Chương 7

N gủ hay thức đấy ông Ba?
-Thức!
-Sao ông cứ nhắm mắt thế?
-Ai đấy? Lương Ngọc Quyến từ từ mở mắt và nhận ra người quấy rầy giây phút suy tư của mình là người tù cỏ vê nhà xí. ông mỉm cười à khẽ một tiếng và hồn hậu hỏi anh ta:
-Lại đến phiên rồi à?
-Vâng. Người tù cỏ vê đặt xuống chân tấm phản gỗ lim hai cái gáo dừa và cầm hai chiếc gáo cũ ở đây bưng ra ngoài.
Cửa gian xà lim cấm cố mở to nhưng bên trong cũng chẳng sáng sủa hơn được bao nhiêu. Bên ngoài cửa xà lim là một dãy hành lang dài, kín như bưng, tối tăm ẩm thấp. Hàng ngày, chỉ đến lúc này, mới có người đến với Lương Ngọc Quyến. Đó là người tù hàng ngày đi thay những chiếc gáo dừa dùng cho việc ỉa, đái của tù cầm cố.
-Để gáo sát vào cùm tí nữa. Hôm qua tôi phải vặn người với mãi mới tới nó. Cổ chân trầy cả da đây này. Người tù cỏ vê ngó ra cửa lớn khu xà lim cầm cố một cái rồi quay lại vực Lương Ngọc Quyến ngồi lên. trong ánh sáng mờ đục, gương mặt gầy và mệt mỏi của người tù cầm cố chợt biểu lộ vẻ giận dữ.
-Sao đến phiên chú nhanh thế?
-Không phải hôm nay đến phiên tôi. Bác Thấu cho tôi đổi phiên để báo ông biết.
-Sao cơ?
-Thưa ông, anh em đã sẵn sàng chờ đêm nay! Lương Ngọc Quyến giơ bàn tay gầy nhỏ lên nắm lấy vai người bạn tù và bóp mạnh vào. Hai mắt ông bốc sáng và một nụ cười nở trên cặp môi khô héo.
-Hay lắm! Anh em sung sức cả chứ?
-Vâng ạ. ông cụ "bảy mươi mốt" gửi cho ông cái này. Người tù cỏ vê đưa cho Lương Ngọc Quyến một vật nhỏ gói trong mảnh lụa đỏ. Lương Ngọc Quyến mở gói và cảm động giơ lên một mẩu nhân sâm bằng một đốt ngón tay. Một cảm giác dịu dàng và biết ơn nhẹ nhàng lan rộng, lan sâu mọi ngóc ngách tâm hồn cứng cỏi của Lương Ngọc Quyến. Người tù cấm cố ngửng đầu lên cặp mắt nheo lại lơ đãng nhìn vào khoảng không đen xám. ông khẽ lẩm nhẩm: "ông ta là người thế nào nhỉ? Thật là kỳ dị!".
Đây là lần thứ ba, người tù già đeo số bảy mươi mốt gửi thuốc cho Lương Ngọc Quyến. Lần thứ nhất là một miếng mật gấu to bằng hột lạc. Lần thứ hai là một miếng quế trắng gói trong mảnh lá chuối khô. Và lần này nữa... Hai người chưa hề gặp mặt nhau, chưa hề nói với nhau một câu nào. Từ hơn một năm nay cơ mà. Không biết người tù bảy mươi mốt là ai mà có tấm lòng ưu ái ta đáng quý đến thế. Người tù cỏ vê đỡ Lương Ngọc Quyến nằm xuống. Anh ta ra hành lang và đóng chặt cửa xà lim lại. Tiếng chốt sắt vang lên trong khu xà lim đen lạnh. Cánh cửa đóng kín, Lương Ngọc Quyến trở lại với bóng tối triền miên, với niềm suy tư trầm lặng về đất nước, về cuộc đời. Trái tim Lương Ngọc Quyến sôi lên niềm căm giận uất ức. ông là con thứ hai trong một gia vọng tộc của Hà Nội. Cha ông là cụ cử Lương Văn Can, một sĩ phu yêu nước đứng đầu trường Đông Kinh nghĩa thục. Em ông là Lương Nghị Khanh. Cả ba cha con đều bị giặc Pháp cầm tù mỗi người một nơi. ông bị chúng cấm cố ở Thái Nguyên. Cha ông bị đày ở Cao Miên. Người em bị tù khổ sai ngoài đảo Côn Lôn. Cả gia đình đã há sinh vì đại nghĩa. Hơn một năm cấm cố ở Thái Nguyên đã thiêu hủy sức lực của Lương Ngọc Quyến đi rất nhiều. Hai bắp chân của ông teo lại, khớp đầu gối tê cứng. Đôi mắt ông mờ hẳn đi và hai bàn tay ông cầm cái gì cũng không chặt nữa. Thế mà đêm nay sẽ nổ ra một cuộc khởi nghĩa lớn và ông là một trong hai người cầm đầu nếu không nói rằng ông là linh hồn, là ngọn lửa thiêng của cuộc khởi nghĩa của binh lính và nhân dân yêu nước ở Thái Nguyên. Đêm nay, có thể ông sẽ há sinh tính mạng cho Tổ quốc. Trong những giờ phút trang trọng này, Lương Ngọc Quyến mơ màng nghĩ đến những gì ông đã gặp trong khi lưu lạc đi tìm con đường giành độc lập cho đất nước. Học hải cầm thư lịch kỷ thu Nam quan hồi thủ tứ du du1
