Bản dịch: Đỗ Mục - Nhà xuất bản văn học
Đánh Máy: Thanh Loan
Hồi 48
Năm tướng bàn nhau làm loạn Tấn
Thọ Dư lập kế đánh lừa Tần

  Cơ Trịnh Phủ cùng với Sĩ Cốc và Lôi Ích Nhĩ,ba người bàn nhau,chỉ đợi quân Tần thắng trận thì thừa cơ nổi loạn,mà tranh lấy quyền chính của Triệu Thuẫn,chẳng ngờ Triệu Thuẫn phá tan được quân Tần,thì ba người lại càng căm tức.Bấy giờ Tiên Ðô làm tướng ở đạo hạ quân,thấy chủ tướng mình là Tiên Miệt bị Triệu Thuẫn đánh lừa mà phải trốn sang nước Tấn,cũng có ý căm tức Triệu Thuẫn.Khoái Ðắc bị Tiên Khắc truất mất lộc điền, đem lòng oán giận,mới bàn mưu với Sĩ Cốc,Sĩ Cốc:
 -Tiên Khắc cậy thế Triệu Thuẫn,làm nhiều điều ngang ngược,nếu được một người can đảm,giết chết Tiên Khắc đi thì Triệu Thuẫn thế cô không làm gì được nữa,nhưng việc này trừ phi Tiên Ðô ra thì không ai dám làm nổi.
  Khoái Ðắc nói với Sĩ Cố rằng:
 -Tiên Ðô thấy chủ tướng là Tiên Miệt bị Triệu Thuẫn đánh lừa,phải trốn qua Tần,cũng có ý căm tức Triệu Thuẫn đấy.
  Sĩ Cốc nói:
 -Nếu vậy thì khó gì mà không giết được Tiên Khắc.
  Nói xong,liền ghé vào tai Khoái Ðắc mà bảo thầm mưu kế giết Tiên Khắc.Khoái Ðắc mừng lắm,nói:
 -Ðể ta sẽ nói với Tiên Ðô!
  Nói xong,tức khắc đến yết kiến Tiên Ðô.Tiên Ðô nói với Khoái Khắc rằng:
 -Triệu Thuẫn bội ước với Tiên Miệt,lại lén đánh quân Tần,chẳng có tín nghĩa chút nào cả,ta cũng khó lòng mà ở với hắn được!
  Khoái đắc đem lời Sĩ Cốc nói với Tiên Ðô.Tiên Ðô nói:
 -Nếu vậy thì là phúc cho nước Tần lắm!
  Bấy giờ hết mùa đông,sang mùa xuân,Tiên Khắc đi ra Cơ Thành để bái yết miếu tổ là Tiên Chẩn.Tiên Ðô sai người phục ở ngoài Cơ Thành,khi Tiên Khắc đi đến nơi thì đổ ra giết chết.Những người theo hầu Tiên Khắc thấy vậy, đều bỏ chạy tán loạn cả.Triệu Thuẫn nghe tin Tiên Khắc bị giết,tức thì nổi giận,truyền cho quân tư khấu phải lùng để bắt quân gian,hạn trong nam ngày phải bắt cho bằng được.Bọn Tiên Ðô luống cuống,cùng với Khoái Ðắc bàn mưu với nhau,rồi xui giục Sĩ Cốc và Lương Ích Nhĩ khởi sự gấp.Lương Ích Nhĩ lúc rượu say,nói lộ chuyện cho Lương Hoàng biết.Lương Hoàng kinh sợ mà nói rằng:
 -Nếu vậy thì chết cả họ,chứ chẳng chơi đâu!
  Lương Hoàng tức thì mật báo cho Du Biền.Du Biền bèn vào n&oi với Triệu Thuẫn.Triệu Thuẫn tức khắc truyền cho quân sĩ phải sẳn sàng đợi lệnh.
  Tiên Ðô thấy vậy,vội vàng sang nhà Sĩ Cốc,giục kíp khởi sự.Cơ Trịnh Phủ muốn đợi đến ngày thượng nguyên,nhân khi Tấn Linh công mở tiệc tứ bố thì thừa cơ nổi loạn,bởi vậy cứ phân vân,chưa quyết định.Triệu Thuẫn sai Du Biền đến vây nhà Tiên Ðô,bắt Tiên Ðô đem bỏ ngục.Lương Ích Nhĩ và Khoái Ðắc trong khi bối rối,toan cùng Cơ Trịnh Phủ nổi loạn.Triệu Phuẫn bèn sai đem việc Tiên Ðô muốn nổi loạn đến báo với Cơ Trịnh Phủ và mời Cơ Trịnh Phủ vào Triều để bàn việc.Cơ Trịnh Phủ nói:
 -Triệu Thuẫn sai người mời ta đến bàn việc,thế là vẫn không có ý nghi ta!
