Dịch giả: Phan Quang
LỜI TỰA

 Chúng tôi có được những truyện kể này nhờ tu sĩ Moclet(l), người mà nước Ba Tư tôn vinh là một trong những nhân vật vĩ đại của xứ sở họ. Ngài là vị Trưởng các giáo sĩ thành phố Ispahan. Ngài có mười hai đệ tử cùng bận những tấm áo chùng bằng len trắng giống như nhau.
Các vị quý tộc cũng như dân chúng ai cũng đặc biệt sùng kính ngài vì ngài là hậu duệ trực hệ của đức Mahômêt; mọi người đều cảm thấy ngại ngùng khi đứng trước mặt ngài bởi ngài là một nhà truyền giáo uyên thâm. Ngay bản thân quốc vương Sat-xôliman cũng trọng vọng ngài tới mức mỗi lần tình cờ gặp ngài trên đường, vua đều vội vã xuống ngựa và tiến đến hôn đôi bàn đạp bộ yên cương của ngài.
Thời còn trẻ tuổi, tu sĩ Moclet đã nghĩ tới chuyện dịch ra tiếng Ba Tư những hài kịch ân Độ từng được chuyển ngừ sang tất cả 'mọi ngôn ngữ Đông phương; ngay trong Thư viện của Hoàng gia ta cũng có lưu trữ một bản dịch tiếng Thổ Nhĩ Kỳ mang nhan đề Al-farage bad al- shidda, có nghĩa là Niềm vui sau nỗi buồn. Nhưng nhà dịch giả tiếng Ba Tư ấy lại muốn công trình mình mang tính độc đáo, ngài đã chuyển các hài kịch ân Độ thành dạng truyện kể và đặt tên là Hezaryec, tức Nghìn lẻ một ngày Ngài ký thác bản viết tay của mình cho ông Pétisde La Croix là người từng giao du thân thiết với ngài tại thành phố Ispahan năm 1675, thậm chí còn cho phép ông được sao chép lấy một bản.
Thoạt nghe tưởng như bộ Nghìn lẻ một ngày chúng là gì khác ngoài một bản rập theo khuôn mẫu bộ Nghìn lẻ một đêm. Quả vậy, hai bộ sách cùng chung một hình thức.  Tuy nhiên.ý đồ của.hai bộ. truyện lại có sự.trái ngược, giống như đầu đề của chúng. Nghìn lẻ một đêm là câu chuyện một nhà vua căm ghét đàn bà, còn Nghìn lẻ một ngày lại  là câu chuyện.một nàng công chúa ác cảm với. đàn ông.
Cũng  có thể nghĩ bộ truyện  này gợi ý để sáng tác nên bộ truyện kia; song bởi vì các.truyện kể A rập không. hề. ghi niên đại,  cho nên khó đoán định rằng các truyện" A Rập được sáng tạo nên trước hay sau các truyện Ba Tư.
Dù thế nào đi nữa, bộ Nghìn lẻ một ngày vẫn có  thể mua vui cho những ai từng cảm thấy thú vị khi đọc bộ  Nghìn lẻ một đêm, bởi hai bộ cùng mô tả những phong tục tương tự như nhau bằng sức tưởng tượng sống động chẳng kém gì nhau. Có điều những độc giả nào đọc bộ truyện A Rập mà nghĩ rằng nàng Sêhêrazat động cơ không được trong sảng cho lắm, vì qua các truyện nàng đặt ra và kể lại để cố thuyết phục vua Sang rằng trên đời có những người phụ nữ chung tình, ấy là vì mục đích kéo dài cuộc sống của nàng là chính, chứ chưa hẳn nhằm giải thoát quốc vương ân Độ khỏi những định kiến sai lầm đối với đàn bà; tôi nghĩ các vị độc giả ấy chẳng tìm được lý do nào để có thể chê trách tu sĩ Moclét về mặt đó. Bà nhũ mẫu Xútlumơmê tự đề ra cho mình từ đầu mục tiêu làm sao khắc phục mối ác cảm của nàng công chúa đối với các đấng mày râu, lúc nào bà cũng chăm chăm hướng vào cái đích ấy Đúng là trong tất cả mọi truyện bà kể, tất cả mọi đức ông chồng hoặc mọi đấng tình quân đều là người chung thủy. Độc giả thấy rõ bà nhũ mẫu luôn nghĩ tới việc chữa cho công chúa Farucna khỏi căn bệnh ngộ nhận, tuy thế bà vẫn không vì sự cần thiết không được rời xa mục tiêu đã định ấy mà làm biến dạng những tình tiết vô cùng phong phú chứa đựng trong các tác phẩm văn chương thuộc loại hình này(2). 
