Chương 2

  T  ò tò te... Tò tò te... Hồi kèn cờ-le-rông thổi bài "la vầy" vừa dứt, trại lính khố xanh Thái Nguyên đang lặng lẽ bỗng choàng tỉnh dậy. Hai dãy nhà ngủ nằm hai bên cái sân chính nề xi-măng ồn ào, nhốn nháo lên. Năm phút sau từ những cửa lớn tuôn ra hàng toán, hàng toán người. Người nào cũng đầu húi kiểu móng lừa, ngái ngủ, vận độc chiếc quần nửa xà lỏn, nửa sì líp dệt bằng sợi mộc xù xì. Tay họ ôm quần áo khăn mặt, tay xách xô sắt tây. Họ kéo nhau về hai cái bể nước lớn ở cuối sân. Chỉ một lát sau, tiếng người đã bị ngập trong tiếng nước giội ào ào. Hôm nay là ngày 30 thánh 8 năm 1917. Ngày 30 mỗi tháng là ngày trả lương cho nên lính tráng tán chuyện náo nhiệt hơn mọi ngày khác. Họ tập tành nhọc nhằn cả tháng; mỗi ngày lại một buổi làm cỏ vê. Rồi thì đêm canh, ngày gác, đi tuần đi tiễu. Lúc nào họ cũng nơm nớp lo bị giam, bị phạt cơm, lo lắng chứa chất ngày này qua ngày khác, chỉ đến ngày "tút sê"1 mới hớn hở được năm mươi phút khi đếm những tờ giấy bạc Đông Dương màu nâu nhạt, tờ nào cũng ươn ướt, nhàu nát, hăng hăng chua chua mùi mồ hôi.
Ngay họ là lính tráng cũng không dám ghé mũi ngửi những tờ giấy ố bẩn ấy nhưng nắm trong tay mấy tờ giấy bạc vẫn thấy vui vui. Những tờ giấy bẩn thỉu ấy vẫn có ma lực rất lạ. Hễ có nó trong tay là họ nghĩ ngay đến cút rượu ngang, bìa đậu nướng ở cái quán gốc đa hẻo lánh cuối tỉnh lỵ; đã có thầy cái tưởng tượng đến một canh bạc cháy túi; đã có ngài đội mơ màng đến tiếng phách ở dãy phố ngang sau nhà "ba toa"2, mơ màng một chầu chay kèm vài bát cháo gà, một chầu mặn có ngủ đêm lại cẩn thận với một ả đào béo bủng rượu say bét nhè. Và nói chung dân "khố xanh" đều nghĩ đến mẹ già, đến vợ đến con đón ngoài cổng trại chờ mấy đồng lương còm đem về chi cho hàng trăm việc to nhỏ. Nào suất sưu cho thằng em chú, nào thuốc men cho người già, người trẻ, nào giỗ chạp, nào thuế ruộng thuế thổ, nào thuốc hậu sản cho người vợ khẳng khiu như cây sậy, ôm trong tay đứa con nhỏ gầy còm. Nhưng được mấy đồng lương ít ỏi đến tay người nhà không phải chuyện dễ. Xưa nay lính tráng nợ cứ đìa; nợ ăn chịu, nợ mở bát xóc đĩa, nợ bán lương non. Đến ngày "tút sê" bọn chủ nợ bám lằng nhằng lấy cái cổng trại. Bọn này có đủ mẹo, đủ tinh ma để săn, để chặn con mồi. Ai đã nợ chúng thì khó mà thoát. Nhưng người ta cũng có đủ mánh khóe để tránh mặt bọn chủ nợ. Họ vẫn có mọt mẹo quen thuộc là đưa một người ra làm con mồi chung của cả đám chủ nợ cho bọn này bâu lấy, xâu xé. Con mồi phải vừa khất, vừa cãi cù nhầy, vừa giằng ra mà chạy cho xa cổng trại, dử cái đám chủ nợ, nặc nô ấy đi để anh em khác chuồn cho mau đem tiền về cho người nhà. Tất nhiên anh em sẽ phải có cách cư xử hợ lẽ với người làm con mồi. Cái kế dử mồi này bọn chủ nợ đứa nào cũng biết mà kỳ quái thật, lần nào bọn chúng cũng vẫn mắc. sáng nay cũng là kỳ lương. Nhiều người xoắn chặt lấy quyền Nhiêu, người tung người hứng nói nịnh anh ta. Quyền Nhiêu xoay trần xối nước ào ào, anh ta vỗ bành bạch vào ngực, vào bụng và cười rinh rích mặc cho ai nói gì thì nói. Nhiêu tắm lấy thích, hai tay kỳ cứ đỏ da ngực da bụng lên. Hai tay anh ta vẫn còn đầy chai, bả vai Nhiêu có cái u đòn gánh. Rõ ràng anh này mới ở nhà quê lên đăng lính cho nên mặt mũi, nói năng chưa ra vẻ nhà binh. Chờ anh em nói chán, Nhiêu mới giơ cái mặt vuông có hai cái gò má cao ra cười:
-Đã bảo các bác cứ mặc em mà. Hôm nay họ có lột trần em cũng chẳng có một đồng nào. Lương một tháng tám đồng thì mất bốn đồng cơm, lại còn phải trả nợ bà quản Lạp cho vay nộp sưu cho thằng em chú. Hai đồng 1. Lĩnh lương. 2. Nhà mổ thịt gia súc. một suất sưu, lãi một đồng thành ba. Thế là chưa lĩnh đã nhẵn bằng chùi rồi còn gì nữa mà phải lo. Cai Mánh, người chỉ huy cái "đờ-mi gờ-rúp" (tổ sáu người) có Nhiêu cũng đế vào một câu:
-ừ tay này cứng đấy! Đáng mặt anh hào đấy! Cai Mánh, người chỉ huy cái "đờ-mi gờ-rúp" (tổ sáu người) có Nhiêu cũng đế vào một câu:
-ừ tay này cứng đấy! Đáng mặt anh hào đấy! Mấy bác quyền, bác bếp cũng đế theo:
-Vâng thầy lính đã đến cái nước đi lính thì còn phải sợ ai nữa cơ chứ! Được cai Mánh khen, Nhiêu khoái lắm. Tất cả cai, đội trong trại Thái Nguyên đều kiêng nể con người gầy đen, héo hon này. Mỗi lần gặp chuyện gì ngang tai chướng mắt là Mánh cau đôi mày lại. Lúc ấy thì đến giời cũng bé bằng con kiến. Cả trại Thái Nguyên, Mánh chỉ phục một người là Đội Cấn. Ngoài ra Mánh thích thêm cái tính của quyền Nhiêu, Vì thế Nhiêu nói bô bô:
-Mấy khi được anh em nhờ, tôi sẵn lòng làm nhưng hình như hôm nay chưa được lĩnh lương đâu. Mọi người nhao nhao:
-Ai bảo?
