Dịch giả Duyên Hồng
Phần 10

Trong dương vật có giun đất? (tiếp)
Chứng nổi gân máu âm nang sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Tinh trùng là tế bào phát triển sự sống. Bình thường thì nhiệt độ trong âm nang thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 1-2 độ. Khi âm nang nổi gân máu thì không tạo được độ chênh lệch về nhiệt độ như thế. Nhiệt độ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tinh trùng; nếu như nhiệt độ cao, sức hoạt động và mật độ của tinh trùng sẽ giảm. Do đó, 1/4 số người bị chứng nổi gân máu âm nang có số lượng tinh trùng thấp hơn người bình thường và số tinh trùng đó kém hoạt động.
Ngoài nguyên nhân nhiệt độ, chứng nổi gân máu âm nang còn gây hiện tượng máu chảy ngược làm cho hoóc môn ở tuyến thượng thận ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của tinh trùng. Lượng máu lưu thông trong tinh hoàn lúc tăng lúc giảm ảnh hưởng đến số lượng cũng như khả năng hoạt động của tinh trùng. Đó là nguyên nhân gây ra chứng vô sinh ở đàn ông, và cũng tạo ra chứng teo tinh hoàn, đồng thời gây ảnh hưởng đến tinh hoàn còn lại.
Chẩn đoán chứng nổi gân máu âm nang tương đối đơn giản. Hít hơi thật sâu rồi nín thở, làm động tác như khi đi đại tiện và sờ nắn xem âm nang hai bên có gì khác nhau. Nếu như tĩnh mạch bên trái âm nang nổi lên giống như khi ta dùng sức cơ bụng thì chứng tỏ đã bị chứng nổi gân máu âm nang. Nếu như không có những biểu hiện rõ ràng thì cần phải đi khám hoặc đi siêu âm.
Tiến hành phẫu thuật
Điều trị chứng nổi gân máu âm nang bằng cách phẫu thuật là chủ yếu. Thường chỉ rạch một đường dao dài khoảng 3-4 mm dưới khoang bụng là có thể tìm thấy tĩnh mạch ống dẫn tinh, chỉ cần thắt chúng lại là xong. Thao tác này sẽ làm teo dần những tĩnh mạch bị bệnh, những tĩnh mạch còn khoẻ dẽ dần được phát triển và thay thế chúng.
Nếu chỉ uống thuốc thì không thể chữa được chứng nổi gân máu
âm nang; phẫu thuật có thể chữa được trên 80% trường hợp. Khoảng 15% số người bệnh sau phẫu thuật có triệu chứng tái phát, cần phải mổ thêm một lần nữa. Sau khi mổ, 2/3 bệnh nhân có số lượng tinh trùng được cải thiện.
Một nửa số người có chứng nổi gân máu âm nang vẫn có thể có con, nên chuyện có phẫu thuật hay không cũng tùy từng người. Thường thì đối với những người có triệu chứng nổi gân máu rõ rệt kèm theo một vài triệu chứng nữa như teo tinh hoàn, lượng tinh trùng không đều hoặc cơ thể mệt mỏi sau khi hoạt động, ống dẫn tinh có triệu chứng sưng lên và đau thì phải tiến hành phẫu thuật. Chúng tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh rằng, chỉ khoảng 1/2 số người bệnh sau khi phẫu
thuật có triệu chứng đau tinh hoàn giảm đáng kể.
8. Vì sao 'trứng' lại biến mất?
Một bạn trong lớp hỏi cả lớp: "Gà và trứng thứ nào có trước"? Cả lớp nhao nhao lên, người thì nói gà có trước, kẻ thì bảo là trứng có
trước... Bạn ấy lại hỏi tiếp: "Gà trống đẻ trứng hay gà mái đẻ trứng?"
Các bạn trong lớp cảm thấy câu hỏi dễ quá nên không muốn trả lời thế là bạn ấy lại hỏi tiếp: "Trứng của các bạn nam sinh là do gà trống đẻ ra hay là gà mái đẻ ra?". Cả lớp cười ầm lên vì biết mình bị lừa.
Có thật sự là gà đã đẻ ra "trứng" không? Bây giờ chúng ta cùng nhau thảo luận chuyện ấy nhé.
Hai quả trứng quý trong túi
Trong túi chứa tinh hoàn của những người bình thường luôn có hai 'quả trứng'. Đó chính là cái mà chúng ta thường gọi là tinh hoàn, cơ quan quan trọng giúp con người thực hiện nhiệm vụ truyền giống nòi của mình. Tinh hoàn, ngoài chức năng sản xuất tinh trùng, còn là nơi sản xuất hoóc môn sinh dục nam.
Ở đứa bé mới sinh, tinh hoàn chỉ lớn bằng hạt đậu. Theo thời gian, tinh hoàn sẽ phát triển về thể tích cũng như độ dài cho đến lúc được 20 tuổi thì dừng lại. Đến lúc đó, đối với những người bình thường, tinh hoàn có đường kính lớn nhất là 3 cm.
Nếu quan sát tinh hoàn ở mặt cắt ngang, ta thấy trên bề mặt tinh hoàn có rất nhiều phiến nhỏ, bên trong chứa nhiều ống dẫn tinh có hình dạng gấp khúc. Các ống gấp khúc đó tập trung lại với nhau tạo thành đầu của tinh hoàn phụ, đuôi ống và cuối cùng là hình
thành thân ống (đó cũng chính là ống dẫn tinh). Ống dẫn tinh và các mạch máu, dây chằng bao bọc xung quanh nó tạo thành hệ thống ống dẫn tinh.