Người dịch: Lê Văn Viện
Chương 19 & 20

Marcel ngồi sau bàn, xem xét người Mỹ. Ông ta cao lớn, mặt đỏ, cặp mắt xanh và đanh thép. Marcel liếc xuống tấm danh thiếp.
JOHN HADLEY
Phó chủ tịch
Cty Vận tải biển Hoa Kỳ
Rồi lại nhìn ông ta. "Chúng tôi có thể giúp gì ông?"
Hadley nói toạc ra. "Tôi đến kiếm tàu, mà ông thì đang có cả đống".
Marcel làm một cử chỉ khiêm nhường. "Không phải là tất cả".
"Tất nhiên", Hadley chấp nhận một cách châm biếm. "Chỉ những con tàu còn đi biển được thôi". Ông ta nhô người lên. "Tôi được phép gửi ông một món lời khá, nếu ông bán cho chúng tôi".
Marcel mỉm cười. "Thật là hay, nhưng tôi lại chưa định bán".
"Vậy ông giữ để làm gì? Ông vẫn chưa đạt được thoả thuận về việc thuê mướn mà. Và chắc chắn là ông không giữ để ăn".
Marcel nghiêm chỉnh trở lại. Rõ ràng là người Mỹ đã đầy đủ thông tin. "Họ sẽ thuê tàu".
"Tôi nghe nói là không. Tôi còn nghe nói họ đã đề nghị người Nhật mua những con tàu này sau khi đẩy ông vào cảnh chết đói".
Marcel nhìn Hadley chằm chằm. Té ra đấy chính là lý do mà họ quá chậm trả lời. "Họ sẽ không làm cho tôi chết đói được. " anh nói, có phần tự tin hơn cả cảm nhận. "Tôi sẽ tìm hàng".
"Bằng cách nào?" Người Mỹ hỏi. "Ở Macao này hả?"
Đúng thế. Chỉ có những chuyến hàng nhỏ nhoi đến đây. Những tàu hàng lớn thì đi đâu đó. Có một câu cửa miệng ở ngoài bến. "Hàng lậu mà còn mắc thì ai là người mua?" Marcel hít một hơi dài. "Tôi có các đại lý ở Hong Kong".
"Đại lý nào?" Hadley mai mỉa. "Nếu như ông không làm ăn với người Hy Lạp mà ông từng có. Người Nhật sẽ lấy lại tàu của họ trong vòng hai tháng".
"Vậy sao ông không gặp họ?"
Hadley mỉm cười. "Bởi vì chúng tôi muốn chắc chắn có những con tàu này. Tôi thà làm một thoả thuận mua bán hạng bét với ông để có tàu còn hơn là thử vận với người  Nhật".
"Ông rất thẳng thắn".
"Đấy là cách duy nhất để làm doanh nghiệp. Sếp của tôi không đủ kiên nhẫn với những mưu toan vòng vo. Ông ấy cứ nhắm thẳng những gì mình muốn".
Marcel gật đầu. Anh biết tiếng người chủ hãng Vận tải biển Hoa Kỳ. Một người Ireland nghèo ở Boston, từng vật lộn để nắm giữ nhiều công ty và đã thu về một lợi tức khổng lồ. Tính tàn bạo và quyết đoán đã làm cho hãng tàu của ông gần như là độc quyền đi về Nam Mỹ.
Marcel cố nhớ những điều mà anh từng nghe về Jaimes Hadley. Vài năm gần đây người ta nói rằng ông ta đã ngả nhiều về phía chính trị, trở thành một nhân vật quan trọng trong chính đảng, mà đảng này vừa mới bầu Rooservelt nhiệm kỳ thứ hai và cũng có lời đồn là tổng thống có thể  bổ nhiệm ông ta một chức đại sứ. Thực ra, ông ta đã đại diện cho đất nước trong nhiều cuộc thương thuyết ngoại giao quan trọng, nơi mà ông ta chỉ thành công trong việc tạo ấn tượng về sự thô tục. Nhưng giờ đây, ông ta đã có hai con trai và một gia đình lớn ở Harvard, và cũng có đồn đại rằng ông ta ít nhiều mềm tính đi. Cũng giống như cảnh giàu mới, ông ta bắt đầu nghĩ đến việc bước vào một thế giới mà tiền ngự trị lên tất cả. Thế giới của quyền uy.
Bỗng một điều loé lên trong Marcel: người ngồi trước mặt anh trùng tên với chủ hãng tàu. Anh lại cầm tấm danh thiếp. "Các ông có quan hệ…"
Người Mỹ gật đầu. "Chúng tôi là anh em con chú con bác".
"Ra vậy".
Hadley chờ, thấy Marcel im lặng, bèn hỏi "Vậy là ông quyết định không bán tàu?"
Marcel gật đầu.
