Chương 7

Cả nhóm đứng trước bảng điểm dán trước khoa. Ai cũng hồi hộp theo dõi kết quả các môn thị Anh Thư rà rà tay đọc bảng danh sách tìm điểm của mình. Con số hai đập vào mắt cô, làm cô choáng váng. Cô cố trấn tĩnh nhìn lướt qua những hàng khác. Cả lớp chỉ có duy nhất mình cô bị điểm dưới trung bình. Duy nhất một mình cô thi lại môn lý luận.
Anh Thư lặng lẽ bước ra ngoài. Cô hình dung phản ứng của thầy Khương. Không dám nghĩ tới nữa. Cô không hề hối hận, nhưng cảm giác xấu hổ khiến cô thấy muốn thoát khỏi cặp mắt của bạn bè.
Hồng Thảo và Ngọc Chi cũng chen ra ngoài tìm Anh Thự Hai cô không bị vướng môn nào. Nhưng Anh Thư thì vướng tới hai môn. Cả hai cảm thấy ái ngại mà chẳng biết nói gì.
Ba người đi theo con đường nhỏ ra khỏi khoa. Không ai nói với ai một lời nào. Mãi đến lúc gần cổng, Hồng Thảo mới lên tiếng:
- Đi uống cafe nhé?
Anh Thư lắc đầu:
- Thôi,ta muốn về nhà.
Ngọc Chi cũng lắc đầu:
- Về nhà làm gì. Đi chơi cho đỡ buồn.
- Ta không còn tinh thần để đi nữa, hai ngươi đi đi.
Hồng Thảo lắc đầu:
- Nếu không vô quán thì ra hồ chơi, mua theo cái gì đó ăn, rồi chiều hãy về.
Anh Thư chưa kịp trả lời thì đã thấy thầy Khương đi tới. Cô vội nhìn đi chỗ khác. Nhưng thầy đã bước về chỗ các cộ Hồng Thảo và Ngọc Chi vội cúi đầu:
- Thưa thầy.
Anh Thư miễn cưỡng quay lại.
Thầy Khương gật đầu, rồi mỉm cười với Chi và Thảo:
- Các em biết kết quả rồi phải không?
- Dạ.
- Lớp các em khá lắm.
- Dạ.
Thầy Khương quay sang nhìn Anh Thư:
- Tuần sau em tới nhà thầy để nhận đề cương. Những môn thi lại sẽ đổi đề bài đó, thầy nói trước để em chuẩn bị tinh thần.
Anh Thư nhìn xuống chân, dạ nhỏ, cử chỉ có vẻ muốn tránh né.
Thầy Khương chỉ nói bao nhiêu đó rồi đi. Chờ thầy đi xa, Hồng Thảo hỏi nhỏ:
- Mi có thấy hôm nay thầy khác không Chi?
- Khác cái gì?
- Hình như thầy có vẻ giận nhỏ Thư, nãy nói chuyện với nó, nhìn thầy nghiêm dễ sợ.
- Chắc không có đâu, không lẽ người như thầy không biết dấu ý nghĩ của mình. Nếu có giận thầy cũng không để lộ ra đâu.
- Có thể thầy bực, vì cả lớp chỉ có con Thư bị vướng môn của thầy. Có thể thầy tức.
- Thầy không nhỏ nhen vậy đâu, mà thôi đi, có chút xíu mà cũng suy luận lung tung. Thi lại là chuyện thường, có gì quan trọng đâu.
Hồng Thảo thật lòng:
- Tụi nó bảo thầy quan tâm tới con Thư nhất, nên giờ nó rớt ai cũng ngạc nhiên, nhất là lại là môn của thầy.
Ngọc Chi nói ngang:
- Môn của thầy thì làm sao? Ai dám nói không rớt môn của thầy chủ nhiệm. Cứ nhìn bình thường thì chuyện sẽ bình thường, ai bảo mi nhìn lệch lạc quá làm chi.
Hồng Thảo nhún vai:
- Tao cũng mong như vậy, miễn tụi nó đừng biết gì thôi.
Anh Thư nhìn Hồng Thảo chăm chăm, nghĩ tới chuyện cả lớp biết bí mật của mình, cô thấy lạnh cả người.
Cô mang tâm trạng đó trên suốt đường về nhà. Thái độ lạnh lùng lúc nãy của thầy Khương làm cô thêm xấu hổ. Cô bị rớt đến hai môn, nhưng môn văn phương tây không làm cô khổ sở bằng môn lý luận. Buồn này chồng lên buồn kia, tưởng như không chịu đựng nổi.