  
  
  
 
Chú thích.
(1) Nguyên bản tiếng Pháp: Mocles.
(2)Tựa của Pétisde La Croix viết năm 1710 (PQ).

Truyện Nghìn lẻ một ngày Mục lục Lời giới thiệu Lời giới thiệu (B) Lời giới thiệu (C) Đã xem 525128 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Phan Quang
Chương 27
CHUYỆN VUA NARIXATĐOLÊ, QUỐC VƯƠNG XỨ MUXEN, CHÀNG ABĐERAMAN, THƯƠNG GIA THÀNH BATĐA VÀ NGƯỜI ĐẸP ZAINEP.
NGÀY 977, 978, 979, 980, 981.
982, 983, 984, 985, 986, 987.

--!!tach_noi_dung!!--
Một thương gia trẻ ở thành Batđa tên Abđeraman, là người cực kỳ giàu có. Tài sản của chàng không để đâu cho hết, bởi vậy chàng sống sang trọng như một ông hoàng. Ngày nào chàng cũng đãi đằng các vị đại thần trong triều. Tất cả những người có máu mặt ở kinh thành cũng như các vị khách nước ngoài đến Batđa đều được chàng đón tiếp trọng hậu. Bản tính chàng thích làm vui lòng mọi người. Bất kỳ ai cần đến tiền nong, hoặc muốn vay dài hạn hoặc chỉ giật tạm ít ngày, đều được chàng đồng ý. Bất kỳ ai cũng có thể ngỏ lời nhờ vả chàng, không sợ bị từ chối. Kể cả những người đã được chàng giúp rất nhiều, khi cần vẫn chạy đến tìm chàng không chút ngại ngần. Cả thành phối nức tiếng thái độ thương người và tính hào hiệp của chàng Abđeraman. Cộng với tấm lòng rộng mở, chàng có thân hình tráng kiện, vẻ mặt tuấn tú; tóm lại có thể gọi đấy là một chàng trai hoàn chỉnh.
Một hôm, chàng đến giải khát tại một quán bán fiquaa. Thấy trong quán có một chàng trai nước ngoài mặt mũi khôi ngô đang ngồi một mình ở một bàn riêng, Abđeraman đến ngồi ghé xuống cái bàn ấy. Hai chàng bắt chuyện với nhau. Thương gia Abđeraman thấy chàng trai người nước ngoài này khả ái lắm; ngược lại vị khách kia cũng có cảm tình với người bạn mới làm quen. Hai người đàm đạo và cùng lấy làm hài lòng về nhau, thành thử ngày hôm sau hai vị khách lại đến tìm gặp để cùng ngồi với nhau vẫn ở cái bàn ấy. Lại trò chuyện thân thiết và càng có cảm tình nồng hậu với nhau hơn, như thể giữa hai người đã có mối thâm giao từ trước.
Điều đáng buồn cho Abđeraman là vị khác nước ngoài kia cho biết ngày mai đã phải từ giã thành phố này trở về nơi sinh quán của mình, tại đô thành Muxen. Abđeraman nói:
- Thưa ngài, ít ra trước lúc chia ta nhau, ngài cũng vui lòng cho tôi được biết ngài là ai, nhỡ nay mai tôi có việc sang thành phố Muxen, tôi còn biết để tìm hỏi sức khỏe ngài chứ.
- Ngài chỉ cần đi đến chỗ hoàng cung của quốc vương Muxen, sẽ trông thấy tôi luôn có mặt ở đó. Nếu ngài vào hoàng cung, thế nào tôi cũng nhận ra ngài ngay và sẽ tiếp đón ngài tử tế. Lúc ấy ngài khắc rõ tôi là ai, và nhân dịp ấy hai anh em ta sẽ gắn kết hơn nữa mối tình bằng hữu.