"Trong trường hợp này, tôi đề nghị một giải pháp thay thế. Chúng tôi có năm mươi con tàu kéo cờ Mỹ, nay muốn chuyển sang đăng ký ở nước ngoài vì mục đích thuế khoá. Tôi đề nghị chúng ta hợp nhất lại trong một công ty và đăng ký tàu ở một nước mà tính trung lập được bảo tồn trong trường hợp có chiến tranh. Bằng cách ấy, tàu của chúng ta được đảm bảo tự do trên biển".
Marcel lắc đầu. "Không được. Người ta vẫn coi đấy là tàu của các ông".
Hadley ranh mãnh nhìn anh. "Sẽ không ai nghĩ thế nếu chúng tôi bán toàn bộ tàu choanh. Lãi của chúng ta sẽ được cất giữ trong một tập đoàn Thuỵ Sĩ".
"Nhưng chúng ta sẽ đăng ký ở quốc gia nào? Đăng ký Thuỵ Sĩ thì chẳng bao giờ có cả".
"Ông đã làm trợ lý bao nhiêu năm ở lãnh sự quán Corteguay tại Paris".
Marcel lại nhìn trân trân. Người Mỹ ranh mãnh hơn anh tưởng nhiều. "Nhưng Corteguay đã thoả thuận với De Coyne".
"Mà họ có cái quái gì chứ?" Hadley hỏi một cách khinh bỉ. "Bốn con tàu thổ tả chẳng chứa được đến hai mươi người".
"Nhưng họ đã có một hiệp ước".
"Ông cho là cái hiệp ước aasn được bao lâu nếu chúng ta chỉ ra cho Tổng thống của họ những lợi thế khi làm ăn với chúng ta?" Hadley đốp lại. "Các nhà chính trị khắp thế giới đều giống nhau cả".
Lần đầu tiên sau bao năm, Marcel nghĩ đến cái chết của ông lãnh sự Jaime Xenos từng mong một cái gì đó như thế này cho đất nước ông, hơn mọi thứ trên đời. Vậy mà anh vẫn cảm thấy sợ hãi. Nhưng người Mỹ đúng. Chẳng mấy ai có được sự chính trực của cha Dax.
"Ông làm sao tiếp xúc với tổng thống?" Marcel hỏi. "Tôi chỉ là thư ký trong lãnh sự quán, chẳng có mảy may ảnh hưởng nào sất".
"Cứ để chúng tôi" Hadley đảm bảo. "Tất cả điều chúng tôi cần là một hợp đồng nguyên tắc của ông". Ông ta đứng lên. "Tôi trở lại Hồng Kông trên chuyến tàu chiều. Cứ nghĩ đi. Tôi  sẽ ở lại khách sạn Penisula vài ngày. Ông có thể liên hệ, nếu cần".
"Tôi sẽ suy nghĩ".
Họ bắt tay. Marcel trầm tư nhìn theo. Anh biết Hadley ở lại Hong Kong là để nói chuyện với người Nhật về những con tàu. Ông ta không cầu may, bất kể Marcel có thể quyết định thế nào.
Bỗng Marcel chửi thề. Có cái gì đó trục trặc trong đường dây. Phải là điều gì dó anh chưa từng nghi vấn. Tay anh đấm xuống bàn một cách giận dữ. Bọn Hy Lạp chết tiệt! Câu tục ngữ cổ là đừng có tin ai, hoàn toàn đúng. Bọn họ đã cố đâm anh từ sau lưng. Nếu không phải là anh thì họ chẳng  bao giờ có cơ may chạm đến những con tàu.
Tối hôm đó, lúc anh về, nhà cửa yên ắng một cách khác thường. Ngay cả Sen Ngọc cũng nín thinh khi nàng cởi giầy cho anh, rồi đưa anh đôi dép đi trong nhà. Khi nàng mang đồ khai vị đến, anh hỏi "Em không sao chứ?"
Nàng như tái xanh và có vẻ đầy suy tư. Anh biết, tốt hơn là đừng hỏi. Bỗng nàng không nói một từ tiếng Pháp nào, chỉ toàn tiếng Hoa, và anh chịu cứng. Hơn nữa, anh trở nên ngày một thích hơn người con gái trầm lặng, đáng yêu mà anh đã mua về.
Anh còn nhớ cái hôm đưa nàng về nhà chồng. Các cô vợ khác của anh đã đứng đấy, xếp thành hàng ở cửa để nghênh đón. Anh cứ tưởng họ có thể ghen – với sắc đẹp của nàng, với thực tiễn nàng là con nhà khá giả hơn. Nhưng anh hoàn toàn ngỡ ngàng vì sự thể đã đi ngược lại. Họ sung sướng  trầm trồ trước nhan sắc, họ vui vẻ ríu rít trước bao quần áo đẹp của nàng, họ quay quanh nàng mà ré lên thứ giọng chim cao vút. "Chào mừng chị, chào mừng chị".
