Hồi 39
Hai nịnh bị giá lạnh nằm co

Kim Tra thấy Vương Ma bị trói trong Ðộn Long Thun liền vung kiếm chém một nhát rụng đầu, hồn Vương Ma bay lên đài phong thần, Bá Dẫm là Thanh Phước Thần cầm cây phướng Bá Linh mà rước.
Còn Văn Thù thâu Ðộn Long Thun lại, lạy về núi Côn Lôn tám lạy vái rằng:
- Ðệ tử phạm sát sanh, cam thọ tội.
Lạy rồi truyền Kim Tra cõng Tử Nha lên núi, đổ nước kim đơn vào miệng.
Một lúc lâu, Tử Nha mới hoàn hồn tĩnh dậy, thấy Văn Thù tôn sư liền hỏi:
- Chẳng hay tôi vì sao ở chốn nầy?
Văn Thù nói:
- Ðó là vận mệnh của ngươi chứ không phải ngẩu nhiên.
Còn Văn Thù trao Ðộn Long Thun cho Kim Tra, và dặn rằng:
- Nay con theo sư thúc đến Tây Kỳ trợ chiến, lo giúp nhà Châu, chẳng bao lâu thầy cũng xuống theo.
Kim Tra từ giã lạy thầy, rồi cùng Tử Nha lên lưng Tứ Bát Tướng bay về thành Tây Kỳ.
Còn Văn Thù đem xác Vương Ma chôn nơi sườn núi .
Bấy giờ tại Tây Kỳ ai nấy bỗng thấy Tử Nha trở lại đều kinh hãi.
Võ vương hay tin đến phủ thăm viếng, và truyền quân thám mã đi lùng kiếm khắp nơi, xảy thấy Tử Nha dắt Kim Tra về phủ.
Võ vương mừng rỡ hỏi:
- Tướng Phụ chạy đi đâu mà quả nhân truyền quân thám mã tìm khắp nơi không gặp?
Tử Nha tâu:
- Như hạ thần không gặp thầy trò Kim Tra thì không còn tánh mạng.
Kim Tra bước đến làm lễ Võ Vương, thuật lại việc giải cứu Tử Nha, giết Vương Ma, rồi nhìn Na Tra là em ruột mình cùng nắm tay hoan hỉ.
Võ Vương mừng rỡ, truyền quân mở tiệc ăn mừng ngày hội ngộ.
Bên kia, Dương Sum thấy Vương Ma rượt Tử Nha mải đến tối không thấy về lòng nghi ngại, đánh tay xem thử rồi vùng ta lớn:
- Thôi rồi! Còn gì đâu!
Cao Hữu Càng và Lý Hưng Bá đồng hỏi:
- Chuyện gì vậy?
Dương Sum giậm chân nói:
- Uổng công danh ngàn năm tu luyện, nay bỏ mình tại núi Ngũ Long.
Ba anh em tức tối, đêm ấy ngủ khôn an.
Rạng ngày ba người dẫn binh đến bên thành khiêu chiến, gọi Tử Nha ra trận.
Quân vào báo với Tử Nha.
Tử Nha bị thương chưa lành nên có ý buồn bực, Kim Tra liền bước tới thưa:
- Có đệ tử bảo hộ xin sư thúc ra thành.
Tử Nha nghe lời, dẫn quân xuất trận. Ba vị đạo sĩ thấy Tử Nha nổi giận mắng:
- Khương Thượng ngươi giết anh ta, ta quyết xé xác ngươi!
Vừa nói vừa ào tới đánh liền.
Kim Tra và Na Tra đồng một lượt giốc tới cản lại, giao chiến.
Năm người biểu diển một trận thư hùng, thật là:
Tiếng đao rang rảng vang trời đất
Khí giận ùn ùn toả núi sông
Tử Nha trông thấy cuộc chiến không phân thắng bại, cố tìm cách rút ngắn thời gian, vùng nhớ đến cây roi Ðả Thần Tiên của Nguyên Thỉ cho, liền rút roi ấy ném lên không, tức thì roi thần tỏa hào quang như chớp nhoáng, đánh bể đầu Cao Hữu Càng, linh hồn lên đài Phong thần.
Dương Sum thấy Cao Hữu Càng tử nạn, tức mình hét lên một tràng, lướt đến đánh Tử Nha, chẳng ngờ bị Na Tra quăng Càn Khôn Quyện, Dương Sum lo bắt Càn Khôn Quyện bị Kim Tra quăng Ðộn Long Thun lên nữa trồng cổ Dương Sum trói cứng vào cây nọc vàng.
Kim Tra lướt tới chém Dương Sum một gươm đứt làm hai khúc, linh hồn Dương Sum cũng bay lên đài Phong thần họp bạn.
Trương Quế Phướng và Phong Lâm thấy hai vị đạo sĩ bị chết một cách chớp nhoáng như vậy, đồng xông vào trợ chiến với Lý Hưng Bá, giao đấu với Kim Tra và Na Tra.
Xảy nghe trên thành Tây Kỳ, một tiếng pháo nổ vang có một viên tướng nhỏ mình mang giáp bạc, cỡi ngựa kim, cầm giáo dài. xông ra giữa trận. Mọi người xem lại thì thấy tướng ấy là Hoàng Thiên Tường, con út của Hoàng Phi Hổ.
Hoàng Thiên Tường tuy còn nhỏ tuổi, nhưng con nhà tướng, sức mạnh như thần. Vừa đến nơi đã đâm trúng Phong Lâm một giáo lòi ruột, nhào xuống đất chết tươi.
