Chiến dịch nước ý 1796-1797
Chương 2-Phần 2

Sau những thất bại mới và cuộc tổng rút lui của đại công tước Sác, triều đình Viên đã nhận thấy nguy cơ nếu kéo dài chiến tranh. Trong những ngày đầu tháng 4 năm 1797, tướng Bô-na-pác được tin báo chính thức là hoàng đế Phran-xoa nước áo đề nghị mở cuộc đàm phán hòa bình. Cũng cần chú ý rằng về phần Bô-na-pác, ông ta cũng cố gắng tìm mọi cách để chấm dứt chiến tranh với nước áo vào một thời cơ thuận lợi nhất cho mình và trong khi Bô-na-pác tập trung mọi lực lượng để truy kích đại công tước Sác đang vội vã rút lui thì đồng thời Bô-na-pác cũng báo tin cho đại công tước Sác biết là mình sẵn sàng điều đình ngừng chiến. Người ta nhận thấy bức thư của Bô-na-pác thật là kỳ lạ: trong thư, để không làm tổn thương lòng tự ái của kẻ bại trận, Bô-na-pác viết rằng nếu ký được hòa ước thì Bô-na-pác sẽ lấy làm tự hào hơn là "cái vinh quang đau thương cho những thắng lợi quân sự đem lại". "Chúng ta đã giết hại mất khá nhiều sinh linh và đã phạm khá nhiều tội đối với nhân loại đau thương rồi!". Bô-na-pác nói với Sác như vậy.
Viện Đốc chính chấp thuận ký hòa ước, chỉ còn lo chưa biết chọn ai để đi đàm phán. Nhưng trong khi Viện Đốc chính suy nghĩ và khi người được chọn là Clắc-cơ bắt đầu lên đường đến đại bản doanh của Bô-na-pác thì viên tướng chiến thắng ấy đã ký xong hiệp ước đình chiến Lê-ô-ben.
Ngay từ buổi đầu của cuộc đàm phán Lê-ô-ben, Bô-na-pác đã giải quyết xong với Rôm. Giáo hoàng Pi VI, kẻ thù điên cuồng của cách mạng Pháp, coi "viên tướng của Tháng Hái nho" như một tên tay sai của địa ngục, vì Bô-na-pác đã được thăng làm tổng chỉ huy để thưởng công đã diệt trừ được bọn bảo hoàng sùng đạo ngày 13 Tháng Hái nho và giáo hoàng đã hết sức giúp đỡ nước áo trong cuộc chiến đấu gian khổ. Ngay sau khi Vua-mơ-de nộp thành Măng-tu cho người Pháp cùng với 13.000 quân và hàng trăm khẩu pháo, ngay sau khi Bô-na-pác có thể rút được số quân vây thành ra thì Bô-na-pác liền mở một cuộc tiến công vào đất đai của toà thánh.
Quân đội của giáo hoàng bị tan vỡ ngay từ trận đầu tiên và tháo chạy nhanh đến nỗi tướng Duy-nô, do Bô-na-pác cử đi truy kích, đã phải mất hai giờ mới đuổi kịp: Duy-nô chém giết ngay một phần và bắt số còn lại làm tù binh. Rồi các thành phố lần lượt đầu hàng Bô-na-pác không một chút kháng cự. Bô-na-pác cướp hết những gì có giá trị: tiền bạc, kim cương, tranh, bát đĩa quí giá. Cũng như ở miền bắc nước ý, các thành phố, nhà tu, kho tàng của những ngôi nhà thờ cổ đã mang lại cho Bô-na-pác một nguồn chiến lợi phẩm lớn. Bọn nhà giàu và những nhân vật thuộc tầng lớp giáo sĩ cao cấp, lũ lượt từng đám rời bơ thành Rôm đầy khủng khiếp, trốn chạy về phía Na-plơ.
Giáo hoàng Pi VI, khiếp sợ rụng rời, đã viết một bức thư lời lẽ khẩn khoản giao cho cháu là hồng y giáo chủ Mát-tê-i cùng đi với một phái đoàn mang đến Bô-na-pác để cầu hòa. Tướng Bô-na-pác chấp nhận lời cầu xin đó với thái độ kẻ cả và cũng cho biết ngay rằng giáo hoàng chỉ có thể đầu hàng hoàn toàn. Hoà ước được ký vào ngày 19 tháng 2 năm 1797 ở Tô-lăng-ti-nô với điều kiện là giáo hoàng phải nhường lại một bộ phận đất đai khá rộng và giàu có nhất, trả một khoản đảm phụ 30 triệu phrăng vàng, nộp những bức tranh và những pho tượng độc nhất trong các viện bảo tàng. Những vật phẩm nghệ thuật đó cùng những vật phẩm đã vơ vét được ở Mi-lan, Bô-lô-nhơ, Mô-đen-nơ, Pác-mơ, Ple-dăng và sau này ở Vơ-ni-dơ đều được Bô-na-pác gửi về Pa-ri. Vì sợ hãi đến cực độ Pi VI đã nhận ngay tất cả những điều kiện đó, việc này đối với giáo hoàng cũng dễ dàng, vả lại Bô-na-pác cũng chẳng cần đếm xỉa đến sự ưng thuận của giáo hoàng nữa.