Trước đây mười hai năm, vào một ngày mùa xuân, ông đặt chân lên Đông Kinh, kinh đô Nhật Bản, còn đầy tuyết phủ. Một cánh chim đơn lẻ với nỗi nước mất, một dân nô lệ lưu lạc giữa kinh thành một nước khác mà nhân dân đang náo nức ăn mừng một chiến công lừng lẫy. Ngày ấy, đi giữa tiếng pháo, tiếng cười, Lương Ngọc Quyến rất buồn khi nghĩ tới Tổ quốc, tới dân tộc Việt Nam trong cảnh nô lệ. ông nhớ tới gian phòng vắng của khách sạn Hoàng Tân, nơi ông được gặp người thầy cách mạng cương nghị là cụ Phan Bội Châu. Hai thầy trò ôm lấy nhau nước mắt giàn giụa, sau đó cùng cảm khái bàn về việc nước. Mùa xuân ở nước Nhật tràn ngập một màu tươi đẹp của hoa anh đào. Những người dân Nhật nô nức rủ nhau đi xem hoa. Họ mặc những bộ quốc phục đẹp nhất và khắp nơi khắp chốn bay phấp phới những lá cờ của một nước độc lập. ở đây lần đầu tiên trong cuộc đời, Lương Ngọc Quyến hiểu thế nào là quyền tự do, niềm hạnh phúc của người dân một nước độc lập. ông vẫn nhớ như in một sự việc mà ông được chứng kiến trong vườn hoa Minh Trị ở Hoàng Tân. Đây là một nơi mà người Nhật rất tự hào về sự thanh lịch, văn minh đúng với tính dân tộc của họ. Những vạt hoa được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Những con đường trải sỏi hoặc lát gỗ đánh bóng được quét rất sạch sẽ. Lương Ngọc Quyến ở Hoàng Tân thường hay tới vườn Minh Trị. ông ưa sự sạch sẽ và tĩnh mịch thích hợp với mối u hoài nhớ nước của ông. Hôm ấy, ông đang ngồi suy nghĩ trầm lặng trong vườn. Một người âu châu ăn mặc lịch sự chống chiếc can núm ngà đi qua. Đó là một người Anh.
Lương Ngọc Quyến đoán ra quốc tịch của người này nhờ tờ báo Times (Thời báo) anh ta cầm trong tay và ở vẻ mặt lạnh lẽo của anh ta. Thái độ của người Anh khiến Lương Ngọc Quyến phải chú ý theo dõi. ông rất khó chịu với cái vẻ mặt lạnh lùng khinh thị của anh ta. Người anh ta thẳng tắp, anh ta đi chậm rãi, không để ý đến mọi cái chung quanh. Anh ta rút một điếu xì gà đưa lên miệng và moi hộp diêm ra châm hút. Châm xong điếu thuốc, anh ta vứt que diêm tắt xuống mặt đường và tiếp tục đi. Nhưng anh ta chưa đi được ba bước thì một người cảnh sát Nhật đã đứng chặn lại. Lương Ngọc Quyến thấy người cảnh sát Nhật chào người Anh kia một cách rất nghiêm túc. Sau đó người cảnh sát dùng tiếng Anh nói một câu gì đó. Người kia đáp lại và định đi nách qua người cảnh sát nhưng người cảnh sát Nhật bước ngang sang chặn lại một lần nữa. Lương Ngọc Quyến lúc đó chưa biết tiếng Anh nên không hiểu hai người kia nói với nhau những gì. Nhưng qua thái độ của họ, Lương Ngọc Quyến hiểu rằng người cảnh sát Nhật yêu cầu người Anh kia phải thực hiện một điều gì. Và cuối cùng thái độ cương quyết, lịch sự của người cảnh sát đã buộc đối phương phải thực hiện điều đó. Lương Ngọc Quyến nhìn thấy người Anh vùng vằng quay lại, cúi xuống, tức bực rút mùi xoa trong túi ra, nhặt cái que diêm đã tắt lên, bỏ vào mùi xoa túm lại.