Trương Quế Phương và Lý Hưng Bá rối loạn, nhắm bề cự không lại bỏ chạy về dinh.
Sau khi thu góp tàn quân, Trương Quế Phương thấy quân sĩ hao hụt quá nhiều, lòng buồn khôn tả.
Lý Hưng Bá nói với Trương .
Bốn anh em chúng tôi đến đây trợ giúp tướng quân, không ngờ rủi ro chết mất ba người, nay chỉ còn một mình tôi, liệu thế khó bề chiến thắng. Vậy tướng quân nên viết biểu về Triều Ca báo với Văn Thái Sư liệu định.
Trương Quế Phương tuân lời, viết chiếu sai hỏa tốc đem về triều trình với Văn Trọng.
Còn Tử Nha trọn thắng, kéo quân vào thành khao binh thưởng tướng ai nấy cũng khen tài uy dũng của Hoàng Thiên Tường, mới bao nhiêu tuổi đầu đã dám ra trận đâm chết đại tướng
Kim Tra thưa với Tử Nha:
- Chúng ta vừa thắng trận, không nên bỏ qua dịp tốt, ngày mai nên lựa binh ra ngoài thành đoạt ải, đuổi Trương Quế Phương chạy khỏi Tây Kỳ, thì mới khỏi lo về sau.
Tử Nha khen phải, truyền các tướng chỉnh đốn đội ngũ, đợi rạng ngày xuất quân.
Ngày hôm sau, Tử Nha dẫn các tướng đến trại Thương khiêu chiến.
Quân vào báo, Trương Quế Phương nói giữa mắng lớn:
- Phản tặc dám khinh dễ Nguyên soái thiên triều Ta quyết trận này một còn một mất.
Nói rồi kéo binh ra khỏi trận, gặp tiểu tướng Hoàng Thiên Tường đang diệu võ dương oai.
Trương Quế Phương hét:
- Tiểu tặc! Hôm qua ngươi lên đâm chết được Phong Lâm, ngươi tưởng tài ngươi vô địch sao? Ta lấy đầu ngươi cho ngươi biết.
Nói rồi xông lại đánh với Hoàng Thiên Tường.
Hai tướng hổn chiến với nhau hơn ba mươi hiệp không phân thắng bại.
Tử Nha truyền quân giống trống, tức thì có tám viên tướng Tây Kỳ, gọi là bát tuấn, cùng một lượt áp vào trận.
Tám tướng này là: Bá Ðạt, Bá Hoạt, Trọng Ðột, Trọng Hốt, Thúc Dạ, Thúc Hạ, Quí Tòa, Quí Hoa.
Lại thêm một số tướng cạnh của Tử Nha là: Mao Công Toại, Châu Công Ðáng, Thiện Công Tích, Nam Cung Hoát, Tân Giáp, Tân Miễn, Thái Ðiền, Hoàng Yên, Hoàng Minh, Châu Kỷ đều áp vào phủ vây Trương Quế Phương vào giữa.
Trương Quế Phương như hùm mây gặp gió, một mình xông đột múa giáo như tên bay, không hề khiếp sợ tí nào.
Khi ấy, Lý Hưng Bá thấy Trương Quế Phương bị vây liền vỗ thú xông vào giải cứu.
Tử Nha trông thấy liền khiến Na Tra và Kim Tra đón đánh. Ba người giao phong một hồi.
Tử Nha thấy không nên kéo dài trận chiến, liền quăng roi Ðả Thần Tiên lên, Lý Hưng Bá xem thấy thất kinh vỗ đầu con Tranh Nanh bay bỗng lên không trung trốn thoát.
Na Tra và Kim Tra thấy Lý Hưng Bá bỏ chạy, liền quay lại trợ lực với các tướng vây thêm Trương Quế Phương một vòng nữa .
Triều Ðiền gọi Trương Quế Phương nói:
- Binh tướng của ngươi đã tan tành, ngươi liệu sức phá nổi vòng vây hay không mà liều chết như vậy? Mau xuống ngựa qui hàng, đã cứu được mạng sống còn hưởng được vinh hoa phú quí.
Trương Quế Phương đỏ mặt mắng lớn:
- Phản tặc! Nói càn mà không biết xấu! Ta liều mình chết tại chiến trận, đem thân đền nợ nước, há như lũ bay chỉ biết có phú quí mà quên cả nhục vinh?
Mắng rồi lại đánh với các tướng Tây Kỳ từ giờ thìn đến giờ ngọ, mà giải vây không được, tay chân rũ liệt, liền ngữa mặt lên trời than:
- Bệ hạ ôi! Hạ thần không thể lập công đền nợ nước thì đành liều thân mà trả ơn Vua.
Than rồi trở giáo đâm vào bụng mình tự vận.
Có bài thờ điếu Trương Quế Phương rằng:
Làm tướng như vầy vẹn chữ trung
Quế Phương dầu thác cũng anh hùng
Tử Nha hồi trước không đương lại
Châu Kỷ khi xưa khó địch cùng
Chịu trận nữa ngày không hoảng hốt
Liều thân một giáo giữa gian truân
Kêu lên một tiếng đầy trung liệt
Thấu đến mây xanh, tận chín từng
Binh Thương thấy chủ tướng liều mình rồi đều vỡ tan bỏ chạy, lớp bị bắt, lớp đầu hàng, lớp trốn vào rừng núi.
Tử Nha đắc thắng dẫn binh tướng vào thành, truyền đem thủ cấp của Trương Quế Phương bêu tại cửa Ðông, mở tiệc khao quân, khen tài các tướng:
- Trận này ai nấy đều ra tài làm cho binh Thương vỡ mật.
