Bản dịch: Đỗ Mục - Nhà xuất bản văn học
Đánh Máy: Canary
Hồi 68
Tấn Bình công thích nghe âm nhạc
Trần Vô Vũ chịu phóng gia tài

Sở Linh vương có tính thiên là yêu người lưng nhỏ. Bất cứ trai gái, phàm người nào vòng lưng thô lớn thì Sở Linh vương ghét, không muốn nhìn. Khi đã dựng xong cung Chương Hoa, liền truyền những gái đẹp có vòng lưng nhỏ, cho vào ở đấy, lại đặt tên là Tế Yêu cung. Các cung nhân muốn được Linh vương yêu, đều ăn ít hoặc nhịn đói để cho lưng nhỏ lại, thậm chí có người đói quá, đến nỗi chết mà cũng đành. Người trong nước bắt chước, đều cho lưng to là xấu, không ai dám ăn no; dẫu các quan trong khi triều, cũng dùng dây nịt thắt chặt lại để cho vua khỏi ghét. Linh vương luôn ở Tế Yêu cung, ngày đêm uống rượu mua vui, tiếng ca tiếng nhạc không lúc nào ngớt. Một hôm, Linh vương đang uống rượu ở trên đài, bỗng thấy ở dưới đài có tiếng huyên náo, lúc sau thì Phan Tử Thần điệu một viên quan đến trước mặt nhà vua Linh vương nhìn xem ai thì là quan trấn thủ ở Vu Ấp tên gọi Thân Vô Vũ. Linh vương kinh hãi hỏi cớ gì.
Phan Tử Thần nói:
- Thân Vô Vũ không phụng mệnh mà dám tự tiện vào chốn vương cung, bắt tên lính canh, thế là một người vô lễ, vậy nên tôi bắt giải tới đây, để đại vương trị tội.
Linh vương hỏi Thân Vô Vũ rằng:
- Nhà ngươi bắt ai vậy?
Thân Vô Vũ nói:
- Tôi bắt một tên lính canh của tôi. Nguyên trước tôi sai nó canh cửa, nó lấy trộm tửu khí của tôi, rồi trèo tường trốn đi; tôi tìm đã hơn một năm nay mà không bắt được, bây giờ nó sung vào làm lính canh ở đây, vậy nên tôi bắt.
Linh vương nói:
- Hắn đã làm lính canh ở đây thì nhà ngươi nên tha cho hắn.
Thân Vô Vũ nói:
- Tôi nghe nói trong một nước có người trên kẻ dưới, kẻ dưới có phục tùng người trên thì nước mới khỏi loạn. Tôi có một tên lính canh cửa mà tôi không thi hành được pháp lệnh, khiến nó ẩn núp vào chỗ vương cung. Một đứa như vậy mà có chỗ ẩn núp, thì trộm cướp sẽ hoành hành còn ai ngăn cấm được nữa. Chẳng thà tôi chịu tội chết, chứ không dám vâng mệnh.
Sở Linh vương khen phải, liền bắt tên lính ấy giao giả Thân Vô Vũ và xá cái tội tự tiện vào chốn vương cung. Thân Vô Vũ lạy tạ, lui ra.
Qua mấy ngày nữa, quan đại phu nước Sở là Viễn Khải Cương sang nước Lỗ, mời được Lỗ Chiêu công đến nước Sở. Linh vương mừng lắm. Viễn Khải Cương tâu rằng:
- Vua Lỗ lúc trước không chịu đi, tôi đem cái tình hoà hiếu của Lỗ Thành công khi trước với quan đại phu nước ta là Anh Tề hai người cùng nhau hội thề ở đất Thục, mà kể lại hai ba lần và lấy nạn binh đao ra dọa, bấy giờ vua Lỗ mới sợ mà phải đi. Vua Lỗ là người hiểu lễ phép lắm, xin đại vương phải lưu tâm, chớ để cho vua Lỗ chê cười.
Linh vương hỏi:
- Vua Lỗ là người thế nào?
Viễn Khải Cương nói:
- Vua Lỗ mặt trắng mình cao, râu dài hơn thước, rất là uy nghi.
