Hồi 6
Làm Bào Lạc, Trụ Vương Hại Tôi Trung

Vua Trụ truyền đốt gươm phép xong, Ðắc Kỷ lần lần tỉnh lại sắc diện trở nên xinh đẹp như thường.
Trụ Vương vuốt ve, yêu ấp suốt đêm chẳng hề nhắm mắt.
Ðến khi sức khõe Ðắc Kỷ đã bình phục. Trụ Vương trở lại ăn chơi như cũ.
Bấy giờ Vân Trung Tử chưa về núi, còn ở chốn Triều Ca, thấy yêu khí bỗng nhiên từ trong cung xông lên nữa, lấy làm lạ đánh tay tính quẻ một hồi rồi gật đầu thầm nhủ:
-Ta muốn đem gươm báu trừ yêu khí, giúp cơ nghiệp Thành Thang một thời gian nữa nào ngiờ số trời đã định, khó nổi đổi dời,nên khiến gươm tùng bị đốt. Như vậy nhà Thương hết vận nhà Châu ra đời, thần tiên sẽ bị nạn. Ôi đã mất công xuống trần một phen lại không làm nên việc. Tiện đây ta cũng nên viết ít chữ để lại cho người đời sau thấy.
Nghĩ rồi lấy viết đề lên bức tường đài Tư Thiên hai mươi bốn chữ như vầy:
"Yêu phong uế loạn cung đình. Thánh đưác bá vương Tây thổ. Yết trí huyết nhiễm Triều Ca. Mậu ngủ trung giáp tý " Nghĩa là:
"Khí yêu quấy rối cung càn. Thánh đức bủa giăng hướng dậu.
Muốn hay máu nhuộm Triều Ca. Giáp tý trong năm Mậu ngũ ".
Ðề thơ xong, Vân Trung Tử lui về núi. Thiên hạ thấy đạo sĩ đề thơ xúm lại xem, nhưng không hiễu ý.
Nhiều người tự cho mình là hay chữ, vây quanh đông nức, xem mãi vẫn không tìm ra được ý thơ.
Bấy giờ có quan Thái Sư coi việc thiên văn là Ðổ Nguyên Tiến ở triều về, thấy dân chúng xúm lại bên vách Ðài Tư Thiên liền hỏi:
-Chuyện gì dó vậy?
Quân canh bẩm:
-Ông đạo sĩ đề thơ trên vách, nên dân chúng xúng nhau xem.
Ðổ Thái Sư ngồi trên ngựa thấy hai mươi bốn chữ, ý rất xa xôi xem qua khó hiễu, liền truyền quân đem nước rửa đi, đoạn về dinh ngẫm nghĩ mãi mà vẫn không tìm ra đưọc dụng ý.
Qua mấy ngày chiêm nghiệm, Ðổ Nguyên Tiến nghĩ thầm:
-Ðây chắc là đạo sĩ dâng gươm đã đề như vậy. Theo ý đạo sĩ thì trong cung yêu khí xuất hiện. Còn ta xem thiên văn lại thấy hung tinh ứng ở cung Càn, ắt việc chẳng lành.
Nay bệ hạ đam mê tửu sắc, bỏ phế công việc trong triều, sớm tối thể nào cũng xảy ra đại họa. Ta làm tôi hưỡng lộc nước đã hai triều, lẽ nào trong lúc lâm nguy khoanh tay ngồi ngó, không một lời can gián sao? Ta xem văn võ trong triều ai nấy đều lo sợ, buồn bực vô cùng, sẳn dịp này ta viết một tờ sớ khuyên vua, may ra giúp ích được gì chăng?
Nghĩ như vậy, Ðổ Nguyên Tiến nội đêm ấy viết sớ cho xong.
Sáng hôm sau, Ðổ Nguyên Tiến đem vào đưa cho Thừa Tướng Thương Dung, và nói:
-Tôi xem thiên văn thấy hung tinh xâm phạm cung Càn, còn bệ hạ vui say tửu sắc, bỏ bê việc triều chính, họa đến chẳng xa. Tôi làm sớ này dâng lên bệ hạ, xin Thừa Tướng chuyển dùm.