Giữa lúc ấy, Lý Hưng Bá cỡi Trạnh Nanh bay đến núi Cửu Cung mới dám dừng lại, xuống đất ngồi bên một gốc tòng nghỉ ngơi và nghĩ thầm:
- Ta tu luyện tại Cửu Long đảo đã lâu nay, tài trí mọi người đều nể. Nay thất trận tại Tây Kỳ thì còn mặt mũi nào trở về nhà thấy bạn bè. Ta phải trở lại Triều Ca báo tin với Văn Trọng tìm cách đến đây báo oán một trận để cứu lấy thể diện.
Nghĩ rồi toan lên lưng quái thú trở lại Triều Ca, bỗng nghe trong rừng tòng có nhiều tiếng hát vọng ra:
Trời khiến người phàm được phẩm tiên
Thành tiên mới thấy ý Hoàng thiên
Chớ chê ta nói lời ngang dọc
Bền chí thời nên lẽ tự nhiên
Lý Hưng Bá ngoảnh lại thấy một đạo đồng lệnh mệnh bước ra .
Ðạo đồng đến trước mặt Lý Hưng Bá cúi chào, và hỏi:
- Chẳng hay đạo sư ở núi nào, có việc gì dừng chân nơi đây mà vẻ mặt lo âu buồn bã?
Lý Hưng Bá nói:
- Ta là Lý Hưng Bá ở Cửu Long đảo đến Tây Kỳ trợ chiến với Trương Quế Phương, bởi thất trận nên đến đây nghỉ mệt.
Ðạo đồng nghe nói mừng rỡ, đáp:
- Thế thì tôi khỏi phải nhọc công tìm kiếm.
Lý Hưng Bá hỏi:
- Ngươi tìm ai?
Ðạo đồng nói:
- Tôi là Mộc Tra, học trò Phổ Hiền chân nhân ở núi Cửu Cung, động Bạch Hạc. Nay tôi vâng lệnh thày tôi xuống Tây Kỳ ra mắt sư thúc tôi là Tử Nha để giúp nhà Châu. Thầy tôi có dặn đi dọc đường nếu gặp Lý Hưng Bá thì bắt đem nạp cho Tử Nha. Bây giờ mới rõ lời thầy tôi rất đúng.
Lý Hưng Bá vừa cười vừa nói:
- Thằng nhỏ điên khùng! Mấy khi dễ ta đến mức đó sao?
Nói roi cầm gươm chém liền.
Mộc Tra có hai cây gươm phép gọi là cặp gươm Ngô Câu, gồm có một cây trống, một cây mái. Thấy Lý Hưng Bá làm dữ, Mộc Tra liền rút cây gươm mái ra đỡ và chém lại.
Hai người đánh nhau được ít hiệp, Mộc Tra uốn mình ném cây gươm trống lên.
Số Lý Hưng Bá sau nầy làm Tứ thánh, không tránh khỏi bảng phong thần, nên thờ ơ bị gươm phép chém một nhát bay đầu.
Than ôi!
Ngàn năm tu luyện miền Tây hải
Một phút rơi đầu tại Cửu Cung
Mộc Tra chém Lý Hưng Bá xong, đem chôn xác nơi mé núi, rồi độn thổ tìm đến Tây Kỳ, vào yết kiến Khương Tử Nha.
Quân trong thành thấy một đạo đồng còn nhỏ tuổi vào xin ra mắt, vội đến báo với Tử Nha.
Tử nha truyền mời vào.
Ngày đi đêm nghĩ, chẳng bao lâu đoàn quân Ma gia tứ tướng đã vượt qua năm ải đến núi Ðào Hoa.
Quân thám mã vào báo:
- Bẩm chúa tướng, nơi đây đã đến địa phận Tây Kỳ rồi, cách phía Bắc thành Tây Kỳ chừng năm mươi dặm.
Ma gia tứ tướng truyền quân đóng trại nghỉ ngơi, rồi sẽ tìm hiểu địch tình .
Bấy giờ, Tử Nha sau khi hô phong hoán võ, dùng tuyết lạnh bắt ba tướng Trụ tế đài phong thần thì khí thế uy hùng, quân ngũ nức lòng đánh giặc, ai nấy tin tưởng vào tài làm tướng của Tử Nha.
Ngày kia có quân thám mã về báo:
- Trụ vương sai Ma gia tứ tướng kéo quân đến thành Bắc đóng trại cạch đây năm mươi dặm.
Tử Nha triệu tập các tướng bàn kế hoạch đánh phá.
Hoàng Phi Hổ nói:
- Xin Thừa Tướng phải để phòng. Bốn tướng này tài hay phép lạ không phải tầm thường.
Tử Nha hỏi:
- Ma gia tứ tướng là những kẻ thế nào, xin tướng quân nói rõ cho ta biết?
Hoàng Phi Hổ nói:
- Ma gia tứ tướng là bốn dòng họ Ma. Cả bốn người đều có phép tà đạo.
Thứ nhứt là: Ma Lễ Thanh, mình cao hai trượng bốn thước gương mặt như loại cua đinh, hàm râu đỏ loét, thường đùng cây giáo đài, không cỡi ngựa, trong mình có cây gươm báu của thần tiên gọi là Thanh Vân kiếm. gươm nầy có bùa, giữa có khắc bốn chữ địa, thủy, hỏa, phong. Nếu nó chỉ gươm niệm chú thì lửa và gió cùng nổi lên một lúc. Trong gió ấy có hàng vạn thanh gươm bay tua tủa hễ gió bay đến đâu thì binh tướng thây nằm đến đấy. Còn lửa cháy đến đâu thì binh tướng chết thui đến đấy, không ai chữa nổi.
