Bản dịch: Đỗ Mục - Nhà xuất bản văn học
Đánh máy: Mọt sách
Hồi 30
Tấn Huệ công bội ước cử binh
Tần Mục Cơ giận thân tự tử

Quản Di Ngô đau nặng, dặn Tề Hoàn công đuổi Địch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, lại tiến dẫn Thấp Bằng. CÓ người đem tin ấy báo với Dịch Nha. Dịch Nha vào yết kiến Bão Thúc Nha, rồi nói với Bão Thúc Nha rằng:
Ngày trước ngài tiến dẫn Trọng phụ lẽn làm tể tướng, nay Trọng phụ ốm, chúa công hỏi chuyện, Trọng phụ lại nói ngài không có tài chính trị mà tiến dẫn Thấp Bằng, tôi rất lấy làm bất bình.
Bão Thúc Nha cười mà nóỉ rằng:
ấy chỉ vì thế mà ta mới tiến dẫn Trọng phụ ; Trọng phụ là người trung với nước mà không vì bạn. Giả sử chúa công cho ta làm chức tư khấu để khu trừ những đứa gian nịnh thì ta làm được, chứ cho ta cầm quyền chính trong nước thì lũ các ngươi còn đất nào mà dung thân nữa?
Dịch Nha xấu hổ cáo lui. Ngày hôm sau, Tề Hoàn công lại đến thăm Quản Di Ngô thì Quản Di Ngô đã không nói được nữa. Bão Thúc Nha và Thấp Bằng không cầm được nước mắt. Đêm hôm ấy, Quản Di Ngô mất. Tề Hoàn công khóc lóc, thương xót vô cùng, và nói rằng:
Thương thay Trọng phụ! Trọng phụ chết đi thật là trời bẻ cánh tay ta. Nói xong, liền sai quan thượng khanh là Cao HỔ (con Cao Hề) coi việc cất tang Quản Di Ngô. Bao nhiêu những thái ấp của Quản Di ngô đều cho con Quản Di Ngô hưởng tất cả, và cho được nối đời làm quan đại phu. Dịch Nha nói với quan đại phu là Bá Thị rằng:
Ngày trước chúa công lấy đất Biền ấp của nhà ngươi thưởng cho Trọng phụ, nay Trọng phụ mất rồi, nhà ngươi nên nói với chúa công đòi lại đất ấy, rồi ta cũng liệu cách nói giúp nhà ngươi.
Bá Thị khóc mà nói rằng:
- Vì ta không có công trạng gì, vậy nên chúa công mới lấy đất của ta mà thưởng cho Trọng Phụ. Nay Trọng phụ dẫu mất rồi, nhưng công trạng của Trọng phụ hãy còn, ta mặt mũi nào mà xin đòi lại.
Dịch Nha than rằng:
- Trọng phụ mất rồi, mà còn khiến Bá Thị phải tâm phục như vậy thế thì lũ chúng ta là tiểu nhân thật!
Hoàn công theo lời Quản Di Ngô dặn lại, liền giao quyền chính cho công tôn Thấp Bằng. Chưa được một tháng thì Thấp Bằng mất.
Tề Hoàn công nói:
- Trọng phụ thật là bậc thánh, sao lại biết rằng Thấp Bằng không sống được bao lâu nữa?
Nói xong, bèn dùng Bão Thúc Nha thay Thấp Bằng. Thúc Nha cố ý từ chối. Hoàn công nói:
Nay trong tnều không có ai bằng ông, ông còn nhường cho ai?
Thúc Nha nói:
Tôi là người yêu điều thiện mà ghét điều ác, chắc chúa công cũng đã biết, nếu chúa công dùng tôi thì tôi xin đuổi Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương.
Hoàn công nói:
- Trọng phụ ngày xưa cũng có dặn ta như vậy, nay ta xin vâng lời. Nói xong, ngay ngày hôm ấy hạ lệnh đuổi Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, không cho được vào triều. Bão Thúc Nha mới nhận chức tể tướng.
Bấy giờ có nước Hoài Di đem quân xâm phạm nước Kỷ. Nước Kỷ sai người sang cáo cấp với nước Tề. Hoàn công hội quân các nước thân hành đi cứu nước Kỷ. Chư hầu thấy Tề Hoàn công dùng Bảo Thúc Nha làm tể tướng, những chính sách của quản Di Ngô trước kia vẫn thi hành, không thay đổi gì cả.
Tấn Huệ công từ khi lên nối ngôi trong nước mất mùa luôn mãi, đến năm năm trời, kho tàng hết sạch cả, dân không lấy gì mà ăn.
Tấn Huệ công muốn đong thóc Ở nước khác về, mới nghĩ đến nước Tần là một nước láng giềng gần, lại có tình thân thuộc, chỉ hiềm nỗi ngày trước phụ ước chưa đến, nên muốn hỏi mà không dám hỏi.
Khước Nhuế nói:
- Không phải là ta phụ ước với Tần, chẳng qua chỉ là xin hoãn thôi nếu nay ta xin đong thóc mà Tần không cho, thế là Tần xử tệ với ta trước, bấy giờ ta sẽ phụ ước.