Thương Dung nói:
-Thái Sư đã dâng sớ lẽ nào tôi không chuyển đạt, ngặt vì mấy hôm nay bệ hạ không lâm triều, các quan không ai được thấy mặt, chỉ có cách là tôi phải mạo hiểm vào cung cấm mà dâng mới xong.
Ðổ Nguyên Tiến nói:
-Ðó là bổn phận của Thừa Tướng, làm sao cho Thiên tử hối cải, chúng ta là tôi thần, dẩu có bị sấm sét, búa rìu chút ít mà xã tắc được yên thì cũng cam.
Thương Dung vội từ tạ Nguyên Tiến đi thẳng vào cung cấm.
Qua khỏi chín căn đền lớn, đi ngang qua đền Long Ðức, đến đền Hiển Thánh, đến Tỉ Thiện rồi đến Phấn Cung lầu.
Thương Dung ra mắt quan Phụng Ngự, nói:
-Tôi có việc cần xin vào bái yết hoàng thượng.
Quan Phụng Ngự nói:
-Thọ Tiên là cung cấm, chổ Hoàng thượng an nghĩ, các quan ngoài không vào được đâu.
Thừa Tướng Thương Dung nói:
-Ta làm Thừa Tướng há chẳng hiễu luật triều đình sao? Chẳng qua là Thiên tử không lâm triều, ta có việc cần nên phải đem thân đến đây. Ngươi mau vào tâu với Thiên tử có Thừa Tướng Thương Dung đang đứng chầu ngoài cửa.
Quan Phụng Ngự không dám cãi lời, vội vào tâu.
Trụ Vương phán:
-Thừa Tướng Thương Dung có việc gì cần thiết phải vào nội cung chầu Trẫm kìa? Tuy Thương Dung là tôi bên ngoài, nhưng Phò Mã nghà Thương đã ba trào, lại già cả, cho vào chầu cũng được.
Quan Phụng Ngự liền trở ra truyền đòi Thừa Tướng vào.
Thương Dung vào quỳ trước long sàng.
Trụ Vương hỏi:
-Thừa Tướng có việc gì khẩn cấp mà phải vào cung cấm chầu Trẫm?
Thương Dung tâu:
-Có Thái Sư Ðổ Nguyên Tiến xem thiên văn thấy yêu khí ẩn trong cung, tai họa tới không lâu. Bởi vậy có làm sớ nhờ tôi dâng đến bệ hạ. Ðổ Nguyên Tiến là tôi già, tay chân của bệ hạ không nở ngồi nhìn cơ nghiệp điêu tàn, xin bệ hạ xét lại, chăm lo mối nước để trăm quan được vui vẽ, dân chúng nhớ đức phụng thờ.
Nói rồi hai tay dâng sớ lên.
Trụ Vương giở ra xem, trong sớ viết đại lược như sau:
"Tôi là Ðổ Nguyên Tiến, coi đài thiên văn, vì nhiệm vụ cúi trình qua Thiên tử mấy lời tâm huyết. Tôi nghe nói: nước nhà thịnh thì có điềm lành, nước nhà lâm nguy thì sanh loài yêu nghiệt. Tôi xem đài thiên văn thấy điều bất lợi, khí yêu quyện nơi đền vua, hơi ngút nơi cung cấm. Bởi bệ hạ đốt mất gươm thiêng, nên khí yêu tái hiện nơi hoàng cung, nếu khí ấy lên đến Ðẩu Ngưu thì tai ương rơi vào xã tắc.
Nói rồi quay qua bảo Dương Tiển:
Nay Lữ Nhạc dùng chất ôn độc hại thành Tây Kỳ, ngươi phải qua Hỏa Vân động ra mắt Tam Thánh đại sư xin thuốc về đây mới cứu nổi.
Dương Tiển tuân lệnh đằng vân thẳng đến động Hỏa Vân.
Ðộng này mây xanh tám cõi, mây phủ bốn phương, hoa cỏ muôn màu, trông đẹp mắt lắm.