Đến lúc ấy người cảnh sát lại giơ tay chào rất nghiêm túc rồi quay đi. Thì ra đây là một vụ vi phạm nội quá vệ sinh của vườn Minh Trị. Lương Ngọc Quyến bật cười khi thấy cái anh chàng người Anh kiêu hãnh kia vùng vằng đi ra cửa lớn của vườn Minh Trị tay vẫn nắm khư khư que diêm tắt gói trong chiếc mùi xoa. Lương Ngọc Quyến cười mãi đau cả bụng. Nhưng đột nhiên ông thôi cười và suy nghĩ. ông nhận ra dây không phải là một vụ xử trí một hành động vi phạm nội quá bình thường mà ở đây nó biểu hiện quốc thể của một nước văn minh, biểu hiện ý thức tự chủ, tự cường của một dân tộc độc lập có tập tục riêng, có luật pháp riêng và cương quyết bảo vệ luật pháp và tập tục riêng ấy. Lương Ngọc Quyến thấy buồn. Nỗi buồn của ông càng thấm thía khi ông nghĩ đến dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng có Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... Trong xà lim cấm cố lạnh lẽo, Lương Ngọc Quyến mơ màng hồi tưởng lại những đêm đầu tiên của ông trên đất Nhật. Khi sống ở một nước giàu mạnh, độc lập, mới hiểu thế nào là sự thấm thía nỗi nhục mất nước. Lương Ngọc Quyến đã nhiều đêm trăn trở. ông trở thành một người trầm lặng, tất cả mọi khát vọng của ông đều nén lại. Trước chiến thắng lừng lẫy của hải quân Nhật ở eo Đối Mã biển Hoàng Hải và cảng Lữ Thuận, Lương Ngọc Quyến mơ ước Việt Nam có một đội quân hùng mạnh và ông quyết định xin vào học trường Chấn Võ, một trường võ bị nổi tiếng. Sự hùng cường của nước Nhật cũng dẫn ông đến mơ ước Việt Nam có một đấng vua sáng như Minh Trị thiên hoàng. Tiếc thay mơ ước ấy chỉ là cái mơ ước của một kẻ đầy nhiệt tình yêu nước nhưng nó không được chắp cánh từ hiện thực lịch sử Việt Nam bởi vì lịch sử Việt Nam lúc này hoàn toàn khác với lịch sử Nhật Bản. Bây giờ đây, nằm trong nhà lim cấm cố, Lương Ngọc Quyến hết sức băn khoăn về những thiên kiến của mình. Mơ ước có một vị thánh chúa, minh quân ở Việt Nam của ông đã bị lung lay từ năm 1911 khi ông sống và tham gia cách mạng ở Trung Quốc. Cuộc cách mạng Tân Hợi của Trung Hoa đã vật cổ ông vua cuối cùng của triều nhà Thanh xuống và chấm dứt luôn một dòng họ làm vua mấy thế kỷ trên đất nước mênh mông ấy. ông đã tham gia chiến đấu trong quân đội cách mạng, ông được hưởng những thể hiện đầu tiên của chế độ dân chủ. Những thành công của nhà đại cách mạng Tôn trung Sơn đem đến cho đất nước Trung Quốc đã mở rộng tầm mắt của Lương Ngọc Quyến.
Chẳng những thế còn thay đổi cả chính kiến của cụ Phan Bội Châu, linh hồn của dân tộc đòi độc lập. Cụ Phan Bội Châu từ bỏ ý định tôn một vị vua kháng chiến. Cụ lập Việt Nam Quang Thục Hội, thu hút những người yêu nước và hướng họ vào chính kiến dân chủ, làm cách mạng cướp chính quyền. Chính vì thế đêm nay, Lương Ngọc Quyến suy nghĩ rất lung. ông ân hận rằng mình quá chuyên chú vào việc binh bị, chưa chú tâm đúng mức việc học hỏi về chính trị, về tổ chức chính quyền. Nói tóm lại, Lương Ngọc Quyến cảm thấy mình chưa có sự hiểu biết đầy đủ, chưa có nhiều kinh nghiệm về khởi nghĩa. Nhưng ônng lại nghĩ về Tôn Trung Sơn với cuộc khởi nghĩa Tân Hợi thành công. Hãy cứ làm đi, kinh nghiệm sẽ đến, sự hiểu biết đầy đủ sẽ đến, nếu không đến với ta thì sẽ đến với dân tộc ta. Lương Ngọc Quyến cười khoan khoái. Không khí trong xà lim cấm cố không còn ngột ngạt với ông nữa. Ngược lại, sự yên lặng lạnh lẽo ở đây giúp nhiều cho Lương Ngọc Quyến suy nghĩ về mình. Không có lúc nào người ta suy nghĩ sâu sắc bằng trong giờ phút trang trọng như vậy. Lương Ngọc Quyến đắm mình vào niềm xúc cảm sung sướng trước lúc cánh chim bằng lại tung bay trên không trung lộng gió. Có tiếng chốt cửa sắt loảng soảng bên ngoài. Tiếng gót giày đinh từ cửa ngoài khu xà lim của Lương Ngọc Quyến tới. Theo lệ thường, mỗi buổi trưa, một viên đội khố xanh thi hành lệnh của Tòa sứ Thái Nguyên lại đến xà lim giam Lương Ngọc Quyến để kiểm tra cùm, để kiểm tra cửa ở đây. Trong số hạ sĩ quan lữ khố xanh Thái Nguyên, những người tham gia tổ chức bí mật không đông lắm. Tuy thế những người làm việc kiểm tra này phần lớn lại là bạn chiến đấu của Trịnh Văn Cấn. Vì vậy, gần đây mỗi cuộc kiểm tra biến thành một cuộc trao đổi tin tức, bàn bạc kế hoạch rất kín đáo Lương Ngọc Quyến khẽ ngửng đầu lên. ông vui mừng chào đáp lễ đội Cấn. Đội Cấn ôm lấy hai vai gầy của Lương Ngọc Quyến. ông chảy nước mắt bảo bạn:
-Xong rồi! Sắp xong rồi! Lương Ngọc Quyến đặt tay lên vai bạn. ông cố ngượng ngồi lên mỉm cười mơ màng nói:
-Sắp xong rồi à?