Huệ công khen phải, sai quan đại pbu là Khánh Trịnh đem lễ vật sang nói với Tần Mục công xin đong thóc. Tần Mục công họp các quan lại mà hỏi rằng:
Nước Tấn khi trước có hẹn biếu ta năm thành mà không chịu biếu, nay nhân trong nước mất mùa, lại sai sứ sang xin đong thóc, chẳng biết có nên cho hay không?
Kiển Thúc và Bách Lý Hề đồng thanh nói:
Thiên tai thì nước nào không có, nay ta giúp người thì trời tất giúp ta.
Mục công nói:
Ta làm ơn với nước Tấn nhiều lắm rồi!
Công tôn Chi nói:
- Làm ơn mà Tấn biết đền ơn thì có thiệt gì đến nước Tần ta, nếu Tấn không biết đền ơn thì trái tại nước Tấn, bấy giờ ta sẽ liệu kế, chúa công cứ cho.
Phi Báo nghĩ đến thù cha ngày xưa, vùng tay mà nói rằng:
- Vua nước Tấn vô đạo, trời ra tai, ta nên thừa cơ đem quân sang mà đánh.
Do Dư nói:
- Người nhân đức, không thừa lúc người ta nguy cấp mà cầu lợi. Chúa công nên đong là phải.
Mục công nói:
- Phụ ơn ta là vua nước Tấn, bây giờ bị đói là dân nước Tấn, ta kbông nỡ vì một ông vua mà làm khổ muôn dân.
Nói xong, liền sai người vận tải mấy vạn hộc thóc sang nước Tấn Dân nước Tấn đều cảm ơn Tần Mục công. Sang năm sau, nước Tần đói kém, mà nước Tấn thì được mùa. Tần Mục công bảo Kiển Thúc và Bạch Lý Hề rằng:
May mà năm ngoái ta nghe lời hai ngươi cho nước Tấn đong thóc nếu không thì năm nay ta mất mùa, cũng khó lòng mà sang đong thóc Ở nước Tấn được.
Phi Báo nói:
- Vua nước Tấn là người tham lam mà không tín nghĩa, nay ta sang xin đong thóc, vị tất họ đã cho.
Mục công không nghe, liền sai Lãnh Chi đem lễ vật sang nói với Tấn Huệ công xin đong thóc. Tấn Huệ công toan sai người vận thóc Ở đất Hà Tây sang giúp nước Tần. Khước Nhuế nói:
- Chúa công giúp thóc cho nước Tần, thế thì định lại cho Tần đất hay sao?
Huệ công nói:
Ta chỉ giúp thóc mà thôi, khi nào lại chịu cho đất.
Khước Nhuế nói:
- Vì có lẽ mà chúa công phải giúp thóc?.
Huệ công nói:
Vì năm trước Tần giúp thóc cho ta, vậy nên ta phải báo ơn.
Khước Nhuế nới:
- Nếu lấy việc nước Tần giúp thóc làm ơn, thế thì năm xưa nước Tần giúp chúa công về nối ngôi, cái ơn ấy to biết dường nảo! Nay chúa công bỏ cái ơn lớn mà báo cái ơn nhỏ là nghĩa làm sao?
Khánh Trịnh nói:
Năm ngoái tôi phụng mệnh sang nước Tần xin đong thóc thì vua Tần nhận lời cho ngay, thế là xử với ta rất tử tế ; nếu ta không cho Tần đong thóc, thì chắc Tần oán giận ta lắm.
Lã Di Xanh nói:
- Tần cho ta đong thóc, khồng phải là có lòng yêu ta, chỉ cốt muốn cho ta nộp đất. Nay ta không giúp thóc thì nước Tần oán ta giúp thóc mà không nộp đất thì nước Tần cũng oán, đằng nào Tần cũng oán cả, vậy thì việc gì phải giúp?
Khánh Trịnh nói:
Thấy ngưởi ta có tai nạn mà không giúp là bất nhân, người ta làm ơn với mình mà quên ơn là bất nghĩa. Bất nhân, bất nghĩa thì sao giữ được nước?
Hản Giản nõi:
- Khánh Trịnh nói phải đó! Nếu năm ngoái Tần không cho ta đong thóc thì ta nghĩ thế nào?
Quắc Xạ nói:
- Năm ngoái trời làm ta đói, nước Tần không biết đánh lấy nước ta, lại cho ta đong thóc, thế là nước Tần ngu ; năm nay trời làm nước Tần đói, để cho ta lấy nước Tần, ta không nên trái ý trời. Cứ như ý tôi thì nên hội với Lương rồi thừa cơ cùng đánh tần. Huệ công theo lời Quắc Xạ, liền chối từ mà bảo Lãnh Chi rằng:
- Nước tôi mấy năm mất mùa luôn, dân phải xiêu bạt cả, năm nay hơi được mùa một chút thì dân xiêu bạt năm trước mới kéo nhau vễv vậy nên thóc trong nước chỉ đủ dùng mà thôi, không thể giúP quý quốc được
Lânh Chi nói:
- Chúa công tôi nghĩ tình thân thuộc, không bắt nộp đất, lại cho đong thóc có lòng giúp quý quốc như vậy, mà quý quốc không đền ơn lại thì nay tôi trở về, biết phục mệnh như thế nào?