-Sao chưa được lĩnh? Nhiêu nói hạ thấp giọng một chút:
-Nó phạt cánh ta, nó phạt lây cả trại. Như hồi tháng năm, tháng ba ấy mà. Nhiêu cười hì hì rồi lại nói tướng lên:
-Đằng nào tôi cũng chẳng còn một xu. Lĩnh đúng ngày cũng thế, lĩnh muộn cũng vậy, tôi đếch cần. Câu nói của Nhiêu làm mọi người bàn tán xôn xao, duy cái Mánh cau mặt nghĩ. Với đời lính tráng thì việc phạt phiếc là cơm bữa nhưng nếu hôm nay nó phạt giam bọn Mánh thì cũng phiền. Hôm nay Mánh cần rảnh tay vì người cai héo hon ấy là một trong những người cầm đầu cuộc binh biến. Mánh nghĩ thầm: Có lẽ thằng giám binh phạt thật cũng nên, mà cái phạt này nhất định dính líu đến việc coi tù đi cỏ vê trong dinh bố chánh hôm kia. Hôm ấy cai Mánh và năm người lính dẫn một số quốc sự phạm vào dinh làm cỏ, dọn vườn hoa. Mánh giao phần việc rõ ràng cho anh em tù rồi bảo họ làm, hễ cứ xong việc thì họ nghỉ. Cho nên mới xế trưa mọi việc đã làm xong, tù kiếm bóng mát, kềnh ra ngủ. Bất đồ thằng quản Lạp mò đến tận nơi mà không ai biết. Lạp quát ầm lên, Mánh ngoảnh lại. Quản Lạp bấy giờ mới biết Mánh chỉ huy toán lính này. Lạp kiềng Mánh nhưng đã trót quát thì phải giữ sĩ diện, y đe phạt cả toán lính và tốp tù. Mánh vằn con mắt lên nhưng giọng nói vẫn bình thường: "Tù đủ số, việc làm xong, không ai phạt được". Quản Lạp đi có một mình và hắn cũng biết Mánh là người thế nào nên chỉ tím mặt lại mà nói:
-Thầy lý sự giỏi lắm. Tôi thì chả kể làm gì chứ lệnh quan sứ Đác thì nghiêm lắm. Ngày mai tôi bắt buộc phải bẩm lên quan giám binh. Thầy có chịu là chịu phép Nhà nước đấy nhé. Thế rồi quản Lạp bỏ đi nhưng Mánh không quên vẻ mặt của viên chánh quản: cái miệng nói rít hai hàm răng và đôi mắt cay cú bây giờ đang hiện lên trước mắt Mánh. Kỳ này nó phạt Mánh là phạt lây cả trại đấy. Nhưng Mánh và cái "đờ-mi gờ-rúp" của Mánh thì còn ra nhẽ chứ phạt lây cả trại là làm sao? Hay nó định đánh một đòn nặng vào cân não binh lính! Nếu vậy không phải ý định của Lạp mà của bọn Tây cơ? Hay chúng muốn làm cả trại thù ghét Mánh chăng? Có thể như thế lắm, vì xưa nay Mánh hay lý sự với bọn Lạp và binh lính lại rất thích Mánh. Dù sao thì cái lão sứ Đác cũng là một tên cáo già. Y nói tiếng Việt làu làu, thuộc quyển Kiều như cháo và hễ mở mồm là toàn nói các danh ngôn cổ. Nào "sát nhất nhân vạn nhân cụ"1, nào "quân pháp vô thân"2. Và hắn có những mánh khóe tâm lý rất tinh vi. Có những vụ đáng ra phải có hình phạt nặng thì Đác lại cho gọi những người can phạm lên khuyên nhủ ngọt ngào, gọi những người ấy là "các con" cẩn thận rồi tha bổng. Trái lại có những chuyện không đâu thì Đác lại tỏ ra hung hãn một cách cố ý. Đã một lần toán lính do đội Trường chỉ huy dẫn từ đồn Đu về Thái Nguyên lĩnh lương. Lúc ấy Trường mới là cai nhất. Toán lính vừa ở phà Gia Bảy bước lên bờ thì gặp Đác chống ba toong đứng chơi ở đó. Anh em không biết mặt hắn lên không chào. Đác gọi lại bắt cả toán đứng "xắp măng" thành một hàng ngang. Đác xưng danh và dùng cái ba toong hèo vụt cho mỗi người ba cái ngang thắt lưng. Trường cũng bị đủ ba gậy như những người lính của mình. Nhưng kỳ lạ thay, cuối năm ấy, Trường được gắn lon đội ngay sau khi vợ Trường lên thăm chồng, chẳng hiểu sao lại chết đuối dưới sông Công. Có người bảo vì ông sứ Đác thương Trường mất vợ! Cái trò roi vọt, và cất nhắc rất quái gở ấy làm cho cả lính lẫn dân Thái Nguyên đâm hết vía, chẳng hiểu cái lão Tây ấy đầu óc minh mẫn hay là mất trí. Nhưng Đác càng ở Thái Nguyên lâu, người ta càng hiểu rõ hơn. Phải xét cung cách đối xử của y đối với quốc sự phạm mới hiểu được sự độc ác trong lòng y. Những người tù đói, khát, tê liệt vì cùm kẹp lâu ngày, những phòng giam ứ người, bẩn thỉu, tối tăm, những trận đòn đánh kín, đánh hở, kể cả đến việc cho uống, cho tiêm nhầm thuốc đã làm cho số quốc sự phạm mòn mỏi đi, những ngôi mả vùi nông, nấm đất bằng cái rá con đầy ra trong "khu đất làm phúc" ở nghĩa địa ta. Người ta còn nhớ một mệnh lệnh của Đác về khen thưởng lính dõng các làng như thế này: "Nộp một tai lính Đề Thám sẽ được thưởng năm đồng bạc trắng, nộp một lính Đề Thám bị bắt sống sẽ được thưởng hai đồng". Đã có lần Đác hỏi cũng quốc sự phạm, y đã dùng cả kiếm lễ đâm vào đùi người tù này thế mà thanh kiếm ấy được nhà nước Pháp trưng bày ở gian Đông Dương trong hội chợ đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây cơ đấy. Từ 1915, có câu tục ngữ mới xuất hiện: "Nhất Đác, nhì Ke, tam Be, tứ Bít" (Darleạ, Eckert, Wintrebert, Brides). Như thế là Đác đứng đầu bốn hung thần của nhà nước "bảo hộ" khét tiếng tàn ác đã thành câu vè đầu cửa miệng của nhân dân Bắc Kỳ. Chính Đác là người đã nghĩ ra cách đánh số bằng ni-tơ-rát bạc lên tay những người "tình nguyện đi Tây" đấy! Cai Mánh lẩm bẩm:
-Làm thân thằng lính khố xanh thật không bằng con chó của Tây. Thằng lính ăn roi còn con chó thì không, thằng lính ăn cá mắm, chó nhà nó lại hốc toàn thịt bò. Cai Mánh không hề nghĩ rằng sự so sánh vừa rồi anh mới có khoảng gần một năm nay. Trước đây chính Mánh cũng đã từng bị Đác cho ba cái tạt tai ở giữa phố Chợ thế mà ngay sau khi bị đánh, Mánh vẫn đứng nghiêm chào Đác. Rồi còn cho là hôm ấy may đấy, chứ không thì còn chẳng biết còn bị cúp bao nhiêu ngày lương? Bây giờ thì khác rồi, trước Mánh chỉ bướng với bọn quản, bọn đội ta nhưng vẫn sợ Tây, đến nay Mánh đã hiểu ai là kẻ thù chính. Mánh nghiến hai hàm răng lại. Lần này mà lão giám binh Nô-en với thằng quản Lạp định giơ roi giơ gậy ra với Mánh thì coi chừng. Mánh đã có một gắp đạn ba viên giấu được từ lần tập bắn tháng trước. Cứ "phơ" chết một đứa là có vạn thằng "cụ". Mánh bật cười về ý nghĩ ấy. Mánh vừa cười nhạt vừa ghé mình cho Nhiêu giội nước lên lồng ngực gầy gò. Trên làn da xạm nâu có thích chàm một anh "Võ Tòng đả hổ". Hổ có vằn có vện cẩn thận nhưng dáng tròn thu lu như con mèo Xiêm nuôi làm cảnh, còn anh Võ Tòng thì cái mặt đã bị Mánh đốt đỏ đầu nòng súng gí vào, nay chỉ như cái vảy hạt cau khô màu nâu đen. Thì ra cái tính con người nó thay đổi cũng ghê, nhất là khi con người đã tự nguyện tham gia vào một sự kiện có quan hệ đến vận mệnh của nhiều người.