Anh Thư vừa về nhà thì gặp Thục Ánh đi ra, dạo này Thục Ánh hay sang nhà cô chơi, vì chị Thục sinh em bé. Thường khi gặp cả hai nói chuyện rất cởi mở với nhau, hôm nay cũng vậy. Thấy Anh Thư, Thục Ánh cười thân mật:
- Đi đâu về vậy nhỏ?
- Em ở trường về, chị Ánh qua lúc nào vậy?
- Chị qua từ sáng, em bé ngủ rồi chị mới về.
- Tối qua nó khóc quá, làm mẹ em với anh hai thức đến khuya, không biết tối nay nó có khóc không nữa.
Thúc Ánh giơ tay ra cản:
- Đừng nói vậy, con nít trong tháng là người ta cữ nói bậy lắm. Coi chừng chị Thục nghe, chị ấy là chúa âm lịch.
Anh Thư che miệng cười:
- Em quên.
Thục Ánh đến lấy xe ra. Anh Thư đi theo mở rộng cánh cổng cho cộ Ra đến ngoài đường, như chợt nhớ ra, Thục Ánh dừng lại nói:
- Anh Thư bị rớt môn lý luận phải không? Đừng lo, chị sẽ nói với anh Khương, để anh ấy cho em câu hỏi học trước.
Anh Thư đứng khựng giữa lối đi, bần thần cả người. Không biết nói gì, rồi cô chỉ cười, một nụ cười như mếu.
Thục Ánh đi rồi, cô không trở vào nhà, mà rẽ ra đường. Vô đồi thông, ngồi ấm ức một mình.
Bất chợt cô đứng dậy, hối hả trở ra đường. Như phải giải quyết một chuyện gì rất bức xúc, nghiệm trọng.
Anh Thư đến nhà thầy Khương, nhưng người nhà bảo thầy đến trường chưa về. Bây giờ Anh Thư mới nhớ ra là đã gặp thầy ở trường. Cô chán nản quay trở lại trường. Anh Thư vừa đi được một đoạn thì thầy Khương về, thấy cô ở giữa đường, thầy bèn dừng xe lại, bước xuống.
- Anh Thư đến tìm thầy phải không?
Anh Thư im lặng nhìn thầy Khương, khuôn mặt đỏ bừng vì còn giận. Cử chỉ đó của cô làm thầy hơi nghiêm mặt lại.
- Có chuyện gì vậy? Em vào nhà thầy đi.
- Em không muốn vào.
- Vậy à, nhưng em đến tìm thầy kia mà.
- Nhưng bây giờ em không muốn vô đó nữa. Rồi thì không chỉ mình chị Ánh, mà cả gia đình thầy sẽ khinh thường em, nhiều quá, em chịu không nổi đâu.
Thầy Khương ngạc nhiên nhìn cô, có vẻ không hiểu. Bất chợt thầy gật đầu:
- Thôi được, em không muốn vào nhà thầy thì qua quán cafe bên kia đi.
Anh Thư bướng bỉnh:
- Em không muốn ra quán cafe, chỗ đó xa lắm.
Nói rồi cô bước l6n đồi thông. Thầy Khương bước theo nói:
- Đừng đi xa quá Anh Thư, có chuyện gì em nói đi.
Anh Thư đứng lại, lần đầu tiên, cô nhìn thẳng vào mặt thầy Khương:
- Em không ngờ thầy lại là người như vậy. Thầy là người thiếu tế nhị, đạo đức giả, tất cả mọi người đều lầm về bộ mặt của thầy ( cha mẹ Ơi, hs gì mà dám chửi cả thầy giáo)
Thầy Khương đỏ bừng mặt, quát lên:
- Đủ rồi Thư!
Giọng thầy bặt hẳn đi:
- Cho dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn là thầy của em, em không được vô lễ như vậy
- Nhưng em không muốn xem thầy là thầy nữa, thầy không đủ tư cách.
Thầy Khương chợi giơ tay tát vào mặt Anh Thư khiến cô sững sờ. Mắt cô mở lớn như không tin vào điều đã xảy ra. Đó là điều vượt xa cả điều tồi tệ nhất mà cô chưa bao giờ hình dung.
