Nước Âu Lạc và nhà Thục

Theo truyền thuyết và sử cũ thì An Dương Vương tên là Thục Phán là cháu vua nước Thục. Nước Thục này là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái, được gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể lại rằng: Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ sang cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mướn tiếng cầu hôn đó thôị Không lấy được Mỵ Nươn, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đờu sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của vua Hùng. Ddến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bạii quân Thục. Vua Hùng Vương tự ngạo nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay saỏ Bèn chỉ lo say sưa yến tiệc không lo việc quân chinh. Vì thế, khi quân Thục đánh lại, vua Hùng còn trong cơn saỵ Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.
Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹo yên mọi bề, xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc, (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú.