Dịch giả: Phan Quang
Chương 7 (C)
Ngày 33 và 34

NGÀY THỨ BA MƯƠI BA.
 
Chàng trai con của thương gia Abđala thất vọng vì mình vừa có một cử chỉ khiếm nhã đối với nàng tiểu thư mình đem lòng yêu mến ngay từ đầu, ngồi lặng đi trong phòng, đầu óc rối bời. Bà cụ già lúc nãy dẫn chàng đến đây bước ra và bảo:
- Anh đã làm gì vậy, hỡi chàng trai? Tại sao anh không thể kiềm chế sự đam mê? Cho dù ta có nói với chàng, ở đây ta có nhiều nữ tì từ nhiều quốc gia khác nhau đến, nhưng nhìn thấy sự tráng lệ của dinh cơ này, qua cung cách người ta tiếp đón anh như thế, anh phải hiểu ra đây không phải là một nhà chuyên buôn bán nô lệ chứ. Phu nhân mà anh vừa xúc phạm ấy là con gái của một trong những vị đại thần lớn nhất triều đình. Lẽ ra anh phải biết kính trọng bà ấy chứ.
Lời bà cụ già làm tăng thêm nỗi băn khoăn của Culup. Chàng càng tiếc rẻ sao mình khờ khạo, trong một phút chốc bốc đồng làm cô gái phật lòng bỏ đi. Chàng đang hết sức buồn phiền, cực kỳ thất vọng chắc chẳng còn cơ may gặp lại nàng thì chợt trông thấy nàng tiểu thư ấy quay trở lại. Lần này cô gái diện bộ quần áo khác và trang điểm càng lộng lẫy hơn lúc nãy, kiêu sa bước vào, theo sau vẫn cả đoàn gái đẹp kia. Nhìn thấy chàng trai rầu rĩ mơ màng, nàng phá ra cười:
- Ta thấy anh chàng đã biết hối hận về lỗi lầm của mình. Ta vui lòng tha thứ, với điều kiện là từ giờ trở đi phải biết điều hơn, và trước hết anh phải nói ta rõ anh là ai.
Thật là cơ hội tuyệt vời cho chàng trai để trở lại lấy lòng nàng tiểu thư xinh tươi. Chàng liền vội xưng tên mình là Culup, mình là sủng thần của nhà vua. Thế là tiểu thư lịch sự cất lời:
- Thưa ngài, đã từ lâu tôi nghe danh ngài. Tôi thường thấy mọi người nói đến ngài một cách trọng vọng nên đã có lần tôi ước mong được diện kiến ngài. Tôi hài lòng vì hôm nay có dịp thoả mãn lòng mong ước. Nào chúng ta hãy tiếp tục đàn ca múa hát đi, các em – nàng quay lại nói với các cô gái khác. Chúng ta hãy cố gắng hết sức mình để giải trí vị thực khách quý của chúng ta.
Tất cả các cô gái trở lại nhảy múa và chơi đàn. Cuộc vui kéo dài cho đến tối. Lúc này người ta thắp lên vô số ngọn nến làm căn phòng sáng rực. Trong khi chờ đợi bữa ăn tối, nàng tiểu thư và chàng trai chuyện trò riêng với nhau. Nàng hỏi chàng về nhà vua Miagiêhan; vị quân vương ấy có nhiều người đẹp trong cung hay không. Culup đáp:
- Thưa bà, có nhiều. Nhà vua có nhiều nô tỳ rất xinh đẹp. Hiện nay, vua đang yêu quý nhất một người tên là Gulemđam. Đấy là một cô gái trẻ đẹp nhất trần gian nếu tôi không được gặp bà. Nhưng bây giờ được nhìn thấy bà rồi, tôi thấy bà xinh đẹp hơn cô ấy muôn phần. Không thể nào mang cô ấy ra so sánh với bà.
Lời tán dương ấy không phải không làm nàng Đilara vui lòng. Đilara chính là tên gọi tiểu thư ấy. Nàng cho biết mình là con gái thượng thư Boyruc, một vị đại thần nước Kêrait. Hiện người không có mặt ở Caracorom. Nhà vua Miagiêhan đã phái thượng thư sang kinh đô Samacan nước Tactari thay mặt vua chúc mừng Hãn Uzbec vừa mới được tấn phong làm quốc vương nước ấy. Thừa lúc vắng mặt cha, thỉnh thoảng tiểu thư Đilara chèo kéo một vài bạn trai về nhà- cũng chỉ để giải trí với nhau cho vui thôi; mỗi lần có anh chàng nào bắt đầu tỏ ra vẻ thiếu lễ độ, nàng biết cách làm cho chàng trai ấy phải giữ đúng phép tắc ngay.
Tiểu thư tỏ ra khá hài lòng khi nghe Culup nói nàng còn đẹp hơn cả người nhà vua yêu quý nhất. Được tán dương, cô gái càng thêm thoải mái tự nhiên. Trong bữa ăn, nàng nói bao nhiêu điều dí dỏm thông minh khiến vị khách càng say sưa mê mẩn. Chàng trai về phần mình cũng tỏ ra không kém sắc sảo. Được khuyến khích bởi đôi mắt và thái độ ân cần của người đẹp, thỉnh thoảng chàng lại xen vào đôi ba câu chuyện vui đầy trí tuệ.
Tuy nhiên, rồi cũng đến lúc thấy cần phải ra về. Chàng Culup quỳ xuống trước mặt Đilara và nói:
- Cho dù có được ở lại đây cả một trăm năm, tôi vẫn ngỡ như mình vừa gặp nàng trong chốc lát. Mặc dù vô cùng thú vị được trò chuyện với nàng, giờ xin phép cho tôi cáo từ để nàng nghỉ ngơi. Ngày mai, nếu được nàng rộng lòng cho phép, tôi sẽ quay trở lại.
- Tôi đồng ý,- tiểu thư đáp.- Chiều mai ngài chỉ cần đến trước cổng thánh đường như hôm nay, sẽ có người đến mời ngài về nhà.
Nói xong, nàng sai mang ra một cái túi bằng lụa có thêu kim tuyến bảo tự tay mình khâu, trong túi đựng mấy vật trang sức có giá trị, đặt vào tay chàng trai và nói:
- Thưa ngài Culup, xin ngài vui lòng nhận món quà nhỏ bé này. Nếu ngài khước từ, chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa.
Chàng con trai thương gia Abđala nhận cái túi, cảm tạ cô gái và bước ra khỏi phòng khách. Đến sân chàng gặp bà cụ già tốt bụng lúc nãy đang chờ, bà mở cổng và chỉ cho con đường trở về hoàng cung.
Về tới nhà, chàng trai vào luôn phòng ngủ đi nằm. Nhưng suốt đêm hôm ấy, đầu óc lúc nào cũng nhìn thấy cô tiểu thư xinh đẹp, chàng không sao chợp mắt. Sáng hôm sau chàng dậy thật sớm, vào cung ra mắt nhà vua. Suốt ngày hôm qua vua không trông thấy chàng, nhiều lần hỏi, và hiện vẫn băn khoăn về sự vắng mặt của viên sủng thần. Vừa trông thấy chàng, nhà vua hỏi luôn:
- Ông từ đâu về vậy, hở ông Culup? Ông làm gì suốt ngày hôm qua? Sao ta chẳng thấy ông vào chầu?
