Dịch giả Duyên Hồng
Phần 11

Trả lời những thắc mắc về bệnh ẩn tinh hoàn
Trong thời kỳ còn phôi thai, tinh hoàn thường nằm trong ổ bụng. Theo sự tăng trưởng của thai nhi, tinh hoàn sẽ từ ổ bụng đi theo ống dẫn đến bìu đái. Lúc trẻ mới vừa chào đời, hơn 98% trường hợp có thể sờ thấy tinh hoàn nằm dưới bìu; nếu như sờ mà không thấy chứng tỏ đứa bé bị chứng ẩn tinh hoàn.
Chứng ẩn tinh hoàn có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên và triệu chứng này càng dễ xảy ra ở trẻ sinh non. Tuy có những trẻ mới sinh ra đã có triệu chứng ẩn tinh hoàn nhưng đến khi tròn một tuổi, thường tinh hoàn sẽ tự động rớt xuống bìu đái. Theo thống kê, trong một nghìn trẻ có tám trẻ bị chứng ẩn tinh hoàn.
Vì sao lại xảy ra hiện tượng ẩn tinh hoàn? Trong y học chủ yếu có ba ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng, ống dẫn tinh hoàn phát triển không bình thường nên không thể đưa tinh hoàn xuống bìu dái được. Ý kiến thứ hai: chủ yếu do tinh hoàn bị khiếm khuyết, không phản ứng đối với những kích thích bên ngoài. Ý kiến thứ ba: kích thích tố của tuyến sinh dục ở thùy não không đủ, làm cho tinh hoàn không nhận đầy đủ kích thích; những đứa trẻ sinh non dễ bị chứng ẩn tinh hoàn có lẽ do nguyên nhân này.
Tóm lại, quá trình di chuyển của tinh hoàn từ khoang bụng đến túi chứa tinh hoàn do hoóc môn sinh dục nam quyết định, còn thùy dưới não đóng vai trò điều tiết. Điều quan trọng là ống dẫn từ khoang bụng đến túi chứa phải được thông suốt; nếu như một khâu nào đó bị trục trặc, nó sẽ tạo ra tình trạng ẩn tinh hoàn.
Chứng ẩn tinh hoàn được điều trị càng sớm càng tốt
Ở những phần trên, chúng ta đã trình bày quá trình phát triển của tinh hoàn có liên hệ mật thiết với nhiệt độ bên trong cơ thể. Bình thường, nhiệt độ trong túi chứa tinh hoàn sẽ thấp hơn so với nhiệt độ trong cơ thể là 1 độ. Cho nên, nếu tinh hoàn không nằm trong túi chứa mà lại chạy đến những bộ phận khác trong cơ thể thì không thể tạo ra tinh trùng được. Chúng ta phải sớm cố định vị trí của tinh hoàn, nếu để đến hơn 1 tuổi mới điều trị thì dễ bị tổ chức tế bào hình sợi thay thế, ảnh hưởng đến việc sản xuất ra tinh trùng hoặc thậm chí mất khả năng sinh sản tinh trùng. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến việc tạo ra hoóc môn sinh dục nam. Do đó, ở những người bị chứng ẩn tinh hoàn, hàm lượng hoóc môn sinh dục nam trong máu vẫn như
người bình thường.
Chứng ẩn tinh hoàn được điều trị bằng hai phương pháp: uống thuốc và phẫu thuật. Nếu ở thời điểm trước 1 tuổi, có thể tiêm kích tố thùy não. Nếu như vẫn không có hiệu quả thì sau khi được 1 tuổi, có thể tiến hành phẫu thuật nhằm tránh việc tinh hoàn có những thay đổi. Có những bạn sau khi vào lớp tiểu học, thậm chí vào đại học rồi mới phát hiện ra mình bị chứng ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, cho dù phát hiện ở thời điểm nào cũng nên lập tức điều trị. Theo thống kê, số người mắc chứng ẩn tinh hoàn bị ung thư cao hơn 30 đến 40 lần so với những người khác. Chứng ẩn tinh hoàn nếu để sau một tuổi mới bắt
đầu điều trị thì thông thường dễ gây teo. Cho nên, nếu như một bên tinh hoàn bình thường thì có thể cắt bỏ bên bị bệnh để đề phòng.
Tinh hoàn ở người bị chứng ẩn tinh hoàn thường nằm trong hốc
bụng, một số ít nằm ở hội âm. Dây chằng của tinh hoàn dựa vào lớp cơ trên ống dẫn tinh. Ở một số bạn, những khi quá lo sợ, dây chằng tinh hoàn co lại kéo theo tinh hoàn lên đến hốc bụng, chờ đến khi dây chằng buông lỏng mới trả tinh hoàn về lại túi chứa tinh hoàn. Đó là triệu chứng ẩn tinh hoàn giả, phần lớn không cần phải điều trị. Nhưng nếu tinh hoàn cứ ẩn mãi như thế thì cần phải phẫu thuật để cố định vị trí của tinh hoàn.
Chuyện của những quan thái giám
Ngày xưa, trước khi vào cung, quan thái giám phải trải qua một cuộc phẫu thuật rất nghiệt ngã, tức bị cắt tinh hoàn. Lúc đó, y học chưa phát triển, chưa có thuốc gây tê, và càng không có thuốc kháng khuẩn. Chúng ta có thể tưởng tượng ra cảnh tượng thê thảm đó. Nhưng trong lịch sử cũng có câu chuyện của những quan thái giám vẫn có khả năng "phong tình". Và hôm nay, nhìn lại sự việc đó bằng đôi mắt khoa học, ta biết đó là hiện tượng ẩn tinh hoàn. Do có hiện tượng trên mà một số thái giám thoát khỏi cảnh bị thiến rùng rợn kia.
Có một thiểu số người bị chứng không có tinh hoàn, chứng bệnh này khi điều trị cũng nên có những phương pháp khác với phương pháp điều trị chứng ẩn tinh hoàn.