-Một cảm giác kỳ lạ chợt nảy nở trong tâm hồn sôi sục của Lương Ngọc Quyến. Cảm giác ấy lớn dần mãi lên làm cho người tù cấm cố thấy mình đang thay đổi mau chóng. ông nói thêm:
-Sắp xong rồi! Sắp xong rồi!
-Lương Ngọc Quyến nhìn chăm chú người bạn chiến đấu của mình. Đội Cấn có gương mặt rất đỗi bình dị thường gặp ở nhiều người Việt Nam, một khuôn mặt vuông, chiếc cằm có núm lõm ở giữa, cái miệng rộng, viền môi rõ rệt đầy quả cảm, một đôi mắt không to, không đẹp nhưng cái nhìn thẳng thắn. Lương Ngọc Quyến hiểu tất cả niềm ưu ái của người bạn này đối với mình. ông khẽ lắc nhẹ vai đội Cấn, nói dồn dập:
-Chỉ mới sắp bắt đầu thôi! Đêm nay cuộc chiến đấu của chúng ta sẽ bắt đầu. Chúng ta sẽ tung hoành như cha ông ta xưa kia đã bao lần ra trận đánh giặc giữ nước. Đội Cấn ghì chặt Lương Ngọc Quyến vào lòng. ông hiểu bạn mình lắm, Lương Ngọc Quyến nói rằng cả dân tộc sẽ thoát khỏi cái ngục tù ghê tởm của đế quốc đã lập ra, giam hãm dân tộc Việt Nam mấy chục năm ròng. Đội Cấn như nghe thấu hết niềm cảm xúc trong lòng Lương Ngọc Quyến. Cấn nói:
-Mọi việc khởi sự trong đêm nay đã bàn định, sắp đặt kỹ... Gian xà lim không còn tối tăm, ẩm mốc nữa. Bốn con mắt sáng lên nhìn nhau đăm đắm. Ngoài kia, ở sân giữa của đề lao, những người tù cỏ vê vệ sinh chừng đã làm xong phần việc hàng ngày. Họ đang tắm rửa và khạc nhổ ầm ầm. Tiếng họ vọng vào xà lim cấm cố, khiến hai người phải nói thấp giọng xuống. Đội Cấn hỏi:
-Anh có điều gì chỉ bảo thêm nữa không?
-Không!
-Lương Ngọc Quyến mỉm cười.
-Điều tôi đang nghĩ là ngày mai, ngày kia... Đội Cấn gật đầu nhìn ra ngoài rồi quay lại nói:
-Tôi còn một điều muốn hỏi. Lương Ngọc Quyến nhìn Cấn, chờ đợi.
-Hiểu rõ lòng người thật khó. Cho đến phút này tôi vẫn băn khoăn về đội Trường và một số người có chân trong cuộc nổi dậy đêm nay.
Rồi còn những người chưa có chân trong tổ chức làm binh biến. Tôi chưa hiểu kỹ tâm trạng gia đình những con người ấy, những bà mẹ, những người vợ, những người thân thiết khác. Cần đối xử như thế nào với họ trong khi khởi nghĩa? Lương Ngọc Quyến mỉm cười. ông đã từng qua những bước đường đời éo le như vậy. Năm 1905, theo tiếng gọi của đất nước ông bỏ nhà, bỏ vợ, ra đi cầu học. Bỏ tất cả những gì quen thuộc (nếu không phải là đầm ấm) là một việc khó. Lương Ngọc Quyến đã khắc khoải nhiều đêm. ông muốn nói thật với người vợ hiền của ông nhưng sau khi suy nghĩ ông không nói. ông bí mật sắp xếp hành trang và một đêm ông ra đi để lại một lá thư ngắn gọn: "Anh đi. Phải đi! Nàng hãy nuôi con, chờ ngày anh trở về"! ông muốn nói ngày trở về là ngày chí hướng đã toại. Nhưng thực ra nếu bước đường giành độc lập, giành nhân phẩm dễ dàng như thế thì làm gì có ai đáng mặt anh hùng nữa. Năm 1915, Quang Phục Quân đánh vào mấy đồn Tây ở biên giới thuộc đất tỉnh Cao Bằng. Trận đánh đã gây tiếng vang rất lớn trong nước nhưng cũng chỉ đến mức ấy thôi. Từ trận đánh này Lương Ngọc Quyến nảy ra một nhận xét: Chỉ có từ trong nước dấy lên mới thành công được.