- Tâu hoàng thượng,- Culup đáp- nếu ngài cho phép tôi kể lại những chuyện xảy ra với tôi ngày hôm qua, ngài sẽ không ngạc nhiên sao tôi dám vắng mặt.
Nói xong, chàng thuật lại tất cả những chuyện đã xảy ra ngày hôm trước. Vua Miagiêhan lắng nghe, có vẻ thú vị. Vua hỏi:
- Lẽ nào có người đàn bà xinh đẹp đến mm mưu của hai người ấy ngay bây giờ đã rõ, họ muốn chuyển đi ở nơi khác chẳng qua để dễ bề thực hiện mưu đồ mà thôi.
- Việc chạy trốn không thể xảy ra- quan chánh án quả quyết.- Ta sẽ lưu tâm đến việc ấy. Cho dù hai người có chuyển đi ở một nơi nào khác trong thành phố, ta chịu trách nhiệm phái một tốp lính thật đông đảo canh chừng và trình cho ta biết ngay mọi động tĩnh.
Vậy là chàng Culup và nàng Đilara được tự do rời ngôi nhà thương gia Muzaphe. Ngay trong ngày hôm ấy họ ra đi, đến trú tại một nhà trọ dành cho du khách. Họ mua vài tên nô lệ về phục dịch hằng ngày. Không lo thiếu tiền, bởi nàng Đilara có sẵn một khoản tiền hồi môn lớn, chưa tính bao nhiêu ngọc ngà châu báu vẫn đeo trên người. Thoạt tiên, hai người ngỡ lúc này chỉ còn có chuyện vui chơi cho thoả. Mấy ngày đầu, họ quên hết mọi thứ, như thể không có toán lính của quan chánh án đang kè kè bên cạnh, canh chừng suốt ngày đêm.
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI HAI.
Câu chuyện về anh chàng hula ấy, mặc cho ngài thương gia Muzaphe và cậu con trai cả cố giữ kín đến đâu, cũng không khỏi chẳng mấy chốc loan truyền khắp kinh thành Samacan. Không ít người nghe đồn đại, muốn tìm xem mặt tận mắt hai người yêu, thử coi họ sống ra sao. Ở đời thiếu chi người hiếu kỳ, thành thử ngày nào chàng Culup và nàng Đilara cũng phải tiếp khối vị khách kiếm cớ đến thăm.
Một hôm, có một vị ăn mặc rất đàng hoàng, đến xưng mình là một quan chức trong triều đình. Nhà vua đã biết chuyện vừa xảy ra tại toà án, sai ông đến đây tìm hiểu, và báo cho ông bà biết hoàng thượng quan tâm theo dõi số phận của họ. Ông quan nói năng rất mực nhã nhặn, lại hứa sẽ cố gắng hết mình giúp đỡ. Để tỏ lòng biết ơn, hai vợ chồng mời khách nán lại dùng cơm. Và để bày tỏ tấm lòng kính trọng đối với vị khách, bà chủ nhà cất tấm mạng che mặt. Ông quan cực kỳ ngạc nhiên trước sắc đẹp ít thấy của người đàn bà, không thể không thốt lên:
- Ôi, giờ đây tôi chẳng còn ngạc nhiên, sao ngài lại tỏ ra kiên trì đến vậy tại toà án, thưa ngài hula.
Ba người ngồi vào bàn. Nhiều thức ăn đặc sản được dọn ra. Có đủ thứ cao lương mỹ vị, như các món bogra, món culat, món đombê… Sau bữa ăn chính, thức uống được mời, nào vang đỏ vùng Sirat, vang trắng miền Kitmy, rượu hồng thơm ngát xứ Rakimo, …Sau khi dùng tráng miệng, nàng Đilara gọi người nhà đưa cho mình một chiếc trống con, rồi vừa nhịp trống vừa hát một khúc ca theo điệu uzan. Tiếp đó nàng lại gọi lấy cây đàn dây, vừa đàn vừa hát tài hoa đến nỗi ông quan kia vô cùng thán phục.
Cuối cùng nàng Đilara cầm chiếc lục huyền cầm, vừa đệm đàn vừa hát một bản tình ca theo dạng thức nava, dạng thức này thường được dùng để bày tỏ lòng thương nhớ của các người tình chung thủy chẳng may gặp cảnh chia lìa.
Lời bài hát này do chính nàng đặt ra hồi ở thành phố Caracorom, sau ngày Culup bị thất sủng và bỏ đi không lời từ biệt. Lời ca gợi chàng trai nhớ lại những ngày huy hoàng ở kinh đô ấy và bỗng dưng trở nên rầu rĩ. Chẳng bao lâu sau, dường như không chịu nổi chàng bật ra khóc. Vị phái viên của nhà vua nhìn thấy rất ngạc nhiên, hỏi tại sao chàng khóc. Chàng trai con thương nhân Abđala đáp:
- Than ôi, ngài biết rõ nguyên nhân phỏng có ích gì. Ngài chẳng nên mất công tìm hiểu. Chả là tôi vừa nhớ lại các nỗi bất hạnh từng trải qua và suy nghĩ lo âu về những điều không may sắp xảy tới, làm tôi không sao cầm được nước mắt.
Câu trả lời không thoả mãn ông quan, ông khẩn khoản:
- Này, chàng trai trẻ người nước ngoài ơi, nhân danh Thượng đế, chàng hãy kể tôi nghe những chuyện từng xảy ra với chàng. Tôi hỏi không phải vì tò mò. Tôi muốn biết để còn tìm cách giúp đỡ. Rồi đây chàng chẳng phải hối tiếc là đã tâm sự với tôi. Hãy nói cho tôi biết chàng là ai. Tôi nhìn dáng chàng, chắc cũng là con gia đình giàu có; chàng hãy mạnh dạn nói ra, chớ nên che giấu điều gì.
- Trình ngài,- chàng Culup đáp- chuyện của tôi hơi dài dòng, kể ra chỉ làm ngài chán tai.
- Không, không đâu, thậm chí tôi còn yêu cầu ngài chớ nên bỏ qua một chi tiết nào.
