Một mùa xuân nặn bằng bột gạo

Đón chúng tôi không chỉ là ba má mấy đứa lớp Một. Đón chúng tôi còn rất nhiều người, ăn n rực rỡ xanh đỏ tím vàng, từ truyện, từ phim bước ra, xếp hàng trước cổng trường.
Tội nhận ngay ra Trư Bát Giới vì cô giáo mới dạy tả con heo. Đúng khuôn mặt ấy. Cái miệng lấn lướt hai lỗ mũi, lại còn ép hai con mắt híp lại. Cái bụng đã bự lại còn phưỡn ra đỡ trái dưa hấu khu khư trong hai tay ôm. Nhìn trái dưa biết là đã Tết. Tết rồi. Kìa, Tôn Ngộ Không, một tay gãi giò, một tay vung gậy sắt múa lân. Lại còn loan, còn phụng. Lại còn ngựa sắt làng Phù Đổng có Thánh Dóng cưỡi trên lưng...
Bạn Giàu móc số tiền chưa ăn quà hết, mua Thánh Dóng, mua Tôn Ngộ Không, mua Trư Bát Giới..mua gần hết rồi đưa lên miệng như ăn cà rem.
Tôi nuốt nước miếng. Không phải tôi thèm mà tôi thương một đám rước đang lạc bước vào cái miệng háu ăn. Tôi muốn cứu lấy, dù một hai người trong đám rước ấy nhưng tôi không có tiền. Tiền quà sáng tôi đã góp với lớp để mua quà xuân gửi các chú bộ đội.
Tôi lại nuốt nước miếng. Chú thợ nặn ra đám rước kia nhìn thấy, chú vừa nhéo những cục bột đủ màu, vừa nói với tôi:
Mua đi cháu. Ăn được đấy. Năm trăm thôi. Hết tiền rồi chứ gì! Này cầm lấy chú bộ đội này. Đã khoác súng lại đeo lựu đạn. Thôi về đi, ba má đợi cơm ở nhà kìa. Về đi, mai trả tiền cũng được.
Tôi lí nhí cảm ơn rồi chạy ù về. Tôi về với chú bộ đội trên tay. Nhờ chú mà không bị ba má la y dù về trễ giờ cơm. Ba má còn mải ngắm chú bộ đội thiệt mềm, thiệt ngọt, đủ mũ cối dép râu đang đứng nghiêm trên một que tăm.
Sáng hôm sau tôi hăm hở đi học để tra món tiền còn thiếu, để mua giúp má một con loan, mua giúp ba một con phụng. Không thấy chú thợ nặn đâu. Ggiờ chơi không thấy. Ra về cũng không thấy. Không thấy chú thợ nặn mặc áo bộ đội cũ mèm, bạc phếch. Chú lại đã tới một trường học khác, ngồi phệt xuống đất, vân vê mười ngón tay, nặn một mùa xuân bằng bột gạo.