  Cơ Trịnh Phủ thản nhiên đến ngay.Nguyên Triệu Thuẫn thấy Cơ Trịnh Phủ đang làm thượng quân nguyên soái,sợ hắn hợp quân nổi loạn,nên mới giả cách đem người đến triệu.Cơ Trịnh Phủ không biết kế,vội vàng đi thẳng vào triều.Triệu Thuẫn giữ ở trong triều để bàn việc Tiên Ðô,rồi mật sai Tuân Lâm Phủ,Khước Khuyết và Long Thuẫn đem quân bắt Sĩ Cốc,Lương Ích Nhĩ và Khoái Ðắc cùng bỏ ngục cả.Bọn Tuân Lâm Phủ về đến trong triều,trông thấy Cơ Trịnh Phủ liền quát to lên rằng:
 -Cơ Trịnh Phủ cùng là một người trong đám khởi loạn,mà làm sao không bắt bỏ ngục,
  Cơ Trịnh Phủ nói:
 -Lúc trước các ông đem quân đi vắng cả,tôi còn không noẩi loạn,huống cho ngày nay các ngài đã thắng quân Tần rồi,tôi lại sinh sự để muốn cầu lấy cái chết hay sao!
  Triệu Thuẫn nói:
 -Nhà ngươi còn dùng dằng mà chưa nổi loạn,là có ý đợi Tiên Ðô và Khoái Khắc đó thôi.Ta đã dò biết hết sự tình,còn cãi gì được nữa!
  Cơ Trịnh Phủ cúi đầu chịu vào ngục.triệu Thuẫn tâu với Tấn Linh công,xin đem bọn Cơ Trịnh Phủ ra chém,cả thảy năm người (Cơ Trịnh Phủ,Sĩ Cốc,Lương Ích Nhĩ,Khoái Ðắc và Tiên Ðô ).Linh công hãy còn ít tuổi,chỉ vâng dạ mà thôi.Khi Linh công đã vào cung,Tương phu nhân nghe tin bọn Cơ Trịnh Phủ bị bắt,mới hỏi Linh công rằng:
 -Tướng xử trí việc ấy thế nào?
  Linh công nói:
 -Tưog quốc xin trị tội mà đem chém tất cả.
  Phu nhân nói:
 -Bọn Cơ Trịnh Phủ nổi loạn,là vì tranh quyền lẫn nhau,chứ không can dự gì đến thoán nghịch.Và việc mưu giết Tiên Khắc,chẳng qua chỉ một vài người chủ mưu mà thôi,xử tội phải có thủ phạm tùng phạm,lẽ nào lại tru lục như nhau.Gần đây các bậc lão thành kế tiếp mà chết,thành ra nhân tài rất hiếm.Nay một lúc giết năm đại thần thì triều đình trống trải,không đáng lo lắm sao?
  Ngày hôm sau,Linh công đem lời nói của Tương phu nhân,,thuật lại cho Triệu Thuẫn nghe.Triệu Thuẫn nói:
 -Bọn hắn nổi loạn,nếu không giết đi thì lấy gì làm gương cho kẻ khác!
  Nói xong,truyền đem bọn Cơ Trịnh Phủ ra chém,lại cho con Tiên Khắc là Tiên Cốc làm quan đại phu.Người nước Tấn thấy Triệu Thuẫn nghiêm khắc như vậy ai cũng sợ hãi,Hồ Xạ Cô ở nước Xích Ðịch nghe thấy việc ấy,cũng giật mình mà nói rằng:
 -May tha10px;'>
 -Ta phụng mệnh Vương Cơ,chỉ giết một mình đứa hôn quân vô đạo mà thôi,không hại gì đến các người cả.Chiêu công vội vàng xua đuổi những người theo hầu đi.Các người theo hầu tan chạy đến quá nữa,chỉ còn Ðăng Y Chư vẫn chống gươm đứng bên cạnh Chiêu công.Hoa Ngẫu lại tuyên bố mệnh lệnh của Vương Cơ triệu Ðăng Y Chư về. Ðăng Y Chư thở dài mà rằng:
 -Làm bề tôi mà lúc hoạn nạn lại bỏ vua thì sống làm gì cho nhục,chẳng thà chết đi còn hơn!