Thế là chàng Culup bắt đầu kể chuyện về cuộc đời mình. Chàng nói hết chẳng chút giấu diếm. Chàng thú thật mình không phải là con trai của đại thương gia Muxaut, sở dĩ phải dối trá như vậy may ra có cơ hội cùng nàng Đilara chạy trốn khỏi nơi này. „Nhưng, -chàng nói tiếp- sự dối trá của tôi không mang lại kết quả mong muốn. Chẳng ai tin lời tôi. Người ta đã sai một người hoả tốc đến thành phố Côgien tìm hiểu sự tình. Chỉ ba ngày nữa thôi, người ấy sẽ quay trở lại. Đến lúc ấy, quan chánh án cho đến ngày hôm nay vẫn giam lỏng và canh chừng chúng tôi, thế nào sẽ chẳng nhận ra tôi dối trá và ngài sẽ bắt tôi chết một cách nhục nhã. Chẳng phải tôi lo buồn vì sợ chết lắm đâu; tôi chỉ khổ nỗi sẽ phải cách xa mãi mãi người mình yêu quý. Chính điều này mới làm cho tôi vô cùng đau khổ“. Chàng trai vừa kể chuyện vừa thở dài, thỉnh thoảng còn tuôn nước mắt. Người vợ cũng không ngăn nổi giọt lệ của mình. Cảnh tượng ấy làm phái viên nhà vua động lòng trắc ẩn. Ông nói:
- Tôi xúc động trước nỗi buồn lo của hai ông bà. Tôi sẽ cố sức giúp đỡ hai người. Cầu trời cho tôi làm được việc ấy. Tôi biết chẳng phải dễ dàng đâu. Ngài chánh án là một vị quan toà công mình và không khoan nhượng bao giờ. Một khi biết mình bị lừa dối, ông ta chẳng tha thứ cho ngài. Tất cả những gì tôi có thể khuyên hai ông bà là hãy vững tin trời đất sẽ đoái thương mà cho được mau thoát khỏi cơn hoạn nạn.
Nói đến đấy viên quan cáo từ ra về. Chờ khách đi khỏi, nàng Đilara than với chồng:
- Trên đời thật có lắm người kỳ lạ. Họ tự tìm đến, nói sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Thấy chúng ta buồn bã, họ thôi thúc ta kể hết mọi chuyện cho nghe, bảo để còn tìm cách giúp đỡ cho ta bớt phiền muộn. Sau khi nghe chán chê, họ chỉ ban cho một lời khuyên hãy nên kiên nhẫn. Khi ông này mới đến, thoạt trông thái độ của ông ta có vẻ nhiệt tình cảm thông nỗi bất hạnh của chúng mình, em cứ ngỡ rồi thế nào ông ta cũng giúp cho không việc này thìa, thì cậu Tahe lén xộc vào phòng riêng bà vợ cũ.
Lúc này lòng dạ nàng đang như có lửa đốt. Nàng nôn nóng muốn biết sự tình diễn ra thế nào ở toà án. Nàng băn khoăn lo lắng chờ chàng Culup quay trở lại. Mặc dù tin chắc ở tình yêu sắt đá của chàng, nàng không thể không lo âu, e chàng không đủ nghị lực chịu đựng. Vừa trông thấy người chồng cũ, nàng đã tin sự thể đã diễn ra đúng như mình nghĩ rồi. Chàng Culup hẳn không chịu nổi cực hình đã đành chấp nhận thua cuộc. Nàng rùng mình, cứ tưởng ông chồng cũ đến báo cho biết tin khủng khiếp ấy. Thế là mặt nàng tái nhợt như người chết đuối, và thiếu tí nữa thì ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự. Nhìn thấy cảnh ấy, cậu cả Tahe ta càng hiểu lầm. Cậu nghĩ chắc có ai đó đã nói cho nàng rõ, anh chàng hula kia không chịu làm cái việc tuyên bố đuổi nàng đi, và nàng đang hết sức xốn xang bực bội chính vì chuyện ấy. Cậu nói:
- Nàng ơi, xin nàng chớ quá phiền muộn làm chi. Chưa đến nỗi phải thất vọng. Đúng là tên khốn nạn ta đã chọn nhầm làm hula ấy không muốn trả nàng cho ta, nhưng nàng chớ nên vì vậy mà buồn. Hôm nay, anh chàng đã chịu trận đòn đúng một trăm roi, ngày mai trận đòn còn gấp đôi thế, nếu nó cứ khăng khăng không chịu làm như nó từng thoả thuận với quan phó chánh án. Ngay ngài chánh án cũng đã doạ sẽ cho nó nếm những cực hình ghê gớm nhất. Vậy nàng hãy tạm khuây nguôi đi, bà hoàng của ta ạ. Hãy cố gắng chịu đựng thêm một đêm nay nữa thôi với anh chàng hula ấy, sáng mai chúng ta sẽ trở lại thành vợ thành chồng. Tôi đến đây khẳng định với nàng điều ấy. Nàng hãy kiên nhẫn. Tôi chắc nàng chẳng mấy quan tâm nếu anh chàng khốn nạn ấy bị đòn đau hơn nữa.
- Thưa ngài, - nàng Đilara ngắt lời- Đúng vậy, thái độ của anh hula chính là nguyên nhân làm tôi lo âu. Đời tôi từ nay có được thanh thản hay không, tuỳ thuộc vào câu chuyện ấy. Hỡi ôi! Tôi e vụ này rồi sẽ kết thúc không được như mình mong muốn.
Cậu Tahe vội đáp:
- Xin nàng thứ lỗi cho tôi. Và đừng lo âu nữa. Tôi rất cảm kích trước tấm lòng của nàng. Nàng có thể tin chắc, nội trong sáng mai cuộc hôn nhân của chúng ta sẽ tái lập.
Nói xong, cậu bước ra khỏi phòng người vợ cũ. Lát sau, chàng Culup bước vào.
Vừa nhác thấy chàng trai con của thương gia Abđala, nàng Đilara đang âu sầu bỗng chuyển sang mừng rỡ. Nàng dang rộng đôi tay đón người yêu vào lòng:
- Ôi, người chồng yêu quý của em! Hãy để cho em trả ơn về sự kiên định của chàng. Có đúng là chàng thà chịu đựng cực hình bất công hơn là tuyên bố khước từ Đilara này? Đích thân Tahe vừa cho em biết những gì diễn ra tại toà án. Em vô cùng xúc động trước thái độ kiên quyết của chàng. Bản thân em cũng đau đớn như đang chịu đòn cùng chàng. Thậm chí em không thể nghĩ đến mà không kinh hoàng những cực hình mai đây chàng còn phải chịu.
phận chúng ta. Chưa biết trời muốn bắt tôi phải chết hay trời cho tôi được sống cùng nàng. Ít ra thì trời chẳng nỡ bắt tôi từ bỏ người vợ yêu quý của mình.
Nàng Đilara nói:
- Chẳng lẽ trời vừa cho chúng ta tái ngộ một cách diệu kỳ như vậy, để bây giờ buộc chúng ta phải chia lìa sao. Em không nghĩ trời bắt chàng phải chết. Bởi trời xui em nghĩ ra một cách đánh lừa kẻ thù chung của chúng ta. Chàng đã nói để quan chánh án rõ chưa, chàng từng là sủng thần của quốc vương Kêrait?
- Chưa. Bởi vì quan đã bịt miệng tôi lại ngay từ đầu. Ông nói trước, cho dù tôi xuất thân là người thế nào đi nữa mà hiện nay trong tay không có chút tài sản nào, thì cho dù xuất thân là ai vẫn không được phép giữ nàng làm vợ.
- Đã vậy thì- nàng Đilara tiếp,- chàng hãy làm đúng theo lời em đây. Sáng sớm mai, khi người ta dẫn chàng ra trước toà, chàng chớ ngần ngại xưng ngay mình là con trai của thương gia Maxaut. Ông ta là một đại phú thương giàu có bậc nhất của thành phố Côgien, của cải không để vào đâu cho hết. Chàng cứ nói ông ta là thân sinh mình. Chàng cứ bạo dạn quả quyết, chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ biết điều chàng nói hoàn toàn đúng sự thật.
