Chương 8

T ừ đề lao, đội Cấn ra vườn hoa Dây Thép. Đây là nơi ông có nhiều kỷ niệm riêng và ông thuộc từng bụi hoa, từng gốc cây nhưng lần này ông đến đây với con mắt nhìn khác. Đội Cấn đi rất chậm trên con đường chính xuyên qua vườn hoa. ông ước lượng bằng mắt khoảng cách giữa các gốc cây lớn và hình dung trong óc cảnh vườn hoa này trong đêm tối. Khi đi đến giữa vườn, đội Cấn dừng lại sau bụi cây rậm. ông kín đáo nhìn qua cái phố ngắn dẫn đến trại Xê-da-ri. Cái phố ngắn này lúc nào cũng chỉ có một vài cửa hàng ăn uống hoặc thợ may quần áo nhà binh mở cửa mặc dù rất vắng khách vào giờ "Xe- vít"1 Đội Cấn chỉ dừng lại giây lát để nhìn sang phía trại Xê-da-ri. Sau đó, ông đến quán cụ Quát. Quán hôm nay đóng cửa, cụ Quát đang sao một chảo gừng xắt lát trong bếp. ông cụ nói với đội Cấn:
-Cái này phòng cảm mạo tốt lắm. Đội Cấn bảo ông cụ cứ mở cửa hàng như mọi hôm. Như thế không có điều gì khiến kẻ địch nghi ngờ. ông cụ hỏi Quát:
-Anh em ta có bao nhiêu tay súng? Cụ Quát tính thầm rồi đáp:
-Có trên năm chục súng nhưng đạn thì ít. Mà đạn cất giấu lâu ngày không biết có còn nhạy không? Đội Cấn trầm ngâm.
-Nhưng mác thì có nhiều! Cụ Quát nói tiếp.
-Mác à? Cũng tốt! Nhưng phải có đạn mới được.
-Có đạn thì còn gì bằng nữa. Năm chục tay súng ở đây còn thêm từng ấy ở Phấn Mễ về nữa. ít nhất cũng phải có dăm ba nghìn viên đạn. Thế thì kiếm đâu ra? Đội Cấn mỉm cười. ông nảy ra một cách khả dĩ thoát được khó khăn này. ông hỏi:
-Anh em Phấn Mễ độ mấy giờ về đến đây?
-Khoảng gà lên chuồng.
-Thế thì cho già ra là 7 giờ tối anh em có mặt ở tỉnh lỵ rồi. Đúng 7 giờ rưỡi, cụ bảo anh em cắt hai người ra đây chờ, tôi sẽ cho người mang đạn tới. Hai người đến đây thôi còn bao nhiêu phải ở rừng cho kín. Cánh rừng mé dưới này thế nào? 1. Giờ hành chính.
-Cánh rừng ấy thì còn phải nói. Rậm lắm, rậm lắm. Bọn kiểm lâm Tây có cho ai bén mảng vào đấy kiểm củi đâu.
-Được lắm. Anh em Phấn Mễ sẽ náu trong ấy cho đến giờ xuất quân. Ai cầm quân ở Phấn Mễ?
-ông Khải!
Đội Cấn tỏ ra rất vui mừng khi nghe nói người cầm quân Phấn Mễ là ông KHải. Đội Cấn đã được gặp ông Khải nhiều lần. ông biết người thợ mỏ này là nghĩa quân của Đề Thám và ông Khải đã cùng một số anh em nghĩa quân Yên Thế đổi tên vào Phấn Mễ làm phu mỏ. Đội Cấn nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên với người thợ mỏ ấy. Đó là lần Nô-en dẫn lính khố xanh lên Phấn Mễ truy lùng hai nưgời lính khố đỏ bỏ trốn một chuyến "tình nguyện đi Tây". Chánh sứ Đác nghe tin có lính trốn, tức lắm. Y ra lệnh cho các đơn vị lính Tây, lính khố xanh, khố đỏ phải tuần tiễu và phải hết sức lùng sục ở các đám phu làm đường, phu mỏ. Trong số binh lính dưới quyền Nô-en đi lùng lính trốn có đội Cấn. Đội Cấn còn nhớ hôm ấy, chủ mỏ sai đánh kẻng gọi tất cả phu mỏ về bắt xếp hàng để Nô-en nhận diện. Nô-en không biết mặt hai người lính trốn, gã cũng không có ảnh hai người này, nhưng gã có cách tìm bắt đúng được. Đó là những con số đánh dấu bằng hóa chất ni-tơ-rát bạc ở cổ tay những người "tình nguyện đi Tây". Đội Cấn rất lo lắng vì ông biết đích xác hai người lính khố đỏ ấy đang trốn ở Phấn Mễ. Mấy hôm trước đội Giá đã báo cho ông biết vụ lính trốn này. Hai người ấy là người cùng quê với đội Giá. Anh đã nhờ người quen dẫn lên Phấn Mễ giao cho một người thân tín hiện đang làm phu mỏ than này. Nhưng Nô-en không tìm ra hai người lính trốn trong số phu mỏ. Gã chưa chịu thôi. Gã sục vào chỗ phu ốm nằm cũng không thấy. Gã lên mỏ đòi vào từng hầm để tìm cho thật kỹ càng nhưng một người phu đã cười khẩy nói với gã:
-Quan lớn muốn tìm thì cứ vào hầm. Anh em tôi vì miếng ăn mà phải chui vào đây chứ hầm nào cũng phải chống lại cả rồi.
