Chương 14

- Chị ấy muốn nhắm vào em, nhưng có nghĩ như vậy là ảnh hưởng đến thầy không? Và hậu quả mà thầy nhận cũng chính là chị ấy nhận, giống như cắt mũi mình để trả thù vậy.
- Em nghĩ thế à?
- Vâng, từ chiều giờ em đã nghĩ như vậy.
- Nhà em có ai biết chuyện này không?
- Em không dám nói với ba mẹ, nhưng chị Thục biết.
- Thầy định bảo em đừng nói với ai cả, nhất là chị Thục, vì chị ấy sẽ không ngăn Thục Ánh được đâu, từ đây về sau có chuyện gì, em cũng đừng nói với chị Thục
Anh im lặng một lúc rồi nhìn Anh Thư:
- Em có biết tại sao thầy muốn gặp em không?
- Dạ không.
- Thầy không muốn chuyện này làm em hoang mang, lúc chiều em sợ lắm phải không?
- Vâng, em có cảm giác mình sắp chết rồi, lúc thầy chủ nhiệm bảo sẽ có hình thức kỷ luật, em tưởng như trời đất sụp đổ, cảm giác đó khó diễn tả lắm thầy ạ.
- Thầy biết.
- Nhưng khi tỉnh táo lại, em hiểu là em sợ cho thầy, vì thầy có nhiều cái cần giữ hơn em.
Thầy Khương nhướng mắt:
- Đó là những cái gì, nói thầy nghe xem.
- Thầy là người thành danh, cho nên phải sợ mất uy tín với sinh viên, sợ mất đi địa vị xã hội, nói chung là mất tất cả.
- Nếu mình thật sự tạo được uy tín thì nó không mất dễ dàng vậy đâu. Một người bình thường không đủ sức làm mất tất cả những thứ mà người khác gây dựng nên, nhất là người ấy có tư tưởng phá hoại.
Anh Thư hiểu là thầy Khương muốn nói đến chị Thục Ánh. Cô cảm thấy muốn biết ghê gớm thầy sẽ cư xử thế nào với người yêu của mình. Nhưng cô biết hỏi có nghĩa là chạm đến ranh giới thầy đặt ra, nên cô đành nén lòng im lặng.
Tự nhiên Anh Thư thấy buồn ghê gớm. Cô thấy chị Thục Ánh không biết trân trọng những gì mình có. Vậy mà chị ấy vẫn có tất cả. Trong khi cô yêu thầy Khương như yêu một thần tượng, thì tình cảm đó cứ như bị vứt qua một bên.
Tất cả mọi người đều không ai quan tâm đến tình cảm của cộ Gần như nó không có giá trị gì cả.
Anh Thư cúi xuống nhìn ly nước trên tay, vẻ mặt buồn hiu. Cô làm thầy Khương phải chú ý sự thay đổi đó, và hỏi ngay:
- Em đang nghĩ gì vậy?
Anh Thư cười gượng, lắc đầu:
- Không nghĩ gì hết a.
- Đừng giấu thầy, em đâu phải là người khó cởi mở phải không? Em buồn chuyện gì, nói đi.
Anh Thư ngước lên. Khuôn mặt thay đổi hẳn, co vẻ trách móc rõ rệt:
- Em đang nghĩ điều mà thầy thường cấm em nói, thầy không thích nghe thì em nói làm gì.
Hình như thầy Khương không hiểu nên lắc đầu:
- Thầy muốn em quên hẳn chuyện đó đi, em phải tự nhủ điều đó không thể thực hiện được, và đừng nghĩ đến nó nữa.
Không hiểu sao cách nói đó bây giờ làm Anh Thư hết sức phẫn nộ. Và khi nó lên đến đỉnh cao, thì cô không còn nhịn được nữa. Cô chợt vung tay phản đối:
- Thầy bất công lắm, và thầy mù quáng quá, thầy chỉ biết nhắm mắt chấp nhận một người không hề tôn trọng tình cảm của thầy. Cái đó gọi là nhu nhược thầy biết không?