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI.
Culup hứa sẽ làm theo lời nàng Đilara. May ra như vậy sẽ tránh được trận đòn mới. Lòng chàng lại loé lên hy vọng, biết đâu những lời nói ấy khiến quan chánh án và những người kia để cho hai người được chung sống với nhau. Hai người tạm quên đi chuyện trước mắt; lúc này chỉ còn nghĩ chuyện yêu đương cho thoả thích. Suốt phần ngày còn lại và cả đêm hôm ấy, hai người sống bên nhau như một đôi vợ chồng hạnh phúc. Nhưng trời chưa rạng sáng, đã có kẻ đến khuấy động niềm vui. Người toà án phái đến, do đích thân Tahe dẫn đường, xộc đến đập cửa phòng ầm ĩ và quát tháo:
- Hãy dậy đi, dậy đi ngay, hỡi ông hula kia! Đã đến lúc phải ra trước toà rồi đấy. Hãy dậy ngay.
Nghe gọi, chàng trai buồn bã thở dài, còn cô gái thì bật ra khóc. Nàng nói:
- Tội nghiệp chàng Culup của em, chàng phải trả giá quá đắt cho người vợ này.
- Nàng ơi, xin hãy lau khô nước mắt, tôi không sao chịu nổi nhìn thấy nàng khóc. Chúng ta chớ vội tuyệt vọng. Hãy tin tưởng trời sẽ đoái thương. Trời sẽ cứu giúp chúng ta qua cơn hoạn nạn. Nhờ tin có trời phù hộ, từ trước đến nay tôi chưa hề lo sợ trước bất kỳ hiểm nguy nào.
Chàng trai vừa nói vừa mặc vội áo quần, mở cửa phòng bước ra, theo anh lính đến trình diện quan chánh án. Vị thương gia Muzaphe và cậu con trai theo sau, trông hai người đều tỏ ra rất băn khoăn:
Vừa trông thấy Culup quan chánh án hỏi ngay:
- Thế nào, hỡi anh chàng hula kia, bây giờ anh tính thế nào? Liệu có biết điều hơn ngày hôm qua? Liệu có phải đánh đòn thêm nữa không để anh tuyên bố khước từ người vợ? Ta tin chắc chẳng cần. Chắc anh đã suy nghĩ kỹ. Anh thừa hiểu một người cầu bơ cầu bất chẳng ra cái thớ gì như anh, làm sao cứ một mực đòi giữ một người phụ nữ từng là phu nhân cậu Tahe đây.
Chàng Culup đáp:
- Lạy quan lớn, cầu Thượng đế cho ngài trường thọ. Nhưng xin mạn phép ngài cho tôi được trình, tôi không thuộc hạng người cầu bơ cầu bất. Tôi xuất thân con nhà danh gia vọng tộc. Để ngài rõ hơn, tôi xin được trình, tên tôi là Rucnêtdin, con trai độc nhất của một đại thương gia người thành phố Côgien tên là Maxaut. Thân sinh tôi còn giàu có hơn cả ngài Muzaphe đây. Nếu thân sinh tôi biết tôi vừa cưới vợ, tôi tin người khắc sai mang đến cho tôi ngay một đoàn lạc đà chở đầy vàng bạc, khiến cho tất cả các cô gái trong thành phố Samacan này ghen tị hạnh phúc của người tôi vừa cưới làm vợ. Chỉ vì mỗi một nỗi là khi gần đến thành phố này, tôi bị bọn trộm cướp đoạt hết tài sản, buộc phải vào trong thánh đường xin của làm phúc để sống tạm qua ngày, mà ngài đã vội kết luận tôi làm một người cầu bơ cầu bất chẳng ra cái thớ gì! Trình ngài, chẳng bao lâu nữa, ngài sẽ thấy ra ngài đã nhầm. Tôi sẽ viết thư cho thân sinh tôi ngay lập tức đây. Nhận được tin, chắc chắn cụ sẽ cho chuyển hoả tốc đến thành phố này vô vàn của cải.
Quan chánh án hỏi lại:
- Anh vừa bảo anh là con trai độc nhất của một thương gia giàu cólệ của ông. Ta cùng ông vào trong nhà; rồi ta sẽ nấp ở một góc và quan sát.
Chàng trai đâu dám cưỡng lại ý muốn của nhà vua. Thế là chập tối hôm ấy, vua Miagiêhan khoác luôn một chiếc áo nô lệ, và hai người cùng đến chờ trước thánh đường. Chẳng bao lâu sau, đã thấy bà cụ già hôm qua xuất hiện. Bà bảo chàng Culup:
- Chẳng cần mang theo tên nô lệ này đâu. Ngài hãy cho nó quay trở về.
 
NGÀY THỨ BA MƯƠI TƯ.
 
Nhà vua rất phiền lòng khi nghe bà cụ già nói vậy. Nhưng Culup đã nhanh trí đỡ lời:
- Thưa mẹ yêu quý của con, xin hãy để cho tên nô lệ này theo hầu chúng ta. Chú này rất thông minh và có lắm tài mọn. Chú có khả năng ứng khẩu thành thơ, chú lại có tài hát hay đặc biệt. Con tin bà chủ sẽ chẳng phật ý đâu, khi con giới thiệu chú ấy với bà.
Bà cụ không nói gì thêm. Culup khoác lên mình chiếc áo choàng của phụ nữ y như ngày hôm qua, còn vua Miagiêhan vẫn trong bộ quần áo nô lệ, ba người cùng đi về ngôi nhà hôm trước. Họ lại qua cái sân rộng, từ đấy vào phòng khách. Khách sảnh lúc này đã được chiếu sáng bởi cơ man là đèn nến toả khói thơm lừng.
Tiểu thư Đilara hỏi:
- Sao hôm nay ông lại cho một nô lệ đi cùng?
- Tôi nghĩ nên đưa chú ấy đến đây để giải trí hầu bà – chàng trai đáp. –Chú ấy biết nhiều thứ lắm. Chú vừa là anh hề vừa là nhà thơ vừa là ca sĩ. Tôi hy vọng bà sẽ hài lòng về chú ấy.
Tiểu thư đáp:
- Nếu quả đúng vậy thì hoan nghênh. Nhưng chú mày à,- nàng quay sang bảo nhà vua- chú mày phải biết vâng lời, phải nhũn nhặn, cư xử phải lễ độ khiêm nhường, nhất là không được sàm sỡ với các cô người nhà ta, nếu không chú mày sẽ phải hối hận đấy.
Nhà vua thấy mình lâm vào thế phải đóng vai anh hề, liền bắt đầu nói vui. Vua pha trò cũng khá giỏi, khiến tiểu thư Đilara bảo chàng Culup:
Quả là chàng có một chú hầu rất vui tính, rất thông minh. Tôi còn nhận thấy ở chú ta một nét gì đấy cao quý và hào hoa nữa là khác. Vậy chúng ta hãy cho phép chú làm người hầu rượu tối nay; tôi bắt đầu thấy có cảm tình với chú.