  Hoa Ngẫu cầm giáo,xông vào giết Tống Chiêu công. Ðăng Y Chư lấy mình che cho Chiêu công,rồi cầm gươm đánh nhau với Hoa Ngẫu.Quân Hoa Ngẫu xúm lại,giết Ðăng Y Chư trước,giết Tống Chiêu công sau.Các người theo hầu Tống Chiêu công,ai không trốn đi cũng bị giết cả.Hoa Ngẫu đem quân về báo với Vương Cơ.Bọn Hoa Nguyên và Công Tôn Hữu cùng với các quan trong triều đều tán tụng công tử Bão là người nhân đức,nên lập làm vua.Vương Cơ truyền lập công tử Bão lên nối ngôi,tức là Tống Văn công.Hoa Ngẫu vừa triệu hạ xong,về nhà đau bụng chết ngay lập tức.Tống Văn công khen Ðăng Y Chư là người trung thần,mới dùng người em là Ðăng Huỷ làm quan tư mã, để thay cho Hoa Ngẫu.Tống Văn công lại cho người em cng mẹ là công tử Tu làm quan tư thành, để thay cho Ðăng Y Chư.Triệu Thuẫn nghe tin giết Tống có loạn giết vua,liền sai Tuân Lâm Phủ làm đại tướng,hội quân nước Vệ,nước Trần và nước Trịnh để sang đánh Tống.Quan Hữu sư nước Tống là Hoa Nguyên đến nói với quân Tấn,kể hết những sự tình người trong nước muốn lập công tử Bão,lại đưa mấy xe vàng lụa làm lễ khao quân,va xin giảng hoà với Tấn.Tuân Lam Phủ toan nhận.Trịnh Mục công nói:
 -Chúng tôi dựng cờ dóng trống để theo tướng quân sang đánh Tống là muốn trừ những đứa loạn lạc,tướng quân lại cho nước Tống giảng hòa thì những đứa loạn tặc cìn sợ gì nữa!
  Tuân Lâm Phủ nói:
 -Tề và Tống có khác gì nhau,ta đã khoan dung cho Tề,có lẽ nào lại nghiêm khắc với Tống! Và người nước Tống đều muốn như vậy,ta nhân đó mà an định nước Tống chẳng là hay lắm sao?
  Nói xong,liền cho nước Tống được giảng hoà.Trịnh Mục công lui ra mà nói rằng:
 -Nước Tấn không nghĩ gì đến công nghĩa,chỉ tham lễ vật mà thôi thì làm bá chủ thế nào được! Nay vua Sở mới lập,chẳng bao lâu tất cũng gây việc chiến tranh,chi bằng ta bỏ Tấn theo Sở, để giữ yên lấy nước nhà là hơn.
  Trịnh Mục công liền sai sứ sang giao hảo với nước Sở.Nước Tấn biết vậy mà không làm gì được.Tề Ý công (Thương Nhân)là người ngang ngược,từ khi cha là Tề hoàn công hãy còn, đã có một lần cùng với quan đại phu là Bính Nguyên tranh nhau ruộng đất.Tề Hoàn công giao cho Quản Di Ngô xử đoán việc ấy.Quản Di Ngô mới xử cho Bính Nguyên được nhận ruộng đất ấy.Công tử Thương Nhân tức lắm, đến lúc giết thế tử Xá mà lên làm vua,liền chiếm lấy những ruộng đất của Bính Nguyên,cũng tước bỏ phong ấp của họ Quản,họ Quản sợ tội,trốn sang nước Sở,con cháu làm quan ở nước Sở.Tề Ý công vẫn còn căm tức Bính Nguyên,bấy giờ Bính Nguyên đã cgết rồi,Tề Ý công khi đi săn qua mộ Bính Nguyên,sai quân sĩ khai quật lên mà chặt bỏ chân đi.
  Con Bính Nguyên là Bính Súc lúc ấy đang đi theo hầu ở bên cạnh Tề Ý CÔNG.Tề Ý công bèn hỏi Bính Súc rằng:
 -Cứ như tôi thân phụ nhà ngươi thì phỏng có đáng chặt chân không?Chắc nhà ngươi oán ta lắm hẳn?
  Bính Súc đáp rằng:
 -Cha tôi lúc sống được khỏi tội chết, đã là may lắm rồi,huống chi bây giờ chỉ còn một nắm xương không,có đâu tôi dám oán giận.
 Tề Ý công bằng lòng mà khen rằng:
 -Thế mới thật con chữa được lổi cho cha!