Lã Di Xanh và Khước Nhuế quát to lên rằng:
- Ngày trước nhà ngươi thông mưu với Phi Trịnh Phủ, toan đem lễ vật sang để dụ ta, may mà ta không mắc lừa, bây giờ lại còn nói khéo gì nữa! Nhà ngươi nên về nói với vua Tần: muốn ăn thóc của nước Tấn ta thì tất phải đem quân sang đánh mới có được
Lãnh Chi tức giận lắm ra về. Khánh Trịnh nói riêng với Quách Yển rằng:
- Chúa công ta bội ơn, làm cho nước Tần tức giận, tất sẽ có tai vạ
Quách Yển nói:
-Nước Tấn ta sắp đến ngày mất!
Lãnh Chi về đến Tần, nói với Mục công rằng:
- Nước Tấn không cho đong thóc, lại toan họp quân Lương để sang đánh ta.
Mục công nói:
Con người vồ đạo đến thế, thật là không ngờ! Để ta đánh nước Lương trước, rồi sau sang đánh nước Tấn.
Bách Lý Hề nói:
- Vua nước Lương hay làm khổ dân để xây đắp thành quách lâu đài, người trong nước ai cũng oán, tất không có thể giúp được nước Tấn. Nay chúa công nên đem quân sang đánh Tấn, rồi sẽ đánh Lương.
Mục công khen phải, liền giao cho Kiển Thúc và Do Dư giúp thế tử Oánh giữ nước, rồi đem đại binh đi đánh Tấn. Tấn Huệ công họp các quan lại hỏi rằng:
Nay nước Tần tự nhiên vô cớ đem quân sang xâm phạm đất ta thì nên dùng kế gì để chống giữ?
Khánh Trịnh nói:
- Vì chúa công bội ơn mà Tần đem quân sang đánh, sao lại bảo là tự nhiên vô cớ được? Cứ như ý tôi nên theo lời ước cũ mà nộp năm thành cho Tần, rỗi cùng Tần glảng hòa là hơn.
Huệ công nổi giận, nói:
- Nước Tấn ta đường là một nước lớn như thế này mà phải nộp đất giảng hòa với Tần thì còn mặt mũi nào mà làm vua nước Tấn nữa
Nói xong, truyền chém Khánh Trịnh. Quắc xạ nói:
Chưa đem quân đi đánh giặc, đă chém tướng thì tôi e rằng bất lợi, xin chúa công hãy tha Khánh Trịnh, để cho hắn được lập công mà chuộc tội.
Huệ công nghe lời, rồi cử binh đi đánh Tần. Huệ công vẫn dùng con ngựa tiểu tứ để kéo xe, tầm nhỏ, lông mỡ, đi nhanh và êm lắm.
Khánh Trịnh lại can rằng:
- Đời xưa đi đánh giặc bao giờ cũng dùng ngựa nước mình, vì ngựa nước mình đã quen thủy thổ, không. mấy khi lầm đưừng. Nay chúa công đi đánh giặc, lạị dùng ngựa nước Trịnh, tôi thiết tưởng không nên.
Huệ công lại mắng rằng:
- Con ngựa ấy ta dùng đã quen rồi, nhà ngươi chớ nên nói lắm.
Quân nước Tần sang đến nước Tấn, ba lần đánh ba lần được, các quan trấn thủ đều bỏ chạy cả. Quân Tần kéo thẳng đến đất Hàn Nguyên. Tấn Huệ công nghe tin quân Tần đă kéo đến Hàn Nguyên, liền nhăn trán lại mà nói rằng:
Quân giặc mạnh thế thì ta biết làm thế nào?
Khánh Trịnh nói:
- Chúa công tự làm cho giặc đến, còn nói gì nữa!
Huệ công sai Hàn Giản đi do thám xem quân Tần nhiều hay ít.
Hàn Giản trở về báo rằng:
Quân nước Tần dẫu ít không bằng ta, nhưng xem khi thế hăng hái gấp mười quân ta?
Huệ công hỏi:
Tại làm sao vậy?
Hàn Giản nói:
- Chúa công lúc trước nhờ nước Tẑể phỉ-báng triều đình, xin Bệ-hạ rộng xét.
U-vương nói:
- Lời Quách-công nói rất phải, Thúc-đái đã có ý khi-quân, trẫm không thể nào dung thứ.
Nói rồi vua bèn cách chức Triệu-thúc-đái đuổi về quê.
Thúc-đái ngửa mặt lên trời than:
- Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cứ. Tuy-nhiên, ta không khỏi đau lòng nhìn nhà Tây-châu mất nước.
Than rồi bèn dắt cả gia-quyến trở về nước Tấn.