Thầy Khương ngồi yên, hoàn toàn không có vẻ ngạc nhiên về sự bộc phát của cộ Có lẽ quá hiểu tính cô nên thầy không coi đó là hiện tượng.
Một khi nước đã vỡ bờ thì không gì có thể kềm lại, Anh Thư nói như tuôn ra những uẩn khúc trong lòng:
- Em muốn làm người biết điều, nhưng em không biết điều được, khi thấy thầy quá mù quáng, thầy nhu nhược đến mức làm em tức điên lên. Em ghét chứ không thể thương một người như thầy, đáng đời thầy lắm.
Thầy Khương nghiêm giọng:
- Anh Thư.
Nhưng Anh Thư lập tức nguẩy đầu:
- Đừng có áp đặt em, bây giờ em không còn xem thầy là thầy nữa, mà thầy cũng không được quyền cấm em bất cứ điều gì. Em thích thì cứ nói nấy, thầy làm gì được em?
- Đúng là thầy không làm gì được em, nhưng điều thầy có thể làm là khuyên em nên bình tĩnh.
Anh Thư vô tình vung tay lên:
- Em cóc cần bình tĩnh, thầy thì lúc nào cũng giữ lấy địa vị mà thầy có, vì nó mà thầy sống trong khuôn khổ xã hội quy định, thật ra em cũng muốn cho thầy bị khoa kỷ luật, cho đáng đời thầy.
- Em nói cho nhiều đi, rồi sau đó hối hận
- Em có thế nào mặc em, không việc gì em phải hối hận hay tội nghiệp thầy. Em chưa thấy ai nhu nhược như thầy, bị người yêu dí vào tường cũng im lặgn chấp nhận. Thầy như thế thảo nào chị ấy coi thường thầy, chính vì coi thường mới dám làm như vậy. Bởi vì chị ấy không sợ mất.
Thầy Khương nói như răn đe:
- Em cứ tiếp tục như vậy, thầy sẽ đuổi em về đó, và sẽ không gặp em nữa.
- Thầy không gặp em cũng không cần. Thầy là người nhu nhược nhất trên đời mà em biết, em cầu mong sau này thầy sẽ có một bà vợ hung hăng nhu sư tử, cho đáng đời thầy.
- Lúc bốc lên thì nói không cần giữ miệng, rồi sau đó hối hận. Em như vậy mấy lần rồi, không biết rút kinh nghiệm sao?
- Em không cần rút tỉa gì cả, nếu hôm nay em không nói thì thầy còn mù quáng đến chừng nào. Tại sao em cứ nghĩ mình là người có lỗi chứ. Người gây ra chuyện là thầy, vì thầy quá nhu nhược.
- Có lẽ thầy phải đuổi em ược việc của mình đi, sau đó tính nữa.
- Em nên bản lĩnh một chút đi, quy lụy kiểu đó cậu ta sẽ khinh em theo kiểu khác đó.
- Vậy chị muốn em phải làm sao bây giờ?
- Xin lỗi nhưng không hạ mình quá đáng, cho dù có thế nào, thì em cụng phải giữ lại lòng tự trọng, đừng có lúc thì quá hung hăng, khi không được thì quá hạ mình, đến nỗi nói xấu cả mẹ mình, không được làm như vậy.
Thục Ánh gật đầu:
- Từ đây về sau em nghe chị chứ không nghe mẹ nữa, mẹ xúi cái gì cũng bậy cả.
- Không phải chỉ toàn là mẹ quyết định, mà tại em muốn như vậy, em và mẹ đều có ý nghĩ giống nhau, mai mốt em đừng đổ lỗi cho mẹ nữa.
Thục Ánh khoát tay:
- Thôi được, thôi được, bây giờ chị nghĩ cách giúp em đi, chị có vẻ hợp với ảnh, chắc ảnh nghe chị hơn, chị khuyên ảnh phụ với em nhé.
- Chị sẽ ráng.
- Còn nhỏ Thư thì sao? Nó cứ đeo ảnh hoài, em bực mình quá, chị lo cho em hay nó đây?