Cứ ho một tiếng, đất trần đã rụng xuống rào rào. Nô-en bảo viên đội thông ngôn dịch lại cho hắn nghe. Nghe xong, gã giám binh mắt cứ trợn tròn xoe. Đội Cấn nghi hoặc nhìn người thợ mỏ. Anh ta có cái sẹo chạy từ thái dương xuống má. Trên vẻ mặt dày dạn của anh ta, đội Cấn không nhận ra một chút gì đáng nghi, nhưng câu nói của anh ta khiến đội Cấn phải chú ý. Đội Cấn thấy người phu mỏ dẫn Nô-en đến cửa hầm nhưng gã giám binh hết cả hung hăng. Gã "xà và, xa vY"1 mấy lần rồi dẫn lính chuồn Gã sợ hầm sập vào đầu gã! 1. "Được rồi, được rồi!" 195 196 Prev Page 14 Next Mấy hôm sau đội Giá lại bảo cho đội Cấn biết rằng phu mỏ đã nuôi giấu hai người lính trốn trong hầm ít lâu và đã đưa họ sang Yên Bái nhập vào đám phu làm đường đi Nghĩa Lộ rồi. Đội Giá còn cho biết người thân tín của anh ở Phấn Mễ tên là Khải. Khải chính là người thợ mỏ sẹo mặt mà ông đã gặp ở Phấn Mễ. Đội Giá cứu Khải trong một trận chiến đấu ở chân núi Hồng. Khải bị thương ở mặt, mất máu nhiều phải nằm lại, ẩn dưới một lùm cây. Đội Giá bắt gặp người bị thương nhưng anh đã băng bó cho Khải, để lại cho ngừơi bị thương một nắm cơm và một mối ân tình sâu nặng... Sau nhiều lần gặp gỡ, đội Cấn đã bắt liên lạc với Khải và giao hẹn đôi bên sẽ sẵn sàng sát cánh với nhau sau này... Đội Cấn dặn cụ Quát:
-Cụ mở quán như mọi bữa nhưng nếu có khách thì bảo là hàng bán hết rồi.
Nhớ đúng giờ hẹn, anh em Phấn Mễ phải có mặt ở đây lấy đạn. Đội Cấn ra về, ông đi qua cánh rừng cuối làng Đồng Mỗ để xem tận mắt cánh rừng này có đủ kín đáo cho hàng trăm người ẩn náu không. Sau đó ông mới hoàn toàn yên lòng quay về trại Bô-dông. Đội Cấn về đến trại Bô-dông lúc ba giờ chiều. Gần đến cổng, ông nhìn thấy đội Trường dìu đội Hạnh từ phía cuối tỉnh về. Cái cổ gã trai đàng điếm mềm oặt gối lên vai bạn. Mặt đội Trường lạnh lẽo khó hiểu. Trường nói với đội Cấn:
-Bác Hạnh trúng gió phải cảm ở phố Ba toa. Đội Cấn thì cho rằng Hạnh say rượu chứ không phải bị cảm. Hơi thở của Hạnh còn nồng nặc tuy mặt Hạnh vẫn bình thường (hắn uống rượu không hề đỏ mặt). Trường dìu Hạnh đi về nhà thương. Trước khi Trường đi, đội Cấn bảo Trường:
-Tôi cần gặp bác một chút.
-Vâng. Mời bác cứ xuống phòng tôi. Đội Cấn nhận thấy Trường cười buồn. Đội Cấn đi qua sân giữa để về phòng làm việc của mình. ông ngạc nhiên thấy gót giày của mình nghiến lên những mảnh bát vỡ rải rác mặt đường. Đội Cấn kinh ngạc nhìn xuống cái mặt sân giữa thường phải quét thật sạch. ông thấy ngoài những mảnh bát, đĩa còn có những hạt cơm và những đầu cá mắm dính đất. Ruồi, nhặng ve ve khắp sân. Trại Bô-dông vắng teo....
Đội Cấn rút thuốc lá châm hút và suy nghĩ. Chắc có một chuyện gì vừa xảy ra và ông thấy hôm nay mọi điều bất thường nào xảy ra cũng phải tìm hiểu cặn kẽ để đề phòng sự bất trắc. ông điềm đạm rít một hơi thuốc lá, thở khói ra đằng mũi và bình tĩnh về phòng làm việc. Linh tính đã từ lâu buộc đội Trường phải suy nghĩ về cái chết thê thảm của người vợ xấu số. Đội Trường hiểu rằng vợ anh không phải chết đuối. Vợ cai Chén, người khâm niệm bữa ấy đã kể cho anh nghe rằng người chết có cặp môi bị cắn dập nát và trong lỗ mũi có máu. Nhưng đội Trường đã nghĩ ngợi nhiều và thấy nói ra càng thêm ngượng mà chưa chắc đã việc đã được kết quả gì. Anh càng nghĩ càng bầm gan tím ruột. Đội Trường đã nhiều đêm lật đi lộn lại cái việc thê thảm ấy trong óc để tìm xem kẻ thù của mình là ai. Không hiểu sao anh hết sức chú ý đến đội Hạnh. Từ sau khi đội Trường góa vợ, Hạnh hay lẩn tránh những cuộc gặp gỡ tay đôi với anh và nếu như không đừng được thì gã hết sức vồn vã thân mật với anh. Đội Trường đã kín đáo dò hỏi vài người trong trại con gái và anh tìm được một dấu tích quan trọng: Hôm vợ anh chết, đội Hạnh có nói chuyện với vợ anh lúc chiều, câu chuyện thân mật đến mức gã có chiều lả lơi! Đội Trường lập mẹo dò hỏi ngay chính gã. Trưa nay, đội Trường đã theo hút đội Hạnh xuống phố Ba toa.