Khi chân trời đàng đông chớm hoe hoe, đội Cấn đi đến cổng trại khố xanh Thái Nguyên. Trại này mang tên Tây là trại Bô- dông (Bauzon). Để tỏ cho dân biết rằng lính khố xanh đúng là lính của triều đình Huế, viên Toàn quyền Đông Dương đã cho xây các cổng trại củ thứ lính này na ná như cổng tam quan các chùa. Đội Cấn dừng lại ngắm cái cổng. Nó khá giống cổng chùa làng Nhan quê ông. Cũng ba cổng vòm quét vôi trắng, hai bên có câu đối đắp nổi trên tường. Bên trên cửa giữa là cái lầu vọng tiêu nhỏ. Mái vọng tiêu có hai con rồng chầu mặt nguyệt và bốn đao mái chót uốn cong, gờ chạy chữ triện. Nhưng theo ý chuyên môn của viên cố vấn về kiến trúc phương đông của trường Viễn Đông bác cổ, một số chi tiết điêu khắc và kiến trúc được làm theo phong cách Chàm, ấn Độ, Xiêm La... Trước hết, đập vào mắt người ta là chòm mái cao quá, đao mái cong quá, chúng bắt nguồn từ kiểu cách những ngôi chùa bên bờ phải con sông Cửu Long. Rồi đến cổng vòm chính có bề dày gợi nhớ đến những vòm cổng xây bằng đá tảng của những ngôi đền bên bờ Hằng Hà. Và, bao giờ cũng vậy, đội Cấn thấy lòng ông gờn gợn khi nhìn thấy đôi mắt rồng úp mái bằng thủy tinh lóng lánh. Những con mắt thú bằng thủy tinh màu tinh xảo này là sản phẩm của nền kỹ nghệ "Đại Pháp" mới mang sang xứ Đông Dương ít năm lại đây. Cuối cùng là màu vôi trắng, quá trắng của cái cổng nữa. Chính chúng, phải! Chính chúng đã làm cho cái cổng này có cái vẻ trầm mặc của tam quan chùa. Những con rồng lắp mắt thủy tinh nom hỗn hào, ngạo ngược. Và sự lai căng ấy đã chỗm chệ trên nền nếp văn hiến của một dân tộc đã từng có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...
Như nước Đại Việt ta đây Đời đời là nước văn hiến Trích Bình Ngô đại cáo Lời Nguyễn Trãi xưa vẳng từ đáy lòng đội Cấn. Cội rễ mấy ngàn năm lập nước, giữ nước, từ tấm gương lớn của các bậc tiền bối trên mọi lĩnh vực đến từng nét nhạc, từng tập tục trong nhà, từng lời ăn tiếng nói... đã tạo cho mỗi con người sự hoàn chỉnh về ý thức và tâm hồn Việt Nam. Điều đó đã nhuần nhuyễn trong mỗi con người Việt Nam. Đội Cấn nhìn thấy, chỉ mới ở cổng trại Bô-dông, những vết tích của sự chà đạp thô bạo đối với nền văn hiến cổ truyền bốn ngàn năm... Nhờ có sự hiểu biết về cội nguồn, đội Cấn nhạy bén với những cái đang xảy ra quanh ông... Tuy vậy mỗi lần nhìn cổng trại Bô-dông, đội Cấn vẫn nhớ tới chùa Nhan, nhớ tới quê. Quê ông nằm trong vùng đồi đỏ trung du Bắc Kỳ. Đó là một thôn nhỏ có một bờ tre gai dày, một dòng sông nhỏ chảy bên cạnh làng. Cứ mỗi chiều lũ trẻ giong trâu từ bãi cỏ ven sông về làng, những con vật thở phì phò, bụng tròn căng, những đứa trẻ trật nón ra sau lưng, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Đó là một làng nằm trên đường hành quân của Tây mỗi lần phát quân từ Hà Nội lên Hưng Hóa, sông Đà để tiến đánh nghĩa quân Tây Bắc của cụ Nguyễn Quang Bích và ông Đốc Ngữ. Mỗi lần chúng đi qua, bọn sĩ quan Tây lại một lần gây tội ác ở đó. Bắt gà, lợn, trâu, bò, bắt trai làng đi phu khiêng đạn và các đồ quân dụng khác. Có một lần, chúng vào làng nằm một bữa một gia đình có đám ma, bà con kéo đến đông. Bọn sĩ quan Tây đã ra lệnh cho lính bắn sả vào những người làng đến đưa đám ma làm mười bảy người chết và hơn ba chục người bị thương.
Nhớ đến ngôi làng, đội Cấn nhớ tới gia đình mình. Họ Trịnh là một họ nghèo ở làng Nhan nhưng là một dòng họ có nhiều người học hành, đỗ đạt. Đội Cấn có hai ông chú đỗ tú tài, một ông bác đỗ cử nhân. ông bác không đi làm quan mà ở nhà làm thuốc cho dân quanh vùng. Cha ông là một ông đồ đã hai lần vào được tứ trường thi hương. Nếu ông cụ không đỗ cử nhân thì cũng chỉ vì ông cụ không kìm được ngòi bút của mình và cả hai lần thi, hai lần phạm trường quá. Sau lần trượt thứ hai, ông cụ chán cảnh trường ốc, bỏ về làng làm nghề dạy trẻ. Bốn nhà nho nghèo vẫn chung sống quanh ngôi nhà thờ của dòng họ. Những năm còn ít tuổi, đội Cấn được cha chú kèm dạy nghiệt ngã để thông suốt cái đạo của người quân tử, nó chính là cái đạo làm người thời xưa. ông còn nhớ đinh ninh lời cha dặn lúc ông ra đời: "Có nhân dân, có xã tắc, hà tất phải đọc sách mới gọi là học.. Đó là lời của thầy Tử Lộ đấy con ạ!". Anh Cấn lớn lên nhằm lúc Tây đang tổ chức khai thác bóc lột xứ Bắc Kỳ. Các khoa thi hương đã bãi bỏ. Không có đường tiến thân mà ở làng thì họ Trịnh vốn là dòng họ không có ruộng nương. Đã tuyệt đường sinh sống lại gặp lúc mấy kẻ cường hào vô học trong làng được dịp bắt nạt mấy ông đồ thất thế. Kỳ đi phu nào, chúng cũng gọi đến người họ Trịnh. Đường đời xô đẩy anh Cấn vào bước quẫn bách phải bỏ làng mà đi.