Thứ nhì là: Ma Lễ Hồng có một cây lọng gọi là Hỗn Nguyên Tán. Cây lọng ấy có kết đũ các thứ hạt châu dính chuyền với nhau. Các hột châu ấy gồm có:
1. Tổ Mẫu Lục
2. Tô Màu Bích
3. Dư Minh châu.
4 Tị Thần châu.
5 Tị Hỏa châu.
6. Tị Thủy châu.
7. Tiêu Lương châu.
8. Cửu Khúc châu.
9 Ðịnh Nhan châu.
10.Ðịnh Phong châu.
Lại còn có những hạt trân châu kết chuyền ra bốn chữ Trang Tải Càn Khôn. Cái lọng ấy vô cớ chẳng dám giương lên, vì hễ giương lên tối tăm trời đất, Càn khôn chuyển động.
Thứ ba là: Ma Lễ Hải sở trường một cây giáo lại có mang theo cây đờn tỳ bà. Bốn dây đờn chia ra: địa, thủy, hỏa, phong. Khảy lên ít tiếng thì gió, lửa nổi dậy như Thanh Vân kiếm.
Thứ tư là: Ma Lễ Thọ có một con chuột trắng gọi là Hoa Hồ Ðiêu. Hễ quăng nó lên cao thì nó lớn bằng của voi trắng, hóa ra hai cánh bay theo ăn thịt tướng binh. Ma Lễ Thọ còn có tài đánh cặp roi hay lắm.
Bởi Ma gia tứ tướng tài phép thư vậy nên tôi mới thưa với Thừa Tướng cẩn thận và đề phòng.
Tử Nha hỏi:
- Vì sao tướng quân biết rõ như vậy?
Hoàng Phi Hổ nói:
- Trước kia bốn tướng này là bộ hạ của tôi, giúp tôi đi đánh Ðông hải. Lúc ra trận, bốn tướng có dùng các phép ấy.
Tử Nha nghe rõ, ngồi làm thinh, vẽ mặt buồn bã vô cùng.
Giữa lúc đó bốn anh em Ma gia tứ tướng an cơ hạ trại, cho quân sĩ nghĩ ngơi xong, bàn với nhau:
- Nay chúng ta vâng lệnh Thiên Tử sang đánh Tây Kỳ, đóng trại nơi đây đã ba ngày rồi, cũng nên tính việc động binh trừ quân phản loạn để khỏi phụ lòng Thái Sư tiến cử.
Bốn anh em bàn bạc xong, quyết đinh ngày mai nhổ trại, kéo thẳng đến thành Tây Kỳ khiêu chiến.
Ðạo binh Ma gia tứ tướng kéo đến nơi, an dinh hạ trại xong, phất cờ phát pháo, đến cửa thành Tây Kỳ, gọi Tử Nha ra đối địch.
Quân vào báo, Tử Nha lưỡng lự không dám ra binh.
Kim Tra, Mộc Tra và Na Tra biết ý đồng thưa:
- Sư thúc nghe Hoàng tướng quân kể tài ba anh em họ Ma nên sợ thất trận, không dám ra binh phải không. Chúng tôi thiết nghĩ khí số nhà Châu trị đời thì mọi việc đâu có trời đất che chở, hơi đâu mà sợ!
Tử Nha ngẫm nghĩ một hồi rồi truyền lệnh trương cờ ngũ sắc cùng với các tướng kéo binh ra khỏi thành.
Ma gia tứ tướng thấy Tử Nha dùng binh tề chỉnh, cởi con Tứ Bất Tướng, cầm gươm thư hùng, đội mão đuôi cá, bèn lướt tới trước hỏi:
- Khương Thượng! Ngươi không giữ bổn phận, đem dạ bội quân, lại chứa phản tặc là Hoàng Phi Hổ. Các vị đại thần đến đây vấn tội ngươi lại bêu đầu, ấy là ngươi chẳng nể triều đình, không kiêng phép nước. Nay binh trời đã tới, sao chẳng chịu bó mình. Hay ngươi muốn chống cự với chúng ta, khiến cho binh sĩ Tây Kỳ tiêu tan thành bột chăng?
Tử Nha nói:
- Quí vị nói sai rồi! Chúng tôi là tôi nhà Thương, sắc phong một cõi, hằng giữ phép nước, có làm phản bao giờ đâu. Chỉ vì vua nghe lời các đại thần đem quân đến đánh Tây Kỳ, chúng tôi phải bảo vệ đất đai, giữ gìn cương thổ. Thực ra, chúng tôi chưa hề xâm phạm đến năm ải của nhà Thương, sao lại bảo là phản loạn?
Ma Lễ Thanh nổi giận hét:
- Ngươi dám lộng ngôn, đổ tội cho đại thần sanh chuyện, ngươi không biết cả thành Tây Kỳ sập đổ hay sao?
Nói rồi cầm giáo lướt tới đâm Tử Nha.
Nam Cung Hoát lướt tới đưa siêu đao ra đỡ, và hét lớn:
- Có ta đây, ngươi đừng vô lễ.
Hai người hỗn chiến với nhau.
Ma Lễ Hồng cầm kích xông tới.
Tân Giáp giơ búa đánh liền.
Ma Lễ Hải cầm giáo xốc vào.
Na Tra ngăn lại giao chiến.