Anh cho là thời cơ thuận tiện đã tới. Anh làm như tình cờ gặp đội Hạnh ở đây và kéo gã vào nhà cô đầu đập phá một chầu trưa. Có bao nhiêu tiền dành dụm được, Trường vung ra hết. Anh gọi rất nhiều rượu và bắt những ả cô đầu phải "chiều" cho được "ông bạn thân nhất". Đội Hạnh say trước. Phải nói rằng sức uống của đội Trường đến thế nào, anh mới đổ được cho gã du đãng kia say tới mức mất hết tri giác. Gã phun tất cả bí mật đời gã bằng thứ ngôn ngữ của người mất trí. Rồi gã nói đến cái chết của vợ đội Trường. Gã nhận chính gã đã dẫn vợ đội Trường đi chơi tối và nài ép người con gái ấy. Gã lè nhè nói:
-Đàn bà thế đấy bác ạ. Tôi... bỏ... mấy đời vợ cũng vì chúng... thế cả. Thế cả. Gã nhìn đội Trường bằng cặp mắt vằn đỏ, đờ đẫn. Gã an ủi đội Trường:
-Bỏ đứa này, lấy đứa khác, cần gì? Cần gì nào... o? Gã nhận chính gã đã dẫn vợ đội Trường lên nhà Nô-en ngay tối hôm ấy. Nô-en đã sai gã đi gọi mấy thằng sĩ quan lê dương bạn của Nô-en. Gã nhận chính gã đã vác xác người con gái bất hạnh ra ném xuống sông Công. Hạnh còn moi trong ví ra một đôi khuyên vàng cho đội Trường xem. Gã lè nhè:
-Có đúng của chị ấy không?... Mà... là vàng... giả đấy! Cóc bán được. Đôi khuyên này đúng bằng vàng giả. Cũng không phải do đội Trường sắm cho vợ. Đôi khuyên ấy của em trai đội Trường ở Pháp gửi về biếu chị dâu từ đầu năm 1916. Thế rồi đội Hạnh còn kể cả những lần hắn lừa ngủ với vợ của những người bạn đồng ngũ. Với ngôn ngữ thằng say, những trò dâm loạn càng trở nên ma mãnh và đội Hạnh còn nhắc đến cái nốt ruồi ở bẹn người đàn bà chết dưới sông Công làm cho đội Trường cay đắng như mê đi. Anh quyết định trả thù này một cách xứng đáng. Anh dìu đội Hạnh về trại Bô-dông như hai người bạn thân thiết dìu nhau sau một cuộc ăn chơi thỏa thích. Anh đưa gã vào y xá lấy cái khăn mặt tẩm đẫm nước lạnh đập lên cái mặt đâm ác của kẻ thù và anh quay về phòng riêng. Đội Trường về tới phòng riêng nhưng đội Cấn chưa thấy đến. Anh vào phòng, gieo người xuống giường, úp mặt vào gối. Anh thấy ngượng, thấy thẹn, thấy nhục. Anh cảm thấy cái lon đội Nô-en đã thí cho anh là một cách trả tiền của một cuộc mua bán bẩn thỉu mà trong đó tất cả mọi nhục nhã anh chịu hết. Anh vùng trở dậy, lồng lộn trong căn phòng hẹp như một người điên. Thình lình anh giật tung cánh cửa tủ, chộp lấy khẩu súng lục anh vẫn giấu trong đó và nạp đạn vào súng bằng những ngón tay run lên lẩy bẩy. Nạp đạn xong, đội Trường đưa súng lên miệng, ngậm lấy đầu nòng, ngón tay trỏ ấn vào cò súng...
Nhưng tai anh như nghe có tiếng người gọi tên anh. Tiếng gọi mơ hồ mà rất đỗi thân thiết: "Anh Trường! Anh Trường... ơi!". Đội Trường buông thõng tay súng. Anh ngơ ngác tự hỏi: "Tại sao mình lại làm thế nhỉ?". Anh tự hỏi và nhiều cách giải đáp cùng đến với anh. Cuối cùng anh tự nhủ anh không thể chết được. Anh phải sống để trả thù. Anh sẽ giết thằng Hạnh, thằng Nô-en để hương hồn người vợ hiền lành dưới suối vàng được mát mẻ. Đội Trường dần dần lấy lại bình tĩnh. Anh cất súng vào tủ và ngồi ôm đầu suy nghĩ... Khi đẩy cửa bước vào, đội Cấn thấy đội Trường vẫn ngồi như thế. ông đã được Ngoan kể lại hồi trưa câu chuyện cô nghe được từ cửa miệng mụ Cúc cho nên ông hiểu rằng người bạn của ông đang đau khổ và cũng đã biết chuyện. Đội Cấn ngồi xuống cạnh bạn. ông im lặng chờ. Một lát sau, đội Trường từ từ ngửng mặt lên, vẻ đanh lại.
-Bác Cấn! Tôi đã được nghe chính mồm đội Hạnh kể tội ác của nó. Thật là nhục nhã cho gia đình nhà tôi. Tôi... tôi... tôi không biết nói thế nào để bác hiểu cho tôi. Đội Cấn để một tay lên vai bạn. ông nói:
-Tôi đã biết chuyện đó.
-Bác biết rồi à? Đội Cấn gật đầu.
-Nếu vậy thì rồi người này biết, người khác biết. Tôi làm sao chịu nổi sự nhục nhã ấy.
-Đội Trường nắm tay đấm mạnh vào đầu gối:
-Tôi phải giết. Giết thằng Hạnh, thằng Nô-en rồi tôi sẽ giết tôi luôn. Đội Cấn bịt vội miệng bạn. Trường vùng vằng muốn giật ra nhưng đội Cấn ghì chặt anh lại.
-Trường ạ! Hãy nghe tôi nói. Nhìn vào mắt tôi đây này. Tôi sẽ hỏi anh một điều. Anh nghĩ kỹ và trả lời tôi sau. Bằng lòng không? Nào! Đội Trường mắt sáng lên, hai cánh mũi mỏng phập phồng. Anh mím chặt đôi môi, lòng sôi lên. Anh chờ câu hỏi của đội Cấn.
-Anh trả lời tôi xem có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục mất nước không? Đội Trường há mồm định đáp một câu gì rồi đờ người ra suy nghĩ. Đội Cấn chờ cho bạn suy nghĩ chán rồi ông mới chậm rãi nói về nguồn gốc mọi nỗi nhục ở nước Nam này đều do cái nhục mất nước mà ra cả. Kẻ thù của những người dân Nam là tất cả bọn cướp nước và bán nước. ông đanh giọng lại:
-Rồi có chết cũng phải chết cho ra chết. Chết cho nước cho dân! Chết mà rửa được thù nhà nợ nước thì tôi đây, tôi cũng sẵn lòng. Trường im lặng suy nghĩ hồi lâu. Đội Cấn biết bụng bạn đã chuyển. ông châm một điếu thuốc lá đưa cho đội Trường.