Nhưng đi đâu làm gì để sống? Thế là sau những đêm lo nghĩ uất ức, như là một người liều thân, anh Cấn đăng lính khố xanh. Ngày anh Cấn bỏ làng ra lính là một ngày đầu mùa đông, có chút nắng hoe vàng làm cho ngôi làng nhỏ trở thành ấn tượng khó xóa bỏ trong lòng người ra đi. Hai cha con tiễn nhau ở cổng chùa làng Nhan bên ngoài cái tam quan nom rất giống cái cổng trại Bô- dông. Chúng giống nhau đến nỗi mỗi lần đứng trước cổng trại khố xanh Thái Nguyên, đội Cấn lại nhớ đến buổi chia tay với bố ở cổng chùa làng. Đội Cấn rất nhớ lời cha dặn ông hôm ấy. ông cụ trầm tư rất lâu trước khi nói: "Mày đi, cố mà giữ lấy thiên lương. Có người bảo đi lính rồi có dịp dùng súng của nó bắn lại nó. Tao không biết thế nào mà tao chỉ trách tao sao sinh ra chẳng gặp thời. Thôi mày đi và làm thế nào đừng để chú bác và mấy ông bạn già của tao trách cứ gia pháp không nghiêm!". ông cụ đã có tuổi, không còn có thể bôn ba đây đó. ông cụ là nhà nho nghèo lỡ thời, chính vì thế nỗi lòng càng u uẩn. Nhìn con ra đi, ông cụ rất băn khoăn. ông cụ nghĩ mình là bậc cha mẹ mà không vạch được cho con cái một cái hướng "xử thế" cho phải lẽ.
Ngay việc cắt đi cái búi tó vướng víu nơi gáy mà ông cụ đã dằn vặt mình mấy đêm liền mặc dù mấy ông bạn già đã làm cái việc đó trước ông cụ hàng tháng trời. Cứ mỗi năm, ông cụ lại lên chỗ con trai đăng lính, bề ngoài là thăm con nhưng thực ra để xem xem tâm tính nó có "cái gì khác" không. Đội Cấn chưa hề làm điều gì để bố phải giận nhưng ông cụ vẫn lo lắng và trước khi về quê, bao giờ cũng dặn con: "ở trong bùn mà không vương mùi tanh hôi là chuyện khó. Nhưng xưa nay những người biết nghĩ thì vẫn giữ được trọn vẹn. Ngày trước Mặc Tử đã dạy: "Làm việc nghĩa mà chưa được thì chớ làm điều gì trái đạo". Tao nghĩ rằng mày chớ nên quên lời đó!". Đội Cấn còn nhớ lần ông bị Tây đưa đi đánh nghĩa quân Đề Thám thì được tin bố chết. Sự suy nghĩ dằn vặt ông mãi. Người trong quê lên thăm đều kể chuyện với Đội Cấn rằng khi ông cụ sắp mất, ông cụ rất tỉnh. ông cụ chết vì bệnh già, và còn trối trăng là Cấn phải chăm nom giỗ chạp hai họ nội ngoại cho chu đáo. Nhưng đội Cấn rất hiểu bố, ông biết rằng cha mình khi chết còn một điều làm ông cụ chưa yên lòng: Đó là nỗi lo con hỏng! Không phải ông cụ lo lắng không có lý. Lúc ấy ông Cấn đã được đóng lon cai rồi. ông cụ thấy con được thăng chức thì rất buồn. Nỗi buồn ấy hẳn day dứt ông già khi nhìn thấy con trai quần áo nhà binh mặc chỉnh tề, cái lon cai như chữ "nhân" lộn ngược đeo ở ống tay áo bên phải. Kể ra cũng không khó cắt nghĩa về việc lên cấp này. Từ lính lên cai, đội Cấn đã làm việc nhà binh ba năm trời. ông vốn là người không muốn để ai khinh mình. Vì thế, ông lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề. ông lại giỏi chữ cho nên được dùng vào việc thảo giấy tờ với dinh bố chánh án sát trong tỉnh. Cách cư xử đĩnh đạc, biết tự trọng của ông đã khiến bọn giám binh, quản, đội phải trọng và anh em binh lính cũng kính nể ông. Bỏ làng ra đi, tưởng tìm được cái gì mới nhưng té ra ở trại lính khố xanh, đội Cấn đã chứng kiến bọn giám binh Tây đối xử với binh lính người bản xứ như thế nào? Những phiên gác bên đề lao đã giúp đội Cấn những dịp gặp gỡ với các quốc sự phạm và ông hiểu thêm về khí phách của những con người đáng kính ấy. Việc bỏ làng ra đi, tuy thế vẫn mở rộng tầm mắt của đội Cấn. ông được nghe kể lại sự tích đoàn kết, can trường của những dân quê Trung Kỳ đã kéo lên huyện, lên tỉnh rầm rập đòi bãi bỏ đi sâu, đòi giảm thuế, miễn thuế. ông được nghe kể lại chiến tích anh hùng của các nghĩa sĩ cần vương Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình, các nghĩa sĩ vùng Bãi Sậy, vùng sông Đà.... ông được nghe kể về những cuộc nổi dậy của đồng bào thiểu số vùng núi Đông Bắc....
Nói gọn lại, những năm gần đây, dân ta từ Bắc Kỳ đến Nam Kỳ, từ người già đến người trẻ đã đứng lên bằng hình thức này hoặc hình thức khác chống lại ách xâm lược của đế quốc Pháp một cách không hề biết mệt mỏi, không hề nản lòng. Những hiểu biết ấy giúp ông nhận ra rằng một khi ách xâm lược vẫn còn thì cả đất nước cũng chỉ là một nhà tù lớn mà cả dân tộc vẫn đang sôi sục tìm cách đập toang nó ra. Chính vì hiểu được điều đó nên ông vẫn giữ được thiên lương....Đội Cấn nhìn cổng trại Bô-dông với cảm giác khác hẳn mọi lần. Hình như cái cổng trại này không những làm cho ông man mác nhớ lại cổng chùa làng Nhan mà nó nhắc nhủ ông điều gì mới. Đêm nay, cái cổng trại này sẽ chứng kiến một cuộc khởi nghĩa. Đời ông sẽ sang một bước đường mới. Người lính gác cổng kia sẽ không phải là một tên lính khố xanh nữa. Quân khởi nghĩa sẽ từ đây tổ chức cuộc đánh chiếm và giữ tỉnh lỵ. Và lá cờ khởi nghĩa sẽ bay phấp phới kiêu hãnh trên ngọn cột cờ kia... Đội Cấn bước vào cổng. ông chào người lính gác rồi vào phòng cảnh bị ghi tên lên sổ điểm tên. Từ phòng cảnh bị, đội Cấn nhìn ra sông chính. Cảnh trại hôm nay vẫn chẳng khác gì ngày hôm qua. Tốp lính cỏ vê đang xách xô, xách chổi lếch thếch kéo nhau đi dọn nhà xí. Tốp lính vệ sinh đang quét bụi mù cái sân giữa và cổng lớn. Hai anh lính mới quần áo còn nguyên hồ đang rụt rè kéo nhau lên nhà giám binh ở quả đồi cao kia. Đó là hai phiên lính hầu, bổ củi, dọn nhà, dọn vườn, giặt quần, giặt áo cho vợ chồng Nô-en và con nó, và cả việc tắm chó, cho chó đi đái đi ỉa nữa. Từ phía bể nước tắm, tiếng cười vô tư của đám lính trẻ vẳng lại nhưng đội Cấn không thấy khó chịu như trước đây. ông nghĩ bụng: Đó là những người sẽ theo ta trong giờ hành sự. Khi họ hiểu ra họ là những người nô lệ cầm súng bắn giết những người nô lệ thì họ sẽ quay súng bắn vào đầu giặc. Bao giờ dân ta mới thoát khỏi cảnh tôi đòi, nô lệ nhục nhã này? Việc đó tùy thuộc ở nhiều người, những người thương nòi thương nước cùng chí hướng với ông. Đến giờ phút này ông mới tự trách mình đã quá dè dặt nên không giác ngộ thêm được một số binh lính nữa. Đội Cấn cởi khuy cổ áo. Tiết trời giữa thu mà sao oi bức nghẹt thở thế này. Gió đưa hơi nóng mặt đường phả vào hầm hập. Tiếng cười bên bể nước tắm vẫn vẳng lại. Đội Cấn ra khỏi phòng cảnh bị đi về phía dãy phòng dành riêng cho hạ sĩ quan. ông chào đáp lễ mấy người đồng sự như một cái máy. Dần dần đội Cấn thấy lòng mình bình thản hơn. ông đến phòng số 5, giơ tay gõ nhẹ vài tiếng. Đây là căn phòng dành cho đội Trường nhưng đội Trường chỉ ở đây ban ngày, còn anh ta lúc nào cũng ngủ đêm ngay trong kho súng. ông hỏi người bạn đồng cấp có khuôn mặt đẹp và ánh mắt rụt rè, xa cách:
-Thế nào?