Đêm đó khi anh vào phòng ngủ, hoa tươi cắm đầy bình bên cửa sổ, hương trầm nghi ngút trước bức tượng Phật đang cười. Giường được trải những tấm khăn lụa mới. Anh đang toan cởi quần áo thì nghe tiếng xì xào phía sau và anh bị ba  cô vợ kia vây lấy.
Khúc khích cười, họ cởi quần áo cho anh, rồi đẩy anh, trần truồng, lên tấm lụa trải giường. Ra hiệu cho anh nằm yên, họ rời phòng ngủ và chỉ một thoáng sau, anh nghe ai đó gảy lên tiếng đàn tam thập lục êm ái. Tiếng đàn lại gần, rồi như ngay ngoài cửa phòng. Anh quay ra khi cửa phòng mở.
Sen Ngọc vào trước. Anh ngỡ ngàng nhìn nàng, chưa từng thấy ai đẹp hơn. Mớ tóc nàng buông rủ quanh mặt, cặp mắt đen láy, bộ áo dài bằng lụa trong mờ bám lấy thân hình, để lộ một cơ thể như ngà. Nàng tiến đến anh trên đôi chân uyển chuyển.
Phía sau nàng là các cô vợ khác. Một cô đang gảy chiếc tam thập lục bé tí, cô khác bưng thố mứt, và cô thứ ba bưng bình rượu. Sen Ngọc dừng lại bên giường, cặp mắt e lệ nhìn xuống.
Mứt và rượu được đặt ngay trên chiếc bàn con bên giường rồi hai cô vợ kia quay sang Sen Ngọc. Họ từ từ rút chiếc áo qua đầu nàng, và để nàng trần truồng đứng đấy. Rồi họ quay sang anh, rút chiếc khăn trải giường ra.
Nàng vẫn đứng đấy, cặp mắt e lệ nhìn xuống. "Đên đây, chị", một cô nhẹ nhàng nói. "Ngồi xuống cạnh chồng  chị đi".
Vẫn không nhìn anh, Sen Ngọc ý tứ ngồi xuống mép giường. Anh thấy nhịp đập nhẹ nơi cổ nàng và màu hồng của hai núm vú, thấy lòng mình rạo rực…nhưng Sen Ngọc vẫn không nhìn anh.
"Nhìn kìa, chị ơi" một cô vợ vui vẻ nói. "Chị đã làm chồng chị sung sướng biết chừng nào!"
Nhưng Sen Ngọc vẫn không nhìn anh. Một trong những người vợ cầm tay nàng đặt lên anh. Bàn tay mềm mại và ấm áp của nàng tức khắc làm anh cương cứng. Anh quay mặt nàng về phía mình, và bỗng chỉ còn họ lại với nhau.
Bốn mắt nhìn nhau, rồi nàng nói "Em sợ, không dám nhìn anh" nàng thì thầm "Em nghe nói các bộ phận của đàn ông Tây phương đều khổng lồ".
"Các người kia bảo em thế à?"
Nàng lắc đầu. "Không, họ là vợ anh, bao giờ họ cũng trung thành với anh. Họ bảo em đừng sợ. Họ bảo rằng cái cỡ bự của anh chỉ làm cho họ càng sung sướng thôi".
Một cảm giác dễ chịu choán ngợp anh. Bỗng anh thấy mạnh mẽ, đầy sung lực. Anh chưa bao giờ nghĩ là mình được trời phú cho nhiều lắm, nhưng anh có nghe nói cánh phương Đông nhỏ hơn. "Nhìn anh đi".
Sen Ngọc nhắm nghiền mắt. "Em sợ".
"Nhìn anh đi", lần này là lệnh. Nàng không dám không vâng lời, mở mắt rồi từ từ nhìn xuống. Chợt mắt nàng dừng lại và nàng như nghẹn thở. "Em sẽ chết", nàng nói. "Nó sẽ xông vào trogn em và đâm thủng trái tim em".
Bỗng anh nổi đóa lên. "Thế thì đi đi, nếu em sợ. Bảo người khác vào đây"/
Anh thấy màu tái xanh lan ra trên mặt nàng, và sẽ không bao giờ hiểu được nỗi hãi hùng choán ngợp nàng vào thời điểm ấy. Đấy là sự ô nhục mà nàng có thể đem đến cho mình, và cho gia đình, nếu như bị anh đuổi cổ đi. "Không, anh ơi. Em không sợ nữa".
Anh cười, kéo nàng lại, nhưng nàng chặn tay anh lại. "Em không muốn anh phải mất sức".
Ngay từ khắc nàng cưỡi lên anh, hai đầu gối nàng ở hai bên hông anh, rồi từ từ, tay nàng hướng dẫn anh và nàng ngồi xuống. Nàng khô cong, và sự xâm nhập thật khó khăn. Nàng cứ rụt lại, rụt lại khi sự đau đớn trở nên quá bức bách.