Sở Linh vương liền mật truyền chọn lấy mười người to lớn râu dài, cho đội mũ mặc áo thật đẹp bắt tập lễ trong ba ngày, rồi sai làm chức thấn tướng, để ra tiếp kiến Lỗ Chiêu công.
Lỗ Chiêu công thoắt thấy thì lấy làm lạ, trong lòng tấm tắc mãi bèn cùng với người ấy vào chơi cung Chương Hoa. Khi vào đến cung Chương Hoa, Lỗ Chiêu công trông thấy lâu đài mỹ lệ, thì khen ngợi không ngớt mồm! Sở Linh vương hỏi rằng:
- Bên quí quốc có cái cung nào đẹp như thế này không?
Lỗ Chiêu công đứng khúm núm mà đáp lại rằng:
- Nước tôi nhỏ mọn có đâu dám sánh với quí quốc.
Sở Linh vương không khỏi lộ vẻ tự kiêu, bèn cùng với Lỗ Chiêu công trèo lên Chương Hoa đài. Đài cao chót vót, mỗi tầng lại có một bọn mỹ đồng múa hát và chuốc rượu; khi lên đến tầng cao nhất, tiếng tơ tiếng trúc, nghe văng vẳng như ở lưng chừng trời, chẳng khác gì một nơi thiên tiên động phủ. Lỗ Chiêu công uống rượu say, cáo từ lui ra. Sở Linh vương đem một cái cung Đại Khuất đưa tặng Lỗ Chiêu công. Hôm sau, Sở Linh vương nghĩ đếnc cái cung ấy, lại có ý tiếc mới nói chuyện với Viễn Khải cương. Viễn Khải Cương nói:
- Tôi xin báo vua Lỗ trả lại cái cung ấy.
Viễn Khải Cương liền đến yết kiến Lỗ Chiêu công, giả cách không biết mà hỏi rằng:
- Hôm qua nhà vua ngự tiệc với đại vương tôi, đại vương tôi có tặng nhà vua cái gì không?
Lỗ Chiêu công đưa cái cung cho Viễn Khải Cương xem. Viễn Khải Cương trông thấy cái cung, sạp lạy mà chúc mừng, Lỗ Chiêu công nói:
- Làm gì một cái cung mà phải chúc mừng?
Viễn Khải Cương nói:
- Cái cung này có danh tiếng lắm. Khi trước Tề, Tấn và Việt đều sai người đến cầu, mà đại vương tôi vẫn không cho ai cả, ngày nay lại đưa tặng nhà vua, tất thế nào Tề, Tấn và Việt cũng có lòng ghen tức; qúi quốc nên phòng bị ba nước kia mà giữ lấy của báu này, vậy tôi xin chúc mừng.
Lỗ Chiêu công có ý buồn mà nói rằng:
- Tôi không biết cái cung này qúi đến thế, nếu vậy thì tôi không dám nhận.
Lỗ Chiêu công liền sai người đem cái cung ấy trả lại Sở Linh vương, rồi cáo từ về. Ngũ Cử nghe thấy chuyện ấy, thở dài mà nói rằng:
- Đại vương ta khó lòng mà toàn được! vì viẹc khánh thành, sai sứ đi triệu chư hầu, không nước nào chịu đến, chỉ có một mình nước Lỗ, mà lại còn tiếc một cái cung để thất tín với người ta. Đã tiếc của mình như thế tất muống lấy của người, tài nào không có kẻ thù oán, giữ sao cho toàn được!
http://eTruyen.com


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Đông Châu Liệt Quốc Lời tựa Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 hồi 11 hồi 12 hồi 13 hồi 14 hồi 15 hồi 16 hồi 17 hồi 18 hồi 19 hồi 20 Hồi 21 hồi 22 hồi 23 hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 hồi 38 hồi 39 y sang nước Lỗ. Tề Cảnh công sai người nói với nước Lỗ, chớ nên dung nạp đứa phản nghịch. Người nước Lỗ toan bắt Khánh Phong đưa trả nước Tề. Khánh Phong nghe tin sợ hãi, chạy sang nước Ngô.