-Nó đổi tôi đi Phú Bình, đổi anh Giá lên Đu.
-Còn tôi?
-Cấn hỏi giật giọng. Nếu anh em phải đổi lúc này thì phải đề phòng bọn Tây và cần dò xét xem chúng định giở trò gì.
-Không thấy nói đến.
-Trường nói chậm rãi. Đội Cấn im lặng suy nghĩ. Hay lộ rồi chăng? Đổi đội Giá, một cánh tay đắc lực của ông đi thì đó là điều đáng ngờ nhưng đáng suy nghĩ nhất là sao ông không bị đổi đi? Chắc không phải vì lộ! Và tại sao lại đổi đội Trường, cái người thường được khen là mẫn cán? Đội Cấn hơi bực khi nhìn vẻ im lặng của Trườngg. Quan hệ giữa hai người từ trước tới nay chưa hề xảy ra to tiếng, nhưng cũng chẳng có gì gần gũi nhau và nói cho đúng ra đội Trường cũng chẳng gần ai. Rõ ràng anh ta lảng tránh mọi người. Đội Cấn đã vài lần nói bóng gió đến những triều vua lập nước như Ngô Quyền, Lê Lợi để thử lòng đội Trường nhưng anh ta cứ muốn níu lấy Thái Nguyên với cái kho súng sạch bóng suốt đời hay sao ấy? Đội Cấn nghiêm khắc nhìn bạn:
-Không phải nó đổi anh Giá đi Đu đâu. Mà tôi chắc anh Giá sẽ lên cấp và chuyển sang ngạch khố đỏ.
-Anh Giá đi Tây à?
-Đội Trường hơi bàng hoàng.
-Còn gì nữa. Sau những trận đánh ở sông Mác (Marnes) lại đến mặt trận sông Xom bên Tây nuốt bao nhiêu sinh mạng. Người ta bảo lính tập An-nam chết như ngả rạ ở sông Xom (Sommmes). Đội Trường hơi cúi đầu. Nói đến sông Xom là chạm tới một trong hai nỗi niềm riêng của đội Trường. Anh có một người em trai ở mặt trận này. Anh là người nuôi dạy nó, đưa nó vào lính. Mẹ anh trước đây đã từng khen công anh nuôi dạy, gây dựng cho em và đã có lần xỉ vả anh đưa em vào chỗ chết. Khi âu chiến bùng nổ, em đội Trường đi Tây trong những chuyến đầu tiên. Anh lo cho em và anh vẫn tin em mình sẽ không chết. Nhưng từ khi nghe tin ở mặt trận sông Xom cả Đức lẫn Tây cùng thiệt hại nặng thì anh lo cho em và càng thương mẹ. Những câu hỏi đầy vẻ âu lo, sợ hãi của một người mẹ có con đi lính sang Tây đã dằn vặt anh:
-Mày có được tin gì của em không?
-Bao giờ thì nó được về?
-Sao mày không xin quan trên cho nó về? Đã ba tháng nay, em đội Trường không gửi thư về. Có lẽ nào?... Chắc nó chuyển mặt trận, hoặc thư từ nghẽn ở một bàn giấy nào đấy. Bọn Tây chúa sợ những lá thư lính gửi về kể lể nỗi khổ chiến hào, cái đói, cái rét và nhất là cái chết. Nhưng Trường có lo nghĩ về em cũng đến vậy thôi. Mọi điều xảy ra ở mặt trận sông Xom đều ngoài quyền lực của Trường. Đôi mắt buồn buồn của Trường nhìn Cấn không chớp. Có một vẻ gì đây thoáng hiện trong đôi mắt đẹp ấy mà trước đây đội Cấn chưa nhận ra? Nó không phải là vẻ buồn thông thường mà đôi mắt u uẩn ấy giống như đôi mắt của một bà mẹ đau khổ. Đội Trường chợt đỏ mặt lên như một người hổ thẹn.
-Bác Cấn! Hôm nay lão Nô-en sẽ phạt cai Mánh mà tôi biết bây giờ thì chú ta không chịu được nhục đâu. Bác hãy bảo chú ta đừng nổi khùng lên để hỏng việc lớn. Đội Cấn giật mình nhìn người bạn đồng sự.
-Bác vừa nói hỏng việc gì cơ? Đội Cấn hỏi và ông lo lắng chờ đợi một sự sụp đổ bao công phu bấy lâu đã vun đắp.
-Có lẽ bác không hiểu hết tôi đâu. Tôi khổ lắm! Bây giờ và sau này cũng thế thôi nhưng đến tối nay... đến tối nay tôi sẽ nói với bác một điều mà bác không ngờ tới. Đội Cấn càng sững sờ, mắt ông sáng lên niềm há vọng.
-Bác dặn chú Mánh thì tốt hơn tôi
-Trường nói thân mật. Đội Cấn tự nhiên thấy hơi ngượng. ông biết cai Mánh rất ghét đội Trường. Mánh và Trường cùng đăng lính một ngày mà bây giờ ở những cấp khác nhau. Trường là đội bốn thuộc lớp hạ sĩ quan, là cấp trên của Mánh. Nhưng cai Mánh ghét đội Trường ở cái tiếng khen mẫn cán, ở chỗ ít nói năng đụng chạm với ai, ghét Trường ở chỗ giao du thân mật với quản Lạp và đội Hạnh, cái ghét nhuốm một phần cái khinh. Cái lon cai chữ V bằng dạ đỏ vàng của Mánh đã có lần được viền một đường kim tuyến cai xếp nhưng rồi sau một trận đánh lộn với lê dương bên trại Xê-da-ri (Césari), đường viền kim tuyến ấy cũng mất. Điều đó Mánh cũng coi khinh như khinh tính mệnh mình và tính mệnh người bên cạnh vậy. Anh là một con người đi nếm cơm khắp thiên hạ hàng mười năm trời. Nhà Mánh có hai anh em bỏ quê đi làm phụ lục lộ đắp đường Hà Nội-Lạng Sơn, quãng từ Kép đến Đồng Mỏ.