  Tề Ý công lại đem những ruộng đất chiếm lấy khi trước trả lại cho Bính Súc.Bính Súc xin chôn lại hài cốt của cha mình.Tề Ý công thuận cho.Tề Ý công lại mua gái đẹp trong nước,ngày nào cũng dâm đãng vui chơi.Lại nghe nóiquan đại phu là Diêm Chức có người vợ rất đẹp,nhân dịp tết nguyên đán Tề Ý công mới ra lệnh cho các vợ quan đại phu đều phải vào triều ở trong nội cung.Vợ Diêm Chức cũng vâng lệnh vào triều.Tề Ý công trông thấy bằng lòng,liền giữ lại không cho về,rồi sai người ến bảo Diêm Chức rằng:
 -Phu nhân ở trong nội cung muốn kết bạn với vợ ngươi,vậy ngươi nên tìm vợ khác.
  Diêm Chức tức giận lắm không nói ra.
  Phía cửa tây nước Tề có cái ao,tên gọi Thân Trì,nước ao trong sạch,có thể tắm được.Bên ao có nhiều khóm trúc rườm rà.Bấy giờ đang tháng năm mùa hạ,Tề ý công ịnh ra Thân Trì để nghĩ mát,mới cho Bính TRúc và Diêm Chức đi hầu.Quan hữu sư là Hoa Nguyên nói riêng với Tề Ý công rằng:
 -Chúa công chặt chân cha Bính Súc và cướp vợ Diêm Chức,hai người ấy biết đâu không căm giận chúa công.Các quan nước Tề thiếu gì người,sao chúa công lại hay thân cận hai người ấy?
  Tề công nói:
 -Hai người ấy chưa hề oán giận ta bao giờ,nhà ngươi chớ nghi ngại!
  Nói xong,liền ngự xe ra chơi Thân Trì,uống rượu rất vui.Tề Ý công rượu say,thấy nóng bức quá,mới sai lấy một cái giường gấm kê ở trong bụi trúc để nằm cho mát.Bính Súc và Diêm Chức cùng tắm ở dưới ao.Bính Súc oán giận Tề Ý công lắm,vẫn muốn giết đi để báo thù cho cha,nhưng chưa được ai đồng lòng với mình.Thấy Diêm Chức cũng có cái thù mất vợ,muốn cùng bàn với Diêm Chức nhưng thấy khó nói quá,nhưng khi cùng tắm ở dưới ao,bèn nghĩ ngay một kế,cầm cái dóng trúc đánh vào đầu Diêm Chức.Diêm Chức nổi giận mà mắng rằng:
 -Sao nhà ngươi dám khinh ta như vậy?
Bính Súc tủm tỉm cười mà bảo rằng:
 -Người ta cườp vợ nhà ngươi mà nhà ngươi còn khp-ng giận,ta đánh một cái đã hề gì!
  Diêm Chức nói:
 -Mất vợ dẫu là một điều xấu hổ cho ta,nhưng so với việc cha phải chặt chân thì đằng nào nhục hơn? Nhà ngươi chẳng thiết gì đến cha,mà lại trách ta không biết nghĩ đến vợ,sao ngu tối thế?
  Bính Súc nói:
 -Ta có mấy lời tâm phúc,vẫn muốn bàn với nhà ngươi mà không dám nói,chỉ sợ nhà ngươi quên mất thù xưathì dẫu ta có nói,cũng không ích gì.
  Diêm Chức nói:
 -Bụng người ta ai cũng vậy,bao giờ quên được,chỉ vì sức không làm nổi.
  Bính Súc nói:
 -Nay kẻ thù đang say rượu,nằm ngủ ở trong bụi trúc,mà theo hầu đây thì chỉ có hai ta mà thôi, ấy là trời cho ta cái dịp để báo thù,ta chớ nên bỏ hoài.
  Diêm Chức nói:
 -Nhà ngươi dám làm đại sự,ta xin giúp một tay.
  Hai người cùng lau mình mặc áo,rủ nhau vào trong bụi trúc,trông thấy Tề ý công đang nằm ngủ say,tiếng ngáy như sấm,lại có mấy tên nội thị đứng bên cạnh.
  Bính Súc bảo các nội thị rằng:
 -Lúc chúa công tỉnh rượu,tất thế nào cũng khát nước,các ngươi nên phải sắp sẳn mới được.