- Bởi người giúp việc của tôi vinh dự làm bà hài lòng,- chàng trai đáp- từ giờ phút này nó không còn là người của tôi nữa, nó thuộc sở hữu của bà, thưa bà.
Chàng quay lại nói tiếp với nhà vua:
- Chú Cantapan à, từ nay ta không còn là ông chủ của chú nữa; tiểu thư đây mới là chủ nhân của mày.
Nghe nói vậy, nhà vua tiến gần đến tiểu thư quỳ xuống hôn tay nàng và nói:
- Thưa bà, giờ đây tôi đã là nô lệ của bà, xin hứa tận tuỵ hầu hạ bà, có gì xin bà dạy bảo.
Tiểu thư chấp nhận vua Miagiêhan là nô lệ của mình, nhưng lại nói với chàng Culup:
- Tôi đồng ý coi chú này thuộc quyền sở hữu của tôi. Nhưng xin phép ngài cho tôi tạm gửi nó ở nhà ngài. Chú cứ ở đấy và hầu hạ ngài, mỗi lần đến đây chơi, ngài hẵng cho chú đi theo. Tôi không thể giữa nó luôn trong nhà tôi, bởi mọi người đã biết nó là nô lệ của ngài. Nếu người ta thấy có một người giúp việc của ngài nay lại đến phục dịch ở nhà tôi, e có thể sinh lời dị nghị. Danh vọng gia đình buộc tôi phải giữ gìn không để xảy ra bất kỳ điều tiếng nào.
Sau khi chuyện trò hồi lâu với nhau, chàng Culup và nàng Đilara cùng ngồi vào bàn ăn tối. Nhà vua đứng hầu trước mặt họ. Ông vua trẻ ấy biết cách làm lắm trò khá thú vị. Tiểu thư nói với chàng Culup:
- Xin ngài cho phép chú này được cùng ngồi dùng bữa với chúng ta tối nay.
Culup đáp:
- Thưa bà, bình thường ở nhà nó không được phép ngồi chung bàn với tôi.
- Chớ nên khắt khe quá vậy, thưa ngài, tiểu thư nói- Xin ngài một lần hạ cố cho chú ấy được cùng nâng ly với chúng ta tối hôm nay, như vậy càng vui chúng ta càng thêm ngon miệng.
- Chú Cantapan à, bà đã muốn vậy thì cho phép chú ngồi xuống đây,- chàng trai nói với nhà vua.
Người nô lệ hờ không chờ đợi gì hơn, ngồi luôn xuống giữa chàng Culup sủng thần của mình và nàng tiểu thư xinh tươi con gái thượng thư Boyruc. Rượu được mang đến, tiểu thư rót một ly đầy đưa cho nhà vua và bảo:
- Hãy cầm lấy, Cantapan; chú hãy cạn chén này chúc mừng sức khoẻ của ta.
Nhà vua hôn bàn tay đưa rượu cho mình, uống một hơi cạn. Sau đấy, rượu được tiếp vào ly tất cả mọi người, đang ngồi quanh bàn ăn. Mở đầu, nàng Đilara cạn ly mình, hàm ý làm gương, để mời mọc mọi thực khách hãy cùng cạn chén và vui chơi thoải mái, không có gì phải giữ gìn hôm nay. Nàng lại rót tiếp một ly rượu đầy tràn, hướng về chàng trai con của thương gia Abđala và nói:
- Thưa ngài Culup, ly rượu này tôi xin cạn, chúc mừng tình cảm của chàng đối với cung nhân yêu quý của nhà vua, nàng Gulemđam xinh đẹp.
Chàng trai đỏ bừng mặt, vội chống chế:
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI TƯ.
Mặc dù hết sức kinh ngạc về sự kiện lạ kỳ đang diễn ra, chàng Culup vẫn có đủ nghị lực che dấu sự ngạc nhiên. Chàng bình thản hạ lệnh cho giở hàng hoá mang vào xếp trong nhà, và truyền mọi người hãy chú ý chăm sóc đàn lạc đà. Thậm chí chàng còn đủ tự nhiên cất lời hỏi người quản đoàn lạc đà:
- Ông Giohe à, xin ông cho tôi biết tin tức về tất cả gia đình họ hàng tôi ở Cogien. Có người anh em hay chị em họ nào của tôi chẳng may đau ốm gì không?
- Trình ngài không- Giohe đáp. –Ơn Thượng đế, tất cả gia đình ta cũng như bà con họ mạc xa gần đều an khang. Chỉ có cụ thân sinh ngài là luôn luôn mong nhớ ngài, cụ trông ngài chóng trở lại nhà. Cụ bảo tôi thưa với ngài, cụ rất mong ngài cùng với phu nhân mau mau trở lại thành phố Côgien.
Chuyện trò giữa người quản đoàn lạc đà với chàng Culup càng làm quan chánh án, cậu Tahe và mọi người ai cũng tin chàng trai này quả thật là con của đại thương gia Maxaut. Mọi người xin cáo từ. Trước khi lui gót, quan chánh án không quên ra lệnh cho toán lính canh đôi vợ chồng mới cưới được trở về doanh trại.
Khi mọi người đã ra về hết, Culup quay vào phòng. Nhờ có sự chăm sóc của những người giúp việc, nàng Đilara đã tỉnh trở lại. Chàng kể tóm tắt cho nàng nghe những điều vừa xảy ra và đưa nàng xem bức thư của thương gia Maxaut gửi. Đọc xong thư, nàng thốt lên:
- Lạy Thượng đế vô cùng công minh, đại lượng! Tạ ơn Người đã tạo nên chuyện thần kỳ. Người đoái thương hai đứa tình nhân chung thuỷ, mà Người đã cho kết giao hai số phận lại với nhau.
Culup nói:
- Bà ơi, lúc này chưa phải chúng ta có thể vui mừng trọn vẹn. Mọi khổ ải của chúng ta chưa phải đã qua hết. Chúng ta vẫn đang trong cơn hiểm nghèo ghê gớm. Nàng bảo tôi hãy xưng đại tên một người, người ấy lúc này chắc đang có mặt tại Samacan. Con trai của đại thương gia Maxaut chắc chắn đang ở trong thành phố này. Thân sinh ông ta đã viết thư cho ông, và gửi cho ông bốn chục con lạc đà chở đầy hàng hóa đặt dưới sự cai quản của ông Giohe. Và ông Giohe này hình như chưa bao giờ được giáp mặt con trai cụ chủ của mình, cho nên cứ theo người nhà ông Muzaphe phái đến Côgien mà tới đây. Chúng ta dễ hình dung những việc gì rồi sẽ xảy ra. Sự nhầm lẫn ấy lúc này có thể thuận lợi cho chúng ta, nhưng niềm vui của chúng ta đâu có thể kéo dài. Giờ đây chúng ta còn không bị quản thúc, không có lính tráng canh chừng nữa, phải mau mau trốn chạy khỏi nơi đây. Lúc này, tin đồn đại về đoàn bốn chục con lạc đà hẳn đã lan khắp kinh thành Samacan. Người con trai thật của thương gia Maxaut sớm hay muộn thể nào chẳng biết. Ông ta sẽ tìm gặp quan chánh án, trình bày quan rõ đã có sự nhầm lẫn. Ai biết được lúc nào thì ông quan toà ấy quay trở lại nhà ta, sai người dẫn tôi tới luôn giá treo cổ.