- Làm sao chị lo cho người ngoài hơn em chứ, có điều em đừng gây chiến với Anh Thư nữa, không gây em sẽ có lợi hơn nhiều.
Thục Ánh nóng nảy:
- Mỗi lần nghĩ tới nó làm em muốn điên lên được.
- Cho dù là vậy thì cũng đừng tấn công người ta, cứ kiên nhẫn đi, có lẽ em phải học kiên nhẫn nhiều hơn người ta gấp đôi đó.
- Coi như em nghe lời chị, nhưng chừng nào anh ấy mới quay lại với em đây, chị phải nhanh lên đấy.
Thục lắc đầu:
- Làm đổ vỡ thì dễ, nhưng hàn gắn rất khó, kiên nhẫn chờ, chứ đừng bắt chị đem kết quả về ngay, không được đâu.
Chị nhìn đồng hồ, nói với vẻ sốt ruột:
- Chị phải về sớm, sợ bé Bo khóc, nay mai gì chị qua.
Thục Ánh không để tâm đến chuyện đó, chuyện của cô mới là quan trọng, và cô níu tay Thục lại:
- Chị Ở lại chút nữa đi, em đang cần nói chuyện với chị mà.
- Chị đã nói xong rồi đó chứ, có lẽ mai chị đến tìm cậu ta nói chuyện xem sao.
- Chị sẽ nói thế nào, nói thử xem.
Thục lắc đầu:
- Bây giờ chị phải về, để mai chị qua.
Thục Ánh sốt ruột:
- Nhà bên đó bao nhiêu người, không lẽ không giữ nổi thằng nhỏ, còn em thì đang cần chị, chuyện của em như dầu sôi lửa bỏng đây này, chị Ở đây với em đi.
- Thì nhiều người giữ, nhưng tới giờ phải cho nó bú sữa chứ, sữa chị sắp chảy rồi đây này.
- Chảy thì lau, bỏ nó một chút đâu có sao. Thế nào, theo chị thì lúc em nhận lỗi rồi, anh ấy có chịu bỏ qua không?
Thục rất bực, nhưng cũng nói nhẹ nhàng:
- Chuyện đó không biết được, em đừng hấp tấp quá, thôi chị về, mai chị qua.
Nói xong cô vội vã ra về. Mặc cho Thục Ánh níu kéo. Hình như cô có vẻ giận, nhưng sốt ruột đứt bé ở nhà nên chị không thể chiều ý cô.
Trên đường về, Thục lại nghĩ đến Thục Ánh. Bằng mọi cách chị phải cứu vãn mối quan hệ của cô. Nhưng chị cảm thấy hơi thiếu tự tin. Người ta đập phá sao dễ dàng quá, nhưng dọn dẹp lại thì khó khăn rất nhiều. Vậy mà không ai chịu khó kiên nhẫn để giữ gìn cả.
o O o
Tan buổi họp, các thầy cô trong khoa lần lượt ra khỏi hội trường. Khương vắt cây viết vào túi. Anh đứng lên đi ra cửa. Vừa lúc gặp thầy Phi cùng vừa đi tới. Hai người mỉm cười chào nhau. Thầy Phi hỏi một cách quan tâm:
- Chuyện đó tới đâu rồi, giải quyết xong chưa?
- Tương đối, nếu như bên kia rút lui thì sẽ không còn gì để nói nữa.
- Mấy hôm nay Anh Thư nghỉ học đó, anh biết chuyện đó không?
Khương hơi đứng lại:
- Sao vậy?
- Không biết, nghỉ không có lý do, thấy cô ta vắng mắt hai buổi của tôi, tôi hỏi hai cô ngồi gần thì mới biết cô ta nghỉ trước đó nữa, không biết chuyện này có liên quan đến vụ lá thư không.
Quay qua thấy khuôn mặt đăm chiêu của Khương, anh cười cười:
- Chuyện này chắc phải nhờ thầy chủ nhiệm cổ giải quyết phụ quá. Có những chuyện tế nhị mà thầy cô bình thường không thể xen vào can thiệp được.
