:
- Tâu hoàng thượng, em đến đây hôm nay để chấm dứt mọi phiền não của chàng, để trả lại cho chàng cuộc sống mà chàng gần như sắp đánh mất. Luật lệ thần linh chúng em đòi hỏi, để trừng phạt một người đàn ông không giữ được lời hẹn ước, vợ phải xa cách chồng trong suốt mười năm. Hơn thế, luật lệ thiêng liêng sẽ vẫn không cho phép vợ trở lại gặp chồng, trừ phi trong suốt thời gian ấy người chồng vẫn một lòng chung thuỷ. Chính vì vậy, khi từ biệt chàng mười năm trước đây, em đã tưởng chẳng bao giờ còn gặp lại. Em tự nghĩ, người trần thế chẳng ai có khả năng giữ được mối tình chung thuỷ lâu dài đến vậy. Chẳng bao lâu sau khi chia tay, rồi chàng sẽ quên em thôi. Tạ ơn trời đất, em đã nhầm. Giờ đây em thấy rõ còn có những người đàn ông trên trần thế có thể yêu chung thuỷ trọn đời. Vì vậy, em trở lại đây với chàng, tâu hoàng thượng. Còn vui hơn thế, em trở lại đây cùng với các con của chúng ta.
Hoàng hậu vừa dứt lời, hoàng tử Sêhêristan và công chúa Banki đã bước vào cuối lạy quốc vương Ruvansat, làm vua sung sướng vô cùng. Người cha yêu quý và người chồng chung thuỷ ấy phục hồi sức khoẻ chỉ trong thời gian ngắn. Bốn con người, vợ, chồng, con trai, con gái sống hạnh phúc bên nhau trong rất nhiều năm.
Sau khi nhà vua và hoàng hậu qua đời vì cao tuổi, hoàng tử Sêhêristan lên ngôi báu trị vì toàn nước Trung Hoa. Công chúa Banki trở về giữ ngai vàng quốc đảo Sêhêristan. Sử sách chép rằng, về sau công chúa Banki trở thành vợ của nhà tiên tri Salomon vĩ đại(1).
Sau khi bà nhũ mẫu Farucna kể xong chuyện ấy, những người hầu của công chúng1('tuaid=9244&chuongid=35">Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 (A) Chương 9 (B) Chương 9 (C) Chương 10 (A) Chương 10 (B) Chưong 10 (C) Chương 10 (D) Chương 11 Chương 12 (A) Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 12 (D) Chưong 13 Chương 14 (A) Chương 14 (B) Chương 15 Chuơng 16 Chương 16 (B) Chương 17 Chương 18 (A) Chương 18 (B) Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 (A) Chương 23 (B) Chương 24 (A) Chương 24 (B) Chương 25 Chương 26 (A) Chương 26 ( B) Chương 27 Chương 28 (A) Chương 28 (B) Chương 29