Nhà Đông Hán

Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ sát nhập vào nhà Ddông Hán rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh đến đâu thì xây thành đă‘p lũy đến đó. Mã Viện còn cho xây cây đồng trụ ở biên giới và khă‘c sáu chữ, "Ddồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt." (Cây đồng trụ mà đổ thì người Giao Chỉ mất nòị) Người Giao Chỉ đi qua chỗ đó, ai cũng phải bỏ vào chân cột đồng một hòn đá. Về sau này thành gò đá nhưng đến nay không còn biết cột đó ở đâụ
Cũng như nhà Tây Hán, nhà Ddông Hán gom miền đất Âu Lạc cũ thành Châu Giao gồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và khoảng 50 huyện. Ddứng đầu châu vẫn là thứ sử từ Trung Quốc cử sang. Thứ sử có quyền că‘t đặt quan lại và điều động quân lính ở trong châu đó. Ở mỗi quận có chức thái thú cũng là ngườI Hán. Dưới quận là các huyện. Còn chế độ lạc tướng cha truyền con nối ở huyện bị bãi bỏ. Thay cho các lạc tướng Việt là những tên người Hán. Luật cũ của dân Việt bị bãi bỏ. Dân ta phải theo luật của ngườI Hán. Chính quyền đô hộ ra sức đưa dân Hán sang ở chung với ngườI Việt để đồng hóạ Họ bă‘t dân Việt phải học chữ Hán và tiếng Hán, truyền bá tư tưởng, "thần phục thiên tử," "quy phục thiên triềụ"
Hàng năm dân ta phải cống nộp sản phẩm quý như: sừng tê giác, ngà voi, gỗ trầm hương, ngọc trai, đồi mồi, san hô, kể cả hoa quả quý như vải, nhãn, dứa… Rồi có cả những thợ thủ công tài ba cũng bị trở thành hàng cống nộp.
Sử của Sĩ Nhiếp có viết rằng mỗi năm thu hàng ngàn tấm vải cát bá, hàng trăm ngựa và nhiều thứ lâm thổ sản quý khác. Tôn Tư đã bă‘t hàng ngàn thợ thủ công có tài, khéo léo, tinh xảo sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).