Ma Lễ Thọ xách cặp giản lướt lên, thế mạnh như hùm, liền thấy có tướng Châu mặc giáp trắng, cỡi ngựa kim,h tao như chim hót, trong người có một cảm giác đê mê, không thể nào nói được. Ngồi chết điếng một lúc mới mở miệng truyền gọi bọn cung phi:
-Chúng bay hãy mau dẫn Tô nương nương đến lầu Thọ Tiên đợi Trẫm.
Ðắc Kỷ theo bọn cung phi bước vào khuất bóng sau rèm, đôi mắt nhà vua vẫn còn say sưa.
Giây lát, Trụ Vương phán:
-Tô Hộ đã biết hối cải, dâng con chuộc tội, Trẫm xóa bỏ hết lỗi lầm. tuy nhiên như thế vẫn chưa đũ, Trẫm gia phong cho Tô Hộ thêm chức Quốc Thích, truyền mở tiệc nơi đền Hiển Khánh ba ngày để bá quan văn võ từ chức Thừa Tướng trở xuống đều đến đó làm lễ chúc mừng Quốc Thích.
Xong tiệc, các quan đưa Quốc Thích dạo khắp Triều Ca, để cho dân chúng hoan hỹ, và sau đó hai quan văn, ba quan võ đại diện Trẫm đưa Quốc Thích về nước.
Tô Hộ cúi lạy tạ ơn. Trụ Vương liền bải triều, lui về hậu cung.
Các quan triều thần thấy Trụ Vương đam mê sắc dục như vậy có ý không bằng lòng, nhưng vì Trụ Vương bãi triều quá sớm, không thể cản ngăn, đành trở lại đền Hiển Khánh để cùng các quan dự yến chúc mừng Tô Hộ.
Vua Trụ về cung Thọ Tiên ăn uống vui vầy với Ðắc Kỷ, đêm ấy loan phụng giao hòa rất tương đắc. Ý tình gắn bó như keo sơn.
Từ khi Ðắc Kỷ vào cung, vua Trụ ngày thì mở tiệc ăn chơi, tối đến vui riêng trong cung cấm, bỏ phế việc triều nghi, không hề để mắt đến những lời sớ của các quan nữa. Có ai vào xin ra mắt, vua Trụ cũng không cho.
Ngày qua tháng lại như thoi đưa, thì giờ đối với kẻ si mê sắc dục chẳng khác bóng câu qua cửa sổ. Loáng mắt đã hai tháng trời, vua Trụ không một lần ngự triều, cứ ở mãi trong cung Thọ Tiên vui riêng với Ðắc Kỷ. Bá quan dâng sớ chất đống cao ngập đầu, vẫn không thấy mặt rồng đâu hết. Như vậy lấy ai nghị việc?

Truyện Phong Thần Diễn Nghĩa Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 n" href="index.php?tuaid=178&chuongid=49">Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 !!!178_41.htm!!! Đã xem 1913742 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Hồi 41
Văn Trọng đi ngang Huỳnh Hoa trại

--!!tach_noi_dung!!--
Ma gia tứ tướng đang buồn rầu vì việc mất lọng báu, nữa không còn bàn tính đến chuyện chinh chiến nữa. Bỗng nghe quân báo:
- Có tướng Châu đến khiêu chiến.
Bốn tướng nổi giận liền phát pháo khai dinh, dẫn quân ra trước trại. Ðến nơi thấy một tướng nhỏ cỡi Ngọc kỳ lân, Ma Lễ Thanh hỏi:
- Thằng con nít, tên họ là gì?
Hoàng Thiên Hóa nói:
- Ta là Hoàng Thiên Hóa, con trai lớn của Võ Thành vương, vâng lệnh Khương Thừa Tướng ra trận giết mấy người.
Ma Lễ Thanh nghe nói nổi xung cầm giáo lướt tới đâm một nhát.
Hoàng Thiên Hóa đưa song chùy ra đỡ. Hai tướng đánh vùi với nhau hơn hai mươi hiệp vẫn không thắng bại.
Ma Lễ Thanh liền quăng chiếc Bạch ngọc kim cương lên, hào quang chiếu sáng lòa, đánh trúng lưng Hoàng Thiên Hóa, làm cho Hoàng Thiên Hóa té nhào xuống Ngọc kỳ lân.
Ma Lễ Thanh xông tới toan chém đầu, nhờ có Na Tra đứng trước cửa thành, thấy Hoàng Thiên Hóa thất cơ, vội giục xe tới đã thương và hét lớn:
- Có ta đến trợ chiến, ngươi đừng giết đạo huynh ta.
Ma Lễ Thanh mắc cự với Na Tra, nên binh Châu đoạt thây Hoàng Thiên Hóa đem vào thành.
Còn Na Tra ra sức đánh với Ma Lễ Thanh một hồi, cây giáo đâm vun vút chẳng khác vũ bão.
Ma Lễ Thanh quăng chiếc Bạch ngọc kim cương lên nữa.
Na Tra lấy Càn Khôn Quyện quăng trả.
Hai bửu bối gặp nhau, Càn Khôn Quyện đập Bạch ngọc kim cương tan nát, vì ngọc bở hơn vàng.
Ma Lễ Thanh và Ma Lễ Hồng đồng hét lớn:
- Na Tra, ngươi phá bửu bối của ta, ta quyết rửa hờn cho được.
Bốn anh em đều áp tới, đánh nhầu với Na Tra.
Na Tra thấy bốn tướng làm hung, phải nhịn thua mà chạy.