-Hút đi. Tôi sẽ nói với anh một chuyện quan trọng! Đội Cấn ra cửa phòng xem xét bên ngoài thật cẩn thận rồi quay vào cầm lấy hai tay đội Trường. ông nhìn thẳng vào hai mắt bạn và nói rành rọt từng tiếng:
-Đêm nay chúng tôi sẽ nổi dậy đánh Tây, lấy tỉnh. Anh phải giúp chúng tôi một tay. Vẻ mặt đội Trường biểu lộ sự kinh ngạc và chuyển rất nhanh sang hứng khởi. Anh bóp chặt hai tay đội Cấn:
-Bác Cấn! Cám ơn bác. Bác đã vạch đường chỉ lối cho tôi. Cám ơn bác, cám ơn bác. Bây giờ bác bảo tôi thế nào? Đội Cấn rất mừng. ông ghé sát vào đội Trường khẽ dặn dò. Trước hết, đội Cấn giao nhiệm vụ cho đội Trường về kho súng. Anh sẽ sắp xếp sẵn dụng cụ mở các hòm đạn và giao súng thật nhanh khi có lệnh. Một số đạn dành cho Phấn Mễ và dư binh Yên Thế thì cho vào sọt, phủ giẻ rách lên trên chờ đến giờ đổ rác lúc chập tối sẽ đem ra khỏi trại xuống quán cụ Quát. Cai Chén và hai người nữa sẽ đảm đương việc chuyển. Thứ hai là đội Trường sẽ phải dò cho được bản cắt gác và danh sách đội tuần đêm nay để đối chiếu với kế hoạch khởi nghĩa xem có gì cần thay đổi không. ông bảo đội Trường: "Con mụ đầm đánh máy nó thích chú lắm đấy!", làm đội Trường đỏ mặt lên.
-Bác để tôi diệt thằng Hạnh và thằng Nô-en đêm nay. Đội Cấn chăm chú suy nghĩ. Vừa qua, đội Giá cũng có một đề nghị tương tự. Giá xin đội Cấn giao cho anh việc đánh chiếm khu dinh thự Nam triều trong đó có dinh bố chánh. Anh bảo đảm sẽ bắt và trừ gọn cha con tên bố chánh. Khi đội Cấn im lặng nhìn anh, đội Giá vội nói tiếp rằng không phải anh xin đánh dinh bố chánh chỉ vì anh có thù riêng với tên ấm Hỷ, mặc dù cha con hắn làm hại nhiều đời con gái dân lành. Anh tối sầm mặt lại, tiếp:
-ở đất Thái Nguyên này có biết bao nhiêu gia đình dân quê đã bị tên bố chánh lấy ruộng. Biết bao nhiêu gia đình đã thất cơ lỡ vận vì tay nó. Cha con nhà nó là những quân đại gian đại ác! Đội Cấn im lặng giây lát. Mặt ông cũng sầm tối. Nhưng sau đó, ông bình tĩnh giảng giải cho đội Giá hiểu rằng cha con ấm Hỷ có tội lớn với dân tộc nhưng kẻ chủ mưu thâm hiểm chính là bọn Tây. ở Thái Nguyên, những tên như Đác, Nô-en... mới là những tên nguy hiểm nhất. Đội Cấn cũng nghiêm khắc vạch cho Giá hiểu rằng trong khởi nghĩa phải đặt những người chỉ huy tin cẩn ở những nơi quan trọng. Các chiến sĩ phải tuân thủ lệnh trên, phải tuân thủ quân luật. ông ra lệnh rành rọt: "Chú sẽ đánh ở bên đề lao". Bây giờ, đội Trường cũng xin diệt thằng Hạnh và Nô-en nhưng ước vọng riêng của Trường khớp với ý định chỉ huy của ông. Đội Cấn bằng lòng. ông nói:
-Đêm nay, chú sẽ là người chỉ huy đánh chiếm trại Bô-dông. Đội Trường sung sướng. Anh nói:
-Thế là bác rất tin tôi. Tôi hứa sẽ không phụ lòng tin cậy của bác.
-Cứ bình tĩnh. Nếu cần gì hoặc vướng khó khăn gì thì chú cứ hỏi tôi. Bên cạnh chú sẽ có người phụ tá đắc lực gan dạ. Đội Trường ngửng mặt lên, ánh mắt nghiêm nghị đầy tin tưởng. Đội Cấn mỉm cười nghĩ rằng việc đánh chiếm trại Bô-dông cho đội Trường là chính xác và đây cũng là cách để bạn rửa mối hờn riêng. Đột nhiên đội Cấn nhớ tới cảnh trại Bô-dông chuểnh choảng lúc nãy.
-Này, ở trại vừa có chuyện gì xảy ra thế?
-Bác bảo chuyện gì cơ?
-Đội Trường ngơ ngác hỏi lại. Đội Cấn tả lại cảnh trại vắng và cái sân giữa đầy rác bẩn cho Trường nghe. Đội Trường bật cười:
-à! Lính hắt mẹ nó cơm nước của con mụ quản ra sân đấy mà. Đội Cấn cũng à lên một tiếng khoan khoái. ông nhẹ hẳn người.
-Thế là quản cơ với đội xơ-men1 lên boong-ga-lô hóng lệnh Nô-en về chuyện này đây. Còn anh em lính thì đâu cả?
-Pích-kê khô ở nhà ngủ! Pích-kê khô là hình thức phạt nhẹ cả một đơn vị trong khi hình phạt chính thức chưa định được xong. Pích-kê khô! Pích-kê khô! Đội Cấn ngẫm nghĩ. Mười mấy năm đi lính của ông chính là mười mấy năm pích-kê khô đó thôi. Đột nhiên ông thấy lóe lên một niềm vui: Vụ pích- kê khô này xảy ra trước cuộc khởi nghĩa thật là một điều hay, một thuận lợi cho việc tuyên truyền binh lính đứng về phía nghĩa quân. Đội Cấn dặn Trường thêm một vài điều cần làm trước giờ khởi sự. Sau đó ông mở khóa cửa, hé cánh cửa ra một chút và im lặng nghe ngóng. Rồi ông mạnh bạo ra ngoài đi về sân giữa.
S ân giữa đã đông binh lính. Những anh em làm cỏ vê đang quét sân. Người lính hầu cơm trên boong-ga-lô tay xách nách mang những bát đĩa đem rửa ở máy nước lớn trong trại. Như thế là pích-kê khô đã bãi nhưng không có hình phạt nào tiếp theo. Đội Cấn đi ra phía cổng. Cửa phòng giấy quản cơ đã mở. Cửa phòng đội xơ-men cũng mở rồi. Đội Cấn vào phòng đội xơ-men để ghi báo cáo về việc kiểm tra tù đề lao. Viên đội xơ-men tuần này là đội Cầu, người của sở mật thám Bắc Kỳ. Ngay quản Lạp cũng nể y. Đội Cầu mới về đóng ở Thái Nguyên từ sáu tháng nay. Y mang theo giấy tờ chứng tỏ y từ lữ khố xanh Nghệ An chuyển đến đây nhưng thực ra giấy tờ này là giấy tờ giả. Y không biết một tí gì về đời lính cả. Ngay từ cách chào, y cũng không chào được cho nên hồn. Cầu về Thái Nguyên chưa được mười hôm thì tổ chức binh biến được một quốc sự phạm quê ở Hà Tĩnh bí mật báo cho biết tông tích của hắn. Cai Mánh đã gặp đội Cấn xin cho khử gọn thằng này. Anh nói:
-Bác cứ để nó cho em. Phải "củ" nó đi.