Đã nhiều đêm, ông suy nghĩ về những trận đánh bất thình lình diễn ra ở Huế, Sài Gòn, Hà Nội. Chắc chắn những trận này sẽ làm bọn Tây bủn rủn. Vì vậy, ông đã từ đất Trung Hoa về nước. Nhưng không may, một kẻ phản bội đã báo cho Tây để bắt ông. Giặc Pháp nhờ nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng bắt giữ Lương Ngọc Quyến ngay khi ông chưa rời đất Trung Hoa. Sau đó là những trận tra tấn diễn ra ở sở mật thám Đông Dương rồi tiếp đến án khổ sai trung thân cộng với mười năm cấm cố. Pháp giải ông từ Sài Gòn lên Nam Vang, từ Nam Vang đi Hà Nội. Lương Ngọc Quyến đã dày dạn với những nỗi éo le nhưng chẳng có nỗi éo le nào giống nỗi éo le nào. ông nghĩ đến những ngày còn bị giam ở Hà Nội. Người vợ hiền vẫn chờ ngày trở về của ông. Bà đã dắt con vào Hỏa Lò Hà Nội thăm chồng. Đầu tiên thương vợ, ông muốn cắt đứt nghĩa vợ chồng để người đàn bà trẻ ấy đi tìm hạnh phúc riêng với một người đàn ông khác. ông chưa ngỏ ý này với vợ chỉ vì không nỡ. Nhưng sau vài tháng suy nghĩ về đức tính người đàn bà Việt Nam, ông thấy nếu ông xử sự như vậy là khinh miệt vợ, khinh miệt những đức tính cao đẹp của người đàn bà Việt Nam, một người đã từng lặn lội ra tận Hải Ninh gặp chồng. ông thầm xin lỗi vợ. ông làm một bài thơ giãi tỏ lòng mình, giãi tỏ niềm kính trọng quý mến của mình đối với vợ và gửi bài thơ ấy cho người bạn tao khang của mình. Bài thơ ấy ông làm theo thể lục bát gián thất. ông nhớ nhất mấy câu dặn dò vợ trong bài thơ đó:.............. ơn phụ mẫu thiên cao địa hậu, Mưu tử tôn dụ hậu quang tiền khuyên nàng lập chí cho kiên, Hiếu thân giáo tử báo đền thay anh. Lòng người đã trung thành sốt sắng, Giời xanh kia ắt chẳng phụ mình. Mai sau bĩ cực thái hành Kéo cờ độc lập giữa thành Thăng Long..................... Người đàn bà hiền hậu ấy không phải là người học rộng. Bài thơ của ông khó hiểu vì dùng nhiều điển cũ. Nhưng vợ Lương Ngọc Quyến đã học thuộc lòng. Bà chỉ hiểu vài ý nhưng lại là những ý hết sức cần thiết mà chồng bà cũng rất nhớ: Phụng dưỡng cha mẹ thay chồng; chăm dạy con cái thay chồng; chung thủy chờ ngày chung sống và ngày ấy là ngày chiến thắng! Lương Ngọc Quyến nhẹ nhàng bảo đội Cấn:
-Hãy tin ở mọi người. Cái chính là bây giờ ta phải tiến hành kế hoạch đánh chiếm tỉnh lỵ cho ngọt. Hãy chú ý đến việc chiếm kho súng với đội Trường, tôi tin rằng anh ta không quên dân quên nước. Phải chiếm thật nhanh kho súng để có thể có đủ vũ khí đánh chiếm các nơi khác. Đội Cấn sực nhớ chuyện đội Trường mà vợ ông mới kể cho ông nghe lúc trưa nay. ông kể lại cho Lương Ngọc Quyến.
-Hãy mời anh ấy tham dự vào cuộc nổi dậy đêm nay. Chắc chắn đội Trường sẽ theo ta. Đội Cấn chợt thấy những con người tưởng như chẳng gắn bó gì với nhau nhưng thực ra có những mối liên hệ vô hình giữa hiện tại và quá khứ của họ hay nói cách khác đi là giữa tổ tiên và con cháu. Chất keo gắn những con người ấy chính là lòng yêu nước và lòng tôn trọng nhân phẩm của họ.
Tất nhiên mỗi người có một nỗi niềm riêng, mỗi người có một hoàn cảnh éo le của mình. Nhưng những nỗi niềm và hoàn cảnh ấy đâu có ngăn trở họ há sinh thân thế cho Tổ quốc. Vả chăng, họ cũng như ông, đều có dòng máu Việt chảy trong huyết quản. Có người Việt nào không tự hào về bốn ngàn năm lịch sử của mình, có người nào không tự hào mình là con cháu của vua Hùng, của Hai Bà Trưng, của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ... Có người Việt nào sống vào đầu thế kỷ XX này không rung động trước bao gương sáng của các chiến sĩ Cần Vương, của Hoàng Hoa Thám, của Nguyễn Quang Bích, của Cao Thắng, của Tống Duy Tân, của Đinh Công Tráng, của Phan Đình Phùng. Lòng yêu nước và lòng tôn trọng nhân phẩm ấy có cội nguồn từ thời dựng nước bốn ngàn năm về trước mà tới bây giờ vẫn được vun đắp cho xanh chồi nảy lộc thêm. Lương Ngọc Quyến biết Cấn là người thận trọng, để củng cố lòng tin cho bạn, Quyến lại cùng Cấn duyệt lại bản kế hoạch khởi nghĩa. Thực ra đây là một bản kế hoạch quân sự thì đúng hơn. Kế hoạch vạch ra khá chu đáo: Những vị trí có giá trị chiến thuật cần được chiếm gọn; những hướng tiến quân thiết yếu; việc phòng thủ bằng hỏa lực những vị trí đã chiếm được. Theo bản kế hoạch, giờ khởi nghĩa định vào hai mươi ba giờ hôm nay. Nếu việc đánh chiếm tỉnh lỵ diễn ra đúng dự định thì hồi 0 giờ ngày hôm sau quân khởi nghĩa sẽ làm chủ tỉnh lỵ. Từ 0 giờ quân khởi nghĩa truy lùng bọn địch lọt lưới. Đội Cấn không lường trước được rằng có nhiều điều quan trọng nhưng vẫn chưa được chú ý tới. Chẳng hạn quân khởi nghĩa phải sắp sẵn một lá cờ Quang Phục Quân. Lễ chào cờ phải có một bản tuyên cáo và bản đó sau khi đọc xong sẽ đem dán khắp các chỗ đông người trong tỉnh lỵ. Việc đối xử với binh lính khố xanh, khố đỏ không phải là người có chân trong tổ chức khởi nghĩa. Hai người ấn định nhanh chóng từng phần việc. Đội Cấn sẽ cho may sẵn một lá cờ ngay chiều nay và việc may cờ phải làm thật kín. Lương Ngọc Quyến sẽ dùng một nửa ngày còn lại để thảo một bản tuyên cáo. Đội Cấn rút cây bút chì cắm trên túi áo ngực ra đưa cho Lương Ngọc Quyến.