Dương Tiển đến nơi không dám vào, đứng chờ ngoài cửa cả buổi mới thấy một đạo đồng bước ra, Dương Tiển đón lại nói:
- Tôi là Dương Tiển, học trò Ngọc Ðảnh chơn nhơn nay thầy tôi dạy tôi đến đây ra mắt Tam Thánh lão gia, xin đạo huynh làm ơn thưa lại
Ðạo đồng hỏi:
- Ngươi biết Tam Thánh là ai mà dám kêu Ðại lão gia?
Dương Tiển bái và thưa.
- Ðệ tử biết không rõ.
Ðạo đồng nói:
- A ngươi không biết thì ta không chấp làm gì . Ba vị Thánh nhân gọi là Tam Hoàng tức là: Phục Hy, Thần Nông và Huỳnh Ðế.
Bây giờ Dương Tiển mới rõ nói:
- Thật tôi dốt nát, nếu không nhờ đạo huynh dẫn giải tôi không sao hiểu thấu.
Ðồng tử vào động, giây phút trở ra nói:
- Ba vị hoàng gia đợi ngươi vào ra mắt.
Dương Tiển vào động, thấy ba ông, ông ngồi giữa có mọc cặp sừng, ông ngồi bên tả mặc áo da cọp màu xanh lá cây, ông ngồi bên hữu đội mão như vua. (Ấy là Phục Hy ngồi giữa, Thần Nông ngồi bên tả, Huỳnh Ðế ngồi bên hữu. Vì các triều vua ấy qua đến triều Huỳnh Ðế mới bắt đầu có áo mảo.)
Dương Tiển quỳ tâu:
- Tôi là Dương Tiển, vâng lệnh thầy tôi là Ngọc Ðảnh chơn nhơn đến lạy Hoàng gia xin thuốc.
Vua Phục Hy hỏi:
- Ngươi muốn xin thuốc gì?
Dương Tiển nói:
- Lữ Nhạc là đồ đệ của Triệt giáo xuống thần giúp Tô Hộ đánh Tây Kỳ, chẳng biết dùng tà thuật gì mà làm cả thành từ quan quân đến dân chúng đều đau hết, không một người dậy nổi. Xin Hoàng gia lấy lòng nhân đức cứu dân.
Vua Phục Hy nói với Thần Nông:
- Chúng ta làm vua, kế chế ra bùa Bát quái, người nếm thuốc cứu dân, sau nữa chế ra lễ nhạc giáo hóa, thế gian chẳng hề ly loạn.
Nay vận nhà Thương đã suy, bốn biển giặc giả bởi Trụ Vương dâm bạo, nên trời khiến nhà Châu ra đời, thế mà Thân Công Báo cải mệnh trời, thỉnh Tà đạo xuống trần sát hại sinh linh, thật là đại ác. Ngự đệ cũng nên cứu giúp Võ vương để chứng tỏ nghề thuốc không phải vô ích.
Thần Nông đáp:
- Hoàng huynh nói phải lắm.
Liền vào sau dinh lấy ba viên thuốc hòa với nước, truyền đem về cứu thành.
Dượng Tiển tâu:
- Cả thành hơn mấy trăm vạn người, làm sao chỉ có ba viên thuốc mà cho uống khắp được?
Thần nông nói:
- Dân chúng trong thành nhiểm bệnh ôn dịch do Lữ Nhạc chế ra ôn đơn mà ám hại. Bệnh nay không cần uống thuốc, cứ đem thuốc ấy về rảy bốn cửa thành, tự nhiên hơi độc phải tan.
Dương Tiển lấy thuốc từ tạ ra đi, Thần Nông gọi lại nói:
- Hãy khoan. Ta cho ngươi giống cỏ đem về Tây Kỳ truyền bá trong dân chúng, hễ ai nghe mắc bệnh truyền nhiễm thì tìm cỏ ấy mà uống ắt hết bệnh.
Thần Nông nói rồi ra sau động nhổ một cây cỏ trao cho Dương Tiển.
Dương Tiển tâu:
- Xin Hoàng gia cho đệ tử biết cỏ ầy tên gọi là chi, để về nhân gian truyền bá.
Than Nông phán:
- Hãy nghe ta ngâm bài kệ nầy:
Cho hay Lữ Nhạc hại lê dân
Ôn dịch truyền ra độc thấu gân
Một vị Sài hồ sanh núi báu
Trị tiêu truyền nhiểm hiệu như thần
Dương Tiển lạy tạ, cầm vị thuồc Sài hồ và ba viên thuốc độn thổ trở lại Tây Kỳ thưa các việc với Ngọc Ðảnh chơn nhơn.