-Này này! Hãy khoan! Chú định làm gì nó nào?
-Có làm gì đâu! Em rủ nó đi cô đầu. Em dẫn nó xuống quá lò lợn một tí rồi chụp bao tải lên đầu nó, nện cho một búa, ném xác xuống sông là xong. Đội Cấn thấy cách ấy quả cũng hay và gọn. ông đã hỏi ý kiến Lương Ngọc Quyến nhưng người quốc sự phạm này đã suy nghĩ rồi gạt đi:
-Không cần thế. Cứ để nó báo tin giả về sở mật thám mà hay đấy. 1. Tức là đội phụ trách trực ban.
Lương Ngọc Quyến bày cho đội Cấn cách tung những tin tức giả mạo đến tai Cầu. Thằng này không những mắc kế mà còn nhằm vào cai Mánh định dụ xếp tiêu sầu làm chỉ điểm cho sở liêm phóng Bắc Kỳ nữa.... Khi đội Cấn vào phòng đội xơ-men, Cầu đang ghi sổ hàng ngày. y viết rất chậm và khó nhọc lắm mới viết xong một câu. Thấy đội Cấn vào, Cầu đứng dậy chào niềm nở nhưng tay trái khéo léo rút tờ giấy đang viết dở về, thả vào ngăn kéo đã mở sẵn và đóng ngăn kéo lại.
-Mời toa ngồi!! A-lô! Ngồi xuống đã nào. Chỗ "ca ma lách" với nhau, xin toa cứ tự nhiên. Thấy cử chỉ của Cầu vừa biểu lộ sự giả dối vừa lố bịch, đội Cấn suýt phì cười. ông không thích nói tiếng Pháp vì ông biết rằng cái thứ tiếng Tây "bồi" thường dùng trong lính tráng cũng chẳng hay ho gì. ở lữ khố xanh Thái Nguyên, hầu hết cai, đội đều biết ít nhiều một thứ tiếng không thể gọi được là tiếng Pháp. Nó gồm một số từ dùng lắm khi sai nghĩa, ví dụ tiếng "cút-sê" chỉ có nghĩa là chơi gái và một số tiếng lóng táp nham khác. Đội Cấn ngồi xuống ghế, vớ quyển sổ xơ-men, ghi lên đó vài hàng chữ rằng lệnh cùm tù cấm cố Lương Ngọc Quyến không hề bị vi phạm, quan giám ngục Lô-ép (Loew) rất nghiêm, ngài đốc cai tù và lính cạnh đề lao thi hành lệnh đó rất triệt để. Kỳ thực Lô-ép say như thằng điên suốt buổi sáng. Gã coi ngục này là người đảo Goóc và rất tự hào là người đồng hương với hoàng đế Na-pô-lê-ông. Gã có thói quen sáng dậám chưa ra khỏi giường, đã phải tu hết nửa lít Ta-phia, thứ rượu rom hạng bét, rất nặng, uống vào như xoắn ruột. Sau đó gã cứ lồng lên trong đề lao, vào khu này, sang khu khác nhưng kỳ thực lúc đó gã không hiểu gì cả. Chỉ từ ba giờ chiều trở đi, Lô-ép mới thật làm việc được. Gã trở lại là một giám ngục rất thâm độc và nghiệt ngã về cách thi hành những điều luật đặt riêng trong nhà tù. Thí dụ: tù thường phạm chưa hết hạn lưu bế chỉ được đi ỉa ngày một lần 15 phút lúc 4 giờ chiều là đúng 4 giờ gã đã có mặt ở khu cửa nhà xí và 4 giờ 15, gã mới đi chỗ khác; xét về cách phân loại tù, thường phạm việc hộ riêng việc hình riêng, tù quốc sự phạm Quang Phục Hội riêng, dư binh Đề Thám riêng, vụ vua Duy Tân riêng. Tất nhiên cái riêng ấy dẫn đến cách đối xử riêng và mỗi cách đối xử được Lô-ép thi hành rất đúng từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn quốc sự phạm vụ vua Duy Tân chống Pháp vốn là quan lại, nhà nho kinh thành Huế. Lô-ép cho là những người tù này quen phong lưu sạch sẽ vậy thì Lô-ép chỉ phát mỗi ngày cho mỗi người một gáo nước lã. "Rửa mặt thì đừng rửa đùm, rửa đùm thì đừng rửa mặt". Hình như hắn bày ra lắm thứ luật lệ ma quái ấy để trả thù cho người đồng hương của hắn đã khốn khổ khốn nạn xưa kia ở đảo Xanh Hê-len (Sainte Hélène, tên hòn đảo giam Na-pô-lê-ông). Đội Cầu rút thuốc lá ra mời. Biết có từ chối cũng không được với gã, đội Cấn phải cầm một điếu. Cầu nhanh như cắt rút chiếc bật lửa sáu xu mua ở hàng xén ra, châm cho bạn. Mời thuốc, châm lửa là cách lân la làm thân số một của gã mật thám, kiểu thân mà sơ, sơ mà thân. Gã lơi lả:
-ông bạn ơi, moa có việc cần được giúp đỡ, may mà lại có toa ở đây.
-Bác mà phải nhờ đến thứ tôi à?
-Chết chết, sao toa lại nói thế. Việc này phi toa không ai làm được... ấy, ngồi xuống đã nào. Gã kéo đội Cấn xuống ghế. Gã cầm một cặp hồ sơ dày nếm lên bàn cùng với một tập giấy bạc. Đội Cấn nhìn thấy mấy chữ đề ngoài hồ sơ. Đây là hô sơ lưu các phiếu trả lương những người vợ có chồng đi lính sang Tây. Chồng họ trước đây ở lữ khố xanh Thái Nguyên nên văn phòng trại Bô-dông phải nhận việc phát lương cho họ cứ ba tháng một lần.