-Chiều nay "xếch xông" của anh đội Nam gác đề lao. Đúng giờ đã định họ sẽ diệt ba thằng gác-điêng lai. Số gác-điêng khác sẽ bị bắt giữ. Anh cứ yên trí việc tuyên cáo. Khu xà lim này không bị kẻ nào vào quấy rầy nữa đâu. Sau đó, hai người bàn việc phối hợp với dư binh Đề Thám. Lương Ngọc Quyến trầm ngâm:
-Chiều nay, anh điểm xem số dư binh cụ Đề còn được bao nhiêu. Nên dùng vài chục tay súng tiến xuống mé nam tỉnh lỵ để chặn con đường tiếp viện của Tây từ Hà Nội và Phổ Yên kéo lên. Nhớ chiếm ngay lập tức nhà Dây thép. Đừng để cho chúng thông tin được với Hà Nội. Chú ý cả đến trại con gái. Cần ra lệnh thật nghiêm để giữ vững kỷ luật theo đúng tác phong quân sự của quân khởi nghĩa. Đội Cấn chìa tay phải ra. Lương Ngọc Quyến xiết chặt tay người bạn chiến đấu của mình. ông không chúc tụng khách sáo mà bằng ánh mắt nghiêm trang, ông thầm dặn bạn phải thật điềm tĩnh thận trọng. Đội Cấn quay ra, lòng đầy tự tin và thầm phục Lương Ngọc Quyến là một người chỉ huy quân sự có mưu lược.
H ồi núp dưới quốc tịch Trung Hoa để học võ bị tại Chấn Võ học hiệu ở Đông Kinh, bạn đồng học của Lương Ngọc Quyến coi ông là một người văn võ toàn tài. ông sở dĩ không đỗ cử nhân hoặc tiến sĩ chỉ vì ônng không đi thi mà thôi. ông rất ghét lối học khoa cử và ham đọc tân thư. Các loại sách của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, các bản dịch sách Pháp ra Hán văn của những nhà tư tưởng dân chủ có tiếng thế giới như Mạnh- đức-tư-cưu, Lư-thoa (Montesquieu, Rous- seau). ở Nhật, ông học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật. ông đọc thơ của Bai-rơn (Báron), đọc các trước tác của Ma-ra (Marat), Rô-bet- xpie (Robeạpierre) bằng nguyên bản, đọc thơ Hai Kai của Nhật. Tâm hồn khát khao cái mới, cái lạ của ông mở rộng đón các tư tưởng tiến bộ của thế giới tràn vào. Nhưng đọc say mê, đọc miệt mài, Lương Ngọc Quyến vẫn không sao nhãng việc học võ bị. ông đỗ tốt nghiệp thứ nhất khóa của ông. Lương Ngọc Quyến được thay mặt cho một nghìn hai trăm sĩ quan mới ra trường chỉ huy buổi duyệt binh mãn khóa. Chính tay bá tước Đại ôi và Tổng tư lệnh quân đội Nhật đã trao cho vị thủ khoa sĩ quân lá cờ và cây kiếm danh dự của khóa sinh viên tốt nghiệp ấy. Thế là Lương Ngọc Quyến hết duyên nợ với nước Nhật, cái nước đã giở mặt trục xuất cụ Phan Bội Châu và các nhà cách mạng Việt Nam theo sự thỏa thuận giữa hai đế quốc Nhật-Pháp.