Anh thấy mắt nàng nhắm nghiền, và những giọt nước mắt bắt đầu lăn xuống má. "Thôi" anh nói một cách gay  gắt.
Nàng choàng mở mắt, trân trân nhìn xuống anh. Nỗi sợ hãi trong mắt nàng quá sức anh chịu đựng. Anh nhẹ nhàng đỡ nàng nằm xuống bên. Nàng như chỉ Hải Quân một đứa trẻ một chút.
"Ai bảo em làm thế?"
Nàng giấu mặt trong gối, sợ anh thấy mình xấu hổ. "Mẹ em" nàng thì thào. "Bà bảo đây là cách duy nhất để chấp nhận người Tây phương, nếu không họ sẽ xẻ đôi mình ra".
Anh vuốt mái tóc đen. "Không đúng. Nào, anh chỉ cho em".
Anh ôm nàng vào lòng, hôn môi hôn vú nàng, và cuối cùng đã ở trong nàng để rồi thậm chí phải ngạc nhiên trước những đợt trào dâng đam mê nồng nàn của nàng. Sen Ngọc đã trở thành người anh yêu thích nhất vì chẳng có gì là nàng không làm để chiều anh trong những giây phút điên cuồng của lạc thú.
Giờ đây nàng đứng lặng, tái xanh trước mặt anh, khi anh nhấm nháp ly khai vị. "Ăn tối xong, anh phải trở lại casino. Anh có việc phải làm".
Nàng gật đầu, lặng lẽ rời phòng. Một lát sau, anh nghe thấy tiếng khóc ở trong bếp, rồi những lời lẽ bẳn gắt. Anh vừa định vào bếp thì nàng xuất hiện ngay cửa, mặt tái dại và nước mắt lưng tròng. "Em xin lỗi vì ầm ĩ quá, thưa anh".
"Cái quái gì thế?" nàng không trả lời. "Được, nếu em không nói cho anh biết thì anh tự tìm hiểu vậy".
Bỗng nhiên tất cả vợ anh đều xuất hiện trong phòng. Tất cả đều khóc. Sen Ngọc nhìn họ và không chịu đựng nổi, nàng cũng khóc theo.
Ngỡ ngàng, anh nhìn từ người nọ đến người kia. "Có ai nói cho tôi nghe chuyện gì đây không?"
Nghe vậy, các cô vợ kia  càng khóc to hơn. Sen Ngọc thụp xuống chân anh. "Tối nay anh đừng đến casino. Đừng ra khỏi nhà".
"Tại sao không?" anh bẳn gắt hỏi. "Các cô bị quỷ ám rồi sao?"
"Nhà Đường Minh bắn tin là anh sẽ chết".
"Cái gì?" anh ngờ  vực. "Làm sao các cô  biết?"
"Cái này" Sen Ngọc đứng dậy, lấy chiếc hộp từ trong tủ rồi mở ra. Hộp đựng toàn lụa trắng.
"Cái gì thế?"
"Đủ lụa để may bốn bộ đồ tang. Đấy là phong tục của nhà Tống để người vợ bình tĩnh bắt đầu cuộc đời goá bụa".
"Em nhận được cái này bao giờ?"
"Chiều nay. Một người hầu từ nhà Đường Minh đến, để ở cửa nhà ta".
Một hãi hùng lạnh toát trong anh. "Anh sẽ phải ra ngoài. Anh sẽ đến cảnh sát".
"Thì được cái gì?" Sen Ngọc hỏi. "Anh sẽ chết trước khi đến đấy. Họ đã cho người rình quanh nhà rồi".
"khi anh về, không có ai ở ngoài cả".
"Họ ẩn nấp chứ. Đến mà xem".
Anh theo nàng đến một cửa sổ, nàng hé màn cửa, anh ghé mắt nhìn ra. Một người đàn ông đứng bên kia đường, một người khác đang tựa cột đèn. Anh buông tấm màn cửa. "Anh sẽ gọi điện cho cảnh sát, và họ sẽ đến đưa anh đi".
Nhưng điện thoại tắt ngấm. Cáp đã bị cắt. Marcel cảm nhận một nỗi vô vọng trùm lấp. Họ đã tính toán từng chi tiết. "Có thể không đúng. Tại sao họ không giết anh khi anh về nhà?"
"Mà không để cho vợ anh có dịp nói lời từ biệt?" giọng Sen Ngọc nghẹn lại. "Họ không phải là bọn man rợ".
Trong một lát, anh tưởng mình bệnh luôn, rồi anh lấy lại trấn tĩnh. "Phải có một lối để ra khỏi đây chứ?"