-Nói chuyện với bọn đàn bà phải cần đến tay mô phạm như toa. ấy, còn định đi đâu? Lại sợ "ma phăm"1 ở nhà lôi thôi phải không?
-Phát lương hảt? Đó là việc của ông đội binh lương chứ!
-Quan giám binh sai "chúng mình" làm. Đội Cấn thấy gã kéo mình vào một cách trắng trợn như thế thì rất bực mình nhưng ông không muốn có sự lôi thôi vào hôm nay. ông nhận lời:
-Bác phát, tôi phụ.
-Chỉ cần có mặt bác thôi mà. Gã cười hì hì:
-Giá lúc trưa có bác thì chả đến nỗi. Đội Cấn im lặng. Cầu kể lại cho đội Cấn nghe cuộc phá phách hổi trưa ở pô-pốt lính. Chuyện ấy thì ông biết rồi nhưng đội Cầu cung cấp cho ông phần đuôi rất hấp dẫn của câu chuyện:
-Bà quản kiện lên quan giám binh rằng binh lính làm reo. ông giám binh bảo rằng đừng kiện nữa nếu không ông quản sẽ bị đưa ra tòa án binh vì để lính tráng làm lung tung. Bà ta gạt phăng đi. Bác bảo bà ấy nói thế này có gớm không: "thưa quan giám binh liệu có bị xử tử không ạ!". Nom bà ấy lại hí hửng cơ chứ! 1. Đáng lý nói "ta femme" là "bà vợ anh", đội Cầu vì dốt tiếng Pháp nên lại nói nhầm là "ma phăm" (tức là "vợ tôi).
-Thế lúc ấy có ông quản ở đấy không?
-Thì chính lão ta dẫn vợ lên nhà quan giám binh mà. Lão cứ im thin thít nhưng tôi nghĩ lão căm vợ lão lắm. Thế là lão chào rồi lão cút.
-Lão cút một mình à?
-Chứ lại hai mình. Bà quản còn "măng- giê", "cút-sê" trưa với quan giám chứ. Đội Cấn buồn nôn. Không phải ông chỉ buồn nôn về chuyện bậy bạ của Nô-en và vợ quản Lạp mà cả về cách kể chuyện của đội Cầu. ông im lặng cầm tập hồ sơ lương vợ lính lên giả vờ chăm chú xem. Cái tên mật thám này giở cái trò gì thế này? Đội Cấn đã không lầm. Đội Cầm mới nhận được lệnh của sở mật thám Bắc Kỳ. Lệnh này bắt nguồn từ một tên chỉ điểm làm thợ cắt tóc ở phố Chợ tỉnh lỵ Thái Nguyên. Tên này tình cờ nghe được trong rạp hát tuồng một mẩu chuyện không đầu không đuôi giữa hai người lính khố xanh. Tên chỉ điểm hiểu rằng giữa lính khố xanh và quốc sự phạm đã có một mối quan hệ bí mật. Quan hệ này mật thiết đến mức nào, mang màu sắc gì thì tên mật thám không nắm được vì lúc tan hát, người chen chúc, gã mất hút hai người lính kia. Gã cũng nhận được mặt họ Gã đành chỉ biết "lập bô"1 gửi lên sở mật thám. Thế là Cầu ta bị cấp trên khiển trách. Gã này nằm ngay trong trại Bô-dông mà không biết chuyện gì cả. Gã được lệnh phải gấp rút dò cho ra trong trại Bô- dông có tổ chức cách mệnh bạo động nào không? Gã sẽ phải làm "lập bô" một ngày một lần bằng miệng và một tuần một lần bằng giấy. Đội Cầu là một tên mật thám chuyên nghề. Gã điểm công việc sáu tháng vừa qua của gã ở trại Bô-dông. Gã đặt ra hai giả thuyết. Một là lính khố xanh đều "trung thành" cả. Như vậy cái gã thợ cạo chỉ điểm nào đấy bịa chuyện lấy thưởng. Hai là có tổ chức cách mệnh bạo động trong hàng ngũ lính khố xanh thật. Thế thì chính gã đã bị ru ngủ liền sáu tháng trời. Và những người ru ngủ gã có thể là những người mà gã coi là "tốt" nhất. Tất nhiên mọi cái chẳng bao giờ giống nhau. Gã phải xét lại từng người một và người đầu tiên là đội Cấn. Tại sao Cầu chọn đội Cấn? Chính vì gã biết đội Cấn đứng đắn, làm việc giỏi và được binh lính kính phục. Nếu có ai ru ngủ gã thì người ru khéo nhất phải là đội Cấn. Gã ngửng mặt lên nhìn trộm đội Cấn. Cái mặt gã lờn lợt trăng trắng, hồng hồng, chính giữa là một cái mũi to, sần sùi như cái mào gà trọi. Đội Cấn nghi ngờ gã nhưng ông nghĩ thầm rằng gã chẳng kịp giở trò gì nữa. ông đứng dậy, buông tập hồ sơ lương vợ lính xuống bàn, chào rất nhanh và ra cửa cũng rất nhanh: 1. Báo cáo.