Rời Nhật, Lương Ngọc Quyến về Trung Quốc đúng vào năm nước bạn đang có cuộc cách mạng rộng lớn. Các bạn cùng khóa sĩ quan người Trung Hoa xung ngay vào quân Cách mạng và mau chóng được cử giữ những trọng trách. Người đỗ thứ bảy là Đường Kế Nghiêu được phong đô đốc tỉnh Vân Nam. Người đỗ thứ nhì là Hồ Hán Dân được phong đô đốc Quảng Đông. Lương Ngọc Quyến đã tìm đến Hồ Hán Dân, xin hiến tài năng quân sự của mình cho công cuộc cách mạng của dân tộc bạn trong khi nước nhà chưa có điều kiện dùng tới nó. Kính trọng tài năng bạn đồng học, Hồ Hán Dân muốn đưa ông lên những chức vụ cao nhưng Lương Ngọc Quyến đã từ chối. ông chỉ nhận quân hàm đại úy chỉ huy một doanh và đã dẫn doanh quân ấy từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Do chiến tích lẫy lừng, Lương Ngọc Quyến được thăng cấp thiếu tá, rồi trung tá chỉ huy một lữ đoàn quân tiễu phỉ bên hữu ngạn sông Dương Tử. Người Trung Quốc coi ông là một sĩ quan quả cảm và có tài năng. Bây giờ ngồi trong ngục cấm cố, nghĩ lại những năm tháng tung hoành trên chiến trường, Lương Ngọc Quyến thấy mình không đến nỗi hổ thẹn là con cháu của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ. Nhớ lại những vần thơ cảm khái mình đã làm, Lương Ngọc Quyến cũng tự thấy thơ mình không dở. Nói văn võ toàn tài e có điều huênh hoang chăng, còn nói là ông biết văn, biết võ thì chắc đúng. Nhưng bắt tay vào viết bản tuyên cáo, Lương Ngọc Quyến thấy đầy dẫy khó khăn. Và đột nhiên đến lúc này ông mới hiểu sâu sắc sức bút quét nghìn quân của Nguyễn Trãi. Ngày xưa, lúc trẻ, còn ở Hà Nội, Lương Ngọc Quyến là con trai một nhà khá giả. ông cũng biết ăn chơi. Công tử thứ hai nhà họ Lương phố Hàng Đào phong nhã khét tiếng các xóm cô đầu hàng Giấy, Khâm Thiên, ấp Thái Hà. ông làm bài hát ngay trên chiếu rượu, giao cho các ả hát. Có thể nói ông có cây bút rất hoạt nhưng đến lúc này ông mới thấy cây bút ấy quá đỗi phù phiếm. Những ý nghĩ nối tiếp nhau trong tâm trí Lương Ngọc Quyến. ông nghĩ về các chiến hữu của ông, nghĩ về những người dân đang sống cực khổ sau những lđá tre xanh im lìm, tù đọng. Không! Cái khó ông đang gặp không phải là từ Chương mà chính là triệu triệu đồng bào Việt Nam chưa được hơi nóng của sức sống cách mạng dân chủ thấm vào như trường hợp của Trung Quốc năm Đại Cách mạng Tân Hợi. Giương lên ngọn cờ gì đây để hiệu triệu đồng bào? Ngọn cờ Quang Phục Hội đã nêu được khá cao trong nước nhưng chưa đủ quá tụ cả hai mươi triệu đồng bào nhất là trên mười triệu dân quê ít người biết đến lá thư tâm huyết của Phan Bội Châu gửi từ Hải Ngoại về1 Hay lại tôn lên một vị vua? Lương Ngọc Quyến bật cười. ông nhớ đến cuộc cãi vã nhau giữa ông và em ông là Lương Nghị Khanh nhân một dịp hai anh em gặp nhau, chuyện trò với nhau ở Thượng Hải. Khanh mới từ Hương Cảng về. ở Hương Cảng, anh gặp gỡ những người ở Việt Nam vừa trốn ra nước ngoài theo tiếng gọi Đông du và họ kể cho anh nghe chuyện trong nước. Khanh kể lại cho anh nghe tin tức về cái triều đình Huế đầy tớ Tây có tên vua Khải Định bạc nhược như thằng liệt dương. Hai anh em không ngớt lời sỉ vả tên vua hèn hạ. Lương Ngọc Quyến than:
-Sao Việt Nam không có được một Pie1 đại đế, một Minh Trị thiên hoàng? Lương Nghị Khanh nói luôn:
-Anh ơi! Cái thời minh quân thánh đế qua đã lâu rồi. Bọn vua chúa bây giờ là "dân tặc" hết. Lương Ngọc Quyến giận gầm lên:
-Đồ láo! Rồi mày nhục mạ cả đến bố mẹ chứ không chơi đâu. Khanh vẫn cương quyết:
-"Dân tặc" hết. Anh cứ bám khư khư lấy ông Hàm Nghi chứ ông ấy bây giờ bị đày đi đến đâu không biết. Tôi nghe người ta nói ở bên Tây, các ông vua bị vật ngã đã hai thế kỷ rồi mà âu châu chỉ giàu lên, mạnh lên thôi!
-Càng nói càng càn rỡ! Người ta là ai nào?
-Là bác Tây Hồ chứ ai! Tây Hồ là tên tự của cụ Phan Châu Trinh, bạn thân của cụ cử nhân Lương Văn Can. Lương Ngọc Quyến vốn rất quý rất phục cụ Tây Hồ. ông tin ở lòng yêu nước yêu dân của cụ, tin ở tài học, ở tầm suy nghĩ của ông 1.Hải ngoại huyết thư 1. Tên một vị vua Nga có nhiều cải cách quan trọng, có công với nước Nga. già thông tuệ ấy. Cụ Tây Hồ đã nói là có sở cứ. Lương Ngọc Quyến đớ người không đủ sức cãi nhau với em nữa, vả chăng cuộc Tân Hợi vĩ đại kia cũng sờ sờ trước mắt. Dân tộc bạn chẳng đã vừa vật cổ một tên "dân tặc" xuống hay sao? Lương Ngọc Quyến suýt bật cười. ông sực nhớ đây là nhà lim cấm cố nên tiếng cười phải nén lại. Lương Ngọc Quyến say sưa viết bản tuyên cáo. ánh sáng trong gian xà lim rất yếu. Trước khi ra về, đội Cấn đã hé mở lỗ quan sát đục trên cánh cửa sắt và cài một que diêm vào đó để nắp lỗ kênh lên. Khi cần thiết, Lương Ngọc Quyến chỉ cần rút que diêm ra là nắp lỗ quan sát sẽ sập xuống như cũ. Ngọn bút chì trong tay Lương Ngọc Quyến lúc đưa nhanh, lúc ngừng lại. Mỗi lúc ông suy nghĩ, theo thói quen, Lương Ngọc Quyến lại đưa ngọn bút lên miệng nhấm... Khi viết đến đoạn nói về quân khởi nghĩa, Lương Ngọc Quyến đột nhiên thấy lòng ông hết sức hứng khởi. Một kỷ niệm chợt về trong tâm trí ông. Đó là kỷ niệm đêm Lương Ngọc Quyến đỗ tốt nghiệp trường Chấn Võ. Theo tập tục, đêm ấy các đồng học những lớp sau mở tiệc tại nhà câu lạc bộ của trường mừng những người mới đỗ.