Mánh ăn đói nên tay chân rã rời làm không được bị cai Tây hành hạ đánh đập đến mức không chịu được. Anh đã vác xẻng nện cho thằng ấy một cái vào đầu nằm thẳng cẳng rồi anh bỏ trốn sang Thái Nguyên đổi tên đăng vào lính khố xanh. Em ruột Mánh thỉnh thoảng qua thăm anh thường rụt rè khuyên anh: Anh xin mãn lính đi. Anh em đưa nhau xuống Phòng kiếm ăn, no đói gì cũng có nhau. Hay gì cái nghiệp lính khố xanh. Mánh đã định theo em nhưng người em chẳng may chết vì sốt rét ngã nước. Mỗi lần nhớ đến em, Mánh càng thương em và giận thân. Mánh giận thân và giận đời. Chú cai gầy đen ấy gây sự, đánh lộn với hầu hết lính tráng trong trại và hễ đánh nhau với ai là đeo đẳng đến khi người ta ngán, ngấy, ghê, khiếp đánh nhau rồi chịu thua Mánh. Mãi đến khi đội Cấn đưa Mánh đến gặp Lương Ngọc Quyến thì tâm tính Mánh bỗng nhiên đổi khác trước. Mánh không đánh nhau với ai nữa. Mánh không kể lại cho ai nghe cuộc nói chuyện tay đôi giữa Mánh và người quốc sự phạm bị cấm cố ấy nó thế nào. Mánh chỉ nói một câu về Lương Ngọc Quyến: "ông ấy là người nghĩa khí, học rộng mà đi cũng nhiều". Mánh tin Quyến và tin đội Cấn. Vì vậy khi đội Cấn tìm Mánh và dặn dò Mánh, người cai gầy, héo hon ấy bảo anh em trong "đờ-mi gờ-rúp":
-Đi chào cờ! Hôm nay cánh mình bị nó phạt đấy. Nhưng các chú phải theo tôi, không được nổi khùng mà cũng không được hèn đấy. Mánh quên rằng chính anh là người nóng tính nhất trong "đờ-mi gờ-rúp". Mánh dẫn anh em theo đường cái giữa ra sân chính. Mới chập sáng mà tiết trời đã oi bức báo hiệu một ngày nóng nực, ngày nghẹt gió chờ mưa. Mặt đường qua một đêm vẫn chưa nguội. Những người lính khố xanh đi chân đất thấy mặt đường nóng hổi.
T oàn thể trại Bô-dông và binh lính văn phòng chỉ huy lữ đoàn khố xanh tỉnh Thái Nguyên đã xếp thành ba khối theo hình chữ U ngoảnh về phía cột cờ gần cổng giữa. Ai nấy quần áo chỉnh tề, sà cạp xanh quấn gọn, khố xanh thắt múi khéo, lá tọa buông xuống phẳng phiu, nón tre bọc vải xanh có những lá đề phủ gáy. Viên giám binh chỉ huy lữ đoàn Thái Nguyên vốn có cái thói phạt lính để ra oai. Y coi đó là việc đầu tiên phải là để khép lính vào kỷ luật nhà binh. ở các "xếch xông"1, các viên đội chỉ huy đều đứng ở ngoài hàng, chân họ đi giày bờ-rô-đơ-canh (giày đinh đóng cổ) đánh đen bóng. Đó là sự phân biệt đầu tiên 1. Tương đương một trung đội. giữa binh lính với hạ sĩ quan: Các binh lính đều đi đất hết. Về cái khoản đi đất này anh em binh lính có những ý kiến khác nhau. Có người thì bảo đi giày đau chân lắm, da cứ trượt ra. Có người thì bảo Tây nó khinh lính khố xanh quá. Bọn chỉ huy khố xanh người Tây cũng chẳng giống ý nhau. Có viên giám binh thì bao có thế bọn khố xanh mới chịu sang khố đỏ. Có viên giám binh khác lại nó cho nó đi giày nó mới chịu đi hành quân xông xáo trong khi bình định. Nghe ra ai cũng có lý cả. Nhưng người nói lính khố xanh bị khinh rẻ đúng hơn cả. Đứng trong hàng, đội Cấn nhìn đồng ngũ và bỗng nhiên ông thấy bọn Tây đã lập ra được một thứ kỷ luật nhà binh máy móc cứng như đá như sắt và bọn chỉ dùng hình phạt để giữ vững kỷ luật: Khuy đồng bị xỉn, bị hoen ố một chút? 24 giờ nhà tù cơm muối. Quần áo nhàu nát, sà cạp bị tụt? 48 giờ nhà tù cơm muối. Thiếu mặt giờ điểm danh? 48 giờ nhà tù cơm muốn, cúp ba ngày lương. Súng bẩn? Một tuần phạt giam. Cúp 7 ngày lương. Thiếu đạn và để nổ súng bất cẩn? (mỗi người lính khố xanh đi gác được phát 6 viên. Chỉ người đi gác được phát đạn). Tòa án binh. Lột lon
-cho đi tiểu đoàn kỷ luật. Tiểu đoàn kỷ luật là đơn vị thu tất cả các loại tù lính. Những người này đều đã bị lột lon, không được đeo thắt lưng và quấn sà cạp. Vì đây là thứ lính nhếch nhác, không phải tập tành gì cả nhưng phải làm đủ mọi thứ cỏ vê nặng nhọc nhất, bẩn thỉu nhất từ dọn cứt nhà xí đến đào hố chôn người chết. Đội Cấn chợt nghĩ chính cái kỷ luật ác nghiệt ấy đã luyện cả trại lính thành một cái máy, máy ăn ngủ, máy cầm súng bắn giết đồng bào người Việt. Binh lính trại Bô-dông đứng im phăng phắc. Lệnh tập họp toàn trại báo hiệu một vụ khen thưởng hoặc phạt lỗi, thường chỉ là phạt lỗi. Với một chỉ huy như giám binh Nô-en, trại Bô-dông bị phạt như cơm bữa. Nhưng trước đây binh lính rất sợ bị phạt còn bây giờ họ không sợ nữa, mặc dù họ biết hôm nay chính Nô-en đứng ra chỉ huy cuộc trừng phạt. Họ biết vậy vì quản Lạp không đứng ở vị trí chỉ huy toàn trại. Hắn đứng lùi hẳn sang đầu "xếch-xông" Một, ngoảnh cái mặt ám khói thuốc phiện vào cột cờ. Hắn đi ghệt cẩn thận nhưng chính đôi ghệt làm cho hắn càng có vẻ lùn hơn. Cặp mắt lờ đờ nghiện ngập của y ẩn dưới bóng rợp của cái mũ cát, cặp mắt lờ đờ ấy chầm chậm nhìn từ đầu đến cuối hàng quân của từng "xếch-xông". Đội Cấn biết cặp mắt lờ đờ ấy không bỏ lọt một sơ suất nào trong trang phục của mỗi người lính. Khi cặp mắt lướt đến cái "đờ-mi gờ-rúp" của cai Mánh thì ngừng lại giây lát và lúc ấy hình như miệng quản Lạp thoáng một nụ cười rất kín dưới hàng ria mép rậm. Cái kiểu râu này bắt đầu nổi tiếng từ khi người ta được xem ảnh lão thống chế Phốc (Foch). Các sĩ quan Tây và bọn quản ta ở Đông Dương đua nhau để kiểu râu ấy, kiểu ria mép dài, rộng, chót uốn cong lên má nom như cái ghi-đông xe đạp. Đội Cấn nhìn lên ngôi nhà của giám binh Nô-en. Ngôi nhà làm theo kiểu boong-ga-lô1 hai tầng trên một quả đồi thấp. Từ trên nhà xuống sân trại lính cách nhau ba, bốn chục bậc thang xây gạch. Đội Cấn thấy Nô-en đi từ trong boong ra. Y bước chậm nhưng tiếng đinh thúc ngựa gõ leng keng nghe rất rõ. Nô- en mặc loại áo sĩ quan trong ngày lễ: áo "tuy- ních"2 trắng như tuyết, khuy vàng, ngù vai kim tuyến lóng lánh; quần đi ngựa cũng màu trắng và đôi ủng nâu bóng loáng. Nô-en đeo một thanh kiếm vỏ mạ kền xanh, vòng che tay bằng đồng mạ vàng chạm trổ. Hắn cao lớn, dáng dấp gọn và chững chạc nhưng vẻ cựu sĩ quan kỵ binh của hắn đã giảm nhiều vì hắn đã bắt đầu bệu chạy ra. Mặt Nô-en có hai đặc điểm: đó là cái mũi rất nhọn như cái mỏ diều hâu và hàng rai rất dài vuốt sáp cong vút lên như râu giả. Nô-en vừa đi vừa xỏ tay trái vào chiếc găng tay trái. Trong toàn bộ con người hắn có lẽ cái nhiều chất quý phái nhất là cái găng tay ấy. Khi Nô-en đi gần tới đường cái chính thì quản Lạp hô toàn trại:
-Gác-đờ-bu! Toàn trại co chân rập một cái. Nô-en nhìn giây lát rồi trịnh trọng giơ tay lên chào lại. Hắn xoay nửa vòng một cách thật kiểu cách, thật đúng điệu. Hắn nhìn từng "xếch-xông", nhìn rất kỹ. Nô-en chợt thấy hài lòng. Binh lính của y rất có kỷ luật vừa sợ y như con trâu sợ cái nhìn của con báo. Nô-en liếc nhìn cai kèn. Đội "cơ-le-rông" bốn chiếc lập tức cùng múa kèn lên rất đều và bài chào cờ chóe lên: Tò tí tí tí te... Đứng trong hàng, cai Mánh suýt phì cười. Trong "đờ-mi gờ-rúp" của anh, bài chào cờ này đã bị Nhiêu đặt lời khác. Những nốt nhạc đầu được Nhiêu thêm lời là Cờ nước Pháp đã kéo lên... Những nốt sau thì thế này... Te tí tí te tò te tí
-Con chó nó đang buồn đi đái. Te tò tò tò tò te
-Tây già rồi thì về Tây. Bài chào cờ này bao giờ cũng khiến cho bọn Mánh phải nhịn cười đến khổ sở. Lá cờ của trại khố xanh Thái Nguyên là một lá cờ 1. Loại nhà đặc biệt có hành lang bốn phía của bọn Tây ở các miền núi. 2. áo ngoài cổ đứng kiểu nhà binh. Pháp ba màu xanh trắng đỏ. Cờ có tua ngân tuyến, lòng cờ thêu hàng chữ "Indochine fran- caiạe
-Garde Indigène" nghĩa là "Đông Pháp... Vệ binh bản xứ". Lá cờ được kéo lên cột rất chậm chạp. Lá cờ bằng sa tanh rất nặng. Gặp buổi gió nặng, cờ rũ xuống. Chỉ thấy nắng chiếu lên hàng tua ngân tuyến lấp lánh. Giám binh Nô-en lùi lại một bước. Hắn ra lệnh cho quản Lạp:
-Quản cơ! Đọc lệnh! Cai Mánh thót bụng tự nhủ: Đến chuyện mình đây! Quản Lạp dõng dạc:
-Cặp-pô-ran Nguyễn Văn Mánh ma-tơ-ri- quán xăng tơ-răng-đơ (cai Nguyễn Văn Mánh số một trăm ba mươi hai). Lạp đọc có vẻ hớn hở. Hắn nhìn cai Mánh bước lên trước hàng quân.
-Min tờ-răng-xanh! (Một người không trăm ba mươi lăm). Min tờ-răng-xanh là số lính của quyền Nhiêu. Theo điều lệnh nhà binh Tây binh lính không có tên nữa mà chỉ cố. Khi anh lính mặc áo nhà binh, tên anh chỉ còn là một con số.
-Min đơ xăng (một nghìn hai trăm).
-Đơ min vánh cát! Đơ min vánh xanh! (hai nghìn hai mươi bốn, hai nghìn hai mươi nhăm). Năm người lính đứng thành một hàng ngang trước mặt quản Lạp. Họ chính là cái "đờ- mi gờ-rúp" của Mánh. Họ chính là những người làm cỏ vê bữa cai Mánh lý sự với quản Lạp. Bây giờ họ đứng nghiêm, súng vác trên vai. Cai Mánh lạnh lùng nhìn xoáy vào cặp mắt lờ đờ của quản Lạp. Bàn tay trái của Mánh đặt lên túi quần bên trái. Mánh lần đầu ngón tay trỏ gợi gợi qua lần vải ka-ki lên cái kẹp đạn ba viên giấu trong đó. Quản Lạp đọc the thé: Chiểu chi
-Rách-lơ-măng duy xon-da1 điều thứ bốn mươi nhăm nói về bổn phận nhà binh.
-Chiểu chi tờ bẩm của quản cơ. Quan giám binh chỉ huy lập lách2 Thái Nguyên, phạt ét-cu-át3 do cặp-pô-ran Nguyễn Văn Mánh, số lính xăng-tờ-răng-đơ dẫn đi áp tải tù làm cỏ vê đã để tù trễ nải bỏ việc ngủ chơi. Xét việc nhà binh không làm tròn, quan giám binh phạt cả ét-cu-át tập binh trước toàn "con-ba-nhi"4 để tỏ rõ kỷ luật nhà nước và làm gương cho cả trại... Thái Nguyên lơ tờ-răng, út, min nớp xăng đít xét (30-8-1917) Quan giám binh hạng nhì chỉ huy lập lách đã ký và đóng dấu.... Nô-EN 1. Điều lệnh của binh lính (Règlementạ du soldat). 2. Trại (La place). 3. Đội (Eạcouade). 4. Đại đội (Compagine).