Ma Lễ Hải lấy đờn tỳ bà khảy lên, nhưng Na Tra đã chạy tuốt vào thành, anh em họ Ma lui về dinh, buồn bã vì mất thêm một bửu bối nữa.
Hoàng Phi Hổ thấy quân đem thây Hoàng Thiên Hóa về thành thất kinh, khóc lớn:
- Không dè cha con mới gặp nhau chưa nhìn tận mặt đã cách biệt.
Tử Nha xem thấy cũng động lòng, nhưng không biết làm cách nào cứu chửa.
Hoàng Phi Hổ đem thây Hoàng Thiên Hóa về dinh mình.
Bổng nghe quân báo:
- Có một đạo đồng đến trước cửa thành xin ra mắt.
Tử Nha truyền mời vào hỏi:
- Ngươi từ đâu đến đây?
Ðạo đồng cúi đầu làm lễ và nói:
- Tôi là Bạch Vân đồng tử, học trò Thanh Hư đạo nhân, ở động Tử Dương, núi Thanh Phong. Nay thầy tôi sai xuống cõng sư huynh tôi là Hoàng Thiên Hóa về núi.
Tử Nha mừng rỡ dẫn Bạch Vân đồng tử đến dinh Hoàng Phi Hổ chỉ thây Hoàng Thiên Hóa cho Bạch Vân mang về.
Bạch Vân cõng Hoàng Thiên Hóa đến trước cửa động Thanh Hư đạo nhân bước ra xem, thấy Hoàng Thiên Hóa mắt nhắm khít rịt, da mặt vàng lườm, liền sai Bạch Vân múc nước hòa với tiên đơn, rồi lấy gươm cạy răng đổ thuốc.
Giây lâu Hoàng Thiên Hóa tỉnh lại mở mắt nhìn thấy Thanh Hư đạo nhân liền ngồi dậy thưa:
- Vì sao đệ tử lại về đây? Xin sư phụ dạy cho biết?
Thanh Hư quở rằng:
- Súc sanh! Ngươi mới rời khỏi non tiên đã ăn mặn, đó là tội thứ nhất. Thay đổi y phục không nhớ cội căn, đó là tội thứ hai. Nếu ta không vị tình Tử Nha thì để cho ngươi chết quách.
Hoàng Thiên Hóa biết tội liền vập đầu xuống đất lạy thầy xin tha lỗi.
Thanh Hư đạo nhân lấy một cái đãy gấm đưa cho Hoàng Thiên Hóa và dặn:
- Ngươi đem báu vật nầy xuống Tây Kỳ mà trừ Ma gia tứ tướng, chẳng bao lâu ta cũng sẽ đến giúp Châu.
Hoàng Thiên Hóa lạy thầy giã bạn, rồi độn thổ trở lại Tây Kỳ.
Vừa đến nơi, quân trên thành trông thấy vào báo với Tử Nha:
- Hoàng Thiên Hóa đã trở về.
Tử Nha đòi vào, Hoàng Thiên Hóa đến trước trướng, kể lại mọi việc.
Hoàng Phi Hổ thấy con sống lại thì lòng mừng khấp khởi.
Rạng ngày, Hoàng Thiên Hóa cỡi Ngọc Kỳ lân, xách song chùy ra trận, gọi lớn:
- Ma gia tứ tướng! Hãy mau ra đây chịu chết.
Quân vào báo, Ma Lễ Thanh mắng thầm:
Dứt lời, Văn Trọng nhảy lên lưng Hắc kỳ lân đi ngay.
Từ đấy Vua tôi không thấy mặt
Sắp sau hồn phách đã lên trời
Văn Thái Sư một điểm lòng son ba năm chinh phạt, trên vì chúa dưới thương dân.
Thật là:
Những tưởng lòng trung phò nghiệp chúa
Nào hay máy tạo dứt nhà Thương.
Văn Thái Sư kéo ba vạn binh ra khỏi Triều Ca, đến sông Huỳnh Hà, rồi đến huyện Dẫn Trì. Quan Tổng binh huyện ấy là Trương Khê ra thành nghênh tiếp.
Trương Khuê làm lễ ra mắt xong, Văn Thái Sư hỏi:
- Ðường qua Tây Kỳ ngõ nào gần hơn?
Trươrg Khuê thưa:
- Ði qua ngũ quan thì xa, nếu đi tắt qua ải Thanh Long chỉ gần hơn hai trăm dặm.
Văn Thái Sư bèn truyền binh tướng đi qua ải Thanh Long.
Quân sĩ tuân lệnh, kéo cờ, gióng trống inh ỏi.
Người sau có thơ như vầy:
Mù mịt bụi hồng lộng khói xanh
Ào ào cờ đỏ chiếu rêu xanh
Vì tham đường tắt vài trăm dặm
Lên suối trèo non chịu nhọc nhằn
Khi đại binh qua khỏi Thanh Long rồi, đường sá gập ghềnh, rất hiểm trở, cứ đi một bước lại phát chồn chân, đôi khi đi một bước lại trợt chân thành ba bốn bước, có lúc đồn lại thành đống, có lúc phải chạy cả đoàn.
Văn Thái Sư thấy đường đi khổ cực bằng hai, hối hận vô cùng.
Văn Thái Sư nói với chúng tướng:
- Nếu biết đường tắt nguy hiểm như vầy thà đi qua ngũ quan còn nhanh hơn.
Ngày kia, đại binh Thái Sư đến núi Huỳnh Hoa đường sá đi càng chật hẹp khó đi hơn nữa ; non núi chập chùng, dãy nầy tiếp giáp với dãy khác liên miên tưởng không bao giờ dứt.
