Nước Văn Lang và các Vua Hùng

Theo sử cũ thì nước Văn Lang chia làm 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang)
5. Vũ Ddịnh (Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyến (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên, Nam Ddịnh, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Ddức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Văn
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Vĩnh Phú) đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.
Thởu ấy người Văn Lang lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang làm cơm (là cây đao, có mình to như cây cọ, thân cây có bột ăn được), lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muốị Cày bằng đao, cắt bằng lửa, làm cơm nếp bằng ống tre, gác cây làm nhà sàn, cắt ngắn tóc để đi trong rừng cho tiện. Khi có người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho hàng xóm. Trai gái lấy nhau chưa biết dùng trầu cau mà lấy phong muối làm đầụ
Ddời Hùng Vương thứ nhất, người nước Văn Lang làm nghề chài lưới, cứ hay bị thuồng luồng làm hại, vua mới bắt dân lấy chàm vẽ mình để thú dữ cứ tưởng đồng loại không làm hại nữạ
Theo sử cũ chéo thuyền của dân ta ở đàng mũi hay là hai con mắt, để thủy quái ở sông, bể nhìn thấy mà sơ..
Thông qua những truyền thuyết trong 15 bộ lạc trên, bộ lạc Văn Lang mạnh nhất. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh, tài ba, thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh, liên minh các bộ lạc rồi chuyển thành người cầm đầu cả 15 bộ lạc. Vị thủ lĩnh đó gọi là vua Hùng, cha truyền con nốị
Cả nước hồi đóchia ra 15 bô.. Ddứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, cũng cha truyền con nốị Dưới bộ là các công xã nông thôn, đứng đầu là bồ chính (già làng). Mỗi công xã có một ngôi nhà chung để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng.
Chính phủ Văn Lang của các vua Hùng đơn giản, mới hình thành nhưng đã được lòng ngườị Từ tình cảm công đồng đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm, và đấu tranh giữ gìn làng bản, đất nước.
Trong thời vua Hùng có hai truyền thuyết được rộng rãi lưu truyền trong dân gian thể hiện tinh thần này đó là "Phù Ddổng Thiên Vương" và "Sơn Tinh Thủy Tinh"