Không có tiếng trả lời. Tức giận, anh quay lại phòng khách, rút ngăn kéo bàn, lấy ra khẩu súng lục vốn để đề phòng bọn trộm cắp. Thép lạnh làm anh vững dạ đến kỳ lạ, dù anh chưa hề bắn súng bao giờ.
Các cô vợ anh vào phòng. Sen Ngọc thì thầm điều gì đó rất nhanh bằng tiếng Trung Hoa với họ. Từng người một gật đầu, rồi nàng quay sang anh. "Có một cách".
Anh ngạc nhiên. "Sao em không nói trước với anh?"
"Chúng em không muốn thấy anh là một kẻ giết người". Nàng nói thật giản dị. "Bọn nhà Tống bảo anh là thằng ăn cắp đã đủ xấu lắm rồi".
Anh không thấy ánh mắt nàng. "Cái gì đã khiến chúng bảo như thế chứ?"
"Một lá thư từ người ở casino trước anh. Thư nói rằng anh không trả cho họ toàn bộ số tiền anh túc của họ".
Giờ thì anh đã rõ. Vì sao bọn Hy Lạp lại chắc chắn là chúng lấy được tàu đến thế. Tàu sẽ được trả lại cho người Nhật Bản vì khoản thiếu nợ sau khi anh chết.
"Anh sẽ thoát ra bằng cách nào?" anh hỏi một cách từ tốn.
"Chúng em được lệnh phải ra khỏi nhà trước mười giờ. Một trong chúng em sẽ ở lại. Anh sẽ mặc quần áo của người ở lại".
"Ai ở lại?"
"Em ở lại" Sen Ngọc nói. "Em là vợ cả, đấy là trách nhiệm của em. Hơn nữa, em là người cao gần bằng anh nhất. Thậm chí em đi đứng cũng giống anh".
Anh trân trân nhìn nàng. "Nhưng em có nguy hiểm gì không? Họ sẽ làm gì khi họ thấy em chứ không phải là anh?"
"Em sẽ không gặp nguy hiểm" nàng lặng lẽ nói.
Nhưng suốt đêm đó trên chiếc tau buôn lậu nhỏ của Bồ Đào Nha đưa anh đến Hong Kong, Marcel cứ cố để không nghĩ về Sen Ngọc, về khuôn mặt tái dại khi nàng nhìn anh đi ra cùng ba người vợ kia.
Mãi cho đến khuya đêm hôm sau, sau khi gặp Hadley trong khách sạn ở Hong Kong, anh còn thức trắng trogn phòng ngủ với tiếng nổ đều của cỗ máy nặng nề. Anh đi trên một con tàu hàng Hoa Kỳ trên đường trở về cảng nhà Hợp Chủng Quốc.
"Sen Ngọc!" anh kêu lên trong đêm tối. Anh có thể thấy khuôn mặt nàng, và cả điều khủng khiếp đã xảy ra. Để nàng ở lại thế anh, tức đã tuyên bố tử hình nàng.
Nhiều năm sau, khi anh đã trở nên rất giàu có và cũng trải nhiều đàn bà, anh chỉ nghĩ về nàng như là người đẹp nhất trong bốn người con gái Trung Hoa mà anh đã mua làm vợ ở Macao.
Đêm đó anh cứ kêu mãi tên nàng.
Và khóc vì sự hèn nhát đã làm anh chạy trốn.
Và khóc nàng.
Chương 20
"Anh muốn Dax ở Boston đây với chúng ta cho đến khi cậu ấy tìm được chỗ riêng cho mình" Robert nói khi cô em xuống ăn sáng.
Caroline ngập ngừng "Nhưng thế…có nghĩa là người của anh ấy cũng ở đây luôn. Cái tay lúc nào cũng cặp kè bên anh ấy".
Robert gật đầu. "Mèo Bự".
Caroline rùng mình. "Hắn đấy. Hắn làm em ớn xương sống. Lúc nào hắn cũng nhòm ngó".
Robert cười. "Đấy là công việc của anh ta. Mèo Bự ở với Dax từ khi Dax còn con nít. Tổng thống đã cử anh ta làm cận vệ của Dax từ hồi ấy, khi mà họ còn ở trong rừng".
"Bây giờ họ có còn ở trong rừng đâu. Tại sao hắn còn cứ luẩn quẩn bên Dax? Người hầu cũng chẳng phải".
"Anh ta là một phần của gia đình, anh đóan thế. Và từ khi cha Dax mất, anh ta là cả gia đình của Dax".
Caroline cầm tách cà phê lên nhấm thử, nhăn mặt lại. "Lạy Chúa tôi, cà phê này khủng khiếp quá! Liệu chúng ta có tìm được người đầu bếp có thể pha cà phê một cách tử tế không?"
Robert lại cười. "Sáng nào em cũng nhắc lại một câu. Em quên là chúng ta đang ở Mỹ à. Cà phê của họ khác với của chúng ta".