  Các nội thị đều đi sửa soạn nước uống.Diêm Chức bèn nắm lấy tay Tề Ý công,Bính Sức thì bóp cổ,rồi rút gươm cắt lấy đầu.Hai người khiêng thi thể Tề Ý công giấu vào trong bụi trúc,rồi đem đầu ném xuống dưới ao.Khi nội thị đem nước uống đến,Bính Súc bảo rằng:
 -Thương Nhân giết vua mà cướp ngôi,nay ta trừ bỏ đi rồi,có công tử Nguyên là người hiền,nên lập làm vua.
  Các nội thị vâng dạ,không ai dám nói câu gì.Bính Súc cùng với Diêm Chức tiến vào trong thành,lại bày tiệc uống rượunmừng rỡ với nhau.Có người báo với hai quan thượng klà Cao Khuynh (con Cao Hổ )và Quốc Quy Phủ (con Quốc Ý Trọng ).Cao Khuynh nói:
 -Bọn Bính Súc làm càn như vậy,ta nên kể tội mà bắt giết đi, để làm gương cho kẻ khác.
  Quốc Quy Phủ nói:
 -Một đứa giết vua,ta đã không trừ nổi,mà người ta trừ được thì sao gọi là tội.
  Bính Súc cùng Diêm Chức uống rượu xong,sai lấy một cổ xe lớn,xếp của cải lên,rồi đem vợ con ra cửa nam.Người nhà khuyên Bính Súc nên đi mau.Bính Súc nói:
 -Thương Nhân vô đạo,người trong nước nghe tin chết,ai cũng lấy làm may,ta còn sợ gì nữa!
  Nói xong cứ việc thủng thỉnh mà đi sang nước Sở.Cao Khuynh và Quốc Duy Phủ hợp các quan trong triều lại để thương nghị,rồi lập cô,g tử Nguyên lên làm vua,tức là Tề Huệ công.
  Lại nói chuyện Lỗ Văn công,tên là Hưng,là con nàng Thanh Khương (con gái Tề Hoà công).Lỗ Văn công lấy con gái Tề Chiêu công là Khương thị làm phu nhân,sinh đươc( hai con là Ác và Thị,lại lấy con gái nước Tần là Kinh Doanh làm thiếp,cũng sinh dược hai con là:Tiếp và Thúc Miện.Trong bốn người con ấy Tiếp là lớn tuổi hơn cả,mà Ác lại là con bà đích phu nhân,bởi vậy mới lập Ác làm thế tử.Bấy giờ quyền chính nước Lỗ, đều ở tay Tam Hoàn cả.
1.Mạnh Tôn thị là công tôn Ngao,sinh con là Cốc và Nạn.
2.Thúc Tôn thị là công tôn Tư,sinh con là Thúc Trọng Bành Sinh và Thúc Tôn Ðắc Thần.Lỗ Văn công dùng Thúc Trọng Bành Sinh làm chức thái phó để dạy thế tử Ác.
3.Qúy Tôn thị là Quý Vô dật(con Quý Hữu),sinh con là Quý Tôn Hàn Phủ,tức là Quý Văn Tử.
  Lỗ Trang công có ngươi con thứ là công tử Toại,tức là Trọng Toại,nhân vì công tôn Ngao đắc tội với Trọng Toại chết ở nước ngoài,bởi vậy Mạnh Tôn thị (tức là công tôn Ngao)mất quyền hành nước Lỗ đều về tay Trọng Thị (tức là Trọng Toại ),cùng với Thúc Tôn thị và Quý Tôn thị.
  Lại nói chuyện công tôn Ngao vì cớ gì mà đắc tội?Nguyên công tôn Ngao lấy con gái nước Cử là Ðái Kỷ (sinh con là Cốc )và Thanh Kỷ (sinh con là Nạn ). Ðến lúc Ðái Kỷ chết,công tôn Ngao lại muốn lấy con gái nước Cử là Dĩ Thị,người nước Cử từ chối rằng:
 -Còn nàng Thanh Kỷ đó,nên cho làm kế thất.
  Công tôn Ngao nói:
 -Em tôi là Trọng Toại,chưa có vợ,xin cưới Dĩ Thị cho em tôi.
  Người nước Cử bằng lòng cho. Ðến năm thứ bảy đời Lỗ Văn công,công tôn Ngao phụng mệnh sang sứ nước Cử nhân tiện xin đón Dĩ thị về cho Trọng Toại.Khi Dĩ thị về đến đất Yên Lăng(đất nước Cử ),công tôn Ngao đứng trên mặt th&énh,trông thấy Dĩ thị có nhan sắc, đêm hôm ấy cùng Dĩ thị ép duyên,rồi đưa về nhà.Trọng Toại thấy công tôn Ngao chiếm mất vợ mình,căm tức vô cùng,mới vào nói với Lỗ Văn công,xin đem quân đến đánh.Thúc Trọng Bành Sinh can rằng:
 -Không nên,nếu vậy thì sinh biến loạn mất!