Lúc ấy có quan Ðại-phu Bao-hướng vừa ở Bao-trung về, nghe tin Thúc-đái bị đuổi, bèn vội vã vào triều can gián rằng:
- Tâu Bệ-hạ, nước nhà đang xảy ra nhiều điềm tai biến, Bệ-Hạ lại đuổi cả các tôi hiền, thì lấy ai phò xã tắc.
Vua cả giận, truyền bắt Bao-hướng hạ ngục.
Từ ấy không còn ai dám ngăn cản nữa.
Ðây nhắc qua việc người bán cung lúc trước, sau khi vớt được đứa bé, bèn trốn về Bao-thành ẩn-náu. Nhưng vì nghèo khó nuôi đứa bé không nổi, mới đem cho một nhà giàu, hiếm con, là Tư-đại đặt tên đứa bé là Bao-tự.
Nàng Bao-tự tuổi vừa mười bốn mà cao lớn như một thiếu-nữ mười sáu, mười bảy sắc đẹp tuyệt trần, mắt phượng, mày ngài,
đáng bậc khuynh-thành, khuynh-quốc. Nhưng vì ở chốn thôn quê, dẫu sắc-nước hương-trời cũng không ai biết tới.
Một hôm, Hồng-đức là con của Bao-hướng, nhơn thâu thuế làng đi qua đấy, thấy Bao-tự đang gánh nước.
Hồng-đức đứng sững sờ, chắc lưỡi khen thầm:
- Làng quê mùa như vầy, sao lại có người đẹp đến thế !
Bỗng chàng lại sanh ra một ý nghĩ:
- Cha ta bị tù nơi Kiểu-kinh đã ba năm, mà vua chưa tha. Nay, nếu được nàng nầy đem dâng cho vua, ắt vua tha tội.
Bèn hỏi thăm tên họ rồi trở về nhà thưa với mẹ:
- Phụ thân con vì tánh ngay thẳng mà trái ý vua, chứ không làm gì nên tội. Nay vua đang tuyển gái đẹp, mà con gái nhà Tư-đại lại đẹp vô ngần, nếu chúng ta mua được đem dâng cho vua, chuộc tội cho phụ thân, ấy là kế của Táng-nghi-sanh cứu Văn-vương ngày xưa đó.
Mẹ Hồng-đức nói:
- Nếu kế ấy mà thành-tựu, đem lại sự sum-họp gia-đình, thì mẹ đâu có tiếc gì vàng bạc.
Ðược lời Hồng-đức cả mừng, đem ba trăm tấm lụa đến nhà Tư-đại hỏi mua nàng Bao-tự.
Việc mua bán không khó khăn lắm, vì Bao-tự là con nuôi, nhà Tư-đại đâu có mến tiếc làm chi.
Hồng-đức đem về, hương xông xạ ướp thay đổi xiêm-y, dạy cho biết những phép tắc cần thiết, rồi dẫn đến Kiểu-kinh tìm cách lo lót với Quách-công nhờ bảo tấu.
Quách-công thấy vàng bạc, lòng mừng rỡ vào triều tâu với U Vương rằng:
- Bao-hướng ngỗ-nghịch oai trời, tội đáng muôn thác. Nay có con va là Hồng-đức, chẳng nài khó khăn tìm kiếm khắp nơi mới được một mỹ nhân tên Bao-tự, đem đến dâng cho Bệ-hạ để chuộc tội cha, xin Bệ-hạ nghĩ tấm lòng hiếu thảo mà lượng xét.
U Vương nghe tâu cả mừng truyền dẫn Bao-Tự vào bệ-kiến.
Bao-Tự bước vào quỳ lạy trước ngai.
U-vương xem thay mặt rồng ngây ngất, nhìn mãi không thôi!
Qua một lúc, vua mới sực tỉnh, nghĩ thầm:
- Ðã biết bao nhiêu cung nữ tuyển lựa, nhưng chưa hề có người nào chim sa cá lặn như vầy.
Bèn hạ chỉ tha Bao-hướng và cho phục-chức. Lại truyền dẫn Bao Tự vào một biệt cung, không cho Thân-hậu hay.
Ðêm ấy U-vương say tình cá nước. Và, từ đó chẳng lúc nào rời Bao-tự. Khi xem trăng, khi sánh nguyệt, khi đối ẩm, lúc ca xang, say sưa mãi nơi cung Quỳnh-đài, chẳng thiết gì đến việc triều chính.
Có khi đến mười ngày cũng không thấy vua lâm triều. Trăm quan đều thở than, lo lắng.
Có người đem chuyện vua mê-say Bao-tự nói với Thân-hậu hay.
Thân-hậu tức giận, một hôm dẫn bọn cung-nga đến cung Quỳnh-đài xem hư thiệt.
Vừa đến nơi, Thân-hậu thoáng thấy U-vương đang cùng với Bao-tự kề vai trửng-giỡn.
Thân-hậu bước vào Bao-tự vẫn ngồi im, liếc mặt đưa tình nhìn vua chứ không đứng dậy chào đón.
Thân Hậu tức không dằn được, chỉ vào mặt mắng:
- Loài tiện tỳ mi ở đâu dám đến đây làm nhơ nhớp chốn cung vi?
Vừa nói, vừa muốn xốc tới.