"Em sẽ viết cho ba xem thử ba có gửi cho chúng ta một người đầu bếp tử tế hay không".
"Tốt". Có tiếng động ở cửa. Robert nhìn ra và đứng lên khi bạn Caroline, người khách của gia đình, bước vào. "Chào Sue Ann".
Cô gái xinh đẹp tóc vàng cười. "Chào Robert", cô nói, thoảng giọng miền Nam. "Chào Caroline".
Robert vẫn đứng sau khi Sue Ann đã ngồi xuống. "Vậy Dax ở với chúng ta ổn chứ?" anh hỏi cô em gái.
Caroline nhún vai. "Tại sao không? Nhà đủ rộng mà".
"Mai cậu ấy đến New York. Anh sẽ bay xuống đón".
Sue Ann nhìn Caroline đầy tò mò sau khi Robert đi ra. "Cái tên ấy nghe quen quá. Mình đã nghe ở đâu rồi thì phải".
"Dax là bạn của anh mình – bạn học hồi ở Pháp".
Sue Ann cầm tách cà phê lên nhấm nháp. "Cà phê ngon quá" cô lơ đãng nói. "Gượm đã! Đấy là tay chơi polo, người đã trở thành đại sứ khi cha anh ta mất!".
"Ừ, nhưng không phải là đại sứ, Sue Ann, chỉ là một lãnh sự".
"Thì có khác gì? Mình nghe nói anh ta kỳ dị lắm".
"Kỳ dị?" Caroline nhìn bạn. Đôi khi cô chẳng hiểu gì về bạn cả. Tại sao người đàn ông nào cô ta sắp gặp cũng kỳ dị? Từ khi gặp Sue Ann, cô từng nghe cụm từ này ít nhất là mỗi tuần một lần.
Dax đã thay đổi nhiều, Caroline nghĩ thế, và cảm giác ngạc nhiên choán ngợp cô. Anh ấy không còn là một đứa trẻ nữa. Anh ấy đã là đàn ông. Cô không ngờ, chỉ chưa đầy một năm mà Dax thay đổi đến thế. Lần cuối cùng cô thấy Dax là khoảng vài tháng trước khi cha anh mất. Cô đã đi Mỹ trước ông anh mấy tháng.
Dax nhìn cô, mỉm cười. Cô nghiêng má để anh hôn, kiểu Pháp. "Gặp lại em thật vui, Caroline".
Giọng anh cũng trầm hơn, cô nghĩ, và đứng cạnh anh, Robert chỉ như một cậu học trò. "Dax, em rất vui được ở đây để đón anh. Chuyến đi thế nào?"
"Tốt, cho đến khi hạ cánh. Đám nhà báo không để tôi yên".
"Thấy chưa? Chúng ta đã có một nhân vật nổi tiếng đây rồi!"
Dax cười với Robert, tỏ ý phản đối. "Cánh nhà báo thì ở đâu cũng vậy cả. Nếu không có tin gì thì họ nặn ra để có bằng được".
Caroline cảm thấy bối rối lạ thường. Đây không phải là cậu bé mà cô đã bỡn cợt ở nhà bể bơi. Cô có cảm giác kỳ lạ là không bao giờ dám làm như thế nữa. Anh ngẩng đầu, nhìn qua cô đến cầu thang. Không quay lại cô cũng biết là Sue Ann đang đi xuống.
Một thoáng ghen tuông xao động trong cô. Con mái tơ này ngồi suốt buổi sáng mà rỉa lông rỉa cánh.
Caroline quay lại khi Sue Ann bước tới, nước da rám nắng, óng lên màu bánh mật. Khỉ thật, Caroline rủa thầm, tại sao bọn con gái Mỹ cao thế nhỉ? Cô quay sang Dax "Em muốn giới thiệu anh với bạn em, Sue Ann Daley. Sue Ann, đây là Dax Xenos".
"Rất hân hạnh" Dax nói, hôn bàn tay Sue Ann đưa ra.
Sue Ann đỏ mặt, rồi nhìn anh. "Rất sung sướng được gặp ông, ông Xenos". Caroline chưa bao giờ nghe thấy giọng miền Nam lè nhè của Sue Ann như vậy. "Tôi đã nghe nhiều về ông".
Dax quay sang Caroline. Anh biết con bé đang nghĩ gì, và cười thầm. Đáng đời, anh nghĩ, cứ ỷ mình mà làm mãi đi. "Sao trong thư em không nói cho anh biết là ở Mỹ có những người đàn bà đẹp đến nhường này, Caroline? Nếu biết thì anh đã chẳng đợi lâu thế".
Đàn bà là từ anh dùng, cứ không phải cô gái. Caroline nhận biết liền. Anh ấy đã trưởng thành. Bỗng như anh vượt hẳn cô và cô bắt đầu lên cơn giận dữ.