Lập luận như vậy, chàng Culup vừa phập phồng lo sợ vừa tràn trề hy vọng, không biết lúc này mình có nên mong ước nữa hay không. Thời gian mỗi lúc mỗi qua, mỗi lúc chàng lại ngỡ nhìn thấy cậu Tahe và quan chánh án đã thấy rõ sự thật, đang nổi giận đùng đùng cùng nhau kéo tới. Giữa lúc nước sôi lửa bỏng ấy, vị phái viên của nhà vua, người hai hôm trước đến tìm gặp hai vợ chồng tại nhà, vừa bước vào vừa nói:
- Thưa ngài hula, tôi vừa biết tin mọi nỗi bất hạnh của ngài đã chấm dứt. Cuối cùng trời đã đoái thương nhìn lại ngài. Tôi đến đây xin được bày tỏ niềm vui với ngài, đồng thời tôi cũng muốn ngỏ lời trách ngài một điều: Ngài đã không thành thật với tôi: tại sao ngài nói ngài không phải là con trai của thương gia Maxaut? Ngài đánh lừa tôi làm chi vậy?
- Tôi đã nói với ngài đúng sự thật, kính thưa ngài- chàng Culup vội đáp. Tôi không phải là người thành phố Côgien, tôi sinh ra và lớn lên ở Đamat, như tôi từng có dịp thưa với ngài. Thân sinh tôi mất đã lâu, và tôi đã tiêu xài hoang phí hết tất cả tài sản người để lại cho tôi.
Viên quan nói:
- Nhưng mọi người đều đồn đại ngài vừa nhận bốn mươi con lạc đà chở đủ thứ vải vóc hàng hoá đến cơ mà. Mọi người đều bảo vị đại phú thương Maxaut đích thân viết thư cho ngài, như thể ngài chính là con trai của cụ?
- Quả thật tôi có nhận thư và hàng hoá của thương nhân Maxaut. Nhưng không phải vì thế mà tôi trở thành con trai của ông ấy.
Viên quan lại hỏi sự tình xảy ra như thế nào. Chàng hula thuật lại đầy đủ chi tiết. Nghe xong, ông nói:
- Tôi cũng nghĩ như ông, đây là một sự nhầm lẫn. Người con trai của ông Maxaut chắc hiện đang có mặt tại thành phố Samacan. Vì vậy, tôi nhất trí với ngài, hai ông bà nên trốn đi ngay đêm hôm nay.
- Đấy cũng chính là ý định của chúng tôi, thưa ngài, -chàng Culup đáp.- Miễn là từ giờ đến sáng sớm mai vẫn chưa có ai báo cho quan chánh án biết quan đã nhầm lẫn. Chúng tôi chẳng dám mong gì hơn thế.
- Về việc ấy ngài chớ nên lo âu- ông quan lại nói.- Hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp. Nhẽ nào trời lại muốn cho ngài lâm nạn, bởi trời vừa tạo ra sự thần kỳ, nhờ đó ngài tránh được trận nhục hình mới.
Viên quan còn nói nhiều điều khác nữa khích lệ đôi vợ chồng bớt lo sợ. Sau đó chúc họ mọi sự tốt lành và xin cáo từ.
Còn lại trong nhà hai vợ chồng, họ bàn với nhau chuẩn bị chạy trốn tối hôm nay. Hai người sốt ruột muốn trời tối mau mau. Nhưng trời chưa tối thì đã lại nghe có tiếng ồn ào. Rồi đột nhiên có rất nhiều quân sĩ tiến cưỡi ngựa tiến vào bên trong sân. Cảnh tượng này khiến đôi vợ chồng hết sức kinh hoàng, những tưởng đây là lính tráng quan chánh án phái tới áp giải chàng trai đi xử tử. Nhưng họ hết lo sợ ngay khi biết đây là quân lính của nhà vua. Viên chỉ huy xuống ngựa, nơi Culup đang ngồi cùng vợ. Ông ta lần lượt chào hai người một cách kính trọng, rồi nói với chàng Culup như sau:
- Thưa ngài, Hãn Uzbec, nhà vua vĩ đại của chúng ta sai tôi tới đây. Đức vua muốn gặp con trai của ngài đại thương gia Maxaut. Đức vua đã biết câu chuyện xảy ra với ngài, hoàng thượng muốn nghe đích thân ngài thuật trình. Vì vậy, Đức vua gửi ngài chiếc áo chầu này, để ngài mặc khi vào chầu yết đức vua cho hợp lễ.
Chàng con trai của thương nhân Abđala nghĩ giá mình không phải làm việc này thì hay biết bao. Tuy nhiên không thể không tuân lệnh đức vua. Chàng mặc chiếc áo chầu vào, theo viên chỉ huy và toán quân sĩ ra khỏi nhà. Viên chỉ huy mời chàng cưỡi lên một con lừa thắng yên cương vàng khảm ngọc. Một tên giám mã ăn mặc sang trọng giữ bàn đạp và thưa với chàng:
- Đây là con lừa lấy trong đội lừa ngựa của hoàng gia. Xin mời ngài hãy lên yên cho. Tôi xin phép dẫn đường ngài tới hoàng cung.
Culup bước đến gần, viên giám mã hạ thấp bàn đạp xuống cho chàng đặt chân lên. Chàng hula nhẹ nhàng nhảy lên yên, cùng với toán quân sĩ đi vào hoàng cung.
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI LĂM
Vừa tới cổng hoàng cung, đã thấy nhiều quan hầu chực sẵn nghênh đón, mời chàng qua cổng chính vào tận gian phòng lớn, nơi đức vua vẫn tiếp các sứ thần nước ngoài. Đến sân, đích thân đại tể tướng của nhà vua bước đến, cầm tay chàng dẫn vào trong phòng. Đức vua mặc chiếc hoàng bào đính nhiều kim cương, hồng ngọc và bích ngọc, đang ngồi trên chiếc ngai làm bằng ngà voi. Các vị đại thần triều đình Tartari xếp hàng đứng chầu hai bên. Choáng ngợp trước cảnh huy hoàng, chàng Culup không dám ngước lên nhìn thẳng vào nhà vua. Chàng cui mặt xuống đất, tiến đến gần và quỳ mọp dưới chân ngai. Đức vua phán:
- Chàng con trai của thương gia Maxaut à, người ta tâu cho ta biết, vừa xảy ra với anh nhiều việc lạ lùng. Ta muốn anh đích thân thuật lại ta nghe đầy đủ câu chuyện, không được che dấu điều gì.