U-vương sợ Thân-hậu làm hỗn vội đứng dậy, cản lại, và nói:
- Ðây là mỹ-nhơn của trẫm mới dùng, chưa định ngôi thứ nên chưa kịp đến ra mắt hậu, xin hậu chớ chấp nhứt làm chi.
Thân-hậu mắng nhiếc một hồi rồi hậm-hực lui ra.
Bao-tự hỏi U-vương:
- Tâu Bệ-hạ chẳng hay người ấy là ai mà hung-dữ lắm vậy ?
U Vương nói:
- Ấy là Hoàng-hậu đó. Ngày mai khanh phải đến làm lễ ra mắt.
Bao-tự làm thinh, rồi ngày mai cũng chẳng đi chào Hoàng-hậu.
Từ khi biết rõ sự tình, Thân-hậu lòng buồn rười rượi ngày tối than thở mãi trong cung.
Thái-tử Nghi-cựu thấy thế quỳ tâu:
- Tâu mẫu-hậu, mẫu-hậu đã làm chúa tể nơi tam cung lục viện, oai quyền như thế, chẳng hay còn điều chi bất bình mà buồn bã.
Thân-hậu đỡ con dậy, hai hàng nước mắt ràng rụa, nói:
- Con ơi! phụ-vương con đắm say con Bao-tự, không kể gì đến mẹ nữa. Thân mẹ dù có bị bạc bẽo cũng chẳng sao, duy có giang san sự-nghiệp sau nầy ắt phải tan tành vì tay con khốn nạn đó.
Thái-tử nghe nói vừa buồn, vừa giận, cầm tay Thân-hậu nói:
- Xin mẹ chớ có sầu bi. Ngày mai là ngày Sóc (mồng một), phụ-vương con thế nào cũng lâm triều, chừng ấy mẹ sai bọn cung-nữ qua nơi Huỳnh-đài bẻ phá bông hoa, dụ Bao-tự ra khỏi cung, con sẽ đánh cho một trận trả thù cho mẹ. Dẫu phụ-vươn giúp binh cho mà được về nối ngôi, sau nhờ nước Tần giúp thóc cho mà dân khỏi đói, mấy lần chịu ơn nước Tần mà không đền lại, bởi vậy vua tôi nước Tần đều một lòng tức giận mà đem quân đến đánh, thành ra khí thế mạnh không biết thế nào mà kể!
Huệ công có ý giận mà rằng:
- Câu ấy đáng lẽ Khánh Trịnh nóỉ thì mới phải, sao nhà ngươi cũng nói thế? Ta đây quyết cùng với Tần tử chiến một phen.
Nói xong, liền sai Hàn Giản sang nói với Tần Mục công rằng:
- Nước tôi có sáu trăm cỗ giáp xa để chở quân nhà vua đến. Nếu nhà vua rút quân thì đó là sở nguyện của chúa công tôi ; nếu không rút thì dầu chúa công tôi có muốn nhường nhà vua, nhưng quân sĩ không nghe, biết làm thế nào?
Tần Mục công cựời mà nói rằng:
- Đứa trẻ con ấy nay cũng kiêu lắm nhỉ!
Nói xong, bèn sai công tôn chi ra đáp lại rằng
- Hiền hầu muốn lảm vua thì tôi giúp quân, hiền hầu muốn lấy thóc thì tôi giúp thóc, nay hiễn hầu muốn khai chiến thì có đâu tôi lại dám trái ý.
Hàn Giản trở về mà nói rằng:
- Lý nước Tần như vậy thì ta tất phải thua mà thôi!
Huệ công sai Quách Yển bói xem: ai nên làm chức xa hữu.
Quách yển bói thấy không có ai tốt cả ngoải Khánh Trình ra. Huệ công nói:
Khánh Trịnh cùng cánh với Tần, khồng nên dùng.
Nói xong, bèn sai Gia Bộc ĐỒ làm chức xa hữu, Khước BỘ Dương ngồi cầm cương. Bách Lý Hề trèo lên trên lũy, trông thấy quân nước Tấn đông lắm, bèn bảo Tần Mục công rằng:
Tấn hầu cố sức liều chết, chúa công chớ nên đánh.
Mục công trỏ lên trời mà nói rằng:
Nước Tấn phụ ơn ta nhiều lắm, không có trời thì thôi, nếu có trời thì ta tất đánh được quân Tấn.
Nói xong, liền bày trận Ở dưới chân núi để đợi quân nước Tấn đến. Được một lúc quân nước Tấn kéo đến, ĐỒ Ngạn Di cậy khỏe, tay cầm cái côn sắt nặng hơn một trăm cân, xông vào đách nhau với Kiển Bính. Đánh được hơn năm mươi hợp, hai người bỏ khí giới rồi quần thảo với nhau. ĐỖ Ngạn Di nói:
- Ta liều chết với nhà ngươi, nếu nhà ngươi gọi ngườỉ khác đến đánh hộ thì không giỏi!