Các sĩ quan mới tốt nghiệp đều mặc quân phục và đeo lon. Các sĩ quan cai quản và huấn luyện trong trường cũng được mời đến. Những người này mang cả vợ và con gái đến dự. Đây cũng chính là dịp để các cô này kén chồng. Những sĩ quan mới tốt nghiệp được phong cấp thiếu úy. Riêng hai người đỗ đầu và thứ nhì được phong trung úy. Năm ấy, Lương Ngọc Quyến mới hai mươi ba tuổi. Tiệc rất đông, rất ồn ào. Những sĩ quan người Nhật lúc thường ít nói, lúc uống rượu lại nói nhiều. Các sĩ quan người Trung Hoa cũng rất vui. Họ đeo quân hàm Nhật thì đeo nhưng chỉ ít hôm nữa là họ sẽ lên đường về nước. Tình hình nước họ thôi thúc họ mau chóng trở về. Riêng mấy sĩ quan người Việt Nam cũng vui vì kết quả học tập nhưng cái vui ấy không át được cái buồn nhớ nước và nỗi lo về việc nước. Tiệc đến nửa vời, càng ồn ào. Theo một cách ăn chơi thời thượng đem từ Lữ Thuận về, các sĩ quan người Nhật rót đầy rượu vào cốc đến chúc Lương Ngọc Quyến. Uống một hơi cạn cốc rượu xong, họ thẳng cánh đập cốc xuống nền nhà rồi cười lên ha hả. Họ tung Lương Ngọc Quyến lên trời ba lần và reo to lời mừng người trung úy thủ khoa. Sau đó, tiệc tan, các người dự tiệc ra về, gót ủng nghiến lên những mảnh cốc vỡ ken két... Lương Ngọc Quyến cũng ra cửa, nhưng ông nép vào bóng tối chờ mội người đi hết rồi quay trở lại phòng tiệc. Cái buồn, cái hoang tàn của phòng tiệc lỏng chỏng ghế bàn với cốc chén cái nghiêng cái đổ gây ấn tượng rất mạnh vào Lương Ngọc Quyến. ông bước lên sàn, giẫm lên những mảnh cốc, từ từ đi về cuối phòng. ông ngửng nhìn bức ảnh Minh Trị thiên hoàng treo trên tường... Không! Không! Lương Ngọc Quyến không còn trông chờ một sự tín ngưỡng nào ở đây, nơi mà những người cầm đầu chính phủ Nhật hoàng đã phản bội lại lời hứa của họ đối với Việt Nam. Họ đã thỏa thuận với chính phủ thực dân Pháp, ra lệnh trục xuất tất cả những người Việt Nam Đông du đang theo học các trường ở Nhật. Cụ Phan Bội Châu là người bị trục xuất đầu tiên và tiếp theo sau là các bạn cùng chí hướng của Lương Ngọc Quyến. Riêng ông và vài người nữa được những nhà cách mạng Trung Quốc kiếm giấy tờ cho để ở lại tiếp tục học thành tài nhưng phải núp dưới quốc tịch Trung Quốc. Chính phủ Nhật hoàng đã phản bội lời nói của mình, họ sẽ chịu sự khinh bỉ của công luận và sẽ bị lịch sử lên án. Với nước Nhật, thế là Lương Ngọc Quyến đã hết duyên nợ. ông nhếch mép cười nhạt, từ từ tháo đôi quân hàm trung úy vứt lên mặt bàn tiệc còn ngổn ngang đũa bát và ra về. Ba hôm sau, Lương Ngọc Quyến xuống tầu đi Quảng Châu. Nghĩ đến hành động tháo lon vứt trả của mình và hành động vẫn cắn răng ở lại quân ngũ của đội Cấn, Lương Ngọc Quyến càng quý mến sự bình tĩnh của bạn. ông rời nước Nhật là phải. Và đội Cấn nhẫn nhục ở lại chính là để mưu đồ nghiệp lớn được thuận lợi. Sự nhẫn nhục ấy đòi hỏi ở con người một sự gan dạ và chín chắn... Trong gian xà lim ẩm và tối, Lương Ngọc Quyến say sưa viết nốt đoạn cuối của bản tuyên cáo. Bên ngoài kia, có tiếng ồn ào. Chắc đã đến giờ làm cỏ vê chiều...