Thầy Khương điềm tĩnh nhìn khuôn mặt ngơi ngác của cô, giọng vẫn rắn như thép:
- Đây là lần đầu tiên tôi phải sử dụng hình thức này để dạy sinh viên. Cho dù có bị đưa ra hội đồng kỷ luật tôi cũng không hối tiếc. Chưa có ai dám nói với tôi như vậy. Em càng ngày càng trở nên khó dạy.
Anh Thư không nói gì, nước mắt chảy ràn rụa quanh mặt. Cô ngồi xuống gốc thông, tay vòng qua đầu gối, mặt cúi xuống, khóc nức nở.
Thầy Khương đứng nhìn ra ngoài đường, chờ cho cô bớt khích động. Sau khi giây phút căng thẳng đã qua, giờ đây anh thật sự thấy bối rối. Một tình huống mà ở cương vị người thầy, anh không thể bỏ mặc cô hay dỗ dành.
Anh Thư tức tưởi có đến hơn nửa giờ. Sau đó cô ngẩng đầu lên, loay hoay lấy khăn lau mặt. Khuôn mặt sau cơn khóc như cơn mưa đi qua, giờ đây có vẻ ủ rũ, buồn rầu. Cô không còn muốn la hét nữa, chỉ còn lại cảm giác buồn rấu thấm thía.
Cô đứng dậy, đến trước mặt thầy Khương, giọng buồn bã:
- Em biết là em đã mất dạy trước mặt thầy. Ở cương vị học trò, em không có quyền nói năngnhư thế. Nhưng có bao giờ thầy tự hỏi là thầy đã làm em tổn thương đến như thế nào không?
- Tại sao em trở nên như vậy? Anh Thư, trước dây em là niềm vui của thầy. Thầy đã từng nghĩ rất nhiều về em. Bây giờ thầy thấy thất vọng, em không còn như trước nữa.
Anh Thư nhìn xuống chân mình, những điều thấy Khương nói làm cô thêm thấm thía. Cô thấy như mình vừa mất đi một thứ gì quí giá lắm không thể nào lấy lại được.
Thầy Khương nói tiếp một cách tư lự:
- Thầy không biết thầy đã làm gì em. Nhưng thầy biết chắc bây giờ em đã không xem thầy với tình cảm quý trọng ngày xưa nữa. Em bảo em bị tổn thương, nhưng thầy đã làm gì em vậy?
- Nếu em nói ra, thầy sẽ càng khinh em hơn ( vậy mà cũng đi kiếm người ta làm bù lu bù loa lên)
Thầy Khương lắc đầu:
- Không bao giờ thầy coi thường học trò của mình, dù em có làm điều gì tồi tệ.
Anh Thư lắc đầu:
- Thầy nói như vậy em càng không muốn nói ra, vì lúc nào thấy cũng coi em như đứa con nít.
- Thầy không coi em như đứa con nít, nhưng lúc nào cũng muốn vị tha đối với em, vì em là đứa học trò mà thầy quí mến nhất.
Anh Thư ngước lên nhìn một cách thất vọng. Thầy Khương đã nói như vậy, làm sao cô đủ can đảm thổ lộ ý nghĩ của mình.
Cô nhìn thầy Khương đăm đăm. Trong đầu thử hình dung thầy sẽ phản ứng ra sao nếu cô nói ra. Sẽ cười như với một đứa trẻ ăn nói ngô nghê, hay sẽ nghiêm khắc bảo cô lo học đi, hoặc có thể bảo cô là đồ điên khùng.
Thầy không không hề bối rối trước cái nhìn của Anh Thư, chỉ hơi ngạc nhiên. Và lên tiếng như muốn lưu ý cô.
Anh Thư định thần lại, cô quay mặt sang chỗ khác. Mặt đầy vẻ thất vọng:
- Khi em bị thi lại, thầy có biết em xấu hổ như thế nào không? Tại sao thầy nói với chị Ánh, tại sao thầy không giữ kín chuyện đó giùm em? Bây giờ em xấu hổ lắm, không dám qua nhà chị ấy nữa.
Thầy Khương có vẻ bất ngờ, nhưng ngay lập tức lấy lại vẻ tự chủ:
- Thầy không cố ý để nhiều người biết. Hôm nọ Ánh vào tìm bài của em xem điểm, đến khi thầy vào thì cô ấy đã coi rồi.
- Từ đó tới giờ ba mẹ em quy định làm bài không được dưới 8 điểm, để cho gia đình được hãnh diện về em ( khúc nay không biết có phải là in sai không, tai sao lại là gia Định???). Bây giờ thì hết rồi, em không còn mặt mũi nào nhìn ai trong gia đình hết.