Kiển Bính nói:
- Một mình ta quyết bắt sống nhà ngươi, thế mới anh hùng. Hai ngươi đều cấm quân sĩ không ai được đánh hộ, rồi cứ thế vật nhau, lùi dần mâi vễ phía sau trận. Tấn Huệ công chia quân ra làm hai đạo để tiến vào. Tần Mục công cũng chia quân ra làm hai đạo để đối địch. Tấn Khua Cồng sai Khước BỘ Dương dong xe vào giáp chiến. Công tôn Chi trông thấy, hét lên một tiếng to như tiếng sấm. Con ngựa tiểu tứ của Tấn Huệ công chưa quen ra trận bao giờ, nghe tiếng công tôn Chi hét, liền kinh sợ lồng chạy, sa vào trong đám bùn lầy. Khước BỘ Dương cố sức gia roi đánh mãi, nhưng ngựa nhỏ sức yếu, không sao lên được. Đang lúc nguy cấp, may có Khánh Trịnh đi đến. Tấn Huệ công gọi mà bảo rằng:
- Khánh Trịnh! Nhà ngươi mau mau cứu ta với!
Khánh Trịnh nói:
- Quắc Xạ đâu mà lại gọi đến Khánh Trịnh này?
Tấn Huệ công lại gọi Khánh Trịnh mà bảo rằng:
- Nhà ngươi mau mau đem xe khác đến để cứu ta!
Khánh Trịnh nói:
Chúa công dùng con ngựa tiểu tứ đã quen, để đi gọi người khác đến cứu.
Nói xong, liền quay xe đi về phía tả. Đạo quân Hàn Giản tiến lên, đánh nhau với tướng nước Tần là Tây Khuất Thuật. Đánh trong ba mươi hợp, Tây Khuất Thuật không thể.đương nổi bị Hàn Giản đâm cho một nhát, bị thương. Lương Do My bảo Hàn Giản rằng:
Bắt viên bại tướng ấy làm gì, chúng ta nên đuồi theo mà bắt vua Tần. Hàn Giản liền cùng với Lương Do Mỵ thúc quân đi đuổi bắt Tần Mục công. Tần Mục công than rằng:
- Ngày nay ta lại bị nước Tấn bắt thì còn có trời đất nào nữa!
Bỗng có một toán tráng sĩ hơn ba trăm người từ phía tây kéo đến, vừa đi vừa reo ầm lên rằng:
Chớ làm hại ân chủ ta!
Tần Mục công ngẩng đầu lên xem thì thấy bọn trắng sĩ đều đầu bới tóc rối, chân đi giày cỏ, lưng đeo cung tên, tay cầm dao nhọn, xông vào đánh quân Tấn. Hàn Giản và Lương Do My đang hoảng hốt nghênh chiến thì Khánh Trịnh chạy đến gọi mà bảo rằng:
Chúa công ta bị quân Tần vậy, sa vào trong đám bùn lầy, nhà ngươi phải mau mau đem quân đến cứu.
Hàn Giản vội vàng kéo quân trở lại để đi cứu Tấn Huệ công. Không ngờ Tấn Huệ công đã bị công tôn Chi bắt đưọc rồi bọn Gia Bọc Đỗ, Quắc Xạ và Khước BỘ Dương đều bị bắt cả, Hàn Giản giẫm chân xuống đất mà than rằng:
- Khánh Trịnh làm hại ta rồi, để vậy cho ta bắt lấy vua Tần có phải hơn không?
Lương Do My nói:
Chúa công đã bị bắt thì chúng ta còn về làm gì nữa?
Nói xong, liễn cùng với Hàn Giản bỏ binh sĩ chạy đến dinh quân Tần. Bọn tráng sĩ hơn ba trăm người cứu được Tần Mục công, lại cứu được cả Tây Khuất Thuật nữa. Quân Tần thừa thế đuổi đánh.
Quân Tấn chết không biết bao nhiêu mà kể. Khánh Trịnh nghe tin vua Tấn đã bị bắt rồi, tức khắc tìm đưừng bỏ trốn, gặp tướng nước Tấn là Nga Tích bị thương, nằm Ở ngang đường bèn cứu lên xe cùng trở về nước Tấn.
Tần Mục công về đến đại dinh, bảo Bách Lý Hề rằng:
Ta không nghe lời nhà ngươi, xuýt nữa thì bị người nước Tấn cười, Bọn tráng sĩ hơn ba trăm người đều vào yết kiến Mục công. Mục công hỏi rằng:
- Các ngươi Ở đâu mà lại liều chết cứu ta như vậy?
Bọn tráng sĩ nói:
Chủ công không nhớ chuyện mất ngựa năm xưa hay sao? Chúng tôi chính là bọn ăn thịt ngựa đó!
Nguyên năm xưa Mục công đi săn Ở núi Lương Sơn, đang đêm bỗng mất mấy con ngựa. Mục công sai ngưng con có trách mắng, con xin cam chịu.
Thân-hậu lắc đầu nói:
- Con chớ nên nóng nảy như thế, để thủng-thỉnh mà liệu, kẻo lâm vào độc-kế của con dâm-phụ đó.
Thái-tử Nghi-cựu hậm-hực ra về.