Vua Ngô là Di Muội để cho Khánh Phong ở đất Chu Phương, và cấp lương cho rất hậu, có phần hơn khi ở nước Tề, để khiến Khánh Phong dò xét tình hình nước Sở. Quan đại phu nước Lỗ là Tử Phục Hà nghe tin, báo Thúc Tôn Bảo rằng:
- Khánh Phong sang ở Ngô, lại càng giàu lắm, chẳng lẽ, trời giáng phúc cho đứa dâm nhân hay sao!
Thúc Tôn Báo nói:
- Người thiện mà giàu thì là phúc, đứa dâm mà giàu thì là hoạ. Cái họa của Khánh Phong sắp đến nơi, sao gọi là phúc được?
Nước Tề từ khi Khánh Phong trốn thì Cao Vĩ cùng Loan Táo cầm quyền chính, mới tuyên bá tội trạng của Thôi Trữ và Khánh Phong cho người trong nước biết, rồi đem phơi thây Khánh Xá ở trong triều; lại treo giải thưởng để tìm áo quan của Thôi Trữ, hễ ai biết mà cáo tố ra thì cho một viên ngọc bích của Thôi Trữ ngày trước. Người coi ngựa nhà Thôi Trữ tham được ngọc bích, liền chỉ dẫn chỗ chôn Thôi Trữ. Đào lên thì thấy hai cái thây (Thôi Trữ và nàng Đường Khương). Tề Cảnh công toan đem cả hai cái thây ấy mà phơi ra. Án Anh can rằng:
- Hành hạ thi thể của người đàn bà là không hợp lễ.
Tề Cảnh công mới truyền đem thây Thôi Trữ căng ra giữa chợ. Người nước Tề xúm lại xem, nhiều người còn nhớ mặt, bảo nhau rằng:
- Chính là thây Thôi Trữ đó!
Các quan đại phu chia nhau các thái ấp của Thôi Trữ và Khánh Phong, thấy gia tài của Khánh Phong đều ở nhà Lư Bồ Miết, liền trị Lư Bồ Miết về tội dâm loạn, đuổi sang ở nước Bắc Yên. Lư Bồ Qúi cũng theo sang. Bao nhiêu gia tài của hai họ ấy, các quan triều thần mỗi người lấy một ít, tan nát cả, chỉ có Trần Vô Vũ không lấy một tí gì. Nhà Khánh Phong còn hơn trăm xe gỗ, các quan đại phu bàn để cho Trần Vô Vũ. Trần Vô Vũ lại đem phân phát cho người trong nước tất cả. Bởi vậy người trong nước đều ca tụng Trần Vô Vũ là người nhân đức.
Năm sau, Loan Táo chết, con là Loan Thi nối làm quan đạii phu, cùng với Cao Mại cùng cầm quyền chính. Cao Mại ghét con Cao Hậu là Cao Chỉ, và không muốn trong một nước mà hai người họ Cao đắc dụng, mới đuổi Cao Chỉ. Cao Chỉ cũng chạy sang Bắc Yên. Con Cao Chỉ là Cao Kiên chiếm giữ đất Lư Ấp. Tề Cảnh công sai quan đại phu là Lư Khâu Anh đem quân đến vây. Cao Kiên nói:
- Ta không phải làm phản, chỉ vị sợ họ Cao không có người cúng tế.
Lư Khâu Anh hứa lời lập hậu cho họ Cao. Cao Kiên bỏ trốn sang nước Tấn. Lư Khâu Anh về nói với Tề Cảnh công. Tề Cảnh công truyền lập Cao Yên để giữ việc cúng tế họ Cao. Cao Mại căm tức mà rằng:
- Sai Lư Khâu Anh đi là cốt để trừ bỏ họ Cao, nay bỏ một người lại lập một người, nào có khác gì?
