Phế Đế (979-980)

Đinh Liễu, Đinh Toàn(Đinh Tuệ) và Đinh Hạnh Lanh là ba người con trai của Đinh Tiên Hoàng. Đinh Liễn và Đinh Hạng Lang đã mất nên Đinh Toàn kế nghiệp ngôi vuạ Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc thấy vua còn nhỏ mà binh quyền nằm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn nên họ nghi Lê Hoàn tư thông với Dương Thái Hậu (Dương Vân Nga) nên cử binh mã đến đánh. Nhưng họ bị Lê Hoàn đánh bạị Vào lúc đó, nhà Tống nghe tin Tiên Hoàng mất và các đại thần đất việt tranh giành quyền lợi nên muốn lợi dụng dịp này mà đánh chiếm lấy nước tạ Lê Hoàn sai Phạm Cự Lượng làm đại tướng quân đem binh đi chống giữ nước nhà. Trước lúc tiến đánh, quân binh họp lại nói rằng bây giờ quân dữ đang đánh chiếm nước nhà mà vua còn quá nhỏ thì sau này có ai thưởng phạt. Dù họ hết sức lập công thì sau này ai để lại sử sách nên họ quyết định tôn Thập đạo tướng quân lên làm vua rồi đánh giặc cũng chưa muộn. Quân sĩ đồng lòng đều hô vạn tuế và tôn Lê Hoàn lên làm vuạ Mặt khác Thái Hậu Dương Vân Nge thấy con mình cầm quyền trị nước cũng không dược, chỉ có Lê Hoàn là người có khả năng nên cũng đồng lòng lấy long bào choàng lên vai Lê Hoàn trong tiếng reo của quân sĩ. Với cử chỉ của bà đã biểu hiện thái độ sáng suốt của một người có tâm hồn vì nước vì vậy bà được tôn làm anh hùng của sử sách.
Đinh Toàn chỉ làm vua được 8 tháng nên sử gọi là Phế Đế, sau đó ông tồn tại với tước vương là Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu (1001) trong dịp ông cùng vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đi dẹp loạn Cử Long thuộc cùng Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Đinh Toàn trúng tên đã tử mạng trên chiến thuyền vào tuổi 27.
Vậy triều Đinh làm vua được hai đời trọng 14 năm. Lê Hoàn lên làm vua, và Dương Vân Nga trở thành Hoàng Hậụ