Dịch giả Duyên Hồng
Phần 26

Mụn nước: Không dễ dàng cắt cơn đau ngứa
Khi có những mụn nước, cơ quan sinh dục sẽ ngứa ngáy. Mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng quy đầu và bao quy đầu đối với nam, ở âm thần đối với nữ. Mụn giộp sẽ tái đi tái lại trên cùng một vùng da. Khi thời
tiết nóng, mang quần jean, cơ quan sinh dục bị ẩm sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ. Mụn giộp xuất hiện do mẫn cảm với thuốc cũng dễ xẩy ra ở tuổi dậy thì.
Bệnh rận mu
Bệnh rận mu do kí sinh trùng gây nên; loại kí sinh trùng này thường sinh sôi ở cơ quan sinh dục. Nó cắn và hút máu dưới lỗ chân lông, đồng thời tiết ra chất độc làm cho da ở vùng nhiễm bệnh đỏ tấy và gây ngứa, trên da cũng xuất hiện vết cào do móng tay gây nên. Kí sinh trùng cũng hoạt động ở vùng gần âm nang và âm thần, làm cho da ở vùng này bị nổi hột (kích thước 0.5 mm). Một số loại kí sinh trùng khác xuất hiện ở bao quy đầu và quy đầu gây nên những
mảng mụn bóng và ngứa, bệnh này có thể lây nhiễm cho người khác.
Chứng nổi ban đỏ
Vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm... ẩn nấp dưới da ở bộ phận sinh dục sẽ gây mẩn đỏ và ban đỏ. Nhất là vào mùa hè, do thời tiết nóng bức, mồ hôi đổ nhiều là điều kiện để bệnh phát triển. Những cô cậu béo phì, da nơi bẹn thường bị ma sát nên dễ gây ngứa và những vết gãi là con đường để bệnh thâm nhập.
Nếp nhăn
Khi hai bên đùi hoặc bụng dưới xuất hiện những nếp nhăn là một biểu hiện của tuổi dậy thì, đặc biệt là đối với những em có trọng lượng cơ thể lớn. Khi có những biểu hiện như thế, chúng ta cũng không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị. Tuy nhiên, bệnh về tuyến thượng thận cũng có triệu chứng như vậy. Nếu như trong một thời gian ngắn mà trọng lượng cơ thể tăng đột ngột kèm với những biểu hiện nói trên thì cần phải đi khám.
Dị vật phát ra mùi hôi
Nếu như cơ quan sinh dục mọc lên dị vật vừa thô vừa kết thành mảng thì đó có khả năng là bệnh hoa ban, một loại thuộc bệnh lây lan qua đường tình dục, cần phải điều trị ngay lập tức. Đôi lúc những dị vật đó mọc lên rất nhanh và vỡ ra và gây nhiễm trùng, có mùi hôi thối.
Bệnh u bướu do tăng trưởng tuyến bã nhờn
Ở tuổi dậy thì, dưới da hay mọc lên những khối u nhỏ màu vàng, đó là hiện tượng tăng trưởng của tuyến bã nhờn, khi bước vào tuổi trưởng thành nó sẽ tự động biến mất. Cũng có thể ở một số bạn nam, tại miệng niệu đạo sẽ mọc những mụn nước to cỡ hạt đậu, đây cũng là những bướu lành tính chỉ cần cắt bỏ.
Những bệnh da liễu xẩy ra ở cơ quan sinh dục, nó liên quan đến chuyện riêng tư của cá nhân nên rất nhiều trẻ em không muốn nói với bố mẹ, chỉ im lặng chịu đau. Cũng có những người tự động dùng thuốc, đã không mang lại kết quả như mong muốn mà lại còn nhiễm hay phát sang những bệnh khác. Thực ra, phần lớn những bệnh da liễu đều không khó chẩn đoán và điều trị. Khi phát hiện có bệnh nếu lập tức đi khám thì giải quyết những bệnh lây nhiễm ở bộ phận sinh dục không phải là chuyện quá khó khăn.
20. Nỗi lo ở bàng quang
Trên bục giảng, thầy giáo cứ thao thao giảng bài. Dưới lớp, Hùng cứ sốt ruột xem đồng hồ. Nó mong giờ nghỉ giải lao, vì cái bàng quang của nó sắp bị vỡ tung rồi. Tuy lúc nãy Hùng đã đi tiểu tiện nhưng không biết vì sao chỉ mới hơn nửa giờ, Hùng lại muốn đi tiểu nữa. Rồi giờ ra chơi cũng đến, Hùng lao như tên bắn ra cửa chạy đến nhà vệ sinh, nhưng mãi mới tiểu được. Sau khi đã xong, Hùng vẫn có cảm giác trong bàng quang còn nước tiểu... Vấn đề này Hùng đã phải chịu đựng mấy năm nay, bố mẹ đã dẫn Hùng đi khám nhiều nơi. Thầy thuốc Đông y bảo rằng Hùng bị "chứng lạnh bàng quang"; thầy thuốc Tây y bảo "bàng quang mẫn cảm, phản ứng mạnh". Vậy, cuối cùng thì ai đúng đây? Thuốc thì cũng uống nhiều rồi, bệnh của Hùng chỉ giảm được phần nào chứ không dứt điểm được. Nhất là những hôm thi cử, những lúc gánh nặng tâm lí đè nặng trên vai thì triệu chứng đó càng thêm rõ rệt, và có những lúc bị bạn bè trêu là 'đái dầm'. Hùng rất buồn, vì Hùng cũng muốn mình bình thường như bao bạn khác. Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau thảo luận vấn đề này nhé.
Sự hình thành nước tiểu và ý muốn đi tiểu
Trước khi nói đến vấn đề số lần đi tiểu, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự hình thành của nước tiểu. Nước tiểu là một thứ chất thải, khi máu đi qua thận, thận sẽ có nhiệm vụ giữ lại chất cặn bã và tập trung chúng ở bể thận. Bình thường, bàng quang nhận nước tiểu trong trạng thái buông lỏng, nó giống như một cái túi có tính đàn hồi cao. Khi lượng nước tiểu tập trung về càng nhiều thì cái túi đó sẽ phình to ra. Khi áp lực nước trong bàng quang bằng không hoặc áp lực tăng dần thì người ta có ý muốn đi tiểu nhưng phần lớn có thể khống chế được. Khi dung lượng nước trong bàng quang vượt qua 300 ml,
ý muốn đi tiểu sẽ tăng. Khi những thông tin đó được thần kinh cột sống chuyển về trung khu thần kinh, nó sẽ kích thích con người thải nước tiểu ra bên ngoài. Khi hình thành ý tưởng đi tiểu, van của bàng quang và niệu đạo vẫn đóng, cho dù có động tác ho hoặc chảy cũng không thể làm nước tiểu vọt ra bên ngoài.
Khi ý tưởng đi tiểu trở nên mãnh liệt, chúng ta sẽ có cảm giác nước tiểu trào ra bên ngoài. Nếu điều kiện ngoại cảnh đã được chuẩn bị đầy đủ (nhà vệ sinh, ý thức cá nhân), trung khu thần kinh sẽ ra lệnh cho mở van bàng quang và niệu đạo, đồng thời bàng quang sẽ co thắt bài tiết nước tiểu ra ngoài. Sau khi bàng quang thải hết nước tiểu, nó sẽ trở về vị trí của cái túi chứa ban đầu, và chu kỳ này sẽ lặp đi lặp lại, đây là một quá trình không thể thiếu được của hoạt động cơ thể.