  Lỗ Văn công cho triệu công tôn Ngao đến,bắt phải đem Dĩ thị trả lại cho nước Cử, để cho Trọng Toại khỏi giận.Công tôn Ngao và Trọng Toại lại hoà nhau như cũ.Công tôn Ngao vẫn có lòng nhớ Dĩ thị,năm sau phụng mệnh sang viếng tang Chu Tương vương,nhưng không sang nhà Chu mà đem tiền của trốn sang nước Cử,cùng với Dĩ thị đoàn tụ.Lỗ Văn công cũng không hỏi đếnviệc ấy nữa,cho con côn gtôn Ngao là Cốc nối dòng Mạnh Tôn thị.Sau công tôn Ngao nhớ nước Lỗ muốn về,sai người nói với con là Mạnh Tôn Cốc.Mạnh Tôn Cốc liền xin với chú là Trọng Toại.
  Trọng Toại bảo Mạnh Tôn Cốc rằng:
 -Nếu cha mày muốn về thì phải theo ta ba điều;không được vào triều,không được dự quốc chính,không được đem Dĩ thị về.
  Mạnh Tôn Cốc sai người sang nói với công tôn Ngao.Công tôn Ngao muốn về lắm, đành phải theo lời.Công tôn Ngao về Lỗ trong tám năm,quả nhiên chỉ đóng cửa,không đi đến đâu cả bỗng một hôm lại đem hết tiền của trốn sang nước Cử.Mạnh Tôn Cốc nghĩ ngợi nhớ cha, được hơn một năm thì chết.Con là Trọng Tôn Miệt(tức là Mạnh Hiến Tử)hãy còn nhỏ,Lỗ Văn công liền cho Mạnh Tô Nạn nối làm quan khanh.Chưa được bao lâu,Dĩ thị chết,công tôn Ngao lại muốn về nước Lỗ,mới đem hết gia tài lễ đút,Lễ Văn công và Trọng Toại,mà sai con là Mạnh Tôn Nạn đứng xin lỗi cho cha.Lỗ Văn công thuận cho.
  Khi công tôn Ngao trở về đến nước Tề thì ốm không đi được nữa,rồi chết ở đất Ðường Phụ.Mạnh Tôn Nạn xin đem thi thể công tôn Ngao về chôn ở nước Lỗ.Mạnh Tôn Nạn là con người có tội,không được dự quyền chính.Quý Tôn Hàng Phủ giữ mực kính nhường đối với Trọng Toại,Bành Sinh và Ðắc Thần cả ba đều thuộc về hàng chú,việc gì cũng phải đến hỏi.Bành Sinh tính nết hiền hậu,làm chức thái phó mà đắc Yhần thì chuyên giữ binh quyền,thế là chỉ có Trọng Toại và Ðắc Thần giữ quyền chính nước Lỗ.Nàng Kinh Doanh cậy thế Lỗ Văn công yêu,giận rằng con mình không được làm thế tử,mới đem tiền của lễ đút Trọng Toại nhờ binh vực cho con là công tử Oa.Trọng Toại nghĩ thầm:
 -Thúc Trọng Bàng Sinh là quan thái phó của thế tử Ác,thì tất không chịu đồng mưu với mình,mà Thúc Tôn Ðắc Thần,tính tham ăn lễ,có thể lấy lợi mà dụ được.
  Liền đem lễ vật của Kinh Doanh cho,chia biếu Thúc Tôn Ðắc Thần mà bảo rằng:
 -Ðây là những lễ vật của Kinh Doanh nhờ ta đưa biếu nhà ngươi.
  Trọng Toại lại bảo công tử Tiếp thỉnh thoảng đến thăm Thúc Tôn Ðắc Thần để tỏ lòng kính mến,bởi vậy Thúc Tôn Ðắc Thần cũng có lòng yêu. Ðến năm Lỗ Văn công mất,thế tử Ác làm chủ tang,lên nối ngôi,các nước đều sai sứ đến thăm viếng.Bấy giờ Tề Huệ công(tức công tử Nguyên)mới lên nối ngôi,muốn biến cải những chính lệnh bạo ngược của Tề Ý công (tức là công tử Thương Nhân)khi trước,cũng sai sứ đến viếng tang Lỗ Văn công.Trọng Toại bảo Ðắc Thần rằng:
 -Tề Lỗ thuở xưa vẫn giao hiếu với nhau,chỉ vì Tề HIếu công gây nên thù oán,kéo dài cho đến Tề Ý công nay công tử Nguyên mới lên nối ngôi,ta chưa sai người sang mừng,mà đã đến viếng tang nước ta,là có ý muốn thân thiện với ta,ta nên sai sứ sang tạ,và nhân cơ hội này giao kết với Tề để làm vây cánh cho công tử Oa.