Cao Mại mật sai người giết chết Lư Khâu Anh. Các công tử như bọn Tử Sơn, Tử Thương và Tử Chu thấy vậy, đều có ý bất bình, thường thường nghị luận về việc ấy. Cao Mại giận lắm, mượn việc khác mà đuổi hết các công tử đi. Người trong nước ai cũng sợ hãi. Chưa được bao lâu, Cao Mại chết, con là Cao Cương nối làm đại phu. Cao Cương hãy còn ít tuổi, chưa được làm thượng khanh, vậy nên quyền chính nước Tề về cả một tay Loan Thi.
Bấy giờ Tấn và Sở giảng hoà, các nước đều được yên nghỉ. Quan đại phu nước Trịnh là Lương Tiêu (tên tự là Bá Hữu, con công tôn Triếp, cháu công tử Khứ Tật) đang làm thượng khanh, cầm quyền chính nước Trịnh. Lương Tiêu kiêu ngạo xa xỉ, lại thích uống rượu, mỗi bận uống rượu thường uống suốt đêm; trong khi uống rượu, không muốn tiếp một người nào, không muốn nghe một việc gì, mới sai làm một cái nhà hầm ở dưới đất, đem đồ uống rượu và nhạc khí xuống đấy để uống rượu, cả bọn gia thần đến cũng không được vào yết kiến. Một hôm đang giữa trưa, Lương Tiêu nhân khi say rượu, vào triều nói với Trịnh Giản công, định sai công tôn Hắc (tên tự là Từ Tích, con công tử Tứ, sau đổi là họ Từ) sang sứ nước Sở. Công tôn Hắc đang cùng với công tôn Hạ (tên tự là Từ Nam, con công tôn Mại) tranh nhau định lấy em gái Từ Ngô Phạm, cho nên không muốn đi xa, mới đến yết kiến Lương Tiêu để xin miễn cho việc đi sứ. Người canh cửa không cho vào mà bảo rằng:
- Quan tướng quốc đã xuống nhà hầm rồi, tôi không dám vào hầm.
Công tôn Hắc giận lắm, đêm hôm ấy cùng với Ấn Đoàn (con công tử Phong) đem quân vây nhà Lương Tiêu, rồi phóng hoả đốt cháy.
Lương Tiêu đang say rượu, người nhà vực lên xe, chạy sang đất Ung Lương (đất nước Trịnh). Khi tỉnh rượu, nghe tin công tôn Hắc đem quân đánh mình, Lương Tiêu căm tức vô cùng. Ở Ung Lương được mấy ngày thì các gia thần dần dần kéo đến, thuật lại chuyện trong nước, nói các họ đang kết ước với nhau để chống cự họ Lương, chỉ có họ Quốc và họ Hãn là không dự vào việc ấy. Lương Tiêu mừng mà nói rằng:
- Tất thế nào họ Quốc và họ Hãn cũng có lòng giúp ta!
Nói xong, liền đem quân về đánh cửa bắc nước Trịnh. Công tôn Hắc sai cháu là Tử Đái cùng với Ấn Đoàn đem quân ra đánh. Lương Tiêu thua, trốn vào trong hàng thịt dê, bị quân Tử Đái giết chết. Bao nhiêu gia thần Lương Tiêu cũng bị giết sạch cả. Công Tôn Kiều (tên tự là Từ Sản, con công tử Phát) nghe tin Lương Tiêu chết, vội vàng đi sang Ung Lương, ôm lấy thi thể Lương Tiêu mà khóc rằng:
- Anh em cùng hại nhau! trời ơi! sao mà thảm vậy!
Công tôn Kiều thu thập thi thể bọn gia thần đem chôn chung với Lương Tiều ở thôn Đẩu Thành. Công tôn Hắc giận lắm, nói:
- Tử Sản (tức công tôn Kiều) lại vào cánh với họ Lương hay sao!
Nói đoạn toan đem quân đi đánh công tôn Kiều. Quan thượng khanh là Hãn Hổ (tên tự là Tử Bì, con công tôn Xá) can rằng:
- Từ Sản biết giữ lễ cả với người chết, huống chi là người sống! đìều lễ là gốc trong nước, giết người biết giữ lễ là không hay. Công tôn Hắc mới thôi.