- Anh định nhờ tôi khuyên cô bé à?
- Thầy Khương ra lệnh thử xem sao, sợ rằng cô ta không nghe lời khuyên của bất cứ ai khác, ngoài người mà cô ta thích.
- Cũng không chắc lắm, nhưng tôi cứ thử xem sao?
- Vậy thì cám ơn rất nhiều, thú thật, mấy hôm nay tôi hơi nhức đầu vì cô nầy, mình quen không bị sinh viên quậy rồi, nên có trường hợp rắc rối thì hơi ngẩn.
Khương bật cười:
- Tôi hiểu rồi, nhưng cô ta không đến nỗi khó trị đâu.
Hai người chia tay nhau ở cuối hành lang. Thầy chủ nhiệm đi lên lớp. Khương ra xe về nhà. Trên đường đi anh không ngừng nghĩ về Anh Thư. Nhớ lại những gì cô nói trong buổi tối ở nhà Anh Thư. Lúc đó anh hơi buồn cười vì nghe cô dọa nghỉ học đi bụi đời. Không ngờ cô làm thật.
Không biết Anh Thư có đi bụi như đã nói, nhưng nghỉ học thì đã làm thật, cô bé này chẳng hề biết sợ là gì, ngang bướng kinh khủng.
Khương nhìn đồng hồ. Giờ này lẽ ra là giờ học của Anh Thư. Nhưng nghỉ rồi không biết cô đi đâu. Anh lấy máy gọi thử về nhà, rất may người nghe là cô:
- Alô.
Nhận ra giọng cô, Khương thở nhẹ. Nếu là chị Thục thì có lẽ phải giải thích dài dòng rất phiền.
Anh còn đang suy nghĩ thì tiếng Anh Thư lặp lại lớn hơn:
- Alô.
Khương nói thân mật:
- Thầy đây Anh Thư, em đang làm gì vậy?
Hình như Anh Thư bị bất ngờ lắm, giọng cô thay đôi hẳn:
- Thầy gọi em chi vậy, em đã nói là không bao giờ gặp thầy mà.
- Trước khi đi đến quyết định đó, em hãy trả lời cho thầy biết, tại sao giờ này em còn ở nhà, đáng lẽ em phải ở trường đúng không?
Anh Thư nói ngang:
- Tại em không thích đi học, em đã nói thì sẽ giữ lời.
- Thôi được, bây giờ thầy sẽ đến quán café gần nhà em, em ra đó gặp thầy ngay nhé.
- Không, em không thèm đi tìm thầy đâu, em nói rồi.
- Nhưng đây là thầy gọi, chứ không phải tự em tìm thầy. Nếu em không ra gặp thì thầy sẽ đến nhà em, với tư cách là thầy chủ nhiệm đi gặp phụ huynh.
Giọng Anh Thư có vẻ hoảng:
- Thầy gặp ba mẹ em làm gì, giờ này không ai có nhà đâu, chỉ có chị Thục thôi.
Khương chợt muốn đùa:
- Nếu không có người lớn ở nhà thì thầy sẽ chờ. Thầy muốn hỏi tại sao ba mẹ để học sinh nghỉ học mà không xin phép nhà trường.
Anh Thư kêu lên:
- Thấy đừng nói giọng đó, em không phải là học sinh phổ thông.
Khương nói như ra lệnh:
- Bây giờ thầy đến đó chờ em, em ra ngay, không được để thầy chờ lâu nghe chưa.
Nói xong anh tắt máy ngay, như không để Anh Thư có lời yêu sách. Trong thâm tâm, anh tin rằng Anh Thư không bướng đến độ gan lì với anh.
Khương rẽ qua con đường đến Anh Thư. Anh ngừng xe trước quá café, đi ra phía nhà thủy tạ ngồi chờ cô.