  NGÀY THỨ CHÍN TRĂM BẢY MƯƠI BẢY.
  Chàng Abđeraman rất buôgn về việc người bạn mới quen đã vội giã từ. Chàng chỉ có một điều tự an ủi là, do công việc làm ăn, thỉnh thoảng chàng vẫn sang thành phố Muxen, hy vọng lại có thể sớm gặp nhau bên đô thành đó.
Quả vậym có dịp đến Muxen, chàng thương gia trẻ tới ngay chỗ hẹn. Vào hoàng cung, gặp bất kỳ ai chàng cũng ngó thật kỹ, xem đấy có phải người bạn hôm nào. Chợt nhận ra chàng trai ấy giữa một đám các vị đại thần trong triều đang xúm xít xung quanh, vị nào cũng có vẻ khúm na khúm núm. Abđeraman hiểu đấy chính là quốc vương xứ Muxen, danh hiệu Naxiratđôlê, chẳng ai khác.
Nhà vua cũng nhận ra chàng thương gia trẻ giữa đám đông. Vua vội bước xuống đón chào. Abđeraman phủ phục dưới chân vua, mặt úp sát đất, cho đến khi nhà vua thân hành đỡ dậy, ôm hôn, rồi cầm tay dắt về phòng làm việc riêng của mình.
Tất cả các đại thần đều tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự đón tiếp quốc vương dành cho chàng nhà buôn trẻ tuổi. Họ hỏi nhau:
- Chàng trai người nước ngoài kia là ai thế nhỉ? Chắc đấy là một vị hoàng tử, cho nên mới dung dịch hoàng thượng ta đối xử thân tình đến mức ấy.
Các vị quan to nhất trong triều, xưa nay vốn được nhà vua tin cậy, bắt đầu vừa sợ vừa ghét người khách mới đến, còn những quan chức thấp hơn, cần có chỗ dựa dẫm thì định bụng sẽ tìm cách lấy lòng chàng trai.
Trong khi đó, vua Naxiratđôlê đóng chặt cửa phòng, chuyện trò riêng với chàng thương gia từ Batđa đến. Vua nói:
- Đúng thế, anh Abđeraman à, đúng là ta quý anh hơn tất cả các vị đại thần ta vừa bỏ lại đấy để vào đây trò chuyện với anh. Ta quý anh hơn tất cả bọn họ không phải không có lý do. Làm sao ta rõ được, các vị ấy hành xử để lấy lòng ta vì lợi ích chung hay vì tham vọng của mỗi người? Chắc hẳn khó tìm ra dù mỗi một người thôi trong số ấy thật lòng yêu quý tôi. Đấy là nỗi bất hạnh xưa nay của những người giữ chức trọng quyền cao. Họ không thể biết ai là người thành thật yêu quý mình. Bởi họ lúc nào cũng có thể ban phát ân huệ cho người khác, vì vậy họ chẳng thể nào phân biệt rõ người khác đối với mình, ai thật lòng, ai giả dối. Riêng về tình cảm của anh, tôi thấy ở anh cả một tấm lòng chân thực, và đánh giá cao điều ấy. Anh sẵn sàng làm bạn, sẵn sàng thân thiết với tôi khi chưa hề biết rõ tôi là ai. Tôi tự hào, lần này mình mới thật sự có được một người bạn.
Chàng thương nhân vội vàng bày tỏ với nhà vua tình bằng hữu và lòng biết ơn về những lời khả ái vừa nghe. Quốc vương Muxen nói:
- Trong thời gian lưu lại Muxen, mời anh nghỉ ngay trong cung của tôi. Các quan quân vẫn hầu hạ tôi sẽ phục vụ anh chu đáo. Tôi sẽ quan tâm để những ngày anh lưu lại đô thành này được vui vẻ thoải mái nhất.
Y như lời, nhà vua chú ý làm mọi cách để chàng thương gia cảm thấy sảng khoái trong những ngày lưu lại cung của vua. Khi thì vua mời chàng tham gia cuộc săn bắn, khi thì vua lại bày ra hòa nhạc hoặc đàn ca hát xướng. Hầu như ngày nào hai người cũng chén tạc chén thù với nhau.