Ngọc Ðảnh chơn nhơn truyền đem thuốc rảy bốn mặt thành, dân chúng đều hết bịnh.
Thuốc thần hiệu nghiệm mau như chớp
Bệnh dịch tiêu trừ mạnh thể xưa
Cách bảy bữa sau, Lữ Nhạc nói với các đệ tử:
- Nhắm chừng hôm nay thành Tây Kỳ đã chết hết rồi.
Tô Hộ nghe nói buồn bả, đêm ấy lén đến thành Tây Kỳ dò xét, binh tướng trên thành vẫn nhộn nhip như thường cờ xí rộn ràng, giáo gươm lởm chởm.
Tô Hộ nghĩ thầm:
- Mấy tên đạo sĩ nầy chỉ được khoe khoang và dối gạt, ta làm nhục một bữa cho chừa thói ấy.
Nghĩ rồi trở về dinh, cho mời Lữ Nhạc đến, hỏi:
- Phép của thầy có linh nghiệm chăng?
Lữ Nhạc nói:
- Tôi luyện phép ôn đơn đã ba ngàn năm, linh nghiệm như thần, không thể nào tả nổi.
Tô Hộ cười thầm nói:
- Nếu thuốc linh nghiệm tại sao đến hôm nay thành Tây Kỳ quân sĩ vẫn đông nghẹt, tướng tá vẫn mạnh như hùm, dân chúng qua lại trên thành đông như hội.
Lữ Nhạc nghe nói ngạc nhiên:
- Lẽ nào có chuyện như vậy?
Tô Hộ nói:
- Thì việc trước mắt, tôi làm sao nói dối được. Tôi đâu phải là kẻ thần tiên dùng phép để gạt gẩm người ta.
Lữ Nhạc ra trước dinh, nhìn qua phía thành Tây Kỳ thấy quân tướng lao xao, chẳng khác lúc trước, kinh ngạc nói:
- Mấy hôm nay tôi luôn luôn sai ngươi thám thính thấy trên thành vắng vẻ, không một tiếng chó sủa, không một bóng người, tại sao hôm nay có việc lạ lùng. Liền đánh tay xem mới biết rõ các việc, liền hét lớn:
- Ngọc Ðảnh chơn nhơn sai người đến Hỏa Vân động xin thuốc về cứu cả thành rồi.
Nói rồi truyền bốn người đồ đệ và Trịnh Luân, mỗi người lảnh ba ngàn binh thừa lúc quân dân trong thành mới ngoắc ngoải kéo vào giết một trận cho biết tay.
Trịnh Luân tuân lệnh vào xin binh đi phá Tây Kỳ.
Tô Hộ biết Lữ Nhạc không thể nào đánh lại Tử Nha nên cấp cho một muôn hai nhân mã.
Châu Tín lãnh ba ngàn binh sĩ kéo đến Ðông môn. Châu Thiên Lân lãnh ba ngàn binh mã kéo đến Tây môn. Lý Kỳ lãnh ba ngàn quân kéo qua cửa Nam môn. Dương Văn Huy lãnh ba ngàn quân kéo sang cửa Bắc môn với Lữ Nhạc, còn Trịnh Luân đi sau ứng tiếp
khi ấy Na Tra đứng trên thành thấy binh Thương kéo tới liền thưa với Huỳnh Long chơn nhơn:
- Trong thành binh tướng mới mạnh, còn yếu lắm, nay binh Thương đến vào thành, biết làm sao cự lại?
Huỳnh Long chơn nhơn nói:
- Ngươi đừng lo. Ta đã có cách đối phó.
Nói rồi sai Dương Tiển lên cửa Ðông, mở hết cửa thành cho địch kéo vào, lại sai Na Tra đến cửa Tây mở bét cửa thành cho địch tràn vào, còn Ngọc Ðảnh chơn nhơn và Huỳnh Long chơn nhơn một người mở cửa phía Bắc, một người mở cửa phía Nam, đứng chờ binh Thương vào thành hổn chiến.