Quản Lạp ngửng lên bắt gặp cái nhìn dữ dội của cai Mánh. Lạp kiềng cái tính liều lĩnh của Mánh thật nhưng hôm nay y vẫn thấy mình có đủ oai quyền để trị Mánh. Đã có quan giám binh Nô-en đứng kia. Ngay đến Lạp còn sợ quan giám binh nữa là cái anh cai gầy kia, dù anh ta có là trùm "anh chị" đi nữa. Lạp chưa bao giờ cho rằng những tên "tốt đen" này cũng là người như hắn và hắn cũng chẳng phải hạng người như quan giám binh. ông Nô-en là bậc trên, lĩnh nhiều tiền, làm ít việc, cả ngày chỉ ký ba tờ giấy, mở miệng là có người được khen, có kẻ bị phạt. Lạp thì có việc mà làm, nhưng cũng được ra lệnh nọ lệnh kia và là người lĩnh nhiều lương nhất đám khố xanh. Còn cái lũ kia thì phải làm tuốt các việc kể từ dọn cứt nhà xí đến việc ngồi nhà phạt và việc ra trận giơ ngực làm bia. Quản Lạp vờ như không nhìn thấy Mánh, liền hô to:
-Gác-đơ-bu! (Nghiêm). Toán lính đứng nghiêm.
-Ngồi xuống! Toán lính ngồi.
-Đứng lên! Toán lính đứng lên....Quản Lạp bắt "đờ-mi gờ-rúp" của Mánh đứng lên ngồi xuống mười lần rồi hắn đổi kiểu.
-Chuyển súng! Thế là toán lính đứng vòng tròn, người nọ chuyển súng cho người kia như chơi trò lẩn quẩn, nhưng chính cái trò luẩn quẩn này rất mỏi tay. Chơi trò luẩn quẩn chán, quản Lạp bắt "đờ-mi gờ-rúp" của cai Mánh đứng giạng hai chân, lần lượt người nọ nối người kia chui ngửa qua háng nhau theo đúng động tác luồn dây thép gai hàng rào. Bọn Mánh bị làm nhục nên anh nào cũng căm tức. Bắt bò chán, quản Lạp bắt họ vác súng lên vai đi đều bước. Thỉnh thoảng quản Lạp hét lên: "Săng-giê lơ pa" để bắt lính đổi chân. Nhưng toán lính của Mánh là lính cựu, họ đã quen đổi chân và đổi rất đều. Họ còn trêu tức Lạp bằng cách lúc đổi chân, chân phải giậm mạnh xuống mặt đường rất gọn. Lạp cáu liền hô to:
-ôác-giê! (xông lên). Toán lính liền hạ súng, bồng ngang hông chạy như lúc xung trận. Cái "đờ-mi gờ-rúp" ấy chạy mãi, chạy mãi, mấy chiếc vỏ lưỡi lê đập lách cách bên đùi. Một vòng sân... hai vòng sân... ba vòng... từ vòng thứ ba anh em thấy ù tai, cai Mánh bắt đầu cáu. Anh muốn đứng lại khi nhìn thấy vẻ thích thú của quản Lạp, nhưng nhớ lời đội Cấn, Mánh cố nén cơn giận. Kẹp đạn bỏ túi quần cứ đập vào Mánh rất khêu gợi. Đến vòng thứ năm, chân Mánh hơi loạng choạng. Mồ hôi tràn xuống mắt khiến anh nhìn không được rõ. Mánh vấp một cái rất đau vào hàng gách viền sân. Mánh buột miệng:
-Tiên ạ... Anh đưa tay áo quệt ngang mắt và ngửng mặt lên. Cũng may, Mánh nhìn thấy bộ mặt lo lắng của đội Cấn. Mánh lấy lại được bình tĩnh. Anh cảm thấy người bạn quý mến của anh đang nhủ anh: "Ráng chịu! Ráng chịu!". Nắng lên. Bọn Mánh đã chạy tới vòng thứ chín. Mánh lại vấp một lần nữa, lần này không phải anh không nhìn thấy đường mà chính vì cái chân không theo khối óc nữa. Mánh ngã quật xuống, vập môi vào mặt đường. Mấy người lính trong "đờ-mi gờ-rúp" theo chân quyền Nhiêu nhảy qua Mánh, chạy tiếp. Cả hàng quân im lặng, người sợ hãi, người hồi hộp, lo lắng. Tất cả bấy nhiêu con người đứng nghiêm, mặt thẳng nhưng mắt thì liếc về phía Mánh. Họ cảm thấy mình bị vả vào mặt, cảm thấy nhục. Mánh từ từ ngồi dậy, bàn tay chống vào đùi, qua lần vải Mánh nắn thấy kẹp đạn khêu gợi nọ. Mánh mệt quá. Anh muốn đứng lên nhưng chưa được. Giám binh Nô-en chậm chạp bước lại gần. Hắn giơ cao chiếc roi ngựa quật vào lưng Mánh. Người cai gầy héo khẽ oằn người. Anh bặm môi, máu rỉ vào miệng mằn mặn. Mánh chống tay vào đầu gối, loạng choạng đứng lên. Đội Cấn khẽ thở dài. ông biết các bạn mình cũng đang nhẹ người như ông. Cai Mánh lảo đảo vác súng chạy hết mười vòng là vòng cuối cùng. Anh chạy trong giấc mơ, như cái máy. Quản Lạp đành cho Mánh dẫn toán lính về hàng quân. Toán lính chóng mặt, đứng lảo đảo, mắt họ quáng gà, mọi vật như xoay tròn đến nỗi có lệnh nghỉ rồi mà năm người lính vẫn đứng trơ giữa sân với khẩu súng dài ngoẵng trong tay. Các "xếch-xông" đã giải tán mang súng đi ký kho. Các viên đội vào phòng chỉ huy "lập-lách" nhận lệnh. Lính ở kho về vây lấy bọn Mánh nhưng không ai hỏi han bọn Mánh được câu nào vì đội Hạnh mò đến. Viên đội đẹp trai ấy cười rất tươi. Cặp môi đo đỏ của y nom lẳng lơ lạ:
-Đấy là tôi gàn mãi quan quản mới không bẩm lên cụ sứ chứ không thì ít nhất cũng mười lăm ngày phạt và xơi nửa lương. Bọn lính lặng lẽ nhìn Hạnh. Đôi má Hạnh hơi tái đi. Y gượng cười nhìn vẻ lạnh lẽo, lừ lừ của đám người vây quanh y. Cai Mánh bảo Hạnh:
-Bữa nào có dịp đi trận, ông cho tôi theo ông nhé. Mánh cười. Hạnh thì không cười. Y biết cai Mánh ám chỉ những viên đạn lính bắn vào lưng vào đội, bọn quản trong lúc chiến đấu. Y cố chữa gượng:
-Giải tán! Giải tán ngay không quan giám binh cho cả trại "công-xinh" (conạigne, phạt giữ lại trại) bây giờ. Và đội Hạnh bỏ đi trrước. Y chuồn lên phòng "lập lách". Cửa phòng có chiếc bảng đen kê trên giá ba chân. Đội Hạnh nhặt viên phấn trắng, viết một hàng chữ: "Để răn binh lính lập lách biết tuân lệnh người trên, quan giám binh đã ra lệnh cho phòng binh lương hoãn kỳ "tút-sê" đến khi có lệnh mới". Chữ đội Hạnh vừa cứng nét vừa tươi. Té ra y là người "văn hay chữ tốt" cơ đấy.