Chàng Culup nhận ra giọng nói quen quen, ngước mắt nhìn và nhận ra đức vua chính là người đàn ông hôm nào từng đến thăm hai vợ chồng và xưng mình là phái viên của Hãn Uzbec, và chàng đã dốc hết bầu tâm sự với ông ta. Chàng vội vàng phủ phục xuống đất và bắt đầu khóc. Tể tướng đỡ chàng dậy và nói:
- Chớ nên quá sợ hãi, chàng trai à. Hãy tiến đến gần hơn và hôn gấu áo của đức vua.
Chàng con trai của thương nhân Abđala làm theo, vừa run vừa tiến đến sát chân vua, hôn gấu chiếc áo hoàng bào, đi thụt lùi mấy bước rồi đứng yên như phỗng, đầu vẫn chưa dám ngước lên. Nhà vua Hãn Uzbec đã bước xuống ngai, cầm tay chàng, dẫn chàng vào phòng riêng của mình. Vua cho chàng biết:
- Culup ạ, từ nay anh chớ có lo lắng gì thêm. Chớ nên than vãn số phận hẩm hiu. Từ nay, anh không phải chịu đau khổ nữa. Sẽ không có ai dám buộc anh phải xa cách nàng Đilara của anh. Hai vợ chồng anh sẽ sống ở đây, ngay trong triều đình ta. Ta sẽ giao cho anh chức vụ mà anh từng giữ ở Caracorom, tại triều đình vua Meagiêhan. Hôm trước, sau khi ta nghe tâu tấm lòng chung thuỷ của anh đối với vợ, vì hiếu kỳ ta thân hành đến gặp anh. Anh đã làm ta hài lòng. Sự tin cậy của anh đặt vào ta khiến ta đi đến quyết định cứu sống anh, và cho phép anh sống lâu dài hạnh phúc với người anh yêu quý. Chính ta đã sai làm tất cả mọi việc anh từng nhìn thấy tận mắt. Bốn mươi con lạc đà người ta dẫn đến nhà anh ấy, thuộc lạc đà trong hoàng cung ta. Ta đã sai mua tất cả số vải vóc xếp lên lưng đoàn lạc đà. Viên Giohe cai quản đàn lạc đà ấy không ai khác một hoạn quan của ta ít có dịp ra ngoài hoàng cung. Ta đã sai quan hầu viết bức thư anh đã nhận được. Sợ người nhà Muzaphe phái đi Côgien quay trở về có nói ra sự thật chăng, hôm qua ta đã sai người đón nó dọc đường, truyền cho nó biết lệnh ta, là phải trình với chủ nhân nó khớp theo cách ta mong muốn. Đấy là thêm một niềm vui nữa. Tất cả những việc làm trên đều là niềm vui đối với ta.
Nhà vua nói xong, chàng Culup quỳ lạy. Chàng cảm tạ nhà vua và hứa suốt đời sẽ chẳng bao giờ quên được ơn sâu. Ngay ngày hôm ấy chàng trai đưa nàng Đilara vào ở trong hoàng thành. Hãn Uzbec cấp cho họ một ngôi nhà lộng lẫy, kèm theo cùng một khoản bổng lộc lớn. Đức vua còn nhờ nhà văn nổi tiếng nhất thành phố Samacan thời bấy giờ chép lại câu chuyện tình giữa chàng Culup và nàng Đilara.
Bà nhũ mẫu Farucna kể xong chuyện chàng Culup, ngừng lời để lắng nghe nàng công chúa sẽ nói lên cảm tưởng của mình về câu chuyện ra sao. Vốn có định kiến sâu sắc với đàn ông, công chúa không đồng tình với ý kiến của các người hầu, ai cũng cho rằng chàng trai con thương gia Abđala quả là một tình nhân hoàn hảo. Công chúa nói:
- Không, không, chẳng phải thế đâu. Tại sao khi anh chàng bị đuổi khỏi triều đình vua Kêrait, anh ta rời kinh thành Caracorom ngay mà không tìm cách gặp để từ biệt Đilara? Tại sao anh ta chẳng buồn ngỏ lời với nàng? Ừ thì ta công nhận là nhà vua quả có ra lệnh cho anh rời khỏi thành phố ngay tức khắc. Nhưng đã yêu nhau thì phải tìm ra cách gặp nhau chứ. Đúng ra anh chàng phải nghĩ ra cách làm sao gặp được và từ biệt cô con gái thượng thư Boyruc mà anh chàng lúc nào cũng bảo mình rất yêu quý. Chẳng phải ta chỉ chê trách có mỗi một việc ấy thôi. Tại sao vừa đặt chân đến Samacan có mấy ngày, chàng ta đã quên luôn người yêu của mình, và sẵn sàng đóng vai hula như vậy? Hơn nữa, khi đã nhận ra đúng người yêu của mình rồi, anh chàng vẫn muốn giữ vẹn lời thề và đòi sẽ tuyên bố đuổi vợ đi, tại sao vậy? Nếu cô ấy không khóc lóc thở than, thì anh chàng chắc đã không dám chối bỏ lời thề. Một tình nhân thật sự yêu đương đâu có xử sự như vậy?
Bà nhũ mẫu Xutlumêmê nói:
- Thưa công chúa, chính vì muốn giữ danh dự cho nên phản ứng đầu tiên của chàng Culup là sẽ giữ vẹn lời thề, riêng tôi thấy ta không nên chê trách chàng về việc ấy. Nhưng thưa công chúa,- bà nhũ mẫu nói thêm,-bởi vì công chúa là người tế nhị đến vậy, tôi xin được kể một câu chuyện khác. Rồi công chúa sẽ thấy chuyện tôi sắp kể đây còn thú vị hơn nhiều chuyện chàng Culup hay chuyện chàng Abuncaxem.
Tất cả người hầu của nàng công chúa nghe bà nhũ mẫu nói vậy đều reo lên mừng rỡ. Bởi tất cả đều hiếu kỳ muốn nghe câu chuyện mới.
Vừa nghe công chúa Farucna cho phép, bà Xutlumêmê bắt đầu kể câu chuyện ấy như sau:
--!!
  • Lời giới thiệu (B)
  • Lời giới thiệu (C)
  • Lời giới thiệu (D)
  • Lới giới thiệu (E)
  • LỜI TỰA
  • LỜI THƯA I (*)
  • LỜI THƯA II(*)
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 2 (B)
  • Chương 2 (C)
  • Chương 2 (D)
  • Chương 2 (E)
  • Chương 2 (F)
  • Chương 2 (G)
  • Chương 2
  • Chương 2 (B)
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 4 (B)
  • Chương 5
  • Chương 5 (B)
  • Chương 5 (C)
  • Chương 6
  • Chương 6 (B)
  • Chương 6 (C)
  • Chương 7
  • Chương 7 (B)
  • Chương 7 (C)
  • Chương 7 (D)
  • Chương 7 (E)
  • Chương 7 (F)
  • Chương 8
  • Chương 8 (B)
  • Chương 9 (A)
  • Chương 9 (B)
  • Chương 9 (C)
  • Chương 10 (A)
  • Chương 10 (B)
  • Chưong 10 (C)
  • Chương 10 (D)
  • Chương 11
  • Chương 12 (A)
  • Chương 12 (B)
  • Chương 12 (C)
  • Chương 12 (D)
  • Chưong 13
  • Chương 14 (A)
  • Chương 14 (B)
  • Chương 15
  • Chuơng 16
  • Chương 16 (B)
  • Chương 17
  • Chương 18 (A)
  • Chương 18 (B)
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23 (A)
  • Chương 23 (B)
  • Chương 24 (A)
  • Chương 24 (B)
  • Chương 25
  • Chương 26 (A)
  • Chương 26 ( B)
  • Chương 27
  • Chương 12 (B)
  • Chương 12 (C)
  • Chương 12 (D)
  • Chưong 13
  • Chương 14 (A)
  • Chương 14 (B)
  • Chương 15
  • Chuơng 16
  • Chương 16 (B)
  • Chương 17
  • Chương 18 (A)
  • Chương 18 (B)
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23 (A)
  • Chương 23 (B)
  • Chương 24 (A)
  • Chương 24 (B)
  • Chương 25
  • Chương 26 (A)
  • Chương 26 ( B)
  • Chương 27
  • Chương 28 (A)
  • Chương 28 (B)
  • Chương 29
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!9244_34.htm!!!!!!9244_35.htm!!! Đã xem 525091 lần.