  Hai người bên cùng sang sứ nước Tề.

Truyện Đông Châu Liệt Quốc Lời tựa Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 hồi 11 hồi 12 hồi 13 hồi 14 hồi 15 hồi 16 hồi 17 hồi 18 hồi 19 hồi 20 Hồi 21 hồi 22 hồi 23 hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 y cho ta được khỏi chết!
  Một hôm quan đại phu Xích Ðịch là Phong Thư hỏi Hồ Xạ Cô rằng:
 -Triệu Thuẫn với Triệu Thôi,hai người ấy ai hơn?
  Hồ Xạ Cô nói:
 -Triệu Thôi khác nào như mặt trời mùa đônh,Triệu Thuẫn khác nào như mặt trời mùa hạ.Mặt trời mùa đông ấm áp thì ai cũng yêu,mặt trời mùa hạ nóng dữ thi ai cũng sợ!
  Phong Thư cười mà bảo rằng:
 -Nhà ngươi làm tướng đã lâu năm,có nhiều công trạng mà cũng sợ Triệu Thuẫn à!
Lại nói chuyện Sở Mục vương từ khi cướp ngôi lên làm vua,cũng có chí lớn muốn làm bá chủ trung nguyên,nghe Tấn Linh công mới lập,Triệu Thuẫn chuyên quyền,các quan đại phu giết lẫn nhau,thì muốn đem quân sang đánh Trịnh,liền hơp( triều thần lại để thương nghị.Quan đại phu là Phan Sơn nói:
 -Vua Tấn tuổi hãy còn nhỏ,các bề tôi chỉ tranh quyền lẫn nhau,còn nghĩ gì đến chư hầu,nay ta thừa cơ đem quân sang đánh lấy các nước ở phía bắc thì còn ai đương nổi!
  Sở Mục công bằng lòng,liền sai Ðấu Việt Tiêu làm chánh tướng,Vĩ Giả làm phó tướng, đem quân đi đánh Trịnh,còn mình thì đóng đại binh ở đất Lang Uyên để tiếp ứng,lại sai công tử Tiên làm chánh tướng,công tử Phiệt làm phó tướng, đem quân đi đánh Trần.Trịnh Mục công nghe tin quân Sở đến đánh,vội vàng sai công tử Kiên,công tử Mang và Lạc Nhĩ,ba người đem quân ra ngoài cõi để chống cự với quân Sở,lại dặn phải giữ thế thủ,chớ nên giao chiến,rồi cho người sang cáo cấp với nước Tấn. Ðấu Việt Tiêu ngày nào cũng đem quân đến khiêu chiến.Quân Trịnh nhất định không ra.Vĩ Giả mật nói với Ðấu Việt Tiêu rằng:
 -Từ trận Thành Bộc đến giờ,quân Sở ta đã lâu không kéo sang nước Trịnh,người nước Trịnh chắc đợi có quân nước Tấn đến cứu,vậy mới cố giữ thế thủ mà không giao chiến với ta.Nay ta nên nhân lúc quân Tấn chưa đến,dụ ra mà đánh thì có thể báo được cái thù năm xưa,nếu để lâu ngày,các nước đem quân đến cứu thì e rằng lại giống như việc Thành Ðắc Thần ngày trước,biết làm thế nào!
  Ðấu Việt Tiêu nói:
 -Nay muốn dụ quân Trịnh ra thì làm thế nào?
  Vĩ Giả ghé tai mà bảo mưu kế. Ðấu Vuệt Tiêu nghe lời,liền giả cách nói lương thực sắp hết,truyền cho các quân sĩ đi ăn cướp ở các thôn xóm,còn mình thì ngày nào cũng ngồi ở trong màn uống rượu nghe hát đến nữa đêm mới thôi.Có người đến đất Lang Uyên báo tin cho Sở Mục vương biết.Sở Mục vương nghi lé Ðấu Việt Tiêu có lòng khinh giặc, đã toan đem quân đến đễ đốc chiến.Phạm Sơn nói với Sở Mục vương rằng:
 -Vĩ Giả là người có trí,tất là mưu kế chi đây.Tôi chắc chỉ trong mấy ngày nữa,phải có tin thắng trận đưa về.