"Em cũng định viết" cô nói, giấu tình cảm của mình sau nụ cười "Nhưng em nghĩ là anh bận lắm".
Dax nhìn qua Caroline đến Sue Ann. "Nếu biết thì anh đã chẳng bận bịu đến thế".
Mèo Bự vào phòng khi Dax đang mặc quần áo cho bữa ăn tối. Hắn đứng đấy một lát rồi ngồi xuống một cách nặng nề.
"Xứ sở này chẳng giống mình nghĩ một tí nào".
Dax cười. "Không có dân da đỏ? Không có cánh gangsters?"
Mèo Bự lắc đầu. "Không có những thứ ấy. Chỉ có cái nóng đáng nguyền  rủa này. Người đến tan ra thành nước mất".
"Cậu lúc nào cũng phàn nàn cả. Ở Pháp thì là cái ẩm và lạnh chết tiệt. Đừng lo, mùa đông ở đây tuyết sẽ ngập đến tai, và khi đó cậu sẽ mát mẻ đấy".
Mèo Bự hỏi "Chúng ta ở trong cái nhà này bao nhiêu lâu nữa?"
Dax quay lại "Sao?"
"Con người Pháp ấy, con em bạn cậu ấy. Nó không thích tôi".
Dax không trả lời. Anh biết tốt hơn là đừng tranh luận với bản năng của Mèo Bự. "Cho đến khi chúng ta tìm được chỗ ở".
"Tốt nhất là lẹ lên" Mèo Bự nói như một điềm báo.
Dax quay nhìn vào gương để thắt cho xong chiếc cravate. "Điều gì làm anh nghĩ như vậy?"
"Con tóc vàng thì nhìn cậu như thể cậu đang nằm giữa hai đùi nó. Còn con người Pháp thì nhìn cậu như thể nó sẽ giết cậu nếu cậu làm thế".
"Cậu cho là con bé ghen à?"
Mèo Bự gật đầu. "Còn hơn cả ghen tuông. Nó vốn làm theo ý mình, mà nó nhận ra rằng nó không thể chiếm cậu như hồi ở Pháp nữa. Cẩn thận đấy!"
Dax xuống nhà, thấy Robert trong thư viện. "Các cô gái đâu cả rồi?"
"Còn ở đâu nữa?" Robert nhún vai. "Trang điểm. Mình có ly khai vị cho cậu đây".
"Cảm ơn" Dax cầm ly, nếm thử. "Rượu hồi. Được quá".
Robert cười. "Mình nghĩ là cậu rất thích".
Dax ngồi vào ghế bành. "Kể cho mình nghe về nước Mỹ đi".
"Rất khác." Robert cẩn thận nói. "Không phải là khác với ở nhà. Mình muốn nói là khác với những gì chúng ta nghĩ".
"Mình cũng đoán thế. " Dax cười. "Mèo Bự đã thất vọng. Không có cánh da đỏ, cũng chẳng có bọn gansters".
Robert cười. "Mình cho cậu biết một bí mật. Khi mới đến đây, mình cũng y hệt như vậy". Khi cả hai không cười nữa, anh trở lại nghiêm chỉnh. "Điều mình muốn nói là người Mỹ. Ở Harvard đây chúng mình sẽ gặp những người cũng giống như mình thôi. Hiểu biết về thế giới và phần của họ trong đó. Nhưng bên ngoài giảng đường, trên đường phố, họ rất khác. Đối với họ, những gì xảy ra ở bất cứ đâu khác cũng chẳng hề gì. Các đại dương của họ ngăn cách họ với những sự kiện trên thế giới".
"Ở một bình diện nào đó, họ đúng. Toàn là đại dương lớn cả. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương".
"Không thể lớn mãi thế được".
"Thế còn trường sở? Có khó lắm không?"
"Cũng vầy vậy thôi. Điều khó hiểu là nửa kia của đời sống học đường. Các môn thể thao của họ. Bóng chày, bóng rổ, bóng đá. Sinh viên nào xuất sắc trong những môn này có giá hơn cả các học giả".
"Thì ở nhà cũng thế. Cũng giống như mình trong môn polo ấy. À, có đội polo không?"
"Mình không cho là có. Mình vừa nhận được giấy mời của bạn bè đi xem polo ở Meadowbrook".
"Meadowbrook?" Dax nheo mắt. "Có phải đội mà Hitchcock chơi không?"
Robert gật đầu. "Chắc là thế".
"Mình muốn đi xem, ít nhất là một lần. Mình chưa bao giờ xem Hitchcock chơi cả".
"Ở Long Island. Chúng mình phải đi tàu hoả đến New York, hoặc bay. Sẽ là một cuối tuần vu đấy. Họ đề nghị mình ở chỗ họ".
"Nhưng họ có biết mình không?"
"Chính là lối của người Mỹ đấy".