Văn Thái Sư truyền quân đóng trại nghỉ ngơi, rồi cỡi hắc kỳ lân bay lên không, dò lần phía trước xem có gì nguy hiểm chăng?
Văn Trọng đi một hồi đến một khoảng đất bằng phẳng, cây cối xinh tươi, có suối có hoa, có hang có động. Cảnh thiên nhiên trông đẹp mắt lạ lùng.
Văn Trọng ngắm nghía một hồi rồi nghĩ thầm:
- Hòn núi này xinh đẹp quá, ước gì việc nước thanh bình, ta ở nơi đây hưởng thú thanh nhàn.
Văn Trọng nhìn xa hơn nữa, cách chân núi một dặm đường, thấy tre xanh dờn dợn, ngô đồng cao mịt, rồi tiếng thanh la nổi lên inh ỏi, có một đoàn người khá đông kéo đến một vùng đất trống lập trận. Tướng đi đầu là một người tóc đỏ hung hung, da mặt xanh lét, hình dạng như quỷ sứ, cởi ngựa ô, cầm búa đồng mặc hồng bào, mang kim giáp.
Thấy lạ, Văn Trọng vỗ kỳ lân lướt đến gần, bọn lâu la đang tập trận chợt thấy một ông già có ba con mắt, mặt áo đỏ, cầm roi vàng, cỡi con Kỳ lân đen, liền chạy vào báo với chủ trại:
- Có một ông già đứng trên núi cao đang lén xem Ðại vương lập trận.
Viên chủ trại nhìn lên trông thấy nổi giận, truyền dẹp trận đồ, cởi ngựa bôn ba lên núi.
Văn Thái Sư thấy tướng ấy mạnh bạo đáng mặt anh hùng, khen thầm:
- Phải chi ta thâu đặng tướng nay đi đánh Tây Kỳ thì tốt lắm.
Tướng ấy vừa đến nơi đã hét lớn hỏi:
- Ngươi là ai mà dám đến đây thám thính núi ta?
Văn Thái Sư nói trớ rằng:
- Bần đạo thấy núi nầy tốt lắm, muốn tìm một cái động an thân để tụng kinh huỳnh đình, chẳng biết tướng quân chịu hay không?
Tướng ấy nổi giận mắng:
- Yêu đạo dám cả gan đến đây đùa cợt.
Nói rồi chém xuống một búa.
Văn Thái Sư đưa roi vàng ra đở.
Hai người đánh nhau trên núi cao.
Văn Thái Sư là tay đã từng chinh chiến nhiều năm, gặp biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt nữa mặc dầu tướng ấy hung hăng.
Văn Thái Sư không hề nao núng, chỉ muốn thâu làm bộ hạ, để giúp đỡ mình mà đánh Tây Kỳ.
Ðánh được vài mươi hiệp,Văn Thái Sư trá bại chạy qua hướng Ðông, người ấy đuổi theo làm dữ. Văn Thái Sư nghe lạc ngựa sau lưng đã gần, liền chỉ ngọn roi xuống đất, hóa ra một cái thành vàng, ấy là phép độn kim, nhốt viên chúa trại trong thành ấy.
Văn Trọng trở lại chỗ cũ, xuống yên kỳ lân ngồi dựa cội tòng.
Ðoàn lâu la trở về báo với hai viên chủ trại khác rằng:
- Có một ông đạo sĩ mặc đại hồng bào, dụ đại thiên tuế vào trận gì bằng vàng không biết.
Hai tướng hỏi lâu la:
- Ðạo sĩ ấy bây giờ ở đâu?
Lâu la thưa:
- Còn đang ngồi trên bàn thạch, hóng mát trên cội tòng.
Hai tướng nghe nói nổi giận, cầm khí giới lên ngựa dẫn lâu la kéo đến chân núi.
Văn Thái Sư xem thấy lập tức lên lưng hắc kỳ lân.
Hai tướng vừa lên đến nơi thấy vị đạo sĩ có ba con mắt, thất kinh hét lớn:
- Yêu đạo ở chốn nào dám đến đây làm dữ. Giấu anh ta ở đâu hãy mau trả lại, thì đặng toàn thân.
Văn Thái Sư nói dối rằng:
- Hồi nãy người mặt xanh xúc phạm ta đánh một roi đã chết rồi. Nay hai ngươi đến đây làm gì nữa? Ta không có ý gì hết, chỉ muốn ở núi nầy tu luyện mà thôi, hai ngươi có bằng lòng hay không thì nói.
Hai tướng nổi giận kẻ thương người giản chém đùa.
Văn Thái Sư múa cặp roi vàng đở vẹt ra, đánh vài hiệp bèn giục kỳ lân bại tẩu qua phía Nam. Hai tướng đuổi theo, Văn Thái Sư chỉ một roi hóa thủy độn một tướng, rồi chỉ một roi nữa, hóa mộc độn một người.
Ðoạn trở ra cội tòng ngồi hóng mát như cũ.
Lâu la chạy về bảo với viên chủ trại thứ nhì rằng:
- Nhị thiên tuế ơi! Chúng ta mắc họa lớn rồi!
Viên chủ trại này là Tân Hoàn nghe báo tin liền hỏi:
- Chuyện gì mà mang họa?
Lâu la thưa:
- Ba vị thiên tuế ở trại thứ nhất bị một đạo sĩ già đánh chết hết rồi. .
Tân Hoàn la lên một tiếng, và nói:
- Yêu đạo ở đâu mà dám lộng hành.
Liền một tay xách dùi, một tay xách lưởi tầm sét, quạt hai cánh như chim bay ầm ầm như sấm.