Chiều nay mưa rất nhẹ. Khương nhìn xa ra mặt hồ. Anh chợt thấy Anh Thư từ con đường phía trước đi tới. Và lặng lẽ ngắm cô. Cô không mặc áo mưa, chỉ khoác chiếc áo có mũ trùm đầu. Quần jean xanh. Màu áo xanh da trời rất hài hòa nhau. Nhìn cô đi giữa trời mưa, anh có cảm giác rất nhẹ nhàng. Và chiều nay không gian như thơ mộng hơn.
Anh Thư bỏ áo khoác ngoài xe, đi vào quán. Cô có vẻ vừa dằn dỗi, vừa ngoan ngoãn. Môi dưới bĩu ra một cách dễ thương. Cô đến trước mặt Khương, hơi cúi đầu.
- Thưa thầy.
- Em ngồi đi. Uống café hay sữa đây?
Anh Thư tự gọi cho mình một ly trà nóng. Xong cô quay lại ngồi im, hai tay đan vào nhau, ủ giữa chân cho đỡ lạnh.
Khương nhìn cô một lúc rồi lên tiếng:
- Vì giận thầy mà em nghỉ học à? Em định nghỉ trong bao lâu? Thầy đáng để em liều lĩnh như vậy sao?
Anh Thư nguẩy đầu nhìn ra mặt hồ:
- Em ghét thầy.
Khương gật đầu:
- Thầy biết, nhưng thầy đâu còn dạy em, em đâu còn lý do để bỏ học giờ của thầy, đã một lần như vậy rồi, em nhớ không?
Anh Thư khẽ nhăn mặt:
- Em không thèm nhớ, em ghét thầy, ghét tất cả những gì liên quan đến thầy. Em sẽ xin đi làm và sẽ lấy chồng.
Khương suýt phì cười, nhưng anh vội ghìm lại:
- Lập gia đình cũng là ý tưởng hay, đến lúc nào đó em cũng phải có chồng thôi, nhưng trước khi làm việc đó, em phải lấy được bằng tốt nghiệp đã.
Anh Thư im lặng một lát, rồi hỏi một cách bất bình:
- Có phải thầy gọi em ra đây chỉ để bảo em đi học không?
Khương gật đầu, mắt không rời khỏi cô, nhưng vẫn không nói gì.
Anh Thư xụ mặt xuống:
- Nhưng em đâu có liên quan gì đến thầy. Thầy đâu còn dạy em nữa.
- Không còn dạy thì không còn là thầy sao, Anh Thư?
- Không phải em phủ nhận thầy giáo dạy mình, nhưng em đâu có còn xem thầy như một người thầy bình thường, thầy hiểu mà.
- Vì hiểu nên thầy có trách nhiệm với em, lo nghĩ về em, em không hiểu điều đó sao?
- Nhưng em không cần cách lo như vậy. Em muốn thầy nhìn em cách khác.
- Một cô sinh viên bỏ học không lý do, bây giờ bảo thầy nhìn theo cách khác, nghĩa là muốn thầy khen em ngoan chứ gì?
Anh Thư khẽ nhăn mặt phụng phịu:
- Em không có đùa mà.
- Nếu em muốn thầy nhìn cách khác thì trước hết em phải làm cách khác, đừng dùng cách này nữa. Nghĩa là hãy học lại đi.
- Thầy càng bảo em lo học, em sẽ càng bỏ học, em sẽ lấy chồng cho thầy hết coi thường em.
Khương chợt nghiêm mặt:
- Chồng đâu cho em lấy bất tử vậy, thầy không thích nghe em nói vậy đâu, hãy bỏ ngay ý nghĩ đó đi.
- Em không bỏ.
- Em trẻ con quá rồi đó Anh Thư.
Anh Thư nói ngang:
- Trẻ con thì không nghĩ đến chuyện lập gia đình một cách nghiêm túc, em sẽ lấy chồng và sẽ làm một người vợ hiền thục, cho thầty sáng mắt và thầy sẽ hối hận.
Ra là vậy, Anh Thư quyết liệt như vậy, tưởng như con nít, nhưng không hề bồng bột chút nào. Khương còn ngẩn người ngạc nhiên, thì cô nói tiếp một cách tự tin:
- Chắc chắn thầy sẽ có một bà vợ vừa hung dữ vừa đa nghi, thầy sẽ không thể nào hạnh phúc, và sẽ hối hận vì tuổi trẻ bồng bộng nhu nhược của mình.