Sáng hôm sau, quả nhiên U-vương lâm-triều.
Nghi-cựu bèn sai một số cung-nhân qua nơi Quỳnh-đài, chẳng nói chi hết cứ việc vác cây đập phá bông hoa.
Bọn thế nữ trong đài trông thấy thất kinh chạy ra cản lại và la lớn rằng:
- Hoa nầy vốn của Chúa-thượng trồng, để cho Bao-nương ngoạn cảnh chớ nên phá phách mà tội chẳng nhỏ.
Bọn cung-nhân vẫn không ngừng tay, ứng tiếng đáp:
- Bọn ta vâng lịnh Ðông-cung Thái-tử đến bẻ hoa nầy về dâng cho Chánh-hậu, ai dám cản trở sao!
Hai đàng cãi vả om-sòm, làm cho Bao-tự đang mơ-màng giấc điệp, bỗng giật mình thức dậy, bước ra xem thấy bông hoa tơi tả
Bao-tự cả giận, toan bước tới đánh bọn cung-nữ, chẳng dè Thái-tử núp gần đấy, nhảy tới trợn mắt hét:
- Nghiệt-phụ mi là người chi, danh dự gì mà dám xưng là nương-nương, chẳng kiêng ai hết, nay ta làm cho mi thấy cái nương-nương của mi.
Nói dứt lời, Thái-tử nắm đầu Bao-tự tát cho mấy cái.
Bao Tự đau quá ré lên.
Bọn cung-nữ sợ hãi, đồng quỳ móp xuống đất thưa:
- Xin Thái-tử hãy khoan-dung, kẻo phiền lòng Chúa-thượng
Thái-tử Nghi-cựu chưa hả giận, nhưng sợ đánh sảy tay bèn buông Bao-tự ra, rồi chỉ vào mặt nói:
- Nếu mi còn ngạo-nghể ta sẽ không bao giờ để cho mi sống yên.
Nói xong quay gót trở về Ðông cung.
Bao-tự biết Thái-tử đánh trả thù cho mẹ, nên phải dằn lòng nhẫn nhục trở vào, nằm vật trên giường than khóc.
Bọn cung-nga thế nữ đồng xúm lại khuyên giải:
- Bề nào cũng còn có Chúa-thượng, nương-nương khóc lóc làm chi.
Bao-tự nằm khóc sụt sịt mãi cho đến lúc U-vương bãi triều bước về Quỳnh-đài, nàng mới khóc rống lên.
U-vương vội vã bước vào hỏi:
- Tại sao ái-khanh dung mạo như thế nầy? Chẳng hay có điều gì xảy đến, hãy nói cho trẫm rõ.
Bao-tự cứ khóc mãi không nói. Ðợi cho U-vương năn nỉ đôi ba phen, nàng mới nghẹn ngào thốt ra lời:
- Hôm nay Thái-tử dẫn một tốp cung-nhân đến hái phá trông hoa dưới đài. Mặc dầu hành động ngang tàng ấy, thiếp cũng chẳng làm nói Thái-tử lại xông vào đánh thiếp. Nếu chẳng có cung-nga can giáng ắt mạng thiếp chẳng còn.
Nói xong lại khóc rống lên nữa.
U-vương đã rõ ngọn-ngành, vừa vỗ về Bao-tự, vừa nói:
- Ái khanh ơi! Chỉ vì ái-khanh không chịu ra mắt Chánh-hậu, nên Chánh-hậu giận, sai Thái-tử làm như vậy chứ không phải tại Thái-tử đâu, ái-khanh chớ hiểu lầm mà trách nó.
Bao-tự làm ra mặt giận nói:
- Thái-tử vì mẹ mà báo thù, Thánh-thượng cũng vì Chánh-hậu mà che chở tội lỗi. Dầu thiếp có chết đi cũng chẳng tiếc. Song, từ khi hầu-hạ Thánh-thượng đến nay, thiếp đã có mang hai tháng. Vậy xin Thánh-thượng cho thiếp ra khỏi cung để bảo tồn giọt máu của Thánh-thượng.
U-Vương mặt mày buồn bã, đỡ Bao-tự dậy, nói:
- Thôi, ái-khanh chớ buồn bã mà đau lòng Trẫm. Trẫm sẽ xét xử công-minh.
Rồi, nội trong ngày hôm ấy, vua truyền chỉ rằng: Thái-tử Nghi-Cựu bạo động vô-lễ, chẳng biết điều thảo thuận, nên phải đưa qua nước Thân cho Thân-hầu dạy dỗ, còn những quan Thái-phó, Thiếu-phó nơi Ðông-cung, dạy dỗ chẳng nghiêm, nên thảy đều bị cách chức.
Thái-tử Nghi-cựu được lệnh vội vã vào cung kêu nài, nhưng U-vương đã biết trước, dặn quan giữ cửa không cho vào.
Thái-tử chẳng biết làm sao, đành lên đường qua nước Thân cư-trú.
Còn Thân-hậu, luôn mấy hôm không thấy con vào thăm trong lòng lo lắng, sai bọn cung-nữ dò hỏi, mới hay Thái-tử đã bị đầy sang nước Thân rồi một mình bơ vơ, ngày ngày nhớ con gào thét thảm-thiết.