Thầy Khương nhìn Anh Thư đăm đăm, sự thổ lộ của cô nghe thật tội nghiệp. Thầy lắc đầu nói:
- Có lẽ ba mẹ em chỉ nói để động viên thôi, chứ không cố ý làm áp lực cho em đâu.
- Từ nhỏ em đã quen như vậy rồi. Lát nữa về nhà em không biết ăn nói thế nào với ba mẹ. Điều em sợ nhất sắp xảy ra rồi.
Chợt cô ngẩng đầu lên với vẻ bất cần:
- Nhưng em sẽ tự học thi lại, em không cần thầy cho câu hỏi trước đâu.
Thầy Khương lắc đầu:
- Thầy cũng không muốn làm chuyện khuất lấp giúp em. Thầy luôn muốn em làm những chuyện trong sáng. Vì vậy thầy mong em hãy chú tâm vào học, đừng ham chơi như trước kia nữa.
Anh Thư chợi nói như tức:
- Thầy luôn nghĩ là em ham chơi sao? Thầy có biết em khổ sở như thế nào không? Có bao giờ thầy nghĩ đã gây ra cho em điều gì không?
- Em nói câu này hai lần rồi. Nghĩa là em nghĩ có chuyện gì đó. Tại sao em không nói rả Nói đi.
Anh Thư không trả lời, tim đập như trống vì điều sắp bật ra. Nhưng có một điều gì đó phi thường giữ cô lại. Và cô hỏi một câu ngớ ngẩn:
- Thầy yêu chị Ánh lắm phải không thầy? Thầy nói thật với em đi. Có phải thầy sẽ làm đám cưới với chị ấy không? ( trờiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii)
Thầy Khương như ngửa người vì kinh ngạc. cái nhìn vào mặt Anh Thư như muốn soi thấu tâm can cộ Như muốn hiểu cái đều không sao hiểu nổi. Cuối cùng thầy nhẹ nhàng nói:
- Em hãy quan tâm đến việc thầy cư xử như thế nào với sinh viên, và thầy làm thế nào để giúp em thi lại, đừng quan tâm đến chuyện riêng tư của thầy, Thư ạ.
- Thầy muốn bảo em là con nít, đừng xen vào chuyện người lớn có phải không?
Thầy Khương lắc đầu:
- Thầy không xem em là con nít. Ở tuổi em, người ta đã có thể nói về chuyện tình cảm một cách nghiêm túc. Thậm chí em có thể hỏi thầy về những kinh nghiệm tình cảm. Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức độ đó thôi.
Anh Thư nói thật nhỏ:
- Vậy mà thầy bảo em hãy nói điều bí mật của em.
Thầy Khương không nghe thấy câu nói của cô, thầy vô tình nói tiếp:
- Thầy có những nguyên tắc riêng của mình. Những gỉ là tình cảm riêng tư thì không ai được xem vộ Vì vậy từ nay về sau em đừng hỏi thầy chuyện đó nữa Thư à.
Anh Thư cúi đầu một cách bất mãn ngầm. Thầy Khương là vậy đó sao. Tưởng như hòa đồng dễ gần.Nhưng thật ra chỉ ở mức độ. Và thầy luôn vạch giới hạn, người khác muốn bước qua cũng không được.
Anh Thư ngước nhìn thầy Khương, nói một cách đĩnh đạc:
- Tuần sau em sẽ đến nhà thầy nhận đề cương. Giờ thì thưa thầy, em về.
- Lên xe đi thầy đưa về.
- không, em thích đi bộ về hơn.
Anh Thư thoăn thoắt bước xuống đường. Cô có cảm giác như thầy Khương nhìn theo cộ Bất giác cô quay đầu nhìn lại. Đúng là thầy Khương đang nhìn theo cô thật, thấy cô quay lại, thầy mỉm cười dịu dàng, vẫy tay:
- Chúc em vui vẻ.
Anh Thư chỉ biết dạ nhỏ, rồi quay xuống. Những câu chúc như tưởng chừng như không có gì. Nhưng đối với cô, nó lại có ý nghĩa riêng. Nếu không quan tâm đến cô, thầy đã chẳng nói như vậy. Tức là thầy biết nỗi buồn của cộ Nhưng những sóng gió trong lòng cô, thầy không hiểu được. Ước gì thầy biết.