- Tại sao em cứ gán cho thầy từ nhu nhược vậy? Em không nghĩ ra được chuyện khác sao?
Anh Thư vẫn khăng khăng:
- Nhu nhược và mù quáng, đó là tính cách đặc trưng của thầy. Rồi thầy sẽ hối hận vì đã không nghe lời khuyên của em.
Khương lắc đầu:
- Thầy chưa từng thấy cô học trò nào khuyên thầy giáo như vậy. Vậy theo em, thế nào mới là sáng suốt.
Anh Thư liếm môi, nói không cần suy nghĩ:
- Nghĩa là biết rõ người nào phù hợp với mình và mình cần một người như thế nào, em thấy ngoài tình cảm ra, thầy và chị Ánh chẳng có điểm nào tương đồng cả.
- Cụ thể?
- Tính thầy trầm lặng và thích cái gì thuộc về tinh thần, còn chị ấy thì nghiêng về vật chất, thậm chí không hiểu hết giá trị tinh thần là thế nào.
- Chỉ bao nhiêu đó thôi à?
- Còn nữa, còn nhiều lắm, nhưng thầy có can đảm nghe em nói không?
Khương cười cười:
- Thầy đã gọi em ra đây là đã có can đảm lắm rồi, em nói đi.
Anh Thyện gì cũng có thể tha thứ, nhất là bây giờ nó bắt đầu nhận ra lỗi của nó, liệu cậu có thể thay đổi không?
Khương không ngăn được cái nhướng mắt hoài nghi:
- Nhanh vậy sao?
- Cậu nói cái gì nhanh?
- Tôi nghĩ tâm lý con người không thể thay đổi nhanh như vậy, nhất là với người như Thục Ánh.
- Cậu không nên hoài nghi quá, tôi nghĩ hai người nên gặp nhau nói chuyện một lần nữa, và cả hai phải bình tĩnh, nhất là Thục Ánh, lúc đó tình thế sẽ khác đi.
Khương cười như không tin:
- Rất tiếc chị Thục ạ, cái gì vỡ là đã vỡ, tôi không có ý xây dựng lại, vì tôi biết mình không hề vội vã khi quyết định, chỉ có Thụcn thầy sẽ gặp cảnh như vậy.
- Chính vì nó không hiểu hết nó, nên tôi m- Lần đầu tiên thầy ngồi nghe một cô học trò khug nếu nhìn kỹ lại, cậu là người làm nó bị tổndiv>- Nhưng nếu em không nói điều đó, thì sẽ chẳnợc sao?
- Tất cả mọi thhĩ về thầy nhiều như em, em thề là như vậy.
Anh Thư bồn chồn:
- Tại sao thầy không chọn em chứ, em sẽ không bao giờ dồn thầy vào chân tường, và sẽ không gây cho thầy cuộc sống nặng nề bao giờ.
- Em có chắc lắm không?
- Em biết chắc là mình sẽ rất tuyệt vời khi cư xư với người mình yêu.
Khương chợt nghiêm mặt:
- Trở lại thực tế nhé, thật ra em không hề tuyệt vời dù chỉ một chút, thầy đã thấy điều đó, khi em không hề tôn trọng ý kiến của thầy.
Anh Thư mở lớn mắt:
- Sao ạ?
- Em bảo sẽ nghe lời thầy, nhưng thực tế lại bỏ học và đòi đi lấy chồng, trong khi thầy chỉ muốn em học hành nghiêm chỉnh.
Anh Thư ngẩn người ngồi im, rồi chống đỡ yếu ớt:
- Ai bảo thầy không yêu em.
- Thầy làm sao yêu mến được cô học trò không chút bản lĩnh, cô ta không hề biết quý trọng tương lại của mình thì sao coi trọng tương lại người khác.
- Nhưng em...
- Em thế nào?
- Em ghét thầy, vì thầy mù quáng.