  Bọn công tử Kiên(tướng nước Trịnh )thấy quân Sở không đến khiêu chiến nữa,trong lòng nghi hoặc,mới sai người đi dọ thám xem tình hình quân Sở ra sao.Quân thám tử về báo rằng:
 -Quân Sở ngày nào cũng kéo nhau đi cướp phá các thôn xóm,còn Ðấu Việt thì chỉ suốt ngày  nghe hát và uống rượu,khi rượu say,lại xỉ mắng người nước Trịnh ta là hèn mạt không làm gì được!
  Công tử Kiên mừng mà nói rằng:
 -Quân Sở đi cướp phà thôn xóm thì trong đồn trại tất bỏ không,mà nguyên soái nước Sở ngày nào cũng nghe hát uống rượu thì trông gì đến việc quan nữa! Ðêm hôm nay ta đem quân sang cướp phá đồn trại quân Sở,có thể toàn thắng được.
lẻn đến dinh quân Sở, đứng xa trông thấy đèn đuốc sáng rực,lại nghe có tiếng hát véo von.Công tử Kiên nói:
 -Ðấu Việt Tiêu sắp đến ngày tận số!
  Rồi tức thì vẫy quân xông vào.Quân Sở không chống cự gì cả.Công tử Kiên tiến vào tận trong trại,mấy người nhạc công bỏ chạy tán loạn,chỉ có Ðấu Việt Tiêu vẫn thấy ngồi trơ,không động đậy chút nào.Công tử Kiên đến gần nhìn kỹ xem sao thì hóa ra một người bằng cỏ kết lại,chứ không phải Ðấu Việt Tiêu thật,bấy giờ mới biết là trúng kế,giật mình kinh sợ,toan quay trở ra.Bỗng thấy ở phía sau trại pháo vang rầm,một viên đại tướng kéo quân ra đuồi đánh,quát to:
 -Ta là Ðấu Việt Tiêu đây!
  Công tử Kiên vội vàng cùng với công tử Mang và Lạc Nhĩ tìm đường trốn chạy.Chạy chưa được một dặm,lại nghe có tiếng súng nổ.Vĩ Giả đem một toán quân chấn ngang giữa đường.Phía trước có Vĩ Giả,phía sau có Ðấu Việt Tiêu,hai phía cùng đánh ập lại.Quân Trịnh thua to.Công tử Mang và Lạc Nhĩ bắt.Công tử Kiên chạy lại để cứu,cũng bị quân Sở bắt nốt.Trịnh Mục công kinh sợ,báo các bề tôi rằng:
 -Ba tướng nước ta đều bị bắt cả,mà vẫn chưa thấy quân Tấn đến cứu,biết làm thế nào?
  Các quan triều thần nói:
 -Thế quân Sở mạnh lắm! nếu ta không xin hàng thì chẳng bao lâu quân ta sẽ bị quân Sở phá vỡ,dẫu nước Tấn cũng không thể phá nổi.
  Trịnh Mục công liền sai công tử Phong (con Trịnh Mục công ) đem các đồ lễ vật đến dinh quân Sở để xin giảng hòa. Ðấu Việt Tiêu sai người tâu với Sở Mục vương.Sở Mục vương thuận cho,truyền tha công tử Kiên,công tử Mang và Lạc Nhĩ,rồi lại thu quân trở về nước Sở.Bấy giờ công tử Tiên (tướng nước Sở ) đem quân đi đánh Trần bị thua,quan phó tướng là công tử Phiệt bị quân nước Trần bắt.Côn tử Tiên mới đón đường tâu với Sở Mục công xxin thêm quân để đi đánh báo thù.Sở Mục công giận lắm,toan kéo quân sang nước Trần.Bỗng thấy nước Trần sai sứ đem công tử Phiệt sang xin giảng hoà.Sở Mục vương mở thư ra xem, đại lược nói rằng:
 -Nước tôi nhỏ mọn,chưa từng được giao tiếp với thượng quốc,nay thượng quốc hành quân sang nước tôi,bọn ở biên giới không biết gì,có thất lễ với công tử Phiệt,tôi lấy làm lo sợ lắm,vậy phải sai sứ đem ngựa sang tạ tội.Từ nay trở đi,nước tôi một lòng thần phục,vậy xin thượng quốc dung thứ cho.
  Mục vương cười rằng:
 -Nước Trần sợ ta hỏi tội mà xin qui Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108