Ðến chót núi Tân Hoàn thấy Văn Trọng đang ngồi, liền hét lớn:
- Yêu đạo! Ngươi giết mất ba người anh em ta, ta quyết không để cho ngươi toàn mạng.
Văn Thái Sư mở con mắt giữa, thấy một tướng như thiên lôi:
Trên đội mão đầu tròn
Mình mang áo chiến bào
Môi đỏ như trái táo
Miệng nhọn tợ cây đao
Sắt lẽm bốn nanh bạc
Săng ngời cặp mắt sa
Cánh bay như phụng múa
Tầm sét búa giơ cao.
Văn Thái Sư xem thấy khen thầm:
- Anh hùng hào kiệt thường là kẻ dị hình dị tướng, nếu thâu đặng người nầy làm bộ hạ tay chơn thì rất được việc.
Tân Hoàn đáp xuống đánh Thái Sư một dùi.
Thái Sư đưa roi ra đở, và hỗn trận một lúc. Thấy Tân Hoàn múa dùi và tầm sét thật lợi hại, Văn Thái Sư liền giả cách bại tẩu qua phía Ðông.
Tân Hoàn hét lớn:
- Yêu đạo mi chạy đi đâu cho khỏi.
Nói rồi vỗ cánh đuổi theo.
Văn Thái Sư nghĩ thầm:
- Nếu dùng phép độn ngũ hành thì bắt người nầy không được, bởi người nầy không ở dưới đất, bay lượn như chim.
Nghĩ rồi lấy roi chỉ cục đá trên đỉnh núi cao, làm phép sai Huỳnh Cân lực sĩ xô đá ấy đè lưng Tân Hoàn.
Huỳnh Cân lực sĩ tuân lệnh tức thì.
Tân Hoàn không ngờ Văn Thái Sư có phép tiên, sai khiến quỷ thần như vậy, nên thờ ơ bị hòn đá đè chặt cứng.
Văn Thái Sư quay kỳ lân lại, giơ roi muốn đập đầu.
Tân Hoàn sợ chết kêu lớn:
- Ðệ tử không biết nên phạm đến oai trời, xin thầy từ bi rộng lượng, tôi mang ơn như trời biển.
Văn Thái Sư để roi trên đầu Tân Hoàn, và nói:
- Ngươi không rõ, chớ ta là Văn Thái Sư ở tại Triều Ca vâng lệnh đi dẹp Tây Kỳ, vừa tới núi nầy gặp người mặt xanh vô lễ. Thực ta không muốn sanh sự. Nay ngươi muốn sống, hay muốn chết thì nói?
Tân Hoàn thưa.
- Chúng tôi không ngờ Thái lão gia đi qua đây, nếu biết, chúng tôi đã nghênh tiếp.
Văn Thái Sư nói:
- Nếu ngươi thuận tình theo ta đi đánh Tây Kỳ, thì ta tha ngươi khỏi chết, mà sau khi thắng trận về triều, ngươi còn được hưởng giàu sang phú quý nữa.
Tân Hoàn thưa:
- Thái Sư đã có lòng thương, tôi xin theo hầu dưới trướng.
Văn Thái Sư cầm roi chỉ vài cái.
Huỳnh Cân lực sĩ tuân lệnh mở đá cho Tân Hoàn ra.
Bấy giờ Tân Hoàn gần gảy xương, ngồi dậy không nổi phải gần một giờ mới đứng được.
Văn Thái Sư đở dậy, rồi ngồi trên bàn thạch còn Tân Hoàn đứng hầu hạ một bên.
Văn Thái Sư hỏi:
- Tại núi Huỳnh Hoa nhơn mã được bao nhiêu?
Tân Hoàn thưa:
- Núi nầy chu vi sáu mươi dặm, lâu la hơn một vạn, và lương thảo cũng nhiều.
Văn Thái Sư nghe nói mừng rỡ vô cùng, vì binh lương rất cần thiết cho việc chinh Tây.
Tân Hoàn khóc sụt sùi thưa:
- Như Thái Sư ra ơn cứu sống được ba người anh em tôi lúc lấy thì chúng tôi cùng theo làm bộ hạ để Thái Sư sai khiến.
Văn Thái Sư nói:
- Ngươi muốn tha chúng nó làm gì?
Tân Hoàn thưa:
- Tuy anh em chúng tôi khác họ mà tình thương đối với nhau như thể tay chân.
Vãn Thái Sư nói:
- Theo lời ngươi nói thì các ngươi là những kẻ trọng nghĩa.
Nói rồi liền vỗ tay một cái, nghe sấm dậy ầm ầm, dường như đất lỡ, núi lỡ lớn.
Ba viên tướng trước đây bị độc mê mang, nay nghe sấm giật mình tỉnh dậy, dụi con mắt nhìn lơ là.
Người thứ nhất tên Ðặng Trung không còn thấy vách tường vàng nữa lồm cồm ngồi dậy. Người thứ hai là Trương Tiết không còn thấy biển cả nữa.
Người thứ ba là Ðào Vinh không thấy đám rừng già, cảnh cũ trở về trước mắt, cả ba mừng rỡ giục ngựa về trại.
Khi đi qua đỉnh núi, thấy Văn Trọng ngồi trên bàn thạch, Tân Hoàn đứng hầu một bên, Ðặng Trung nói giận hét lên một tiếng bảo Trương Tiết và Ðào Vinh:
- Nhị đệ hãy bắt yêu đạo cho ta.
Cả ba người đồng giục ngựa lên núi một lượt.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--