Robert nói. "Họ chẳng suy nghĩ gì hết về việc mời một người xa lạ về nhà mình ăn bữa tối, nghỉ cuối tuần, thậm chí ở cả tháng. Quen hay lạ hầu như không thành vấn đề đối với họ".
"Họ là một dân tộc kỳ lạ".
"Đấy không phải lời mời duy nhất đâu. Từ khi cậu đến mình phải nhận được đến hai chục cú phôn. Mình e là không nhận ra cậu là người nổi tiếng như thế nào".
"Xin lỗi" Dax nói nhanh. "Mình không có ý định cứ ập vào nhà như thế này. Để tiện cho cậu, mình rất vui vẻ chuyển đến một khách sạn".
"Mình không muốn nghe điều đó. Kể từ khi rời nước Pháp, đây là lần đầu tiên mình có bạn để nói chuyện". Anh đặt ly rượu xuống. "Gần như ngày xưa. Chỉ thiếu có cậu Nga bự".
"Sergei?" Dax cười. "Không hiểu cậu ấy đang ở đâu. Trước khi đi, mình đã cố phôn cho cậu ấy mà không được. Mình cho là có thể cậu ấy đã sang Đức ở với cha".
"Không. Thuỵ Sĩ. Một người bạn của Caroline bảo có thấy cậu ấy ở đấy. Hình như cũng có tiền. Cậu ấy lái chiếc Mercedes to đùng và hầu như luôn cặp kè với những người đàn bà giàu có".
Đôi lông mày Dax nhướn lên. "Mình cho là ông bạn chúng ta nghiêm chỉnh hơn chúng ta tưởng, khi bảo là sẽ lấy một người Mỹ giàu có".
Robert cười. "Ở đây thì Sergei có thể khá hơn. Cậu biết cô bạn của Caroline chứ?"
"Sue Ann?"
Robert gật đầu. "Cô  ấy thừa hưởng ít nhất là năm mươi triệu đôla, mà mới của ông nội thôi đấy. Ông ấy là người sáng lập hệ thống nhà hàng Penny Saver ở Atlanta. Cô ta sẽ còn giàu hơn nữa khi bố mẹ mất đi".
"Tất nhiên! Tổ hợp Daley Penny Savers. Mình đã thấy khắp nước Anh. Mà mình không hề biết mối quan hệ này".
"Ở đây còn có nhiều hơn" Robert bỗng cười phá lên. "Cậu có thể tưởng tượng ra Sergei sẽ làm gì với một em như thế không?"
"Bộ óc màu đỏ tía hoàng phái của cậu ấy sẽ nổ tung".
Tiếng cười của họ bị chặn ngang khi Caroline và Sue Ann đi xuống dùng bữa tối.

Truyện Những kẻ phiêu lưu Lời bạt cũng là lời tựa QUYỂN MỘT - Chương 1 & 2 Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 Chương 7 & 8 Chương 9 & 10 Chương 11 & 12 Chương 13 & 14 Chương 15 & 16 Chương 17 & 18 Chương 19 & 20 Chương 21 & 22 Chương 23 QUYỂN HAI - QUYỀN LỰC VÀ TIỀN
Chương 1 & 2
Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 Chương 7 & 8 Chương 9 & 10 Chương 11 & 12 Chương 13 & 14 Chương 15 & 16 Chương 17 & 18 Chương 19 & 20 Chương 21 & 22 Chương 23 QUYỂN 3 – TIỀN VÀ HÔN NHÂN
Chương 1 & 2
Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 Chương 7 & 8 Chương 9 & 10 Chương 11 & 12 Chương 13 & 14 Chương 15 & 16 Chương 17 & 18 Chương 19 & 20 QUYỂN BỐN – HÔN NHÂN VÀ THỜI TRANG
Chương 1 & 2
Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 Chương 7 & 8 Chương 9 & 10 Chương 11 & 12 Chương 13 & 14 Chương 15 & 16 Chương 17 & 18 Chương 19 & 20 Chương 21 & 22 QUYỂN 5 – THỜI TRANG VÀ CHÍNH TRỊ
Chương 1 & 2
Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 Chương 7 & 8 Chương 9 & 10 Chương 11 & 12 Chương 13 & 14 Chương 15 & 16 Chương 17 & 18 Chương 19 & 20 Chương 21 & 22 Chương 23 & 24 QUYỂN 6 – VỀ VỚI CÁT BỤI
Chương 1 & 2
Chương 3 & 4 Chương 5 & 6 Chương 7 & 8 Chương 9 & 10 Chương 11 & 12 Chương 13 & 14 Chương 15 & 16 Chương 17 & 18 Chương 19 & 20 Chương 21 & 22 Chương 23 & 24 Chương 25 & 26 Chương 27 & 28 Chương 29 & 30 Chương 31 & 32 Chương 33 & 34 Chương 35 & 36 Tái bút