-Cái món mặc váy này thì tôi chịu. Thôi chào ông anh. Gã mật thám vội nhổm vội lên nhưng không kịp. Gã đành đứng tại chỗ nhìn đội Cấn đi ra và khép cửa phòng lại. Cầu tức giận, nói trong cổ họng:
-A mày chẳng nể tao à? Mày coi chừng... Đột nhiên gã căn ghét đội Cấn và muốn giở đểu với ông. Cũng vào khoảng giờ này, danh sách đội tuần, đội gác các công sở, đề lao, đội canh trại Bô-dông trong đêm nay đã đưa xuống văn phòng lập lách. Danh sách này do giám binh Nô-en ký. Đội Cấn muốn biết sơm bản danh sách ấy để tiện cho việc bố trí lực lượng của nghĩa quân đêm nay. ông đã giao việc dò hỏi bản danh sách ấy cho đội Trường. Trường đảo vào phòng lập lách. Anh giở giọng ỡm ờ với con đầm lai đánh máy chữ vài câu. Anh khen nó gầy đi (ả ta vốn nặng bảy yến) làm cho ả sướng phổng mũi. Nô-en không bao giờ có mặt ở phòng lập lách về buổi chiều cả. Hôm nay y lại có khách quý. Văn phòng vắng teo. Đội Trường lợi dụng ưu thế đàn ông, ngồi ghếch chân lên bàn đánh máy của ả đánh máy. Anh hỏi:
-Chắc năm nay, măm den (cô) cũng không về nghỉ phép ở Pháp nhỉ? ả ta nhún vai, giơ hai tay xòe ra, mặt lắc lư:
-ô, La ghe! La ghe! (Chiến tranh! Chiến tranh!). Ba năm rồi sê-ri (bạn yêu) ạ. Kỳ thực ả ta là đứa bé vô thừa nhận, sản phẩm của cái đêm vô kỷ luật sau khi hạ thành Hà Nội của Ri-vi-e (Rivière). Cái mặt, cái nước da thì đúng là Y lai âu nhưng ả không được hưởng chút nào quyền tối huệ của người Pháp và tiếng Pháp ả cũng nói giỏi giang với đội Cầu. Năm nay ả đã ba mươi tuổi, ba đời chồng (một đời chồng Tây, một đời chồng Xê-nê-ga-le), một đời chồng Ma-rốc- canh). Gã Ma-rốc-canh mới đi về Pháp đánh nhau. ả được "pạt xê" cho một gã cai lê dương ở trại Xê-da-ri nhưng gã này không nhận hẳn. Gã cứ ậm à, ậm ờ, thỉnh thoảng đảo qua cấu chí ả một tí rồi lại thôi. Nô-en càng không thích ả. Gã này thấm cái máu "cô lô nhần"1 rồi nên chỉ thích cái tang gái quê vợ lính. Mà ả thì người cứ rừng rực lên như con trâu điên. Với ả thì cai, đội, lê dương, Tây, ta, da đen, da đỏ được tuốt. Ai, ả cũng gọi là sê-ri được. ả ngả người ra tỳ cả tay cả người lên cái đùi đội Trường ghếch ngang bàn. Đội Trường vừa thẹn vừa tởm nhưng anh phải cố thắng mình, anh choàng tay lên cái phản thịt ấy và cúi mặt xuống:
-Sê-ri! Tối nay sê-ri ở đâu? Cô ả cũng gớm: 1. Cô lô nhần (colonial) người thuộc địa, tiếng lóng chỉ bọn Tây ở thuộc địa lâu thành cú thành cáo.
-Sê-ri mà cũng biết đùa à?
-ả gí tay vào trán đội Trường:
-Liệu hồn. ả chồm lên, với trên bàn giấy một hồ sơ bìa đen. Đội Trường kệ ả ta muốn làm gì thì làm. ả mở hồ sơ xem rồi cười hi hí:
-Tối nay sê-ri ở đây rồi.
-Đội Trường cũng ngả ngốn ghé sát vào má ả và đọc: chỉ huy gác đề lao: đội Nam; chỉ huy đội tăng cường gác đề lao: đội Giá; chỉ huy gác trại Bô-dông: đội Trường; trực chỉ huy và pích kê lập lách: quản Lạp, đồng thời chỉ huy đội tuần tỉnh lỵ. Khẩu lệnh: Hỏi là Giốp (Joffre), đáp là Bắc Kỳ (Tonkin). Đội Trường cười làm duyên với ả đánh máy. Anh giả vờ cười cợt nhưng đã nhẩm rất nhanh trong lòng những điểm ghi trong bản danh sách. Lát nữa anh sẽ phải đọc thật đúng cho đội Cấn nghe. ả đánh máy ôm đầy đội Trường vào bộ ngực lớn tướng của mụ, vò rối tung mớ tóc bàn chải và chớt nhả:
-Nhưng mà moa không tự do. ả nói thật. Nô-en đã dặn đêm nay ả phải lên tiếp Đờ Mác-ti-ni rồi. ả cũng hơi tiếc cái anh An-nam đẹp trai nhưng gầy, bé này. Thôi để bữa khác! ả bẹo má đội Trường một cái và tống ra cửa. Đội Trường thở phào một cái. Anh bật cười. Cả trại Bô-dông có lẽ hàng cai đội chỉ còn đội Cấn, anh và đội Giá là chưa bị con quỷ cái này lôi đi. Đến như ông cai Mánh mà còn bị "bắt" mấy lần, lần nào về cũng hết hồn hết vía. Đội Trường xốc lại quần áo cho chỉnh tề.
Anh đi tìm đội Cấn. Đội Cấn đang đứng ở cửa văn phòng lập lách. Trường tới gần và khẽ đọc thuộc lòng bản danh sách cắt gác, cắt tuần cho đội Cấn nghe. Đội Cấn đối chiếu thầm những điểm thuận và không thuận của bản danh sách này với kế hoạch nổ súng đêm nay. Không có trở ngại gì lớn! Trừ quản Lạp, các chỉ huy đêm nay đều có chân trong tổ chức binh biến. Nhưng việc vây bắt bọn cai đội phản quốc lại khó làm cho gọn được. Bọn này không phải phiên xe vít, chúng sẽ tỏa ra phố đi đánh bạc, đi hát cô đầu hoặc nằm líp ở nhà thổ. Như vậy cần cắt người bám sát từng đứa để không sểnh một đứa nào.. ông bảo đội Trường:
-Anh về kho đo. Nhớ làm đúng nhé. Sau đó ông đi tìm cai Chén, một viên cai trong xếch xông của đội Trường và dặn anh ta cách đem đạn lọt qua vọng gác để mang xuống quán Đồng Mỗ cho anh em Phấn Mễ. Cai Chén nhận lệnh đi ngay. Đội Cấn quay trở lại văn phòng lập lách. Đứng từ chỗ này nhìn qua sân giữa là văn phòng quản cơ và buồng trực của đội xơ-men. ông thấy đội Hạnh đang chân nọ đá chân kia đi đến buồng trực. Gã đi vào buồng hay tay cứ múa vung lên. Một chốc thì tiếng cãi nhau ỏm tỏi vọng ra. Kỳ lạ là có cả tiếng đàn bà the thé. ông thấy đội Cầu nắm cổ áo đội Hạnh đẩy gã say ra thềm. Gã say loạng choạng mấy bước, hụt cẳng bổ nhoài xuống sân. Gã lồm cồm bò dậy một cách khó nhọc rồi đột nhiên lè nhè chửi toáng lên:
-Đ... mẹ thằng Cầu nhá! Mày... mày nịnh l... các mẹ mày. Mày dám... dám bảo tao là thằng uống nọ uống kia mà say nhá. Gã dạng hai chân ra, phần thân trên ngật ngà ngật ngưỡng. Gã phân bua với cái sân vắng người:
-Các huánh xem... nó lại dám bảo... là đệ làm ô uế cái phòng đội xơ-men. ạ... uế, ô... uế. Mày làm như cái phòng đội xơ-men nhà mày ghê lắm phỏng. Từ trong phòng đội xơ-men, đội Cầu lại hầm hầm đi ra. Theo sau gã là những người đàn bà váy thâm thắt lưng xanh, đỏ lòe loẹt, gã say không thấy sợ, chỉ thấy tức thêm. Gã lại chửi:
-Đ... mẹ mày! Này thì phòng, này thì xơ- men này! Gã vạch quần, đái tồ tồ ra cửa phòng của đội Cầu. Bọn đàn bà xô nhau chạy vào trong buồng, la hét inh lên. Đội Cầu thì tức lắm. Gã nhăm nhăm đi xuống định nện cho đội Hạnh mấy cái tát. Đội Trường từ đâu bỗng chạy lại. Anh ta gỡ tay đội Cầu ra và dìu gã say đi về phía y xá. Gã say vẫn vừa đi vừa chửi giọng ngọng líu ngọng lô:
-Đ... mẹ nó chứ! Nó lại chửi ông là liếm đít Tây! Thế còn nó thì liếm đít chó à. ông mà là ma cô thì mày cũng là chó săn. Đ... mẹ mày! Đ... mẹ tao! Đ... mẹ tuốt tuột! Gã chửi réo lên, chửi thằng Cầu, chửi thằng Lạp, chửi tất cả những thằng đội, thằng cai, thằng lính trong trại Bô-dông. Gã hay giao du với loại đàn bà bất chính nên gã học được cách chửi ngoa ngoắt của họ.
Từ cái tục tĩu ấy đội Cấn chợt nhìn thấy một khía cánh đáng chú ý. ở đây chẳng những con người bị biến thành những cái máy giết người mà trước đó đã bị đẩy xuống đáy tận cùng của sự sa đọa. Những con người như đội Hạnh dám ăn nằm với cả chị em ruột thịt của y một cách thản nhiên. Cái phòng đội xơ-men chỉ yên lặng được vài phút đồng hồ rồi tiếng chí chóe cãi nhau lại om lên. Đội Cấn nhìn thấy những người đàn bà xỉa xói vào mặt đội Cầu. Gã ta thì cứ đấu dịu nhưng càng đấu dịu những người đàn bà càng to tiếng.
-Chúng tôi chẳng công trái công phải gì cả. Tiền là máu là thịt của chồng tôi. Nhà anh đừng có hòng chấm mút vào. Gã mật thám vẫn đấu dịu:
-Nào có phải tôi muốn thế. Cái này là nhà nước vay để đánh nhau với giặc Đức. "Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc" mà. Các bà hãy nhìn cái tranh bố cáo này.
-Chẳng rồng rắn lươn lẹo gì cả. Ruộng đã không có một miếng cắm liềm lại còn cướp sống cướp chín mấy đồng nuôi con. Đội Cầu cố dàn xếp:
-Các chị hãy cứ tạm lĩnh thế này đã rồi tôi sẽ xin quan giám binh miễn món công trái cho các chị sau. Bọn đàn bà khăng khăng không nghe. Họ vây quanh bàn giấy đội Cầu, hai tay đập đen đét vào mọi chỗ bẩn rồi xỉa xói vào mặt gã mật thám. Đến mức này thì gã nổi cáu. Gã nắm tay một người đàn bà đang xỉa vào mặt gã. Gã đẩy bàn tay ấy ra nhưng người đàn bà giật tay, lại xỉa vào mặt Cầu. Gã đứng dậy, xô bọn đàn bà, định bỏ đi nhưng một người vợ lính nắm được cổ áo gã kéo lại. Người đàn bà kéo mạnh, vải áo lính dai quá không rách nhưng cổ áo thít chặt cổ gã mật thám. Đội Cầu không nhịn được nữa, gã tát luôn người đàn bà một cái và thế là cuộc ẩu đả nổ ra giữa gã và đám vợ lính có chồng sang Tây. Gã không chống lại nổi những người đàn bà đang nổi máu giận. Gã bị đánh văng cả bút, cả khuy-xông "Hoa lựu" cài ở ve áo. Nhưng gã đánh trả cũng gớm. Gã giọt giày xăng đá vào cẳng những người đàn bà làm cho họ vừa kêu vừa thở hổn hển. Cuối cùng gã bỏ chạy ra được khỏi phòng đội xơ- men. Những người đàn bà đuổi theo, ném gã bằng cả sổ sách, tiền nong, lọ mực, bàn thấm... tất cả những gì họ vớ được. Lúc bấy giờ, quản Lạp từ boong-ga-lô đi xuống, theo sau quản Lạp là giám binh Nô-en và mấy người lính. Đội Cấn nhìn thấy viên đội sen đầm Bơ-de và mấy thằng lính sen đầm đi từ cổng chính vào. Chắc Nô-en đã gọi điện thoại cho sở sen đầm về vụ rối loạn này. Lính tráng từ cuối trại nghe tiếng ầm ầm cũng kéo đến. Nô-en ra lệnh cho quản Lạp:
-Bắt mấy con mẹ này giao sang sở sen đầm! Những người lính của quản Lạp xông vào vặn quặt tay những người đàn bà sau lưng. Mấy người đàn bà đã bị giật tung cả yếm, vú để ra thỗn thệ. Một số binh lính có dự âm mưu binh biến nhìn về phía đội Cấn nhưng ông sẽ lắc đầu. Tất cả đứng nhìn bọn Bơ-de dẫn những người vợ lính ra cửa. Họ sợ hãi, không ai dám lên tiếng chửi nữa mặc dù những thằng lính sen đầm lôi họ đi xềnh xệch. Nô-en mắng đội Cầu:
-Có mấy con đàn bà mà mày cũng không trị nổi thì mày chỉ huy lính thế nào được. Gã giơ tay định tát cho tên mật thám một cái rồi nghĩ thế nào lại thôi. Gã xua tay đuổi lính tráng đâu về đó.