    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 14 tháng 5 năm 2007

    Truyện Nghìn lẻ một ngày ---~~~cungtacgia~~~--- !!!9244_34.htm!!!!!!9244_35.htm!!! Đã xem 525091 lần. --!!tach_noi_dung!!--

    Dịch giả: Phan Quang
    Chương 8
    CHUYỆN HOÀNG TỬ CALAP VÀ CÔNG CHÚA NƯỚC TRUNG HOA

    --!!tach_noi_dung!!--
    Công chúa đã nghe chuyện chàng Culup, giờ đây tôi xin kể chuyện chàng hoàng tử Calap, con một nhà vua- xứ ấy gọi vua là Hãn-thủ lĩnh người bộ tộc Nogai thuộc xứ Tartari. Sử sách không tiếc lời ngợi ca chàng trai kiệt xuất. Sử ký thời ấy chép rằng hoàng tử vượt trội mọi chàng trai con vua cháu chúa trên đời cả về trí tuệ sắc sảo và võ nghệ cao cường. Chàng hiểu biết rộng hơn nhiều học giả uyên thâm nhất. Chàng thông suốt ý nghĩa huyền bí của mọi lời chú giải Thánh Kinh Coran. Chàng thuộc lòng tất cả các vần thơ của đức Môhamêt. Tóm lại sử gọi chàng là vị anh hùng của Châu Á, con phượng hoàng ở phương Đông.
    Quả vậy, hoàng tử ấy vừa tròn mười tám tuổi thì có thể nói là một chàng trai tuyệt thế vô song. Chàng là linh hồn các hội đồng bàn việc cơ mật của triều đình-danh hiệu nhà vua thời ấy là Timuatat. Mỗi khi chàng bày tỏ ý kiến, thì các đại thần giàu kinh nghiệm nhất cũng chỉ có thể tán thành. Ai cũng ngợi ca sự thận trọng và trí khôn ngoan của chàng. Ngoài ra, mỗi khi đất nước có chiến tranh, người ta luôn thấy hoàng tử dẫn đầu đoàn quân tiến lên phía đón đánh kẻ thù, chiến đấu và chiến thắng. Chàng đã đánh thắng nhiều trận lớn, những chiến tích đạt được dưới sự chỉ huy của chàng làm cho người bộ tộc Nogai trở thành những người nổi tiếng ai ai cũng kính nể, đến nỗi các nước lân bang không nước nào dám gây nên bất cứ chuyện gì làm người Nogai phật ý.
    Tình hình đất nước và cuộc sống bộ tộc dưới sự cai trị của vị Hãn thân sinh chàng Calap đang thanh bình tốt đẹp mọi bề, chợt một hôm có sứ thần nhà vua nước Carim đến xin triều yết. Sứ thần thông báo với Hãn Timuatat rằng quốc vương Carim đòi từ nay trở về sau người Nogai ở Tartari hằng năm phải cống nạp cho họ. Nếu người Nogai không chấp nhận, nhà vua nước ấy sẽ thân chinh dẫn đầu một đạo quân hai mươi vạn người kéo đến phế truất vị Hãn khỏi ngai vàng, lấy đầu nhà vua cùng với cả gia đình, để trừng phạt tội không chịu nhanh chóng và vui lòng thần phục nước Carim. Được tin, Hãn Timuatat khẩn cấp triệu tập hội đồng cơ mật. Mọi người cùng bàn bạc xem, nên chăng cống nạp hàng năm hay là chống đối lại một kẻ thù hùng mạnh. Hoàng tử Calap cũng như phần lớn các triều thần trong hội đồng đều qủa quyết người Nogai nên coi khinh mọi sự đe doạ của nước ngoài. Thế là sứ giả Carim bị đuổi về với lời từ chối.
    Ngay sau quyết định ấy, người Nogai phái đại diện đến các bộ tộc lân bang nói cho họ rõ tình hình, và khuyên họ nên linh minh với Hãn Timuatat xứ Tartari, cùng nhau chống lại quân đội xâm lược của nhà vua nước Carim. Ông này là người có tham vọng quá đáng. Chắc chắn nếu Hãn người Nogai chịu khuất phục thì đến lượt các bộ tộc khác sẽ bị người Carim cử sứ thần đến doạ nạt và sách nhiễu đủ điều. Các sứ giả được nhà vua cử đi làm thuyết khách đều thành công. Các tộc lân bang trong đó có nước Xiêcca hùng mạnh, hứa hẹn sẽ liên minh với Hãn Timuatat, và người Xiêcca nhận sẽ chi viện cho Hãn năm vạn quân binh. Được những lời hứa hẹn ấy, vị Hãn thủ lĩnh người Nogai động viên thêm nhiều quân dự bị khác của mình, ngoài đạo binh thường trực chiến đấu. Trong khi người Nogai còn lo chuẩn bị nghênh chiến thì vua nước Carim về phần mình nhanh chóng tập hợp đủ hai trăm ngàn chiến binh. Đạo binh lớn ấy vượt qua sông Giaxat gần thành phố Côgien, rồi mượn đường băng qua các nước Ilat và Saganac, ở đấy họ thu thập thêm và tích trữ rất nhiều quân lương. Từ Côgien, quân Carim tiến đến một cách đồng bằng thường gọi là đồng Giun. Trong thời gian này, quân của Hãn thủ lĩnh người Nogai đặt dưới quyền chỉ huy của hoàng tử Calap vẫn án binh bất động, vì còn chờ người Xiêcca và quân các bộ tộc liên minh kịp kéo tới hội quân. Viện binh vừa tới, hoàng tử ngay lập tức ra lệnh xuất quân, trực chỉ về cách đồng Giun. Quân của chàng vừa mới vượt qua sông Gienghi, thì những lính được phái đi thám thính quay trở về báo đội quân thù địch đã xuất hiện đằng trước và đang dàn quân tiến tới. Ngay lập tức chàng hoàng tử trẻ cho dừng quân, bố trí trận tuyến sẵn sàng chiến đấu.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 14 tháng 5 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--