- Vì ghét thầy mà em phá luôn tương lai của em, nổi loạn như vậy, chứng tỏ em không hề có bản lĩnh, và tình cảm của em cũng không có gì đáng tin, nói chung, em không chứng tỏ được sự trưởng thành của mình.
- Em...
- Em làm thầy thấy em giống như đứa bé ngang bướng, chỉ đòi cho được điều mà nó muốn mà thật ra nó không biết chắc là mình muốn vậy không.
- Chắc chứ, chắc chắn làm em rất yêu thầy.
- Nhưng thầy sợ là nó không sâu sắc, rồi em sẽ chán khi định được điều mình muốn thôi.
Anh Thư quýnh quáng:
- Không có đâu thầy, thầy nói vậy là coi thường tình cảm của em đó thầy biết height:10px;'>
- Anh Thư rất có cá tính, đồng nghiệp trong trường tôi, khi đã vào lớp cô ấy, ai cũng có nhận xét như vậy. Tôi cũng không nhìn khác hơn mọi người.
- Thôi được, có lẽ tôi hỏi như vậy thiếu tế nhị quá, coi như tôi không hỏi gì đi.
Chị uống ngụm nước, rồi đặt ly xuống:
- Có lẽ tôi sẽ không nói dài dòng với Thục Ánh, cũng không phân tính xem lỗi của ai. Tôi chỉ làm một điều đơn giản thôi.
Khương mỉm cười nói tiếp:
- Là cô ấy hãy quên đi, tôi nghĩ chị sẽ làm như vậy. Thục Ánh có người chị rất tuyệt vời.
Thục cười khẽ:
- Cám ơn nhận xét của cậu.
- Xem như tôi nhờ chị thuyết phục Thục Ánh, thật lòng tôi rất khổ tâm, khi biết mình làm khổ một người, tôi chỉ hy vọng Thục Ánh không còn cần tôi nữa.
Thục chợt nhìn thẳng vào mặt anh, nói như nhấn mạnh:
- Có lẽ cậu không biết điều này, cậu là người quan trọng nhất đối với nó, tất cả hy vọng, tình yêu, tương lai của nó... tất cả đều đặt vào cậu.
Khương thoáng rùng mình:
- Tôi hiểu điều đó, tôi biết mình có lỗi rất lớn, chị hãy nói lại giùm, tôi thành thật xin lỗi cô ấy.
Thục cười buồn:
- Khi người ta thất vọng người ta không cần lời xin lỗi, dù biết đó là lời nói thật lòng. Cậu cũng không cần ngại làm gì.
Chị đẩy chiếc ly ra, đứng lên:
- Tôi về đây, chào nhé.
- Vâng, chị về.
Anh đi ra ngoài giúp Thục dẫn xe. Chị cười khẽ:
- Cảm ơn nhé.
- Chào chị.
Thục khẽ gật đầu đáp lại rồi phóng xe đi. Chiều nay chị cảm thấy đau đớn như chính mình là người vừa trải qua cuộc chia tay.
Nghĩ về Thục Ánh, chị vừa thương vừa tức. Rồi sau đó lại tức mẹ mình. Mẹ là nguyên nhân lớn nhất trong cuộc đổ vỡ của Thục Ánh. Không phải chỉ hời hợt một cách xúi biểu, mà là cách gieo vào lòng cô sự kiêu hãnh, tự phụ. Chính cá tính đó đã làm chết nửa cuộc đời của Thục Ánh. Mà không biết nó có kéo đến tương lai hay không.
o O o
Buổi chiều mưa bay lất phất. Anh Thư đứng trên chòi nhìn xuống lòng thác lô nhô những phiến đá xám trắng. Mùa này mưa nhiều nên nước chảy tràn giữa những khe đá. Nhìn qua phía bên kia, dòng thác chảy mạnh như nghe được tiếng ầm ầm của nước đổ xuống. Trong màn mưa, cảnh vật có vẻ âm u và mơ màng thi nhé.


Nguồn: vietlangdu.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 2 tháng 3 năm 2004