Triệu Việt Vương (540-571)

Khi được Vua Lý Nam Đế trao cho toàn bộ binh quyền, Triệu Quang Phục, người huyện Chu Diên (Hải Hưng) thấy rằng thế giặc còn mạnh, khó có thể đánh thắng nên đưa hơn 1 vạn quân từ miều núi về đồng bằng tìm cách đánh giặc. Do thông thuộc miền sông nước Chu Diên, ông đưa quân về Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Hải Hưng), nơi đây là vùng đất rộng mênh mông, lau sậy um tùm, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước dọc theo mấy con lạch nhỏ mới tới được bản doanh của nghĩa quân.
Khi đem quân về Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã tính đến việc tự túc lương thực để chiến đấu lâu dàị Ông chia quân ra làm nhiều nhóm: Nhóm chặt cây, nhóm đi săn vịt trời, chim để nuôi quân. Lương thực thiếu thốn, Triệu Quang Phục phải cùng quân dân ăn củ súng, khoai dại, để dành thóc gieo ma.. Khi doanh trại đã xây dựng những phần cơ bản cũng là lúc tướng giặc Trần Bả Tiên biết được nơi trú của quân lính tạ Hắn đem quân trùng trùng điệp điệp đến bủa vâỵ Tướng giặc nhìn đầm rộng chỉ có lau sậy bèn đắc ý nói với lính của mình:
-Số phận quân Dạ Trạch đã được định liệụ Một vạn miệng ăn chen chúc trong đầm thì sẽ chết vì đóị Ta chỉ cần vây chặt mà không cần đánh cũng thắng.
Trần Bá Tiên chia quân lập một hệ thống đồn binh vây bọc kín khu đầm, cắt đứt liên lạc và tiếp tế giữa quân Việt với dân chúng. Hắn không hề ngờ được, bên trong vòng vây, Triệu Quang Phục một mặt cho quân do thám hành động của giặc, mặt khác cho đắp bờ, khoanh bãi, làm nền ruộng, gieo mạ để làm lúạ Hơn nữa, ông còn nhằm trước khu đất cao ở gần sông Cái để sửa soạn làm mùa saụ Tất cả những công việc này đều được tiến hành trong điều kiện thiếu thốn về nông cụ vì vậy Triệu Quang Phục đã làm gương cho quân lính xuống ruộng cùng cầm cày để làm ruô.ng. Sau những ngày thiếu thốn đó, quân dân ta chẳng những có đủ lương thục ăn lâu dài mà còn có thóc để dành phòng cho chiến tranh lâu dàị Theo lệnh của Triệu Quang Phục: "Lúa quý như mạng ngườị" Mọi người lính đều thúc đẩy thêm việc trồng trọt lúa gạo và thực phẩm.
Bao vây lâu ngày mà vẫn không thấy nghĩa quân xuất hiện chết đói, ngược lại thì các đồn giặc liên tiếp bị đánh, lương thực bị cướp đi nên quân giặc lại lâm vào tình trạng thiếu thóc gạọ Bên giặc càng ngày càng khó khăn, trong khi đó bên quân Việt càng ngày càng vững ma.nh.
Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục xưng hiệu là Triệu Việt Vương. Dân gian gọi ông là Dạ Trạch Vương. Đến năm Canh Ngọ (550), thừa dịp nhà Lương có loạn lớn, bên giặc suy yếu trầm trọng, Triệu Việt Vương từ Dạ Trạch xuất toàn bộ quân giao chiến, giết được tướng giặc là Dương Sàn, lấy lại Kinh Đô, khôi phục lại nền dân chủ cho dân Việt.
Năm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử, là người anh họ của Lý Nam Đế, đem quân về đánh Triệu Việt Vương để giành ngôi nhà Lý. Nhưng đánh không thắng cho nên Phật Tử xin giảng hòạ Triệu Việt Vương nể tình của Lý Nam Đế ngày xưa mà thuận chia đất cho Lý Phật Tử và còn gả con gái là Cải Nương cho Nhã Lang, con Lý Phật Tử. Bề ngoài tuy tỏ tình hòa hiếu nhưng bên trong Phật Tử vẫn có ý muốn đoạt ngội nên đã chờ cơ hội tốt để hành đô.ng.
Năm Tân Mão (571), Phật Tử phản trắc, bất ngờ đem quân xuống đánh Triệu Việt Vương. Vì không phòng ngờ Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha, cùng đường gieo mình xuống biển tự sát.
Dân ta đã lập miếu thờ tại nơi nàỵ Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), vua Trần Nhân Tông sắc phong là Minh Đạo Hoàng Đế cho ông, và năm Trùng Thông thứ 4, vua lại ban thêm hai chữ "Khai Cơ". Năm Long Hưng thứ 21 (1313) đời Trần Anh Tông, vua ban thêm bốn chữ: "Thánh Liệt Thần Vũ."