Nghe tiếng gọi dưới đường, Anh Thư đặt chén chè xuống, chạy ra ban công. Thấy anh chàng trưởng nhóm đang đứng ngó vào sân mà gọi, cô bèn ngắt một cành hoa, ném xuống sân, cất tiếng nói trong trẻo:
- Tìm em hả?
Anh chàng giật mình ngó lên tìm thủ phạm. Thấy Anh Thư, vẻ bực mình biến mất, anh ta cười một cái hết sức dễ thương:
- Mở cửa cho anh đi bé.
- Chờ em chút.
Cô quay người vào nhà, chạy xuống mở cổng. Cô định mở rộng cửa thì anh chàng cản lại:
- Thôi, anh không vào đâu, có chuyện phải đi giờ. Thư cho anh gửi cái này.
Anh Thư đón lấy hai bì thư, đọc lướt qua rồi ngạc nhiên hỏi:
- Gửi thầy Khương sao lại đưa em.
- Anh định gửi bưu điện, nhưng có chút trục trặc. Cái này là lỗi của anh. Vì hôm đó viết thiệp mời xong, anh bỏ quên một xấp trong ngăn kéo. Không kịp gửi bưu điện. Anh sợ không kịp ngày nên phải đi gửi từng người. Nhờ Thư chuyển anh Khương giùm anh nghen.
Anh Thư sốt sắng:
- Để em gửi thầy cho, nhưng mời gì vậy anh Tuyến?
- Mời đi dự câu lạc bộ thơ văn. Năm nay tổ chức lớn lắm. Em đi luôn nha Thư.
- Em đi chứ.
Anh chàng nheo mắt lại, nói như dụ khị:
- Cuối chương trình có tiết mục hay lắm. Anh chỉ phổ biến với vài người thôi, Thư ở lại nhe.
- Ở lại làm gì?
- Thì dự tiết mục sau cùng đó. Đến đấy sẽ biết sau. Nhưng về khuya đấy. Nhớ xin gia đình trước nhạ Thôi anh về.
Anh Thư chờ anh ta đi khuất rồi mới quay vào. Vừa đi cô vừa mở thư ra đọc. Vậy là không đầy một tuần nữa. May mà anh chàng trưởng nhóm phát hiện ra kịp, nếu không cô sẽ mất một buổi tối thật vui. Cô thích dự đêm liên hoan ấy, nhưng nếu không có thầy Khương thì nó chẳng có ý nghĩa gì.
Anh Thư lên phòng thay đồ, rồi đến nhà thầy Khương. Bây giờ là mùa hè nên cô hiếm khi gặp được thầy. Tuần trước cô có lên kiếm nhưng không gặp. Lần đó về cô buồn hết mấy ngày.
Sáng nay trời không mưa và có nắng ấm. Anh Thư mặc chiếc áo cổ lọ màu đen với váy trắng. Nhìn cô thật mi nhon. Cô nhét thư mời và quyển sổ thơ vào ba lô, rồi tung tăng bước ra sân.
Ngang qua vườn hoa, cô dừng lại suy nghĩ rồi len lỏi bước vào trong, bứng lại một chậu hồng nhỏ, san qua một chậu mới để đem cho thầy Khương.
Nhà thầy Khương là một ngôi biệt thự nằm trên đồi thông. Xung quanh bao bọc một màu xanh mát dịu. Thư nhớ hồi nhỏ cô và đám bạn rất thích đi ngang qua đây. Lúc đó trong ý nghĩ thơ ngây của cô, biệt thự là một lâu đài cổ tích, trong đó có một hoàng tử thật đẹp trai.
Sau này lớn lên, cô không còn mơ mộng nữa. Nhưng niềm tin thì vẫn còn, vì vậy mà mỗi lần nhìn thấy thầy Khương, cô lại thấy xúc động.
Khi Anh Thư đến thì thầy Khương đang ngồi đọc sách ở bộ bàn ghế ngoài trời. Quanh thầy là một bầu trời quang đãng thang bình.
Anh Thư đến đạt chậu hoa lên bàn:
- Em tặng thầy.
Thầy Khương nhìn chậu hoa rồi ngước nhìn cô:
- Cám ơn Anh Thư, nhưng thầy sẽ trồng nó ở đâu đây? Em muốn thầy đặt chỗ nào?
Anh Thư trả lời ngay:
- Thầy đặt ở bàn viết của thầy được không ạ?
- Thôi được, thầy sẽ đặt nó ở trên bệ cửa sổ. Nhưng thỉnh thoảng em phải đến chăm sóc nó giúp thầy, được không?