Trịnh Giản công giao quyền chính cho Hãn Hổ. Hãn Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hổ nói:
- Tôi không bằng Tử Sản.
Trịnh Giản công liền giao cho công tôn Kiều cầm quyền chính. Công tôn Kiều lên cầm quyền chính nước Trịnh, chính đốn pháp luật, phong tục và cách thứ làm ruộng; lại kể tội công tôn Hắc mà giết đi, đúc ra hình thư để dân biết sợ phép; lập ra hương hiệu để dân biết lỗi mình, bởi vậy người trong nước ai cũng ca tụng công đức.
Một hôm, một người nước Trịnh đi ra cửa bắc, trong khi hoảng hốt, trông thấy Lương Tiêu mình mặc áo giáp, đầu đội mũ trụ, tay cầm cái giáo, vừa đi vừa nói:
- Tử Đái và Ấn Đoàn hại ta, ta tất phải giết chết!
Người ấy về thuật chuyện với người khác, rồi thành bệnh ốm. Bấy giờ trong nước huyên truyền nhau, cho là hồn Lương Tiêu hiện lên, kéo nhau chạy trốn như chạy loạn. Chưa được bao lâu thì Tử Đái bị bệnh mà chết. Mấy ngày nữa Ấn Đoàn cũng chết. Người trong nước đều sợ, ngày đêm náo động. Công tôn Kiều nói với Trịnh Giản công, cho con Lương Tiêu là Lương Chỉ làm đại phu, để giữ việc cúng tế họ Lương; lại lập con công tử Gia là công tử Tiết. Từ bấy giờ người trong nước mới không huyên náo nữa. Chức hành nhân là Du Cát (tên tự là Tử Vũ) hỏi công tôn Kiều rằng:
- Lập hậu cho Lương Tiêu mà trong nước khỏi huyên náo là cớ làm sao?
Công tôn Kiều nói:
- Phàm những đứa hung ác, khi chết đi thì hồn phách không tan được, hay làm tai làm quái, nếu có chỗ nương tựa thì không thế nữa. Ta lập hậu cho y là muốn cho y có chỗ nương tựa.
Du Cát nói:
- Nếu vậy thì lập Lương Chi mà thôi, cần gì phải lập đến công tôn Tiết, chẳng lẽ lại lo công tử Gia cũng hiện lên làm tai làm quái nữa sao?
Công tôn Kiều nói:
- Lương Tiêu có tội, không nên lập hậu, nếu nhân việc làm tai làm quái mà lập hậu thì người trong nước tất mê hoặc về chuyện quỷ thần, cho nên ta mượn cớ khác mà lập hậu cả cho họ Lương và họ Khổng, để cho người trong nước khỏi mê hoặc.
Du Cát nghe nói, mới chịu phục là người giỏi.
Sái Cảnh công cưới con gái nước Sở là Vu thị làm vợ thế tử Ban, rồi lại tư thông với Vu thị. Thế tử Ban giận lắm nói:
- Cha đã chẳng ra gì thì con cần gì phải giữ đạo con!
Thế tử Ban lập kế nói dối đi săn, rồi cùng với mấy người nội thị tâm phúc phục sẵn ở trong phòn Vu thị. Sái Cảnh công tưởng là thế tử Ban đi vắng, liền đi thẳng vào phòng Vu thị. Thế tử Ban và mấy người nội thị đổ ra đâm chết, rồi sai người cáo với chư hầu là Sái Cảnh công ngộ cảm mà chết. Ban lại tự lập lên làm vua, tức là Sái Linh công.
Năm ấy trong cung nước Tống đang đêm thất hỏa. Các cung nữ trông thấy lửa cháy, bẩm với vợ vua Tống là nàng Bá Cơ (con gái nước Lỗ) để tránh ra nơi khác. Bá Cơ nói:
- Theo lễ thì người đàn bà, nếu không có phó mẫu ở bên cạnh thì đang đêm không được đi đâu cả. Dẫu lửa cháy dữ dội đến đâu, ta đây cũng không nên trái lễ.