Chàng thương gia Batđa sống tại đô thành Muxen gần một năm theo cung cách ấy. Chợt một hôm nhận được tin khẩn báo từ Batđa sang cho biết, sự có mặt của chàng ở thành phố ấy lúc này vô cùng cần thiết để công việc kinh doanh không title="CHUYỆN CHÀNG TRAI CULUP VÀ NGƯỜI ĐẸP ĐILARA -" href="index.php?tuaid=9244&chuongid=29">Chương 7
Chương 7 (B) Chương 7 (C) Chương 7 (D) Chương 7 (E) Chương 7 (F) Chương 8 Chương 8 (B) Chương 9 (A) Chương 9 (B) Chương 9 (C) Chương 10 (A) Chương 10 (B) Chưong 10 (C) Chương 10 (D) Chương 11 Chương 12 (A) Chương 12 (B) Chương 12 (C) Chương 12 (D) Chưong 13 Chương 14 (A) Chương 14 (B) Chương 23v style='height:10px;'>
- Thế là đủ. Ta biết rõ vi ght:10px;'>
Nàng quay sang hỏi tiếp người bị bệnh phù thũng:
- Còn anh, tại sao anh bị trọng bệnh?
- Tâu hoàng hậu,- người phù thũng đáp- tôi không rõ nguyên nhân tại đâu. Tôi nghĩ có lẽ tại một lần, cách đây mấy năm, tôi định dùng bạo lực ép duyên một cô nô lệ tôi mua được của một chàng trai mang đến bán cho bên bờ biển.
Nữ hoàng đưa mắt nhìn kỹ, và nhận ra đấy chính là viên thuyền trưởng đã mua nàng với giá ba trăm đồng xơcanh. Nhưng cũng như hai lần trước, nàng giá vờ chưa biết đấy là ai, cứ để yên cho y nói tiếp:
- coi căn bệnh của tôi là do bị trời phạt.
  •  
    NGÀY THỨ CHÍN TRĂM CHÍN MƯƠI TÁM.
    Nghe nói vậy, nàng Repxima nhận ra ngay, đây chính là chàng trai đã được nàng cho sáu mươi đồng xơcanh dùng trả nợ, nhờ vậy y thoát khỏi hình phạt bị treo cổ. Nàng liền phán với tất cả sáu người nước ngoài như sau:
    - Ta sẵn sàng cầu nguyện Thượng đế giúp các người. Ta sẽ cố gắng hết sức mình, những mong may ra có thể giúp các người đỡ đau khổ được phần nào. Bây giờ, tất cả mọi người hãy trở về nơi nghỉ, và đúng giờ này sáng mai, hãy trở lại đây. Người mù loà và người bại liệt có thể khỏi bệnh được rồi, sau khi đã thành khẩn thú nhận những tội ác họ phạm. Ta biết rõ tất cả mọi chuyện của họ. Nhưng ta đòi hỏi họ phải thực sự thành khẩn, trong khi thuật chuyện không được thêm bớt bất kỳ một chi tiết nào; nếu làm sai họ sẽ phải hối hận. Ta sẽ không giúp đỡ họ, ngược lại còn trừng phạt thật nặng nề. Đối với những người khác, ta hứa ngay từ bây giờ ta sẽ cầu nguyện cho, bởi họ đã thú nhận đúng sự thật.
      Sáu người nước ngoài cùng nhau trở về nhà trọ. Trong số ấy, bốn người đã khá hài lòng. Chỉ có chú em trai của chàng Temim và tên nô lệ da đen là vẫn âu sầu. Hai người này muốn thà suốt đời chịu tật nguyền khổ sở, còn hơn phải thú nhận công khai sự phản trắc và tính nết điên khùng của mình. Họ muốn che giấu nỗi nhục trước con mắt những người bị họ xúc phạm.
    Đêm hôm ấy, hai người này không một ai chợp được mắt.
     
    Tuy nhiên, sáng sớm hôm sau, không thể không đi theo những người khác đến chầu nữ hoàng. Họ đến hoàng cung, cùng bước tới trước ngai vàng. Bà nữ hoàng vẫn ngữ uy nghi trên ngai y như ngày hôm qua. Vừa nhìn thấy họ, nữ hoàng h