Lần hồi ngày tháng thoi đưa, Bao-tự lâm-bồn sanh đặng một trai.
U-vương yêu-mến vô-ngần, đặt tên là Bá-phục. Và, cũng từ ngày ấy, U-vương có ý phế con đích lập con thứ, song chưa có cơ hội thuận-tiện
Quách-thạch-phù (tức Quách-công) dò biết ý vua bèn thương-nghị với Doãn-cầu, rồi thông-tư với Bao-tự rằng:
- Thái-tử hiện bị đày ra khỏi nước, vậy phải lập tự cho Bá-phúc. Bên trong cậy có nương-nương, bên ngoài chúng tôi giúp sức, lo chi việc ấy không thành.
Bao-tự bắt được tin, lòng mừng khắp khởi, vội phúc đáp ngay:
- Ta cậy nhờ hai khanh hết lòng bảo bọc, nếu Bá-phục đặng nối ngôi thì việc giàu sang trong thiên-hạ, ta quyết không bao giờ phụ.
Từ đó, Bao-tự thường lén sai người tâm-phúc, theo dỏi hành-vi của Thân-hậu, dầu việc nhỏ mọn đến đâu cũng không qua mặt nổi.
Còn Thân-hậu sống trong buồn thảm, giận vua nhớ con, cả ngày không ráo nước mắt.
Có một cung-nhân già cả, thấy thế động lòng, kiếm lời bàn bạc:
- Tâu Hoàng-hậu, nay tình mẹ con cách trở, cả hai đều mang nặng nhớ nhung, xin Hoàng-hậu lén biên thư gởi sang nước Thân bảo Ðiện-hạ làm biểu gởi về thỉnh tội may ra Chúa-thượng động tình mà cho phép hồi-hương, như thế mẹ con được sum-họp.
Thân-hậu sụt sùi nói:
- Lời ngươi nói rất phải, ngặt không có ai đem thư, biết liệu làm sao?
Người cung-nhân nói:
- Mẹ tôi là Ôn-áo, biết nghề làm thuốc. Vậy Hoàng-hậu giả đau, đòi mẹ tôi vào coi mạch, rồi khiến mẹ tôi đem thư về mà sai anh tôi đi thì khỏi lo chi hết.
Thân-hậu nghe theo lời, viết một bức thư.
Trong thư đại ý như sau:
Tần Mục công nói:
- Nhà ngươi lại tính trước đến những việc mấy đời sau. Nói xong, truyền đem Tấn Huệ công an trí Ở Linh Đài sơn, rồi thu quân về kinh thành: Bỗng thấy một bọn nội thị kéo đến, đều mặc tang phục cả. Mục công thấy lạ, bèn hỏi. Nội thị thuật lời nói của Mục CƠ rằng:
Trời làm tai vạ, hai nước Tấn Tần bất hòa với nhau ; nay vua Tấn bị bắt thì thiếp cũng lấy lảm xấu hổ lắm.- Nếu đem vua Tấn về đây buổi sớm thì thiếp chết buổi sớm, đem về buổi chiều thì thiếp chết buổi chiều. Thiếp sai lũ nội thị mặc tang phục đi đón chúa công xin chúa cồng tha cho vua Tấn, tức là cứu cho thiếp được khỏi chết.
Mục công giật mình kinh sợ, hỏi nội thị rằng:
- Hiện nay phu nhân Ở trong cung, sự thể thế nào?.
Nại thị nói:
Từ khi phu nhân tôi nghe tin vua Tấn bị bắt, liền đem thế tử mặc đồ tang phục, lên cái nhà gianh Ở trên Sùng Đài ; dưới Sùng Đài bắt chất nhiều củi khô. Chúng tôi đưa cơm vẫn phải trèo qua đống củi mà đi. Phu nhân tôi lại nói rằng: "- Chờ khi nào chúa công cho đem vua Tấn về thì phu nhân tôí đốt lửa lên mà tự tử, để tỏ cái tình anh
em?"
Tần Mục công thở dài mà than rằng:
May sao công tôn Chi lại khuyên ta đừng giết vua nước Tấn, nếu không thì phu nhân chết mất rồi?
Nói xong, bèn truyền cho nội thị bỏ tang phục đi, về báo với Mục Cơ rằng:
Chúa công sắp tha cho vua nước Tấn đó!
Bọn nội thị về báo với Mục Cơ, Mục CƠ mới chịu về cung. Nội thị bèn quỳ xuống mà hỏi rằng:
Vua nước Tấn là người tham lợi. đã quên ơn chúa công ta, lại không theo những lời ủy thác của phu nhân, đến nỗi ngày nay phải tù nhục phu nhân còn thương nỗi gì?
Mục CƠ nói:
- Người nhân giả dẫu thù oán thế nào, cũng không bỏ được tình thân thuộc. Nếu để cho vua Tấn chết Ở nước Tần này thì cũng là lỗi của ta.
Các nội thị đều khen Mục CƠ là người hiền.