Khi phó mẫu đến nơi thì Bá Cơ đã chết cháy rồi, người nước Tống ai cũng thương tiếc. Tấn Bình công thương nước Tống có cái công hợp thành mà lại bị hoả hoạn, mới họp chư hầu ở đất Thiên Uyên, quyên tiền để giúp nước Tống.
Năm thứ tư đời Chu Cảnh vương, Tấn và Sở vì khi trước hội thề ở nước Tống, nay lại định hội nhau ở đất Quắc (đất nước Trịnh). Bấy giờ công tử Vi nước Sở thấy Khuất Kiến làm lệnh doãn. Công tử Vi là thứ tử của Sở Cung vương, là người lớn tuổi hơn hết, tính tình ngang ngược ngạo mạn cậy tài không muốn ở dưới người. Công tử Vi thấy vua sở hèn yếu, việc gì cũng chuyên quyết cả; thấy Viễn Yên là người trung thực, thì vu cho tội phản nghịch, bắt đem giết đi mà cướp lấy nhà, lại giao kết với quan đại phu là Viễn Bãi và Ngũ Cử, để âm mưu làm những sự phản nghịch. Một hôm, công tử Vi đi săn, dùng tinh kỳ của vua Sở. Đi đến Vu Ấp, quan trấn thủ đất Vu Ấp là Thần Vô Vũ kể tội công tử Vi tiếm phận, thu lấy tinh kỳ cất vào kho, bởi vậy công tử Vi hơi nhụt. Đến bấy giờ công tử Vi sắp sang dự hội ở đất Quắc, liền nói với vua Sở, xin sang nước Trịnh trước, để định hỏi con gái họ Phong làm vợ. Lúc công tử Vi sắp đi, tâu với vua Sở là Hùng Mi rằng:
- Nước Sở ta đã xưng vương thì ngôi ở trên chư hầu. Phàm sứ thần nước Sở ra ngoài xin cho dùng lễ vua chư hầu, để cho các nước biết nước Sở là đấng tôn trọng.
Vua Sở thuận cho. Công tử Vi tiếm dùng nghi vệ của vua chư hầu có hai người cầm giáo đi dàn mặt. Khi đến địa giới nước Trịnh, người nước Trịnh tưởng là vua Sở, vội vàng phi báo với vua Trịnh.
Vua Trịnh sợ hãi, thân hành ra ngoài thành để nghênh tiếp, khi trông thấy, mới biết là công tử Vi. Công tôn Kiều thấy vậy, có ý ghét công tử Vi, sợ để hắn vào thành thì sinh biến, liền sai chức hành nhân là Du Cát từ chối rằng nhà công quán trong thành đổ nát, chưa kịp chữa lại, xin mời ở tạm ngoài thành. Công tử Vi sai Ngũ Cử vào trong thành để xin cưới con gái họ Phong. Vua nước Trịnh, thuận cho. Khi sắp cưới, công tử Vi lại nảy ra ý muốn đánh lẻn nước Trịnh, định mượn tiếng đón con gái họ Phong rồi sắm sửa xe cột rất nhiều để thừa cơ đánh Trịnh. Công tôn Kiều nói:
- Công tử Vi, là người bất trắc, ta phải bắt để quân sĩ ở cả ngoài thành rồi mới cho vào.
Du Cát nói:
- Để tôi ra thương thuyết với công tử Vi.
Du Cát ra yết kiến công tử Vi, nói rằng:
- Quan lệnh doãn (trỏ công tử Vi) định đem quân vào đón con gái họ Phong, nhưng thành nước tôi nhỏ hẹp, không thể dùng nổi, xin dọn một chỗ ở ngoài thành để làm lễ cưới.
Công tử Vi nói:
- Chúa công đã có lòng yêu tôi mà cho cưới con gái họ Phong, nếu lại đón ở ngoài thành sao cho thành lễ?
Du Cát nói:
- Cứ theo như lễ thì đồ binh khí không được đem vào thành, nay quan lệnh doãn muốn dùng quân để đón dâu cho trọng thể thì nên bỏ binh khí đi.
<\/script>')