Anh Thư gật đầu với nụ cười rạng rỡ. Cô vui rất lâu đến nỗi thầy Khương phải nhìn cô với vẻ lạ lùng. Nhưng thầy cũng mỉm cười như bị lây tâm trạng của cô.
Anh Thư lấy bì thư, đặt trên bàn:
- Đây là thư mời của câu lạc bộ đó thầy. Anh Tuyến nói em phải làm cách nào mời cho bằng được thầy. ( xạo quá)
- Đâu cần em phải dùng mọi cách. Năm nào thầy cũng tham gia mà. Em không đưa thì thầy cũng nhớ thôi.
Anh Thư nhìn thầy Khương chăm chăm:
- Vậy thầy có đến không hả thầy?
- Tất nhiên.
Anh Thư thầm thở nhẹ. Cô muốn nói cô sẽ vô cùng thất vọng nếu vì lý do nào đó thầy không đến. Nhưng nói ra sợ bị cười, nên cô làm thinh.
Thầy Khương nói như hỏi thăm:
- Em học bài xong chưa?
- Dạ rồi.
Tự dưng Anh Thư ngượng ngập ngó xuống. Cử chỉ của cô làm thầy Khương buồn cười:
- Đến giờ mà em vẫn còn thấy xấu hổ à?
Anh Thư gượng cười:
- Đến giờ em cũng không hiểu tại sao lúc đó em làm như vậy. Thực tình em quê lắm thầy ạ.
- Thầy cũng định hỏi em điều này. Sao lúc đó em ngang bướng vậy Anh Thư?
- Em xin phép không trả lời nha thầy.
- Thôi được, cho là em buồn chuyện gì đó. Vậy bây giờ đã qua chưa? Em cảm thấy đã khá hơn chưa?
Anh Thư chợt nhìn đi chỗ khác, như không muốn nhớ lại khoảng thời gian đen tối đó. Cô tư lự:
- Có lẽ cả đời em sẽ không hết buồn được. Nhưng bây giờ em bình tĩnh hơn. Vì bắt buộc phải chấp nhận.
- Nghiêm trọng vậy sao?
Rồi thầy chợt cười, như nghe thấy một đứa bé bảo nó đau khổ. Thầy nói thật khoan dung, thông cảm:
- Ở tuổi em không gặp những chuyện lớn lao. Nhưng em chưa từng vấp váp, nên thấy nó nghiêm trọng. Nhưng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả. Thầy tin như vậy.
- Sẽ không bao giờ qua được đâu thầy. Thậm chí nó sẽ là vết thương lòng suốt đời.
Thầy Khương gật đầu như chiều ý cô:
- Chắc là như vậy. Nhưng thầy tin là qua thời gian này, sau khi em nhìn lại sẽ thấy nó rất nhỏ bé.
Anh Thư thở dài:
- Một người như thầy chắc không bao giờ có cảm giác đó đâu. Nên thầy sẽ không bao giờ hiểu được.
Thầy Khương không giấu được nụ cười ở góc môi. Đó là cách cười của người lớn khi nghe đứa trẻ than thở về cuộc đời nó mà chính nó cũng không hiểu thế nào là cuộc đời.
Nhìn khuôn mặt của thầy Khương, Anh Thư chợt nhạy cảm hiểu ra. Và cô cảm thấy tình cảm bị xúc phạm. Cô nói hấp tấp:
- Em hiểu thầy nghĩ gì rồi. Thầy có thể cho em là con nít. Thậm chí có thể nghĩ tệ hơn về những điều em nói. Nhưng đừng xem thường tình cảm của người khác, như vậy là ác lắm, thầy có biết không?
Vẻ mặt của thầy Khương chợt thay đổi. Anh cảm thấy ngạc nhiên, lạ lùng. Nhưng với sự nhạy cảm tinh tế, anh nhận ngay ra được cảm giác của Anh Thự Và anh nói một cách nghiêm túc:
- Thầy không biết chuyện tình cảm của em. Nhưng thầy nghĩ đó không phải là chuyện hời hợt. Có lẽ thầy đã nói gì đó làm em cảm thấy bị tổn thương. Thầy xin lỗi
-"Nếu hiểu như vậy thì thầy hãy yêu em đi". Anh Thư muốn gào lên như vậy. Nhưng lý trí kiềm cô lại, để không biết thành một người khùng điên trước mặt thầy Khương.