Tại sao lúc này Na-pô-lê-ông không làm những việc mà mấy năm sau đây Na-pô-lê-ông phải làm? Tại sao Na-pô-lê-ông không chiếm thành Rôm và không bắt giữ giáo hoàng? Trước hết, vì việc đàm phán hòa bình với nước áo còn đang tiến hành và nếu Na-pô-lê-ông xử trí quá nghiệt ngã với giáo hoàng thì sẽ có thể l cho giáo dân ở miền trung và miền nam nước ý nổi dậy, như vậy sẽ gây nên tình hình rối loạn ở hậu phương của Na-po Vả lại, chúng ta cũng nên biết rằng trong quá trình của chiến dịch nước ý đầu tiên lẫy lừng ấy, với sự chiến thắng liên tiếp nhiều đội quân hùng mạnh và đáng sợ của đế quốc áo thời bấy giờ, viên tướng trẻ ấy đã thức một đêm trắng đi đi lại lại suy nghĩ trước lều, lần đầu tiên tự đởt cho mình có nên tiếp tục chiến thắng và chinh phục mãi các đất đai mới cho Viện Đốc chính, cho "bọn luật sư" ấy hay không?
Trước khi Bô-na-pác khám phá ra điều đó để rồi đêm ấy trầm ngâm suy tưởng thì năm tháng đã phải trôi qua một đận dài, sông nước chân cầu đã phải thay đi trăm dòng nghìn lớp và máu người đã phải đổ thành sông. Và, đương nhiên câu trả lời mà bản thân Bô-na-pác tự đáp lại mình là: không, không và không! Và năm 1797, con người đã chinh phục nước ý ấy, tuổi vừa 28, đã biết nhìn thấy ở Pi VI không phải là một lão già suy nhược và sợ hãi rụng rời để Na-pô-lê-ông muốn làm gì cũng được; Na-pô-lê-ông coi Pi VI là thủ lĩnh tinh thần của bao nhiêu triệu con người, ngay cả trên đất Pháp và kẻ nào muốn dựa vào hàng triệu con người ấy để củng cố quyền lực của mình ắt phải tính đến lòng mê tín của họ. Na-pô-lê-ông đánh giá giáo hội với nghĩa rất đúng của nó: một công cụ cảnh sát tinh thần, rất tiện lợi để điều khiển đông đảo quần chúng và về phương diện này, theo quan điểm của Na-pô-lê-ông, giáo hội Thiên chúa giáo có tác dụng đởc biệt, mởc dù điều không may là xưa nay nó đã và vẫn cứ tiếp tục mưu toan đóng một vai trò chính trị độc lập; sở dĩ như vậy chính vì nó có một tổ chức hoàn chỉnh và hoàn toàn phục tùng quyền lực giáo hoàng.
Ngay chính cả cái chức giáo hoàng, Na-pô-lê-ông cũng coi như là một trò hoàn toàn lừa bịp đã được xây dựng được thừa nhận qua gần 2000 năm lịch sử và do các giám mục thành Rôm thời đó đã khôn khéo lợi dụng những điều kiện địa phương và lịch sử của đời sống trung cổ để bịa đởt ra. Nhưng một cái trò bịp bợm như vậy lại đã có thể tạo nên một lực lượng chính trị rất quan trọng. Na-pô-lê-ông hiểu rất rõ điều đó.
Bị trấn áp và bị mất những lãnh địa tốt đẹp nhất, giáo hoàng run sợ sống an toàn một thời gian trong lâu đài Va-ti-căng. Na-pô-lê-ông không vào thành Rôm; khi vừa giải quyết xong công việc với Pi VI, Na-pô-lê-ông vội vàng trở lại bắc ý, ở đó Na-pô-lê-ông còn phải ký hòa ước với nước áo bại trận.
Trước hết cần phải nói rằng trong cuộc đàm phán để ký hiệp ước đình chiến Lê-ô-ben cũng như sau này ký hòa ước Cam-pô Phoóc-mi-ô, hay nói chung trong tất cả các cuộc đàm phán ngoại giao, Bô-na-pác luôn luôn chỉ đạo với thói quen và đoán thường ngày và ra điều kiện một cách độc đoán. Tại sao lại có thể như thế được? Tại sao Bô-na-pác lại có thể tự giải quyết dễ dàng như thế được? trước hết là do theo cái quy luật cũ quy đinh: "Không được phê bình những người chiến thắng"! Những tướng tá cộng hòa (và những người giơi nhất như Mo-rô chẳng hạn), cũng vào năm 1796 ấy và đầu năm 1797, đã bị kẻ địch đánh bại nhiều lần trên sông Ranh và đạo quân sông Ranh đã phải xin tiền chính phủ để sống, mởc dầu ngay từ đầu, đạo quân đó đã được trang bị rất đầy đủ. Còn Bô-na-pác, ông ta đã biến bầy người rách rưới và vô kỷ luật thành một đội quân đáng sợ và trung thành, không đòi hơi chính phủ một chút gì; trái lại, còn gửi về Pa-ri hàng triệu đồng tiền vàng, các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời Bô-na-pác lại đã chinh phục được nước ý, đã tiêu diệt hết đội quân này đến đội quân khác của nước áo trong rất nhiều trận giao tranh và đã buộc nước áo phải cầu hòa. Trận Ri-vô-li, việc chiếm thành Măng-tu và việc chinh phục lãnh thổ của giáo hoàng-những chiến công ấy đã xác lập vững vàng uy tín của Bô-na-pác.